Tìm hiểu mối liên hệ giữa ADHD và tình trạng kiệt sức

Việc mắc đồng thời ADHD và tình trạng kiệt sức có thể gây ra nhiều thách thức đối với sức khỏe khó mà kiểm soát. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ và điều trị phù hợp, người bệnh có thể học cách quản lý cả hai tình trạng này và cải thiện chất lượng cuộc sống của mình.

Mối liên hệ giữa ADHD và tình trạng kiệt sức

ADHD (Rối loạn tăng động giảm chú ý) là một vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến khả năng điều chỉnh sự chú ý, năng lượng, cảm xúc và hành vi của cá nhân. Ở người trưởng thành, ADHD là một rối loạn thần kinh liên quan đến sự khác biệt về cấu trúc và chức năng não, đặc biệt là khả năng tập trung, kiểm soát xung động và chức năng điều hành.

mối liên hệ giữa ADHD và tình trạng kiệt sức
Người bị ADHD thường đối mặt với nguy cơ kiệt sức hàng ngày

Mặt khác, kiệt sức là sự suy sụp về trạng thái cảm xúc, tinh thần và thể chất do căng thẳng kéo dài. Nó thể hiện qua cảm giác mất năng lượng, tinh thần suy giảm và cảm xúc tiêu cực cùng hoài nghi. Tình trạng này cũng đi kèm với việc giảm hiệu quả trong cả công việc và cuộc sống cá nhân.

Người mắc ADHD thường đối diện với nhiều yếu tố góp phần gây ra nguy cơ kiệt sức. Một trong những yếu tố chính là khó khăn trong việc quản lý thời gian và công việc. Do tính bốc đồng và thiếu tập trung, người bệnh thường gặp thách thức trong việc lập kế hoạch và hoàn thành nhiệm vụ hàng ngày, từ đó gây ra căng thẳng và lo lắng không đáng có.

Thêm vào đó, việc quá tải thông tin cũng tạo ra tình trạng kiệt sức do não bộ của người bệnh thường phải xử lý nhiều thông tin hơn bình thường, dẫn đến tình trạng áp lực và căng thẳng về mặt tinh thần.

Người mắc ADHD có thể dễ bị thất vọng, cáu kỉnh và bốc đồng hơn, gây ra mâu thuẫn trong các mối quan hệ khi cần có. Bên cạnh đó, việc đối mặt với thách thức khác như phân biệt đối xử, áp lực công việc và học tập có thể làm tăng nguy cơ kiệt sức.

Triệu chứng kiệt sức ở người mắc ADHD thường biểu hiện qua cảm giác choáng ngợp, mất động lực, sương mù não, rối loạn điều hòa cảm xúc và các triệu chứng thực thể như nhức đầu, vấn đề về tiêu hóa, căng cơ và đau nhức cơ thể.

Bị ADHD và tình trạng kiệt sức đồng thời có đáng lo không?

ADHD (Rối loạn tăng động giảm chú ý) và kiệt sức có mối liên hệ mật thiết, ảnh hưởng tiêu cực đến cả sức khỏe thể chất và tinh thần của người mắc. Sự kết hợp này có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời.

Trước hết, cả ADHD và hội chứng kiệt sức đều có thể dẫn đến khó khăn khi phải tập trung và chú ý. Những người mắc hai tình trạng này thường gặp khó khăn trong việc hoàn thành công việc và duy trì tổ chức. Sự thiếu tập trung và khả năng quản lý thời gian kém có thể gây ra nhiều rắc rối, từ việc quên lịch hẹn đến không thể hoàn thành nhiệm vụ đúng hạn.

hậu quả đồng thời của ADHD và ADD
Mắc đồng thời ADHD và hội chứng kiệt sức đều gây ra ảnh hưởng đối với sức khỏe tổng thể

Mệt mỏi là triệu chứng chung của cả ADHD và tình trạng kiệt sức, làm giảm động lực và năng lượng, khiến việc thực hiện các hoạt động hàng ngày trở nên cực kỳ khó khăn. Tất cả đều trở thành gánh nặng dù là những nhiệm vụ đơn giản như dọn dẹp nhà cửa hay phức tạp như làm việc chuyên môn.

Đặc biệt, cả hai tình trạng này đều có thể ảnh hưởng đến cảm xúc, gây ra cảm giác bực bội, cáu kỉnh và buồn bã. Việc không thể kiểm soát cảm xúc này không chỉ ảnh hưởng đến bản thân người bệnh mà còn có thể tác động tiêu cực đến các mối quan hệ cá nhân và công việc.

Cách can thiệp mối liên hệ giữa ADHD và tình trạng kiệt sức hữu ích

Có một số cách để can thiệp vào mối liên hệ giữa ADHD và tình trạng kiệt sức. Dưới đây là một số cách hữu ích mà người bệnh có thể áp dụng:

1. Sử dụng thuốc

Thuốc Tây có thể rất hữu ích trong việc điều trị các triệu chứng của cả ADHD và hội chứng kiệt sức. Thuốc kích thích như Adderall và Ritalin thường được sử dụng để điều trị ADHD, giúp cải thiện sự tập trung, chú ý và kiểm soát xung động. Ngoài ra, thuốc chống trầm cảm có thể được sử dụng để điều trị các triệu chứng của kiệt sức bao gồm cảm giác buồn bã, lo lắng và mệt mỏi.

Nhưng cần đặc biệt lưu ý là người bệnh phải thảo luận với bác sĩ về việc sử dụng thuốc có phù hợp với mình hay không. Bác sĩ có thể giúp bệnh nhân xác định loại thuốc tốt nhất cho nhu cầu cá nhân và theo dõi các tác dụng phụ.

can thiệp tăng động giảm chú ý
Bệnh nhân ADHD bị kiệt sức có thể sử dụng thuốc để điều trị các triệu chứng

2. Tâm lý trị liệu

Liệu pháp tâm lý có thể rất hữu ích trong việc điều trị cả ADHD với tình trạng kiệt sức. Trong số các liệu pháp này, liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) được đánh giá là đặc biệt hiệu quả, giúp nhận diện và thay đổi những suy nghĩ cùng hành vi tiêu cực gây ra triệu chứng của bệnh, từ đó cải thiện tình trạng tổng thể.

Ngoài CBT, còn nhiều loại liệu pháp tâm lý khác cũng có thể mang lại lợi ích. Chẳng hạn, liệu pháp tâm lý cá nhân giúp bệnh nhân thảo luận và xử lý các vấn đề cá nhân sâu hơn, trong khi liệu pháp nhóm mang đến một môi trường hỗ trợ, nơi đối tượng có thể học hỏi từ kinh nghiệm của người khác và nhận được sự đồng cảm sâu sắc.

Mặt khác, sự đồng hành của nhà trị liệu tâm lý chuyên nghiệp có thể hướng dẫn người bệnh quản lý tốt hơn các tình trạng của mình. Đồng thời cùng xây dựng chiến lược và kỹ năng để vượt qua các thách thức hàng ngày, cải thiện chất lượng sống và tăng cường sức khỏe tinh thần.

3. Tăng cường hoạt động thể chất

Hoạt động thể chất thường xuyên vừa tạo ra lối sống lành mạnh vừa đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện các triệu chứng của cả ADHD và kiệt sức. Tập thể dục không chỉ giúp giải phóng endorphin, những hợp chất có tác dụng nâng cao tâm trạng và giảm căng thẳng, mà còn có thể cải thiện sự tập trung, giấc ngủ và mức năng lượng.

Nên đặt mục tiêu dành ít nhất 30 phút mỗi ngày cho hoạt động thể chất có thể mang lại nhiều lợi ích, chẳng hạn như tập thể dục cường độ vừa phải bằng cách đi bộ nhanh, đạp xe, nhảy dây hoặc thậm chí chỉ là những bài tập nhẹ nhàng như yoga, hít thở sâu hoặc tập hít đất. Quan trọng nhất là duy trì thực hiện các hoạt động yêu thích một cách đều đặn nhằm cải thiện sức khỏe và tạo ra niềm vui cũng như hứng khởi trong cuộc sống hàng ngày.

cải thiện mối liên hệ ADHD và ADD
Thường xuyên chạy bộ làm tăng năng lượng để cải thiện tình trạng ADHD và kiệt sức

4. Thực hành kỹ thuật quản lý căng thẳng

Căng thẳng không chỉ làm trầm trọng thêm các triệu chứng của cả ADHD và kiệt sức, mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. May mắn thay, hiện nay các nhà nghiên cứu đã phát triển nhiều kỹ thuật quản lý giúp kiểm soát mức độ căng thẳng và tạo điều kiện cho sự cải thiện sức khỏe tổng thể.

Một số kỹ thuật quản lý căng thẳng hữu ích mà bệnh nhân có thể thử áp dụng bao gồm yoga, thiền định và thiền chánh niệm. Yoga kết hợp giữa các động tác cơ bản, hơi thở và thiền tĩnh, giúp tăng cường sự linh hoạt cơ thể. Thiền định và thiền chánh niệm lại là các phương pháp tập trung vào hiện tại, đồng thời làm dịu đi tinh thần, giúp người bệnh cảm thấy thư giãn và bình tĩnh hơn.

5. Ăn uống lành mạnh, khoa học

Một chế độ ăn uống lành mạnh không chỉ giúp cải thiện các triệu chứng của cả hai tình trạng mà còn đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Việc tăng cường khẩu phần trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và protein, omega – 3. vitamin sẽ cung cấp cho cơ thể dưỡng chất cần thiết nhằm duy trì năng lượng và làm tăng sự tập trung.

Đặc biệt, việc hạn chế ăn đường, thực phẩm chế biến sẵn và đồ uống có caffein sẽ giúp cơ thể kiểm soát mức đường huyết, từ đó giảm bớt những cảm giác căng thẳng hay khó chịu. Thay vào đó, đảm bảo uống nước đều đặn mỗi ngày sẽ giúp cơ thể giữ được dưỡng chất cần thiết và hỗ trợ chức năng của não bộ.

cải thiện ADHD và kiệt sức
Thực đơn dinh dưỡng lành mạnh góp phần cải thiện triệu chứng ADHD và kiệt sức

6. Thay đổi nghề nghiệp

Quyết định thay đổi nghề nghiệp là một bước ngoặt khó khăn, nhưng đôi khi cần thiết để phục hồi hoàn toàn sau khi bị kiệt sức do ADHD. Khi công việc gây ra căng thẳng và kiệt sức, thay đổi hướng đi có thể giúp người bệnh lấy lại sức khỏe, hạnh phúc và sự cân bằng trong cuộc sống.

Đầu tiên cần đánh giá công việc và tình hình hiện tại để xác định những yếu tố gây căng thẳng, đồng thời xem xét mức độ phù hợp của công việc với mục tiêu cá nhân. Tiếp theo, nghiên cứu các lĩnh vực phù hợp với kỹ năng, sở thích và giá trị của bản thân. Tham khảo ý kiến của những người làm việc trong lĩnh vực đó để có cái nhìn thực tế.

Sau khi xác định hướng đi mới, hãy xác định kỹ năng cần thiết và lên kế hoạch phát triển chúng bằng cách tạo dựng mối quan hệ trong lĩnh vực mới. Đồng thời, cập nhật hồ sơ CV và bắt đầu tìm kiếm việc làm.

7. Hỗ trợ từ gia đình và xã hội

Sự hỗ trợ từ gia đình và xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc giúp người mắc ADHD vượt qua tình trạng kiệt sức và cải thiện chất lượng cuộc sống. Gia đình cần đồng cảm và khuyến khích người mắc ADHD nhiều hơn thay vì phê phán. Đồng thời hãy chia sẻ công việc nhà và hỗ trợ sắp xếp thời gian cũng như ưu tiên công việc nhằm giảm căng thẳng.

vượt qua tăng động giảm chú ý và kiệt sức
Gia đình là nguồn động viên to lớn đối với người bị ADHD đang bị kiệt sức

Bên cạnh đó, có thể khuyến khích lối sống lành mạnh bằng cách cùng người bệnh duy trì chế độ ăn uống cân bằng, tập thể dục và ngủ đủ giấc. Mặt khác, hãy giúp bệnh nhân hạn chế những phiền nhiễu trong cuộc sống để tập trung làm việc và học tập tốt hơn.

Ngoài ra, nên khuyến khích người bệnh tham gia các nhóm có thành viên mắc phải tình trạng tương tự và kết nối với chuyên gia nhằm mang lại sự chia sẻ, động viên cần thiết.

Mối liên hệ giữa ADHD và tình trạng kiệt sức dẫn đến nhiều hệ lụy đáng lo ngại nhưng có thể vượt qua một cách khả thi với sự hỗ trợ và điều trị thích hợp. Đồng thời thực hiện thay đổi lối sống và tìm kiếm sự trợ giúp chuyên nghiệp khi cần thiết giúp mọi người lấy lại cân bằng trong cuộc sống và trở nên hạnh phúc hơn.

Có thể bạn quan tâm:

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *