Áp lực thi vào lớp 10 chuyên: Ác mộng của học sinh thành phố
Có một thực tế không thể chối cãi là nền giáo dục châu Á đặt nặng thành tích, và có sự phân chia rạch ròi về trình độ của các em học sinh. Ngay từ nhỏ, các em đã phải chịu những áp lực học tập nặng nề, đặc biệt là áp lực vào trường chuyên lớp chọn. Vào giai đoạn mùa hè mỗi năm, các em học sinh thành phố chuẩn bị vào lớp 10 phải đối mặt với một cơn ác mộng mang tên: áp lực thi vào lớp 10 chuyên.
Áp lực thi vào lớp 10 chuyên: Vì sao nên nỗi?
Tì lệ được nhận vào trường chuyên là không cao, do đó các bạn học sinh thành phố phải ganh đua với những bạn bè đồng trang lứa có học lực ngang hoặc cao hơn mình. Chỉ cần một sơ suất nhỏ, một sai lầm không đáng kể, nhiều bạn cũng sẽ vuột mất cơ hội vào tay những người khác. Chính vì nhiều hạn chế, và sự ganh đua khốc liệt giữa các học sinh với nhau, nỗi ác mộng mang tên thi vào trường chuyên luôn hiển hiện vào mỗi mùa hè.
Một số bạn có thể vì áp lực quá lớn mà không thể hiện tốt trong bài thi, dễ bị nhầm lẫn hay sai ở những điều cơ bản. Đây thật sự là một đã kích vô cùng lớn, ảnh hưởng đến sự tự tin và tinh thần. Nhiều bạn sau khi thi xong khóc nức nở, không ăn không uống và luôn tự dằn vặt mình vì đã để sai những điều không đáng. Tâm trạng tiêu cực này có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần, không tốt cho sự phát triển trong tương lai.
Qua mỗi mùa thi chúng ta cũng có thể dễ dàng nhận thấy, áp lực thi vào lớp 10 chuyên của những cô bé, cậu bé mới 15–16 tuổi thật sự quá mức nặng nề. Những kiến thức áp dụng trong bài thi chuyên là những kiến thức nâng cao, dạng bài cũng là dạng khó, yêu cần khả năng phân tích và suy luận vấn đề. Do đó ngoài giờ học trên lớp, các em còn phải tham gia những lớp luyện thi thâu đêm suốt sáng nhằm làm quen với những kiến thức và dạng đề thường gặp khi thi chuyên.
Chính vì không có thời gian nghỉ ngơi, hay vui chơi giải trí vì phải học thêm cả vào cuối tuần, sức khỏe và tinh thần của nhiều em tuột dốc không phanh. Nhiều em vì quá stress, căng thẳng mà thường xuyên nhức đầu, chóng mặt, rối loạn tiêu hóa, trào ngược dạ dày thực quản,… Một số em thì mất ngủ, chán ăn, hay nổi nóng vô cớ. Thậm chí có những trường hợp vì học quá nhiều, dẫn đến việc sức khỏe suy giảm, khiến các em không thể hiện tốt trong bài thi.
Dẫu biết rằng khi thi vào trường chuyên, học sinh sẽ có không gian thoải mái và nghiêm túc hơn để theo đuổi những điều mình thích. Nhưng với nhiều bạn, áp lực thi vào lớp 10 chuyên không còn là một thứ động lực, một liều thuốc kích thích các bạn phá vỡ giới hạn của bản thân, mà không khác gì một tòa núi lớn đè nặng trên vai khiến các bạn không thở nổi. Lúc này đây, trường chuyên lớp chọn chẳng khác nào một cực hình tra tấn.
Sự phân chia trường chuyên, lớp chọn mục đích là tạo điều kiện cho những bạn có tài năng, có thực lực theo đuỗi môi trường học tập tốt nhất. Các bạn có thể chuyên tâm nghiên cứu lĩnh vực mình yêu thích, để trong tương lai có cơ hội sáng tạo những ý tưởng hay phát minh vĩ đại cống hiến cho đất nước. Tuy nhiên, theo một chiều hướng tiêu cực, học sinh trường chuyên cũng biến thành một thứ danh hiệu mà nhiều người thèm khát đến mức tìm mọi giá để đạt được.
Nếu các bạn học sinh thành phố xem đây là mục tiêu để phấn đấu, để thử sức mình trong môi trường cạnh tranh khốc liệt thì dù thành công hay thất bại, các bạn cũng đã cố gắng hết sức mình. Tuy nhiên nếu áp lực thi chuyên bắt nguồn từ mong muốn của gia đình, thì câu chuyện hoàn toàn khác. Có những bạn hề không muốn và không thích học chuyên, nhưng gia đình lại vì mặt mũi và danh dự mà ép buộc các bạn học quá sức.
Vì sao kỳ thi vào lớp 10 chuyên trở thành cơn ác mộng?
Dưa hái xanh không ngọt, nhưng không phải ai cũng hiểu điều này. Kỳ vọng quá mức của phụ huynh vào con em mình là liều thuốc độc giết chết tâm hồn nhạy cảm và dễ tổn thương của các bạn. Các bạn học sinh ngoài việc học rất cần thời gian vui chơi, nghỉ ngơi để phát triển khỏe mạnh. Nhưng vì thành tích, vì áp lực thi vào lớp 10 chuyên, nhiều bạn bị ép đến mức bỏ quên sức khỏe của bản thân.
1. Kỳ vọng quá lớn vào bản thân
Việc các em cố gắng thi vào trường chuyên, lớp chọn bắt nguồn từ rất nhiều yếu tố. Đó có thể là nguyện vọng của các em khi muốn học tập trong môi trường tốt, được tiếp xúc với những kiến thức cao cấp, và cọ xát với những bạn giỏi. Áp lực thi chuyên cũng có thể bắt nguồn từ kỳ vọng của cha mẹ và gia đình, hy vọng các em học trường chuyên để nở mày nở mặt với bạn bè, hàng xóm..
Việc đặt mục tiêu cho bản thân là điều rất tốt, nhưng khi kỳ vọng trở thành gánh nặng thì mọi thứ có thể nhanh chóng trở nên vô cùng tồi tệ. Nhiều bạn giữ vững thành tích học tập tốt trong suốt những năm cấp 1 và cấp 2, luôn nằm trong top đầu của lớp, của trường thường có nguyện vọng thi vào lớp 10 chuyên để có cơ hội theo đuổi môn học yêu thích. Do đó, các bạn không tiếc đầu tư tất cả để có một suất vào trường chuyên. Đây là nguyên nhân khiến một số bạn bị áp lực thi vào lớp 10 chuyên.
Ngoài thời gian học trên lớp, các bạn thường phải tham gia những lớp học thêm Toán, Văn, Anh, Lý, Hóa, Sinh,… vào ban đêm hoặc vào những dịp cuối tuần. Nhiều bạn xác định bản thân sẽ thi vào trường chuyên từ sớm, nên từ những năm lớp 7, lớp 8 đã bắt đầu tiếp xúc với những kiến thức cao cấp hơn để có nhiều thời gian ôn tập. Do đó trong khi bạn bè đồng trang lứa có nhiều thời gian vui chơi, thời gian của những bạn này dành hết cho việc học
Việc học hành quá sức chưa bao giờ là cách học đúng đắn, nhưng tâm lý không học nhiều thì không thể thi điểm cao gần như ăn sâu vào tiềm thức của mọi người. Những bạn có thể cân bằng được thời gian học hành và vui chơi, nhưng vẫn đạt kết quả tốt là không nhiều. Đa phần những trường hợp còn lại là do các bạn kiên trì học ngày học đêm, bỏ ăn bỏ ngủ mới lấy được thành tích cao.
Nhiều cha mẹ xót con, vì thế luôn khuyên nhủ các bạn phải học tập và nghỉ ngơi hợp lý để không ảnh hưởng đến sức khỏe. Phụ huynh cũng sẵn sàng bỏ công việc để chăm lo cho sức khỏe của con, cùng con chạy hết lớp luyện thi này đến lớp luyện thi khác, và luôn động viên con để con đạt thành ước mơ. Sự đồng hành của cha mẹ giúp các bạn có thêm niềm tin, nhưng đồng thời các bạn cũng tự áp lực bản thân nhiều hơn.
Kỳ vọng và đặt mục tiêu cao vào bản thân là con dao hai lưỡi. Một mặt, các bạn học sinh có mục tiêu cố gắng cụ thể, không bị những yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến quá trình học tập. Mặt khác, kỳ vọng lớn đi đôi với áp lực lớn, áp lực thi vào lớp 10 chuyên có thể khiến các bạn sinh ra những suy nghĩ tiêu cực vì quá mệt mỏi. Đặc biệt nếu vì những nguyên nhân khách quan làm ảnh hưởng đến kết quả thi, đả kích tinh thần của các bạn là vô cùng lớn.
Stress trước kỳ thi vào lớp 10 khiến các bạn kiệt sức đến mức ngủ gục trong phòng thi, hay vì quá mệt mỏi mà phát huy không đúng với thực lực, đọc nhầm đề, sai những lỗi cơ bản, gặp sơ suất trong những bài quan trọng, hoặc không nghĩ ra cách giải dù đã từng làm qua đề tương tự. Tất cả những lỗi sai này đều làm ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng, và nhiều bạn đã phải ôm hận vì thiếu đúng một chút điểm để vào được lớp 10 chuyên mình yêu thích.
Những sai sót này khiến các bạn cảm thấy thất vọng, tự ti, và luôn dằn vặt bản thân rất nhiều. Một số bạn không thể chấp nhận sự thật đến mức trầm cảm, chán nản, không còn hứng thú học tập, và ảnh hưởng rất nhiều đến trạng thái tinh thần. Những bậc làm cha làm mẹ xót con, nhưng cũng không thể làm gì để giúp trẻ vượt qua chướng ngại tâm lý này. Áp lực thi vào lớp 10 chuyên thật sự là một cơn ác mộng với học sinh thành phố.
2. Áp lực thi vào lớp 10 chuyên bắt nguồn từ kỳ vọng của gia đình
Bên cạnh những bạn tự nguyện, một số bạn khác phải chịu áp lực giành được một suất trong trường chuyên lớp chọn từ gia đình. Có thể cha mẹ của bạn là những người có học thức cao, nên muốn con học trong môi trường tốt, có tính cạnh tranh. Cũng có những bậc phụ huynh vì sỉ diện, thích so sánh con mình với con người khác, nên ép con phải học giỏi. Cũng có trường hợp phụ huynh muốn con hoàn thành ước mơ dang dở của bản thân.
Nhưng dù là với mục đích nào, việc phụ huynh ép các bạn học sinh đi theo định hướng có sẵn, mà không nghĩ đến cảm nhận và năng lực của các bạn hoàn toàn là điều sai trái. Mỗi bạn học sinh đều có những tài năng và định hướng riêng, và các bạn cần được phát triển đúng với khả năng thiên bẩm của mình. Những bạn giỏi về những môn tự nhiên nên được phát triển theo môi trường tự nhiên, những bạn thiên về nghệ thuật nên được hun đúc nghệ thuật từ nhỏ.
Ta có thể thấy, bên cạnh những bậc phụ huynh tôn trọng sự lựa chọn của con, luôn động viên vào tạo dựng môi trường tốt nhất cho con theo đuổi ước mơ, có những người chỉ quan tâm đến ước muốn của bản thân, mà bỏ qua suy nghĩ và khả năng của con cái. Những đứa trẻ mang trên vai kỳ vọng to lớn như vậy luôn chịu áp lực nặng nề hơn so với những người khác, và cũng là những đối tượng dễ mắc phải những căn bệnh tâm lý.
Những bậc phụ huynh có học thức cao, có thể là thạc sĩ, giáo sư, giảng viên,… và hy vọng con cái có môi trường học tập tốt nhất, nhằm nối nghiệp bản thân có thể tạo ra những áp lực nặng nề cho trẻ. Một số bạn ngay từ nhỏ đã được định hướng đi theo ngành nghề của cha mẹ. Nếu các bạn thật sự yêu thích và có tài năng thì không thành vấn đề, nhưng nếu các bạn không thích hợp với con đường cha mẹ đã chọn, mọi chuyện có thể trở nên vô cùng bi kịch.
Ngoài ra, cũng có không ít cha mẹ xem con cái là biểu tượng cho sự thành công của bản thân trong việc giáo dục, xem con là “công cụ” nhằm khoe khoang thành tích với những bậc phụ huynh khác. Họ sẽ không tiếc việc chì chiết, so sánh con mình với “con nhà người ta”, ép trẻ học và thi vào trường chuyên để không làm “xấu mặt gia đình”. Tình trạng này nhiều bạn chịu áp lực thi vào lớp 10 chuyên chỉ để thỏa mãn sự hư vinh của cha mẹ.
Những bạn từ nhỏ đã được định hướng theo ý tưởng của cha mẹ thường có tuổi thơ không hạnh phúc. Khi các bạn đồng trang lức đang tự do vui chơi, các bạn phải học trước những kiến thức mới, học cách làm những bài tập nâng cao. Thời gian sinh hoạt của các bạn chỉ xoay quanh ba điểm là trường học, lớp học thêm và nhà. Các bạn không có nhiều thời gian phát triển kỹ năng, không có thời gian vui chơi, mà suốt ngày phải lao đầu vào việc học.
Nhiều bạn không giỏi và không có hứng thú với môn học được định sẵn, nhưng vẫn phải đối diện với chúng hàng ngày. Sự ép buộc của cha mẹ khiến các bạn phải từ bỏ mơ ước, chôn vùi tài năng để theo đuổi những thứ vượt quá khả năng. Nhiều bậc phụ huynh thậm chí còn sử dụng đòn roi và bạo lực tinh thần để buộc con có thành tích tốt. Tình trạng này kéo dài có thể khiến trẻ nghĩ quẫn và có hành động dại dột để giải thoát.
Con cái có cuộc sống riêng, có những tài năng và khát vọng riêng. Các em không phải là nơi gửi gắm ký vọng phi lý, cũng không phải là đối tượng dùng để thỏa mãn tư tưởng hư vinh của cha mẹ. Những áp lực nặng nề đặt trên vai khi trẻ còn chưa bước vào cấp 3 chỉ mang đến những ảnh hưởng tiêu cực cho sự phát triển của trẻ về sau. Việc bị ép học cũng gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe, gây hại đến trạng thái tinh thần của các em.
Tác hại khi các em chịu áp lực thi vào lớp 10 chuyên
Những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể hiện rất rõ ràng qua những biểu hiện tâm lý và tình trạng thể chất của các bạn học sinh. Áp lực phải giành được một suất trong những ngôi trường chuyên danh tiếng, hay ít nhất vào được những lớp không chuyên của trường, là ác mộng đeo đẳng và ám ảnh cả những bạn có sức khỏe tinh thần yếu, và cả những bạn khỏe mạnh. Áp lực luôn là con dao hai lưỡi đầy nguy hiểm.
- Cảm giác lo sợ, lo lắng đeo bám: Cảm giác lo lắng, lo sợ trước khi bước vào một kỳ thi quan trọng là điều vô cùng bình thường. Đây là trạng thái tâm lý mà ai trong chúng ta cũng đều phải đối mặt. Tuy nhiên, những áp lực mà các bạn thi vào trường chuyên phải gánh chịu nặng nề hơn nhiều. Bởi vì bài thi chuyên yêu cầu lượng kiến thức rất rộng, cùng với khả năng suy luận và phân tích vấn đề tốt. Thế nên những khó khăn mà các bạn phải đối mặt lớn hơn so với những bạn thi vào lớp 10 thường. Ngoài ra, việc cạnh tranh vào trường chuyên cũng khốc liệt hơn, vì thế cảm giác lo lắng cũng nhiều hơn.
- Sức khỏe giảm sút: Một số bạn học hành chăm chỉ đến mức bỏ qua cả thời gian nghỉ ngơi và ăn uống. Trong khi đây lại là hai yếu tố quan trọng giúp chúng ta tỉnh táo, khỏe mạnh, dễ tập trung học, và tránh sai sót khi làm bài thi hơn. Học hành quá sức, cùng với việc thiếu chăm sóc cho sức khỏe bản thân, khiến sức khỏe và hệ miễn dịch của nhiều bạn bị ảnh hưởng. Hệ miễn dịch suy yếu tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công, các bạn rất dễ mắc các bệnh truyền nhiễm như cảm cúm, sổ mũi, viêm họng,… làm ảnh hưởng đến quá trình thi cử.
- Thiếu ngủ: Việc ngủ không đủ giấc khiến tinh thần không tỉnh táo, khó tiếp thu bài học. Nhiều bạn còn có thói quen ngủ ngày và học đêm, vì ban đêm yên tĩnh và dễ học bài hơn. Tuy nhiên, đây là hành vì phản khoa học, vì ban đêm là lúc cơ thể được lập trình để nghỉ ngơi. Việc thức đêm trong thời gian dài ảnh hưởng đến sức khỏe và sự tập trung. Các bạn học sinh có thể trở nên mệt mỏi, không tình táo vào những giờ học ban ngày, hoặc gật gù trong phòng thi vì thói quen ngủ ngày thức đêm.
- Stress, căng thẳng kéo dài: Áp lực thi vào lớp 10 chuyên có thể gây ra tình trạng căng thẳng kéo dài, khiến các em luôn rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi, ăn không ngon ngủ không yên, bồn chồn lo lắng vì sợ bản thân làm bài chưa đủ nhiều, thi không đủ điểm, sợ bố mẹ trách mắng, thầy cô thất vọng, bạn bè chê cười,… Tất cả những áp lực ấy cứ tích tụ dần dần và nhấm chìm các em trong sự tiêu cực, mệt mỏi và stress.
- Chán ăn: Tình trạng căng thẳng kéo dài có thể gây nên chứng chán ăn. Nhiều bạn vì học hành quá mệt mỏi nên không còn hứng thú ăn uống, ngay cả những món từng ưa thích cũng không còn hứng thú. Các bạn có thể bỏ ăn, hoặc chỉ lót dạ bằng thức ăn nhanh hay bánh mì giữa những giờ học thêm. Tình trạng này kéo dài khiến các bạn thiếu chất nghiêm trọng, không có đủ sức khỏe học tập, và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như đau bao tử, viêm loét dạ dày,…
- Gặp vấn đề về tiêu hóa: Thiếu ngủ, căng thẳng, chế độ ăn uống không điều độ, áp lực học tập nặng nề là những yếu tố ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Hệ thần kinh và hệ tiêu hóa được nối trực tiếp với nhau thông qua hệ thống dây thần kinh, do đó những điều ảnh hưởng đến hệ thần kinh cũng sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến hệ tiêu hóa. Trạng thái stress và căng thẳng khiến cơ quan tiêu hóa bị rối loạn và gây nên tình trạng tiêu chảy, đầy hơi, trào ngược dạ dày thực quản, cùng một số ảnh hưởng khác.
- Có nguy cơ mắc các bệnh tâm thần: Nhiều người thường bảo, học nhiều quá hóa điên. Đây không phải là một câu đùa mà là sự thật. Áp lực có thể khiến con người ta hóa điên, nếu họ không thể tự thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực. Tỷ lệ các bạn học sinh cấp 2, cấp 3 mắc các hội chứng như trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn lưỡng cực,… ngày càng tăng cao cho thấy sức khỏe tinh thần của các bạn trẻ ngày nay đang thật sự có vấn đề. Mà áp lực học giỏi, áp lực đậu vào trường chuyên cũng chiếm một phần không hề nhỏ.
- Có suy nghĩ tự tử: Tác hại nguy hiểm nhất của áp lực học tập là trầm cảm dẫn đến tự tử. Báo chí đã không ít lần đưa tin về những trường hợp các bạn học sinh nhảy lầu tại trường, hay tại nhà trước sự chứng kiến của cha mẹ, thầy cô, bạn bè vì không chịu nổi áp lực, do trầm cảm. Nguyên nhân gây ra việc tự tử của các bạn có thể đến từ áp lực mà cha mẹ đặt lên vai, do phải học những môn mà mình không thích, bị cấm cản ước mơ, do stress kéo dài, hay do cảm thấy tự ti, thất vọng về năng lực của bản thân.
Học tập tốt giúp các em có cơ hội lựa chọn tương lai, được đi theo con đường mà mình thích và tự do phát triển bản thân. Tuy nhiên khi việc học trở thành gánh nặng, trở thành kỳ vọng sai lầm mà gia đình áp đặt, thì áp lực ấy sẽ khiến các em ngày càng mệt mỏi, tự ti và đánh mất chính mình. Gia đình nên có những định hướng đúng đắn theo nguyện vọng của các em, chứ đừng khiến áp lực thi vào lớp 10 chuyên thành cọng rơm đè chết con lạc đà.
Làm sao để hạn chế áp lực cho các em học sinh?
Hạn chế áp lực cho các em học sinh vào lớp 10 chuyên là điều chính bản thân các em, gia đình và xã hội cần quan tâm nhiều hơn để các em có được môi trường học tập tốt nhất. Các bậc làm cha làm mẹ cần tinh tế trong cách nuôi dạy con, thấu hiểu tâm tư nguyện vọng của trẻ, ủng hộ những quyết định của trẻ. Con cái không phải là tấm huân chương để ba mẹ khoe khoang, vì thế hãy để trẻ phát triển đúng với khả năng.
- Không tự áp lực bản thân: Áp lực có thể khiến chúng ta cố gắng hết sức để vượt qua giới hạn, nhưng áp lực nặng nề thì lại mang đến kết quả ngược lại. Tự các bạn học sinh phải ý thức được vấn đề này, và có cái nhìn chính xác về thực lực của bản thân. Nếu các bạn cảm thấy năng lực của mình có thể đáp ứng điều kiện của trường chuyên, hãy cố gắng giữ gìn sức khỏe và có lịch học tập hợp lý. Điều này có thể nâng cao khả năng đậu của bạn. Nếu bạn thấy bản thân có thể không đạt tới yêu cầu, hãy chuẩn bị phương án dự phòng. Không nhất thiết phải học trường chuyên thì bạn mới có cơ hội học tập tốt và chứng minh bản thân.
- Cha mẹ cần tạo môi trường học tập tốt cho trẻ: Môi trường học tập tốt, lành mạnh giúp các em học sinh tiếp thu kiến thức tốt hơn, hạn chế áp lực và giúp cải thiện sức khỏe. Cha mẹ không nên tạo áp lực cho con hàng ngày, khiến trẻ cảm thấy ngột ngạt khó thở trong chính căn nhà của mình. Việc học tập là quan trọng, nhưng việc cho con nghỉ ngơi, giải trí hợp lý cụng quan trọng không kém. Trẻ cần có những lúc thư giãn, hoặc áp dụng phương pháp vừa học vừa chơi để đảm bảo vừa bổ sung kiến thức, vừa thư giãn hợp lý.
- Nhìn nhận thực tế khả năng của con: Có những bậc phụ huynh không chịu nhìn nhận thực tế, không chấp nhận rằng con trẻ không có khả năng đặc biệt trong một môn học nào đó, không thể đi theo định hướng bản thân họ đã vạch ra. Sự cố chấp này khiến họ ép buộc con học nhiều hơn, học ngày học đêm chỉ để đậu vào lớp 10 trường chuyên, để “không hổ danh là con anh A, chị B”, và hy vọng con có thể tiếp bước bản thân. Điều này không chỉ không mang đến hiệu quả tốt, mà còn tạo nên áp lực nặng nề, thậm chí hủy hoại tương lai con trẻ chỉ vì kỳ vọng sai lầm của phụ huynh.
- Không tạo áp lực cho con: Ép buộc con làm bài xong mới được ăn cơm, ép con học hết lớp học thêm này đến lớp học thêm khác, thường xuyên la mắng nếu con đạt kết quả không tốt, và nhiều những hành vi tiêu cực khác sẽ làm tổn thương tâm hồn con trẻ. Việc tạo áp lực không mang đến hiệu quả khích lệ, mà ngày càng khiến trẻ chán ghét việc học, chán ghét việc thi vào trường chuyên. Thay vì tạo áp lực, hãy luôn ở bên cạnh động viên, cùng con vượt qua những lúc khó khăn, tâm sự với con nhiều hơn. Đó mới chính là điều cha mẹ nên làm.
- Chăm sóc sức khỏe cho con: Bên cạnh việc chăm sóc sức khỏe tinh thần, chế độ ăn uống và ngủ nghỉ của trẻ cũng cần được chú ý nhiều hơn. Cha mẹ nên tập cho các bạn thói quen tập thể dục và ăn uống ngủ nghỉ đầy đủ để giảm bớt áp lực. Việc học hành thâu đêm suốt sáng không giúp cho điểm số của các bạn cải thiện, mà còn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng làm bài trong phòng thi. Chính vì thế, giữ cho sức khỏe tốt, tinh thần sảng khoái là điều kiện tiên quyết nếu muốn đảm bảo điểm số cao trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10.
- Đưa con đến gặp chuyên gia tâm lý: Nếu gia đình đã thử nhiều cách, nhưng vẫn không thể giúp trẻ thoát khỏi áp lực thì có thể đưa trẻ đến gặp bác sĩ, hoặc chuyên gia tâm lý để xin lời khuyên. Gia đình có thể đưa trẻ đến Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam để được thăm khám và chẩn đoán. NHC là trung tâm tư vấn tâm lý quy tụ nhiều chuyên viên có kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn tâm lý học đường. Ở đây các em có thể tìm được những người thâm sự lắng nghe, thấu hiểu, và giúp các em tháo gỡ những khó khăn và áp lực trong cuộc sống. Trung tâm có cả cơ sở ở TPHCM và HN để phục vụ cho những bậc phụ huynh và các em khi có nhu cầu.
Trong 12 năm đèn sách, có thể nói kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, cùng với thi đại học, là hai giai đoạn quan trọng nhất ảnh hưởng đến tương lai sau này của các em. Những năm cấp 3 tạo tiền đề cho các em có cơ hội bước vào giảng đường của những trường đại học lớn, tiếng tăm của thành phố. Môi trường học tập ở trường chuyên có thể tạo điều kiện cho các em được nhận vào những ngành “hot” một cách dễ dàng hơn nhờ kết quả học tập tốt.
Ngoài ra, cái danh “học trường chuyên” cũng khiến nhiều người ngưỡng mộ, vì tỉ lệ chọi cao và không phải ai cũng có thể trụ vững trong suốt 3 năm cấp 3. Chính vì những điều trên, áp lực thi vào lớp 10 chuyên, cùng với tỷ lệ cạnh tranh theo từng năm luôn ở mức cao khiến nhiều bạn học sinh phải chịu những ảnh hưởng tiêu cực đến cả tinh thần và sức khỏe. Nếu áp lực không thể biến thành động lực, nó sẽ nhấn chìm mọi thứ trong sự tiêu cực.
Hy vọng thông qua bài viết này, các bậc phụ huynh cùng các em học sinh sẽ có cái nhìn thoáng hơn về việc trường chuyên lớp chọn. Các bạn học sinh hãy giảm bớt áp lực, và lên lên kế hoạch học tập một cách khoa học nhất để đạt được kết quả vừa ý. Các bậc phụ huynh cũng nên nhìn nhận đúng thực lực của con cái, hướng con phát triển đúng theo tài năng sẵn có, và đừng biến những năm học của các bạn học sinh trở thành cơn ác mộng không hồi kết.
Có lẽ bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!