Trẻ chậm nói hay la hét là dấu hiệu cần được quan tâm kịp thời

5/5 - (1 bình chọn)

Trẻ chậm nói hay la hét hay ăn vạ là bởi vì con không biết cách thể hiện các nhu cầu, mong muốn cá nhân bằng lời nói nên dễ cảm thấy bức bối. Tuy nhiên đây cũng là biểu hiện đáng báo động của trẻ tự kỷ nên phụ huynh tuyệt đối không được chỉ quan xem nhẹ. Gia đình cần sớm đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám để hiểu rõ nguyên nhân và có hướng can thiệp đúng cách.

Trẻ chậm nói hay la hét vì sao?

Thực tế thì la hét, ăn vạ vốn là một đặc điểm dễ xuất hiện ở tất cả trẻ nhỏ do khủng hoảng tâm lý, vấn đề của độ tuổi. Chẳng hạn trẻ 3- 4 tuổi khi đòi cha mẹ cho chơi đồ chơi, cho xem TV mà không được thực hiện như ý cũng sẽ xảy ra tình trạng con la hét, gào khóc, ăn vạ để cha mẹ thực hiện cho bằng được. Tuy nhiên tình trạng này có xu hướng xảy ra ở trẻ chậm nói nhiều hơn.

Trẻ chậm nói hay la hét
Trẻ chậm nói hay la hét xuất phát việc con không biết cách diễn đạt, thể hiện nhu cầu qua ngôn ngữ nói

Có rất nhiều lý do khiến trẻ chậm nói có xu hướng hay la hét, trong đó phần lớn bắt nguồn từ việc con không có lời nói, có ngôn ngữ. Do không biết nói nên khi muốn cha mẹ chú ý, muốn thể hiện các mong muốn của mình con không có cách nào khác ngoài la hét. Tuy nhiên vì con chỉ la hét nên rất khó để người khác hiểu được con cần gì và không đáp ứng được nên trẻ càng bức bối hơn.

Tâm lý khó chịu, bức bối càng dễ làm trẻ chậm nói kích động hơn bình thường. Con có thể hét không ngừng nghỉ, không có cách nào kiểm soát được, đặc biệt với nhóm trẻ tự kỷ. Cha mẹ càng không hiểu được ý trẻ, càng có thể kích động tâm lý thậm chí có thể làm con trở nên có xu hướng hung hăng, đánh lại cha mẹ hay ném đồ đạc.

Tuy nhóm trẻ chậm nói mà hành vi la hét cũng có thể biểu hiện cho sự bức bối trong các giác quan của con. Chẳng hạn trẻ rối loạn phổ tự kỷ nếu vô tình nghe thấy các âm thanh như máy xay sinh tố, máy hút bụi sẽ cực kỳ khó chịu, rơi vào kích động và la hét không ngừng. Hay không gian sinh hoạt, nghỉ ngơi cũng là yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ.

Nói chung việc trẻ chậm nói hay la hét phần lớn xuất phát từ việc trẻ không có đủ ngôn ngữ, không đủ về mặt nhận thức để nói ra các vấn đề khiến bản thân khó chịu nên mới chọn cách la hét. Phụ huynh cần hành động ngay khi có các biện pháp này để tránh làm tâm trí con kích động  và hạn chế các ảnh hưởng đến những người xung quanh, đặc biệt nếu con đi học hay đến nơi đông người.

Trẻ chậm nói hay la hét là dấu hiệu phụ huynh cần quan tâm

Như đã nói, yếu tố chính khiến con hay la hét do con không thể biểu hiện các nhu cầu bằng lời nên la hét để gây chú ý. Tuy nhiên khi thấy trẻ chậm nói thường xuyên có các biểu hiện này thì phụ huynh tuyệt đối không nên xem nhẹ vì đây có thể là dấu hiệu của nhiều tình trạng bất thường, chẳng hạn như trẻ tự kỷ.

Trẻ rối loạn phổ tự kỷ có 3 đặc trưng khiếm khuyết chính về ngôn ngữ, giao tiếp và các hành vi lặp lại kỳ lạ. Trẻ thường nói rất ít, thậm chí hầu như là không nói ở những năm tháng đầu đời, khả năng giao tiếp cũng cực kỳ hạn hẹp. Các đặc điểm này sẽ theo trẻ đến suốt cuộc đời, không thể điều trị hoàn toàn mà chỉ giảm thiểu được một vài vấn đề.

Trẻ chậm nói hay la hét
Trẻ chậm nói hay la hét nếu có các hành vi bất thường rập khuôn và một số biểu hiện khác chính là đặc điểm của trẻ tự kỷ

Mặt khác, trẻ tự kỷ có giác quan cực kỳ nhạy cảm. Những âm thanh quá lớn, có tần số cao; những màu sắc sặc sỡ;; những mùi vị quá nồng gắt đều có thể khiến trẻ vô cùng khó chịu và la hét. Chẳng hạn tiếng máy xay, máy nướng bánh mì, tiếng loa, ánh đèn quá chói đều có thể khiến tâm lý trẻ bức bối, kích động, không thể ngồi yên được.

Phụ huynh nếu không phát hiện việc trẻ chậm nói hay la hét chính là dấu hiệu của tự kỷ sẽ rất khó để kiểm soát được trẻ ngưng được trạng thái này. Một mặt khác do khả năng hiểu của trẻ tự kỷ cũng rất kém nên không phải cứ nói con im lặng, con phải ngoan là con sẽ hiểu. Hay việc cha mẹ quát mắng, nói to ở thời điểm này sẽ chỉ càng làm cha mẹ thêm kích động và la hét lớn hơn mà thôi.

Một số đặc điểm của trẻ chậm nói hay la hét nếu là trẻ tự kỷ mà phụ huynh có thể quan tâm như

  • Tiếng la hét hay tiếng khóc của trẻ tự kỷ thường có tần số cao, ồn ào, nghe khá chói và cực kỳ khó chịu, khác hoàn toàn với trạng thái la hét của những đứa trẻ bình thường. Thông qua các âm thanh này phụ huynh có thể dễ dàng nhận diện trẻ tự kỷ
  • Tần suất la hét hay ăn vạ của trẻ tự kỷ khá cao, cao hầu như chỉ la hét nhưng không có các hành vi, biểu hiện để biểu thị con đang cần gì, muốn gì nên phụ huynh rất khó để đáp ứng
  • Trẻ chậm nói có thể la hét một cách bất thường mà phụ huynh không thể tìm ra nguyên nhân
  • Trẻ khóc rất dai đồng thời có các hành vi mang tính chất bốc đồng, kích động và rất khó để kiểm soát ngay lập tức, xu hướng chống đối mạnh mẽ
  • Trẻ không giao tiếp bằng mắt, không tập trung nhìn vào mặt cha mẹ hay ngồi yên khi được yêu cầu
  • Rất khó để yêu cầu trẻ ngồi yên một chỗ để giải quyết vấn đề
  • Trẻ chậm nói hay la hét có xu hướng xuất hiện khi đến nơi đông người, khi con phải nghe các âm thanh quá to, thấy các ánh sáng đèn huỳnh quang..
  • Có các hành vi rập khuôn lặp đi lặp lại một cách bất thường, chẳng hạn như liên tục vỗ tay, liên tục đập tay vào bàn, vung vẩy hai cánh tay, xoắn hai cánh tay và bật ra…
  • Thường đi nhón gót, có xu hướng xoay đầu hoặc đập đầu xuống đất mà không biết đau
  • Có xu hướng gắn kết với đồ vật mạnh mẽ hơn con người, nếu lấy đi các đồ vật mà con yêu thích và gắn bó trẻ sẽ la hét và rất tức giận
  • Trẻ có thể chơi cũng được, không chơi cũng được, nhưng thích nhất vẫn là khi chơi một mình
  • Trẻ chậm nói hay la hét  nếu là tự kỷ nếu trạng thái la hét, cáu kỉnh không được cải thiện sẽ có xu hướng tự làm đau bản thân bằng cách đập đầu vào tường, tự cào cấu hay giật tóc mình
  • Hành động rập khuôn, thiếu tính sáng tạo, thường chỉ lặp đi lặp lại những gì quen thuộc

Cần làm gì khi trẻ chậm nói hay la hét

Thực tế việc trẻ chậm nói hay la hét  không chỉ khiến bản thân con mệt mà chính cha mẹ cũng cảm thấy vô cùng mệt mỏi và stress, đặc biệt nếu liên quan đến trẻ tự kỷ. Nhiều phụ huynh không biết cách kiểm soát con thậm chí còn khiến cho bản thân bị thương vì các hành vi trong lúc con kích động nên cần phải cực kỳ chú ý vấn đề này.

Hướng xử lý nhanh

Không chỉ với trẻ chậm nói, trẻ tự kỷ mà bất cứ đứa trẻ nào khi đột nhiên la hét mà không có lý do phụ huynh cũng cần có mặt ngay lập tức và xuất hiện trong tầm mắt con. Điều này ít nhất sẽ giúp con cảm thấy an tâm, đặc biệt là khi trẻ đang cảm thấy sợ hãi về một điều gì đó. Trẻ chậm nói thường có sự gắn kết chặt chẽ hơn với cha mẹ nên ít nhiều sự xuất hiện này cũng làm trẻ cảm thấy thoải mái hơn.

Trẻ chậm nói hay la hét
Luôn có mặt ngay khi con la hét sẽ giúp trẻ cảm thấy an tâm hơn

Sau đó, phụ huynh cần nhanh chóng quan sát và tìm hiểu xem lý do vì sao mà con la hét. Chẳng hạn có phải do con đói, có phải do có tiếng động gì làm con khó chịu hay con đang muốn chơi đồ chơi nào mà không lấy được? Chắc chắn khi mẹ hỏi rằng “vì sao con hay la hét” thì trẻ chậm nói không thể trả lời được, thay vào đó có thể đưa ra những câu hỏi dự đoán nguyên nhân để con trả lời bằng cách gật hoặc lắc.

Ngoài ra, phụ huynh cũng nên đưa trẻ đang kích động, khó chịu đến một không gian yên tĩnh sẽ dễ xoa dịu cảm xúc của con hơn. Chẳng hạn là phòng nghỉ sinh hoạt của con, đặc biệt với trẻ tự kỷ đang có dấu hiệu bốc đồng và có thể tự làm đau mình. Hay nếu đang ở không gian chung cũng cần hạn chế các tiếng ồn một cách đáng kể.

Tuy nhiên không phải lúc nào cha mẹ có mặt thì con cũng sẽ ngưng la hét hay ngưng khóc ngay lập tức. Càng an ủi vỗ về, càng cố gắng xoa dịu con đôi khi càng làm trẻ la to hơn. Vì thế bố mẹ có thể tìm cách đánh lạc hướng trẻ để con ngưng khóc, chẳng hạn như đưa cho con một món đồ chơi mà con thích. Ví dụ với trẻ tự kỷ, mẹ có thể đưa các đồ chơi hình tròn, đồ chơi chuyển động có âm thanh.

Một lưu ý nho nhỏ khi trẻ chậm nói hay la hét chính là phụ huynh cần cố gắng giữ bình tĩnh cho cả con và bản thân mình. Nếu ba mẹ cũng la hét giận dữ thì chắc chắn không thể nào kiểm soát được con, mặt khác còn làm trẻ kích động hơn. Vì thế dù trẻ có la hét hay hành động như thế nào cũng phải luôn giữ được thái độ bình tĩnh, không được quát lên, chỉ vào mặt hay đánh con.

Trẻ chậm nói hay la hét do bản thân con cũng chưa có đủ ngôn ngữ, lời nói để diễn đạt nên phụ huynh hãy dành lời khen ngay sau khi con đã trở lại trạng thái bình tĩnh, đồng thời hướng dẫn con cách để gọi cha mẹ thay vì la hét trong những lần sau đó. Tình trạng này chắc chắn sẽ còn xảy ra nhiều lần nên cũng cần thống nhất với con để những lần sau có thể xử lý dễ dàng hơn.

Hướng xử lý lâu dài

Như đã nói, tình trạng la hét hay ăn vạ giống như một dạng khủng hoảng tâm lý có thể gặp ở bất cứ trẻ nào chứ không phải chỉ riêng với trẻ chậm nói hay tự kỷ. Tuy nhiên nếu nó lặp đi lặp lại thường xuyên mà phụ huynh không thể hiểu được nguyên nhân, đặc biệt là có dấu hiệu chậm nói thì phụ huynh nên sớm đưa trẻ đến bệnh viện hay các trung tâm chuyên khoa để thăm khám.

Trẻ chậm nói hay la hét
Trẻ chậm nói hay la hét cần được thăm khám để hiểu rõ nguyên nhân và có hướng can thiệp kịp thời

Để hiểu rõ nguyên nhân và giảm thiểu nguy cơ trẻ chậm nói hay la hét, phụ huynh cần lưu ý các vấn đề sau

  • Đưa trẻ đi thăm khám chuyên môn để hiểu rõ trẻ chậm nói đơn thuần hay có liên quan đến tự kỷ. Tiên lượng và tính chất hai tình trạng này khác nhau nên sẽ có hướng xử lý khác nhau, do đó cần phải hiểu rõ nguyên nhân thì mới có thể đưa ra hướng xử lý lâu dài thích hợp
  • Quan sát và tạo môi trường sống, không gian vui chơi, sinh hoạt phù hợp với từng trẻ. Chẳng hạn với trẻ tự kỷ thì cần hạn chế tối đa việc sử dụng các thiết bị tạo ra tiếng động quá lớn như máy hút bụi, máy xay sinh tố; không sử dụng đánh đèn huỳnh quang mạnh hay các dạng ánh sáng nhấp nháy lập lòe. Thiết kế không gian phòng ngủ có khả năng cách âm cao cũng là một trong những yếu tố quan trọng cần thiết cho trẻ tự kỷ để hạn chế việc trẻ hay la hét khó chịu
  • Đưa trẻ đi trị liệu tâm lý cũng là cách có thể giúp trẻ học cách kiểm soát cảm xúc tốt hơn. Mặt khác trẻ chậm nói cũng có thể liên quan đến các yếu tố tâm lý, chẳng hạn như gia đình thường xuyên bỏ bê, không quan tâm đến con nên trị liệu tâm lý cũng giúp trẻ thoải mái về tinh thần, từ đó tiếp nhận ngôn ngữ, lời nói hiệu quả hơn
  • Giảm thiểu tối đa các yếu tố có thể làm trẻ dễ bị kích động, khó chịu, nhất là trẻ tự kỷ. Chẳng hạn có những âm thanh phụ huynh có thể cảm thấy bình thường nhưng tần số đó trẻ nghe lại cực kỳ khó chịu, do đó cần phải hạn chế các tác động này. Sử dụng các loại tai nghe phù hợp với trẻ tự kỷ có thể là lựa chọn được nhiều người xem xét
  • Trẻ chậm nói hay la hét hay cáu kỉnh thế nào phụ huynh cũng tuyệt đối không nên dùng việc cho trẻ xem điện thoại, TV hay các thiết bị vô tuyến khác, điều này diễn ra liên tục có thể khiến trẻ chậm nói nghiêm trọng hơn
  • Nâng cao ngôn ngữ, lời nói, khả năng giao tiếp cho trẻ chậm nói là vấn đề quan trọng nhất bởi khi trẻ nói được thì con sẽ diễn đạt được cảm xúc của bản thân dễ dàng hơn, từ đó hạn chế tình trạng la hét. Các liệu pháp trị liệu ngôn ngữ cá nhân như TEACH, ABA, ngôn ngữ trị liệu có thể được bác sĩ yêu cầu thực hiện cho trẻ để phát triển kỹ năng ngôn ngữ hiệu quả
  • Giáo dục đặc biệt cũng có thể giúp trẻ tự kỷ, trẻ chậm nói tăng cường ngôn ngữ nhanh chóng, đồng thời cải thiện đáng kể khả năng giao tiếp, giúp trẻ dễ dàng hòa nhập với môi trường sinh hoạt cộng đồng chung. Trẻ có ngôn ngữ kém, chậm nói không nên vội vàng học tập trong các môi trường giáo dục bình thường vì nếu không biết cách hỗ trợ con sẽ dễ bị cô lập và phát triển kém hơn. Giáo dục đặc biệt sẽ tạo ra môi trường học tập, tăng cường ngôn ngữ, nhận thức, phát triển các kỹ năng cá nhân đi đúng hướng
  • Trò chuyện, tương tác với trẻ hằng ngày để hướng dẫn con cách giao tiếp, các thể hiện nhu cầu cá nhân không chỉ bằng lời nói mà còn là cử chỉ. Phụ huynh nên làm mẫu nhiều lần với các ví dụ minh họa sinh động, trực quan để con dễ dàng hiểu và làm theo
  • Trẻ chậm nói hay la hét cũng cần được tham gia các hoạt động vui chơi, khám phá như các bạn bè đồng trang lứa để con dễ dàng hòa nhập với môi trường, phát triển trí tưởng tượng và cải thiện kỹ năng giao tiếp. Tuy nhiên phụ huynh cần chú ý lựa chọn môi trường vui chơi phù hợp, tránh tình trạng con cảm thấy sợ hãi và kích động hơn

Trẻ chậm nói hay la hét xuất phát từ chính việc con không biết cách diễn đạt bằng ngôn từ. Phụ huynh cần hiểu rõ nguyên nhân trẻ chậm nói là gì thì mới có thể đưa ra hướng xử lý, can thiệp cho từng trường hợp. Thực tế tâm lý trẻ nhỏ cũng rất dễ khủng hoảng nên phụ huynh luôn cần dành nhiều thời gian quan tâm, chia sẻ và hướng dẫn con cách thể hiện cảm xúc mỗi ngày thay vì chỉ la hét.

Có thể bạn quan tâm:

ArrayArray
5/5 - (1 bình chọn)
Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *