Chủ nghĩa khắc kỷ: Chìa khóa giúp bạn có cuộc sống tốt đẹp hơn

Rate this post

Chủ nghĩa khắc kỷ thuộc trường phái triết học, xuất hiện từ rất lâu và đã được nhiều người áp dụng vào trong cuộc sống. Điều này giúp cuộc sống trở nên vui vẻ và tích cực bởi sự bình tĩnh, mạnh mẽ khi đối diện với những thử thách đến với mình. Giúp con người kiểm soát tốt được bản thân và xử lý mọi việc tốt đẹp hơn.

Chủ nghĩa khắc kỷ là gì?

Chủ nghĩa khắc kỷ (tên Tiếng Anh: Stoicism) đây là một chủ nghĩa thuộc trường phái Triết học từ Hy Lạp cổ đại, được sáng lập từ thế kỷ thứ 3, TCN. Đây được xem là chủ nghĩa giúp con người có được cuộc sống hạnh phúc và tốt đẹp. Chủ nghĩa khắc kỷ như một nguyên tắc của con người, giúp họ vượt qua đau đớn và chấp nhận hiện thực.

Chủ nghĩa khắc kỷ là gì?
Chủ nghĩa khắc kỷ giúp con người bình tĩnh đối mặt với những đau đớn, khó khăn.

Chủ nghĩa khắc kỷ được sáng lập bởi nhà triết học Zeno thành Citium, đây là một nhánh thuộc triết học về đạo đức của con người. Tôn vinh và nhấn mạnh vai trò của việc đức hạnh quyết định lớn đến cuộc sống của con người. Ông cho rằng con người chỉ có thể hạnh phúc nếu biết đương đầu với khổ ải, chấp nhận thực tại đau buồn.

Nhà triết học người Hy Lạp cũng cho biết, con người là sinh vật của xã hội nên việc đau buồn trước những nghịch cảnh là điều bình thường, nhưng cách chúng ta biết chấp nhận cái gọi là tự nhiên vốn có sẽ khiến ta vui vẻ hơn. Con người muốn hạnh phúc phải biết trau dồi đức tính của mình, bỏ qua những cảm xúc tiêu cực không cần thiết.

Cuộc sống càng hiện đại, con người càng bị cuốn theo những đam mê phù phiếm như: tiền bạc, danh vọng, địa vị, quyền lực, dục vọng,… mà dần quên mất những giá trị bên vững vốn có trong mỗi con người. Chỉ có giá trị nội tại mới có thể khiến cuộc đời trở nên hạnh phúc lâu dài mà không có thứ vật chất hư ảo nào có thể làm được.

Chủ nghĩa khắc kỷ khiến con người trở nên tích cực, lạc quan hơn trong cuộc sống. Nhìn nhận mọi sự việc một cách nhẹ nhàng và dễ chịu hơn. Những người theo chủ nghĩa này không để cho những cảm xúc tiêu cực, những bực tức, uất ức dư thừa “cản bước” họ đến với thành công và hạnh phúc.

Người có chủ nghĩa khắc kỷ sẽ biết điều tiết và kiểm soát cảm xúc, suy nghĩ của mình sao cho hòa hợp với hoàn cảnh tự nhiên nhất. Không bắt ép bản thân phải luôn vui vẻ nhưng họ cũng không để sự tiêu cực, buồn đau lấn át quá lâu. Họ biết đối xử với mọi thứ một cách công tâm, thực tế chứ không thiên vị, cảm tính và dung túng.

Chủ nghĩa khắc kỷ khiến con người cảm thấy mình tỉnh táo và sáng suốt hơn khi nhìn nhận mọi thứ từ giá trị ẩn chứa bên trong chứ không phải bên ngoài. Họ tin rằng những giá trị của một con người nên cần đánh được giá qua đạo đức, cách cư xử chứ không phải là ngoại hình, giọng nói, gương mặt,…

Xem thêm: 10 Cách kiềm chế cảm xúc giúp bạn bình tĩnh hơn khi tức giận

Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa khắc kỷ

Nguyên tắc cốt lõi của chủ nghĩa khắc kỷ đó chính là biết chấp nhận thực tại và sự vận hành của tự nhiên. Họ chỉ nên vui vẻ và suy nghĩ tích cực về mọi vấn đề xảy ra, mọi thứ đều có nguyên nhân và cách giải quyết riêng của nó. Điều quan trong chính là luôn giữ được tâm “an lành”, không xáo động bởi những rối ren xung quanh.

Mỗi con người đều có những mối bận tâm riêng, cuộc sống cứ luôn “xuôi” theo “dòng chảy” của tự nhiên và chuyện gì đến của phải đến. Khi mọi chuyện nằm ngoài tầm tay và không thể quyết định hay kiểm soát, thì những người đi theo chủ nghĩa khắc kỷ sẽ biết buông bỏ, chấp nhận và thanh thản đối diện với cuộc đời.

Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa khắc kỷ
Người theo chủ nghĩa khắc kỷ luôn biết kiềm chế cảm xúc, bình thản chấp nhận thực tại.

Con người hơn nhau ở chỗ biết nhìn nhận và giải quyết được vấn đề cảm xúc bên trong của mình. Nguyên lý của chủ nghĩa khắc kỷ mong muốn con người biết vận dụng sự mạnh mẽ và kiên cường của mình để khống chế lại những cảm xúc tiêu cực, khiến con người chỉ biết ủ rũ và trượt dài trong thất bại.

The cuốn sách The Enchiridion, tác giả Epictetus đã chia khái quát cuộc sống của con người làm 3 phần và sau đó cũng là cách chủ nghĩa khắc kỷ đối diện với những vấn đề của cuộc sống.

Nhóm 1: Gồm những suy nghĩ và hành vi có thể kiểm soát được.

Nhóm 2: Những công việc có sự góp sức của người khác chỉ có thể kiểm soát một phần.

Nhóm 3: Các yếu tố thuộc về tự nhiên và những thứ thuộc về người khác sẽ không thể nào kiểm soát.

Theo nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa khắc kỷ thì những việc con người cần làm để khiến bản thân trở nên thanh thản, nhẹ nhàng và vui vẻ đó chính là quan tâm đến nhóm 1, bỏ qua nhóm 2 và chuẩn bị tâm thế cho nhóm 3.

Vì con người không thể kiểm soát được tất cả mọi thứ và thường có xu hướng thất vọng, đau khổ về những việc tiêu cực bất ngờ xảy đến. Chủ nghĩa khắc kỷ giúp con người nhớ rằng cốt lõi của cuộc sống cũng chỉ vận hành theo tự nhiên và việc ta phải đón nhận những thứ thuộc về mình là điều dĩ nhiên.

Khi thấu hiểu được giá trị và nguyên lý của chủ nghĩa này, con người sẽ biết cách kiềm chế cảm xúc của mình, điều chỉnh bản thân sao cho phù hợp với tự nhiên. Con người phải biết xử lý cảm xúc để nó không “chệch hướng” sang những sự căm tức, uất ức và đố kỵ, vì nó sẽ gây hại đến tâm lý cũng như chất lượng của cuộc sống.

Con người khi đã tin và theo chủ nghĩa khắc kỷ cũng cần phải đặt ra những nguyên tắc trong cư xử của mình. Không được quyết định mọi thứ theo cảm tính, không để xúc cảm và lòng trắc ẩn của bản thân chi phối. Điều quan trọng đó là mạnh mẽ và quyết đoán để đối mặt với mọi sóng gió và thách thức trong cuộc sống.

Ưu, nhược điểm của chủ nghĩa khắc kỷ trong cuộc sống

Mọi thứ trên đời này đều có hai mặt, chủ nghĩa khắc kỷ cũng vậy. Điều quan trọng là người vận dụng nó phải biết cách để hòa hợp và cân bằng trong cuộc sống cá nhân. Nếu quá lậm vào những ưu điểm sẽ khiến bản thân chủ quan và vô cảm, còn nếu quá chú tâm vào khuyết điểm thì cuộc sống không thể vui vẻ, hạnh phúc.

Ưu điểm

Một số ưu điểm được nhìn nhận và đánh giá dựa trên những người đã vận dụng chủ nghĩa khắc kỷ trong cuộc sống, công việc và cách đối diện với vấn đề xung quanh.

  • Tăng khả năng thích ứng với khổ đau

Với chủ nghĩa khắc kỷ, con người sẽ rèn luyện được sự can đảm và dũng cảm để đương đầu với những thách thức và gian khổ. Họ không còn cảm thấy sợ hãi và nhẹ nhàng đón nhận những thứ cần phải đến với mình. Thái độ đón nhận rất bình thản, tích cực và lạc quan, họ không để những sự đau buồn phân tán mình.

Chủ nghĩa khắc kỷ cho họ thấy rằng không gì khiến chúng ta buồn bã bằng chính mình. Vì thế họ tự tâm sự và an ủi với chính mình, từ đó sẵn sàng đón nhận những thách thức đến với cuộc đời. Chủ nghĩa khắc kỷ làm tăng thêm sự thích nghi với những hoàn cảnh khó khăn với một thái độ tích cực và bình tĩnh.

  • Nhìn nhận tích cực mọi thứ xung quanh

Để khiến mọi thứ trở nên nhẹ nhàng thì người theo chủ nghĩa khắc kỷ sẽ luôn hướng bản thân theo những điều tốt đẹp và tích cực nhất. Họ không trốn tránh cảm xúc nhưng họ biết nhìn nhận mọi thứ một cách sâu rộng, đúng nguyên nhân và lý do, từ đó họ không còn buồn mà bình tĩnh giải quyết.

Những mâu thuẫn trong cảm xúc con người là luôn xuất hiện, nhưng những người khắc kỷ luôn biết cách kiềm chế và quản lý cảm xúc rất tốt, nên họ không để nó điều khiển mình. Họ biết cách dẹp bỏ những cảm xúc không cần thiết và mạnh mẽ nhìn thẳng vào cốt lõi vấn đề để tìm cách giải quyết. Vì thế, họ luôn vui vẻ và tích cực.

  • Quản lý thời gian tốt

Thời gian là hữu hạn và mỗi khoảnh khắc trôi qua không thể nào lấy lại được. Thế nên những người khắc kỷ rất quý trọng và biết tận dụng thời gian của mình để làm những điều quan trọng. Trong cuộc sống, có rất nhiều sự bận tâm, nhưng không để phung phí thời giờ thì người khắc kỷ chỉ quan tâm những vấn đề họ xem là xứng đáng.

Họ không để thời gian của mình bị phí phạm bởi những thứ vô bổ, không cần thiết, vì thế họ luôn quan sát để có thể nhìn nhận được vấn đề thực sự. Không để thời gian trôi qua vô nghĩa, họ quản lý nó một cách tối đa và không để bản thân mất tập trung vì những thứ không quan trọng làm ảnh hưởng đến cuộc sống của họ.

  • Làm tăng trí tuệ cảm xúc

Trí tuệ cảm xúc (EQ) đóng vai trò rất quan trọng trong việc kiềm chế và kiểm soát cảm xúc, suy nghĩ của mình. Những người theo chủ nghĩa khắc kỷ dần sẽ tăng được chỉ số EQ của mình, do phải rèn luyện để điều tiết cảm xúc mới có thể dẫn đến hành vi đúng đắn.

Những người có EQ cao là những người có tư duy xử lý vấn đề rất tốt, họ biết cách phân bổ và kiểm soát được những vấn đề của mình. Giúp họ có thể giải quyết được tốt mọi việc, đồng thời biết ưu tiên cho những thứ cần thiết và quan trọng để tránh mất thời gian dư thừa.

Đồng thời, chủ nghĩa khắc kỷ giúp EQ của con người trở nên linh hoạt hơn khi biết quản lý được những cảm xúc tiêu cực. Nó giúp loại bỏ những sự bực bội, tức giận, ganh đua, đố kỵ,… trong cuộc sống, để không làm mất tập trung cho những điều quan trọng và cần thiết hơn.

  • Chăm chỉ hoàn thành mục tiêu

Chủ nghĩa khắc kỷ giúp con người biết ưu tiên công việc trong cuộc sống, nó khiến họ trở nên tập trung và chăm chỉ hơn để đạt được những mục tiêu đã đề ra. Vì có thể loại bỏ được những cảm xúc tiêu cực và không quan tâm đến những thứ không quan trọng xung quanh, giúp họ có nhiều thời gian hơn để thực hiện mục tiêu của mình.

Họ nỗ lực, cố gắng và chăm chỉ để đạt được những thành tựu mơ ước của mình. Luôn luôn tập trung vào những việc cho là quan trọng và ảnh hưởng lớn đến cuộc sống. Họ bình tĩnh và hăng say trong những việc mình làm, điều đó khiến cuộc sống những người này trở nên tích cực và có nhiều động lực hơn.

Ưu, nhược điểm của chủ nghĩa khắc kỷ trong cuộc sống
Người khắc kỷ luôn biết quản lý thời gian, cảm xúc và mục tiêu của mình để có thể thành công.

Xem thêm: Giải phóng cảm xúc (Catharsis): Cách giúp loại bỏ hết tiêu cực

Nhược điểm

Bên cạnh đó, thì chủ nghĩa khắc kỷ cũng được đánh giá là mang lại những “mặt tối” cho cuộc sống của con người mặc dù bản chất và mục đích cốt lõi của nó không phải vậy. Vì thế, người khắc kỷ cần vận dụng chủ nghĩa một cách thông minh để không gây ra những hậu quả xấu.

  • Tính cạnh tranh cao

Những người khắc kỷ cũng sẽ có những lúc họ rất hiếu thắng và tranh giành. Không phải là do bản chất họ xấu xa, ích kỷ, nhưng những cảm xúc cứng rắn, luôn cố gắng hết mình trong cuộc sống, dần biến họ trở nên tham vọng và luôn muốn đứng đầu. Người khắc kỷ có đầu óc tỉnh táo nhưng đôi khi lại trở nên quá cạnh tranh và ích kỷ.

Những người khắc kỷ luôn muốn đạt được những thành tựu cao và có những kết quả vượt ngoài mong đợi, nên đôi khi họ quá sức và chìm đắm trong sự hiếu chiến của mình. Luôn cạnh tranh và sẵn sàng “chiến đấu” với bất cứ người nào cản trở họ, vì thế một số người không thể kiểm soát và dẫn đến ảnh hưởng tiêu cực những mối quan hệ.

  • Đôi khi bị nhận xét là “vô cảm”

Không ít người khắc kỷ đã bị coi là một người vô cảm. Vì sự kiểm soát cảm xúc của họ quá tốt khiến đôi khi họ phản ứng quá bình tĩnh với một sự việc, điều đó khiến người xung quanh nghĩ họ vô cảm. Những lúc nên buồn, nên tức giận, người khắc kỷ vẫn giữ thái độ và cảm xúc bình thản, điều này khiến người khác cảm thấy khó chịu.

Sự chấp nhận và tích cực trước mọi biến cố của người khắc kỷ đôi khi khiến họ không thể kiểm soát được, dẫn đến những phản ứng và thái độ không được phù hợp với hoàn cảnh. Vì họ đã có thể nhìn nhận được mọi việc một cách thực tế nhất nên không còn quá bất ngờ về kết quả của nó, dẫn đến sự bình tĩnh đến lạ lùng và đáng sợ.

  • Áp lực vì phải thành công

Những người khắc kỷ không chỉ có tính cạnh tranh cao mà họ còn dễ bị áp lực bởi chính những kỳ vọng do chính mình đặt ra. Vì mong cầu mọi thứ phải như ý của mình, muốn mình phải là người tốt nhất, nên vô tình khiến bản thân trở nên áp lực và căng thẳng.

Người khắc kỷ luôn cố gắng làm việc để đạt được những mục tiêu của mình nhưng đôi khi họ không thể điều khiển được nó, khiến bản thân trở nên quá sức và cạn kiệt năng lượng. Những người này luôn cảm thấy căng thẳng, stress, mệt mỏi và áp lực, chỉ muốn những việc của mình phải mang lại thành công và kết quả lớn.

Những hiểu lầm về chủ nghĩa khắc kỷ

Tuy chủ nghĩa khắc kỷ mang lại nhiều lợi ích cho con người, giúp họ có một nội tâm mạnh mẽ và bình tĩnh trước mọi khó khăn và thử thách của cuộc đời. Nhưng nó cũng khiến nhiều người hiểu lầm và cho rằng chủ nghĩa này không tốt như những gì nó đã chỉ dạy. Một số những hiểu lầm về chủ nghĩa khắc kỷ:

  • “Khắc kỷ” là tách biệt khỏi thế giới

Nhiều người hiểu lầm rằng, chính sự không quan tâm đến những thứ dư thừa xung quanh cuộc sống, lại biến ta trở thành người cô lập và tách biệt khỏi thế giới. Vì người khắc kỷ luôn muốn tập trung vào những thứ thật sự quan trọng và cần thiết trong cuộc sống của mình, nên họ không muốn để ý đến những thứ phân tâm khác.

Họ không bị nhiễu loạn và bị ảnh hưởng bởi những thứ nằm ngoài sự chú ý của mình, nên đôi khi bị hiểu nhầm là thích được tách mình ra khỏi thế giới và sống cuộc sống riêng. Nhưng thực tế, chủ nghĩa khắc kỷ lại khuyên con người hãy biết nhìn nhận và sống hòa hợp với cuộc sống tự nhiên để có thể hiểu nhiều hơn những vấn đề cốt lõi.

  • “Khắc kỷ” là vô cảm, lạnh lùng

Đây có lẽ là sự hiểu lầm phổ biến nhất đối với những người khắc kỷ. Họ thường bị người khác ghét vì sự thờ ơ và lạnh lùng của mình trong cuộc sống. Người khắc kỷ luôn bình tĩnh và vô âu vô lo trước mọi việc, vì họ biết rằng không thể chống lại những thứ ngoài tầm kiểm soát nên họ vui vẻ và sẵn sàng đón nhận nhẹ nhàng.

Những hiểu lầm về chủ nghĩa khắc kỷ
Người theo chủ nghĩa khắc kỷ thường bị hiểu lầm là vô cảm và lạnh lùng.

Vì những sự kiểm soát cảm xúc quá tốt nên đã bị nhiều đánh giá cho rằng họ vô cảm và không điều gì có thể khiến người khắc kỷ có thể bồi hồi, xúc động. Nhưng thực tế, chủ nghĩa này chỉ khuyên con người biết kiềm chế cảm xúc tiêu cực của mình không để nó ảnh hưởng, chứ không khiến con người lạnh nhạt và sống sai với bản thân mình.

  • “Khắc kỷ” là khắc nghiệt, ích kỷ

Chữ “khắc kỷ” có lẽ cũng hợp lý với việc khiến con người trở nên khắc nghiệt và ích kỷ với chính bản thân mình hơn. Đây chỉ là một góc nhìn thiển cận của nhiều người về chủ nghĩa này. Bởi lẽ, chủ nghĩa khắc kỷ cũng chỉ giúp con người trở nên cứng cỏi và mạnh mẽ hơn trước những sóng gió và thử thách trong cuộc sống.

Giúp con người có kỷ luật và nguyên tắc cho bản thân mình để luôn đi theo những thứ lành mạnh và tích cực. Khắc kỷ vẫn luôn phải thấu hiểu và yêu thương mọi vật xung quanh chứ không phải sống riêng cho bản thân mình. Vì chính giá trị nguyên bản của nó vẫn là hướng đến sự đức hạnh, cách cư xử và đạo đức vốn có của con người.

  • “Khắc kỷ” là muốn gì được đó

Đây là sự hiểu lầm khá sai lệch về những người khắc kỷ. Đúng là những người theo chủ nghĩa khắc kỷ có tính cạnh tranh khá cao, nhưng họ vẫn luôn nỗ lực và cố gắng bằng chính sức lực của mình, bằng chứng chính là vẫn có rất nhiều người khắc kỷ áp lực và cạn kiệt năng lượng vì quá cố gắng cho mục tiêu của mình.

Cũng giống như người bình thường, để đạt được những nguyện vọng và mong muốn của mình thì người khắc kỷ vẫn phải chăm chỉ hết mình. Họ không cố đạt được những thứ nằm ngoài khả năng của mình và bất chấp mọi thứ để có được điều mình muốn. Vì thế người khắc kỷ chỉ quan tâm và cố gắng với những điều họ cho là quan trọng.

Xem thêm: Mất Cảm Xúc Với Mọi Thứ: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Một số cách để rèn luyện chủ nghĩa khắc kỷ

Để có thể rèn luyện được chủ nghĩa khắc kỷ, đòi hỏi con người phải biết từ bỏ những cảm xúc tiêu cực không đáng có trong cuộc sống. Loại bỏ những ham mê vật chất phù phiếm mà quay trở về với giá trị nguyên thủy của cuộc sống. Thấu hiểu và nhìn nhận mọi việc theo cách tự nhiên nhất và bình tĩnh đối mặt với những thứ xảy ra.

Trân trọng mọi khoảnh khắc đáng quý

Hãy biết sắp xếp thứ tự ưu tiên hợp lý cho các vấn đề trong cuộc sống. Trân trọng những giá trị và thời khắc tốt đẹp đối với bản thân. Chủ nghĩa khắc kỷ là phải biết kiểm soát và quản lý tốt thời gian của mình, không tập trung cho những việc không xứng đáng và tiêu cực.

Rèn luyện bản thân sống có giá trị, sống có đạo đức, sống trọn vẹn với từng phút giây để không phải hối hận với những điều đã xảy ra. Không lãng phí thời gian cho những thứ vô nghĩa, gây ảnh hưởng tiêu cực đến cho cảm xúc và suy nghĩ. Bên cạnh những người thân yêu để thấy cuộc sống tốt đẹp và tích cực hơn.

Đặt nguyên tắc, kỷ luật và giới hạn cho bản thân

Con người muốn thành công thì phải biết đặt ra những nguyên tắc và kỷ luật cho cuộc sống của mình. Nó không phải là hà khắc với bản thân mà chính là cho mình thấy rõ phương hướng cần đi và giới hạn mà mình cần phải dừng lại. Nó khiến bản thân không sa đà cũng không làm mình cảm thấy ảo tưởng và tự cao.

Một số cách để rèn luyện chủ nghĩa khắc kỷ
Cần đặt ra nguyên tắc cho bản thân để cuộc sống có thể trở nên tốt đẹp hơn.

Sống là phải có nguyên tắc và giới hạn để giúp bản thân ngày càng phát triển và trở nên tốt hơn. Giúp ta mạnh mẽ đón nhận những sóng gió và thách thức đến với mình một cách nhẹ nhàng và bình thản. Đặt ra kỷ luật cho bản thân là giúp con người luôn sống có đạo đức và phẩm hạnh, đây cũng chính là nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa.

Thấu hiểu điểm mạnh của mình

Dành thời gian để lắng nghe và thấu hiểu bản thân của mình nhiều hơn. Phát huy điểm mạnh, đồng thời bồi dưỡng và khắc phục điểm yếu để từ đó kiểm soát được cảm xúc tốt hơn. Khi đã biết cách làm chủ được bản thân, con người có thể tự tin độc lập trong chính cuộc sống của mình.

Để có thể thấu hiểu được ưu và nhược điểm của bản thân, cần đòi hỏi sự dũng cảm và thẳng thắn đối diện với vấn đề. Khi có thể vượt qua mọi thứ để hiểu sâu về mình, lúc đó con người đã có thể sẵn sàng đối mặt với những khó khăn và thách thức ở bên ngoài, mà không hề nao núng và sợ hãi.

Đối mặt với thách thức

Cuộc sống không bao giờ bằng phẳng và luôn vui vẻ vì thế cần chuẩn bị một tâm thế ổn định để có thể đối diện với những thách thức, gian khó luôn có thể xuất hiện bất cứ lúc nào. Chủ nghĩa khắc kỷ luôn khuyên con người phải mạnh mẽ và dũng cảm đối mặt với bản chất của vấn đề, không sợ hãi khi đối diện với sự thật.

Khi đã có thể bình thản trước mọi thách thức, cuộc sống mới có thể trở nên tích cực và tốt đẹp hơn. Để giúp cuộc sống luôn vui vẻ thì đòi hỏi bản thân phải mạnh mẽ và dũng cảm với những điều tồi tệ xảy đến với mình. Rèn luyện bản thân không bao giờ bỏ cuộc và thất bại trước những khó khăn gây trở ngại trong cuộc sống.

Chấp nhận những điều không hài lòng

Con người chắc chắn luôn mong muốn những điều tốt hơn và không vừa ý với mọi thứ hiện tại, vì thế luôn có xu hướng kêu ca và phàn nàn những khi không hài lòng. Muốn trở thành một người khắc kỷ, đòi hỏi phải biết chấp nhận với những điều không dễ chịu xảy ra thường xuyên trong cuộc sống hằng ngày.

Theo bản chất của chủ nghĩa khắc kỷ có thể hiểu rằng, con người không thể kiểm soát mọi thứ nên điều quan trọng là thái độ khi tiếp nhận những thứ không mong muốn là như thế nào. Cần phải biết tiết chế cảm xúc, bình tĩnh chấp nhận những điều không thể thay đổi, luôn khiến bản thân tích cực, vui vẻ và hạnh phúc mỗi ngày.

Chủ nghĩa khắc kỷ khiến con người trở nên mạnh mẽ, quyết đoán và chủ động hơn trong cuộc sống. Giúp con người kiểm soát và kiềm chế tốt được cảm xúc của chính mình để phù hợp với cuộc sống. Nhờ áp dụng chủ nghĩa khắc kỷ mà cuộc sống mỗi người dần trở nên tươi sáng hơn, lạc quan và tốt đẹp hơn.

Có thể bạn quan tâm:

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *