Cha mẹ kỳ vọng quá nhiều tạo áp lực cho con cái

5/5 - (1 bình chọn)

Cha mẹ kỳ vọng quá nhiều thường xuất phát từ mong muốn con cái có cuộc sống tốt đẹp và tương lai xán lạn. Tuy nhiên, sự kỳ vọng đôi khi lại gây ra áp lực nặng nề khiến trẻ bị căng thẳng và không thể giữ tâm thế thoải mái trong quá trình học tập.

kỳ vọng của cha mẹ
Sự kỳ vọng của cha mẹ đối với con cái đôi khi tạo ra áp lực nặng nề kìm hãm sự phát triển của con

Vì sao cha mẹ kỳ vọng quá nhiều vào con cái?

Khi con chào đời, bất cứ ai cũng kỳ vọng con cái sẽ đạt được những thành tựu lớn khi trưởng thành. Vì vậy, bố mẹ luôn nỗ lực lao động nhằm tạo dựng cho con nền tảng tốt và môi trường học tập lành mạnh nhất. Thực tế, việc có những kỳ vọng về con cái là điều khó có thể tránh khỏi. Bởi ai cũng mong muốn con sẽ có cuộc sống tốt đẹp và nhận được sự ngưỡng mộ từ những người xung quanh.

Theo thống kê, cha mẹ Châu Á thường kỳ vọng vào con cái nhiều hơn với tỷ lệ chiếm khoảng 80%. Trong khi đó, các bậc phụ huynh ở những quốc gia Châu Âu ít có sự kỳ vọng và hầu như không tạo áp lực cho con cái. Họ để con thoải mái phát triển và tự lựa chọn cuộc sống của bản thân. Theo các chuyên gia, sự kỳ vọng quá lớn của cha mẹ thường xuất phát từ những nguyên nhân sau:

  • Sự kỳ vọng của gia đình đối với trẻ thường xuất phát từ tình yêu thương vô điều kiện. Vì không muốn trẻ phải vất vả, bố mẹ luôn cố gắng để con được học tập trong môi trường tốt nhất với mong muốn con có đủ năng lực để tìm kiếm những công việc ổn định.
  • Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể kỳ vọng vào con cái vì không hài lòng với cuộc đời. Họ không muốn con cái gặp phải hoàn cảnh trớ trêu như bản thân nên luôn kỳ vọng và tạo áp lực để con học tập.
  • Nhiều bậc phụ huynh áp đặt con học các ngành nghề mà gia đình đã định hướng để tiếp quản sự nghiệp. Bên cạnh đó, cũng có những trường hợp bố mẹ muốn con cái thực hiện ước mơ dang dở của mình. Suy nghĩ ích kỷ này khiến họ kỳ vọng quá mức vào con cái và áp đặt, tạo áp lực nặng nề cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ.
  • Cha mẹ có vị trí trong xã hội luôn kỳ vọng con cái cũng đạt được những thành tựu tương tự hoặc có những thành công vượt xa bố mẹ. Vốn dĩ, bố mẹ đã có năng lực và hiểu biết hơn những bậc phụ huynh khác nên họ có những kỳ vọng vượt quá năng lực của trẻ. Tuy nhiên, năng lực của trẻ có thể không so sánh được với bố mẹ. Điều này khiến cho trẻ bị áp lực và liên tục phải đối mặt với thất bại trong cuộc sống.
  • Sự kỳ vọng của cha mẹ đối với con cái còn do quan niệm của xã hội. Ở nước ta, việc con cái đạt được những thành tựu lớn trở thành niềm tự hào của cả gia đình, thậm chí là dòng họ. Ngược lại, khi con cái chỉ có năng lực trung bình, cha mẹ có thể phải nghe những lời nói không hay từ người thân, bạn bè và hàng xóm. Chính những áp lực này khiến cha mẹ đặt kỳ vọng quá lớn vào con cái mà không nghĩ đến cảm nhận của con.
  • Tưởng chừng sự kỳ vọng của cha mẹ dành cho con cái chỉ xuất phát từ những gia đình khá giả. Tuy nhiên, những gia đình có hoàn cảnh khó khăn cũng có những kỳ vọng lớn lao. Bởi họ không muốn con cái phải lam lũ, vất vả và phải lo lắng về miếng cơm manh áo.

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý

Biểu hiện của cha mẹ quá kỳ vọng vào con cái

Cha mẹ kỳ vọng vào con cái thường tạo áp lực để con tập trung vào việc học, tránh tình trạng chểnh mảng và lơ là. Khác với việc răn đe và nghiêm khắc, kỳ vọng quá lớn sẽ khiến cho con cái phải đối mặt với áp lực vô cùng lớn.

Sự kỳ vọng của cha mẹ đối với con cái
Khi có kỳ vọng quá lớn đối với con cái, cha mẹ thường chỉ trích và trách móc khi con không đạt được kết quả cao

Những biểu hiện thường thấy ở cha mẹ kỳ vọng vào con cái:

  • Thường xuyên nhắc nhở, hối thúc con học bài và làm bài tập về nhà. Vì quá kỳ vọng vào con nên bố mẹ thường cho con học thêm sau giờ học ở trường và trẻ phải tham gia các lớp năng khiếu (đàn, vẽ, thanh nhạc,…) vào cuối tuần. Lịch học dày đặc khiến trẻ không có thời gian nghỉ ngơi và vui chơi.
  • Vì sợ con chểnh mảng việc học nên bố mẹ thường không cho con làm việc nhà và cấm cản các hoạt động vui chơi của con. Thậm chí, nhiều bậc phụ huynh chỉ cho trẻ kết bạn với những trẻ có thành tích học tập tốt và yêu cầu trẻ chấm dứt mối quan hệ với trẻ có thành tích kém, thường xuyên bị thầy cô phê bình hoặc có hoàn cảnh gia đình phức tạp.
  • Cha mẹ kỳ vọng vào con cái luôn kiểm tra tập sách của con để xem xét con có chép bài, làm bài tập đầy đủ hay không. Ngoài ra, bố mẹ còn kiểm soát con cái quá mức thông qua việc kiểm tra điện thoại, máy tính và đọc nhật ký vì sợ trẻ bị sao nhãng bởi bạn bè và các mối quan hệ yêu đương.
  • Vì có sự kỳ vọng quá lớn nên cha mẹ thường so sánh trẻ với bạn bè có thành tích học tập tốt hơn. Tuy nhiên, cha mẹ cũng quên rằng, bản thân mình cũng có nhiều thiếu sót và đang có cách giáo dục không phù hợp. Trong khi phần lớn những học sinh ưu tú đều được bố mẹ giáo dục một cách đúng đắn.
  • Khi con không đạt được thành tích như mong muốn, bố mẹ luôn quy chụp do con lười biếng và chưa cố gắng hết sức. Vì không thỏa mãn với kết quả nên nhiều phụ huynh có những lời lẽ trách móc, chì chiết con cái để tạo áp lực.
  • Cha mẹ quá kỳ vọng vào con cái thường không cho con quyết định mà tự lựa chọn thay cho con – nhất là trong vấn đề học tập. Con cái thường phải tham gia các kỳ thi đã được bố mẹ lên kế hoạch sẵn.
  • Sự kỳ vọng của bố mẹ không chỉ dừng lại ở việc học và nghề nghiệp. Nhiều phụ huynh mong muốn con lập gia đình với một người có xuất thân danh giá, gia đình có điều kiện,… Tình trạng này thường xảy ra ở những gia đình có hoàn cảnh khó khăn hoặc trẻ được nuôi dạy bởi mẹ đơn thân.

Kỳ vọng của bố mẹ đôi khi là bệ phóng để con có động lực hơn trong học tập. Tuy nhiên, phụ huynh cần tiết chế mong muốn của bản thân để tránh gây áp lực quá lớn cho con cái. Cha mẹ thường có những mong muốn vượt quá năng lực của con mà không nghĩ rằng, bản thân con cũng có những kỳ vọng về bố mẹ.

Sự kỳ vọng của cha mẹ và áp lực con cái phải đối mặt

Kỳ vọng của bố mẹ tạo ra áp lực lớn đối với con cái. Trẻ sẽ mang theo áp lực và tự nhủ bản thân phải cố gắng. Tuy nhiên, học tập trong tâm thế không thoải mái khiến trẻ chậm tiếp thu, học trước quên sau và mất đi sự say mê, hứng thú trước đây. Khi thi cử, trẻ có thể không làm tốt bài thi và có những hành vi như quay cóp vì sợ sẽ làm bố mẹ phiền lòng.

Ngoài ra, việc so sánh con trẻ với người khác cũng khiến trẻ hình thành tâm lý tự ti, nhút nhát không dám bày tỏ quan điểm của bản thân. Với tính cách này, trẻ không thể nổi bật dù có thành tích tốt và cũng sẽ khó thành công trong tương lai. Hơn nữa, việc đối mặt với áp lực quá lớn từ gia đình, trẻ dễ hình thành tâm lý chán nản, bi quan và đôi khi có hành vi bỏ học, trốn học vì quá mệt mỏi.

Sự kỳ vọng của cha mẹ đối với con cái
Kỳ vọng quá lớn từ bố mẹ sẽ khiến trẻ bị căng thẳng và dễ gặp phải các vấn đề tâm lý

Sự kỳ vọng quá lớn từ bố mẹ là “hòn đá” đè nặng lên đôi vai của trẻ. Trẻ vẫn sẽ ngoan ngoãn vâng lời bố mẹ và thầy cô nhưng sâu bên trong là sự ức chế về tâm lý. Theo thời gian, những phẫn uất ngày một lớn dần khiến trẻ gặp phải những vấn đề tâm lý như hội chứng Self-Harm, căng thẳng thần kinh, rối loạn lo âu, trầm cảm,… Ngoài ra, một số trẻ còn hình thành tâm lý thù địch bố mẹ vì cho rằng những mệt mỏi bản thân đang phải đối mặt là do gia đình gây ra.

Trường hợp xấu nhất, trẻ có thể hình thành ý nghĩ, hành vi tự sát để giải thoát bản thân trước những kỳ vọng quá lớn từ gia đình. Bởi trẻ cho rằng, bản thân mình là kẻ vô dụng, không thể làm cho ba mẹ hài lòng mà chỉ toàn mang lại sự lo lắng và thất vọng.

Cần làm gì để thoát khỏi kỳ vọng quá lớn từ cha mẹ?

Kỳ vọng quá lớn từ cha mẹ gây ra nhiều hậu quả đối với tâm lý và cuộc sống của con trong tương lai. Tuy nhiên, bản thân bố mẹ thường không nhận thức được sự vô lý của bản thân. Để kịp thời điều chỉnh, cả bố mẹ và con cái đều cần có những biện pháp khắc phục:

1. Hướng xử lý cho con cái

Sự kỳ vọng của cha mẹ thường xuất phát từ tình yêu thương, mong muốn con đạt được thành công và có cuộc sống tốt đẹp. Do đó, con cái nên có cách xử lý thấu đáo để giúp bố mẹ hiểu rằng con đang phải chịu áp lực nặng nề. Trước tiên, nên chia sẻ vấn đề này với những người có kinh nghiệm như anh chị, ông bà hoặc thầy cô giáo để được chia sẻ và cho lời khuyên hữu ích.

Sau khi lắng nghe lời khuyên, nên trò chuyện thẳng thắn với bố mẹ. Hãy nói rõ suy nghĩ của bản thân với thái độ nghiêm túc và bình tĩnh để bố mẹ biết được năng lực, thế mạnh, hạn chế và mong muốn thực sự của bản thân. Đồng thời phải cho bố mẹ thấy, bản thân con đã rất nỗ lực và luôn nghiêm túc trong việc học nhưng năng lực mỗi người mỗi khác nên đôi khi con không thể giành được vị trí như bố mẹ mong đợi.

Sự kỳ vọng của cha mẹ đối với con cái
Con cái cần bày tỏ với bố mẹ những áp lực nặng nề mà bản thân đang phải đối mặt

Nếu bố mẹ quá hà khắc, con có thể nhờ thầy cô trò chuyện với gia đình. Thầy cô là người trực tiếp giảng dạy cho con nên sẽ biết được con có thế mạnh và hạn chế như thế nào, đồng thời cũng biết con có nghiêm túc và nỗ lực trong quá trình học tập hay không. Lời nói của thầy cô sẽ có giá trị hơn trong mắt bố mẹ nên phần nào có thể giúp bố mẹ thay đổi suy nghĩ. Trong khi đó, nếu con cái đề nghị, bố mẹ sẽ quy chụp là do con lười biếng và không chịu cố gắng.

2. Lời khuyên cho bố mẹ

Trong những năm gần đây, những trường hợp trẻ bị trầm cảm, rối loạn lo âu,… ngày càng tăng do áp lực học tập và kỳ vọng quá lớn từ gia đình. Chính vì vậy, cha mẹ cũng cần đánh giá lại bản thân để kịp thời điều chỉnh. Những mong đợi từ gia đình có thể giúp trẻ hình thành động lực để phát triển bản thân. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cũng nên tiết chế sự kỳ vọng ở mức vừa phải và tránh tình trạng áp đặt con cái quá mức để con có thể học tập với tâm thế thoải mái nhất.

Sự kỳ vọng của cha mẹ đối với con cái
Bố mẹ nên cho lời khuyên để con trẻ tự đưa ra quyết định thay vì áp đặt và kỳ vọng quá mức

Cha mẹ cũng cần hiểu rằng, năng lực của mỗi người là không giống nhau. Đôi khi, sự nỗ lực và cố gắng có thể không mang lại kết quả như mong đợi. Chính vì vậy, nên khích lệ để con trẻ học tập siêng năng thay vì tạo áp lực quá lớn.

Với kinh nghiệm sống còn non nớt, con cái không thật sự hiểu mong muốn sâu xa của các bậc phụ huynh. Do đó, việc kỳ vọng quá mức có thể khiến con và gia đình ngày càng xa cách. Thậm chí, một số trẻ còn hình thành tâm lý thù địch với cha mẹ và thiếu tính trách nhiệm với gia đình khi trưởng thành.

Nếu không biết nên làm thế nào để đồng hành và hỗ trợ con trẻ, cha mẹ có thể đến gặp các chuyên gia tâm lý trị liệu. Với kiến thức và kinh nghiệm của mình, chuyên gia sẽ giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về tâm lý con trẻ, hoà hợp các mối quan hệ trong gia đình.

Bên cạnh đó, chuyên gia tâm lý trị liệu cũng giúp các bạn trẻ đang chịu nhiều áp lực về mặt học tập hay cuộc sống cải thiện được tinh thần, các vấn đề về cảm xúc cũng như hành vi cá nhân. Mục đích chính là giúp các bạn thay đổi theo hướng tích cực, tự tin hơn và có thêm nhiều cơ hội trong tương lai. 

Phương pháp tâm lý trị liệu sẽ giúp hồi phục sức khỏe tinh thần một cách tự nhiên, giải tỏa áp lực và không cần sử dụng bất kỳ loại thuốc nào. Khi con trẻ tích cực và tự tin cũng sẽ dễ dàng cởi mở, chia sẻ cùng cha mẹ. 

Để đặt lịch hẹn với chuyên gia tâm lý, bạn có thể liên hệ qua Hotline: 096 589 8008 hoặc để lại thông tin tại đây

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu
Cha mẹ kỳ vọng quá nhiều sẽ tạo áp lực lớn cho con cái. Đôi khi điều này không mang lại kết quả tốt mà ngược lại còn kìm hãm sự phát triển của con. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh cần đánh giá khách quan năng lực của con và lắng nghe mong muốn của trẻ thay vì áp đặt. Hãy để cho trẻ có cơ hội học những gì con thích và trở thành người mà con mong muốn.

Tham khảo thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận

  1. giang phạm says: Trả lời

    bài viết nói quá đúng, các bậc phụ huynh nên đọc

  2. Thuỳ Dương says: Trả lời

    trước mình từng đọc ở đâu đó có câu: “Kỳ vọng thái quá của cha mẹ, đứa trẻ sẽ là kim cương hoặc tan nát cuộc đời” quá chuẩn. Năm ngoái mình cũng từng phát ốm nhiều ngày liền, đau bụng vì ôn thi lớp 12, bố mẹ mình làm nhà nước nên ép mình và em học nhiều lắm. Sau bố mẹ thấy mình ko ổn nên đưa mình đến NHC để được chuyên gia hỗ trợ. May thật sự vì mình đã lấy lại tinh thần, cải thiện oke, trong khoảng 3 tháng thì phải xong mình yên tâm, tự tin thi tốt nghiệp luôn. thực sự biết ơn chuyên gia ở đây!

  3. Trần Tuấn Tú says: Trả lời

    Kỳ vọng quá nhiều con cái không chỉ áp lực, căng thẳng mà thậm chí còn trầm cảm, bao vụ tự tử trên báo đài nói suôt rồi đó thôi

    1. Hải My says: Trả lời

      nhưng ko kỳ vọng cũng khó bạn ạ, ai cũng mong con mình giỏi giang hơn người, sau cuộc sống dễ dàng hơn

  4. Ngọc Hoa says: Trả lời

    Bất kỳ cha mẹ nào cũng có thể kỳ vọng vào con cái, đó là quyền lợi chính đáng. nhưng nên đồng hành cùng con chứ đừng tạo áp lực thái quá!

  5. Ánh says: Trả lời

    ôi đọc bài này mới nhớ, bao vụ bố mẹ ép con học đến 1 – 2 giờ sáng, rồi điểm phải nhất nhì lớp, thi thố nọ kia quá mệt mỏi luôn

    1. Mai Vân Anh says: Trả lời

      đúng rùi, qua mình xách cặp của đứa bé nhà bên mà phát hoảng luôn, học lớp 1 mà cặp còn nhiều sách, nặng hơn mình xách laptop đi làm nữa trời ơi

  6. Tống Thu Hương says: Trả lời

    giờ các bé học nhiều lắm ạ, nhà nào cũng thế

  7. Đức Min says: Trả lời

    đầy vụ kiểm tra sách vở điện thoại của con đủ kiểu, chỉ muốn con học thôi. mng tham khảo thử bài này cũng hay lắm ạ https://tamlytrilieunhc.com/ap-luc-hoc-tap-13263.html

    1. Hạnh Nguyễn says: Trả lời

      chính mấy cái hành động đó mới khiến các em bị căng thẳng, trầm cảm rồi rối loạn lo âu nọ kia

  8. Phương Thảo says: Trả lời

    áp lực tạo nên kim cương nhưng mình ko thấy kim cương đâu, chỉ thấy khổ thân các em

  9. Vu Thanh Tam says: Trả lời

    đang rất áp lực gia đình và học tập. Mẹ e là 1 người nghiêm khắc… Hôm qua e thi toán đc 9 điểm mẹ thậm chí còn ko khen mà còn bảo 3 sai 2 câu trắc nghiệm sau đó mắng và bảo e ko xứng ở trong căn nhà đó…

    1. Huyền Huyền says: Trả lời

      mình cũng hay bị mắng nthe, nma nch cứ cố gắng mà vượt qua th, bố mẹ kh hiểu cho mình thì mình tự hiêu c ha.

    2. Ng Q Linh says: Trả lời

      Em bé ơi, mỗi người đều có 1 áp lực riêng, năm lớp 8 chị cũng thế đấy, nhưng chị không nổi 5 điểm toán đâu. Nhưng em ạ, bản thân em tự biết em đã cố gắng đến đâu, và sau cơn mưa trời lại sáng. Chị tin là nếu em xem nhẹ những lời cay nghiệt và tiếp tục cố gắng, thì mọi chuyện tốt đẹp sẽ đến với em. Chúc bé vui!

  10. Nguyễn Duy Nam says: Trả lời

    Rất nhiều người trong chúng ta coi con cái là tài sản, là “của để dành” nên lúc nào cũng muốn con thế này, thế kia rồi áp đặt con

  11. Hải Hậu says: Trả lời

    mấy vụ con trẻ bị trầm cảm, stress xong căng thẳng phải đi trị liệu tâm lý, ko biết mng có tỉnh thức đc tí nào ko

  12. Bùi Thị Thu Trang says: Trả lời

    mình sinh ra con nhưng con cũng có cuộc đời riêng của mình, các bậc phụ huynh hãy để con sống cho mình 1 tí đc ko ah>

  13. Huyền Trang says: Trả lời

    mình cũng từng sống trong kỳ vọng của bố mẹ mà lớn lên, năm nào cũng là học sinh giỏi, rồi đại học ra trường bằng giỏi, nhưng mình đã kịp nghĩ, sống phải cho mình chứ nhỉ? Mình cãi lời bố mẹ và không vào nhà nước làm việc, mình muốn làm tự do để thoải mái thể hiện bản thân. mình biết bố mẹ cũng thất vọng lắm nhưng nếu làm theo lời bố mẹ thì mình ko biết niềm vui là gì nữa, sống như vậy thì còn gì là sống nữa đúng ko?

    1. Thu Thương says: Trả lời

      chúc mừng bạn đã mạnh mẽ và biết sống vì bản thân mình!

      1. Huyền Trang says: Trả lời

        dạ em cảm ơn ạ!

  14. AnBy Nguyễn says: Trả lời

    năng lực của mỗi người là không giống nhau. Đôi khi, sự nỗ lực và cố gắng có thể không mang lại kết quả như mong đợi. câu này đúng quá ạ!

  15. Trần Minh Tiến says: Trả lời

    nhiều người thường so sánh con người ta với con mình và không muốn con mình thua kém vì thế cha mẹ sẽ cảm thấy mình thua kém với người ta. đúng là kỳ cục

    1. Duc Anh Nguyen says: Trả lời

      thì cuộc đời này là thế mà, có ai muốn sống thua kém người khác đâu ạ!

  16. Hiền Vũ says: Trả lời

    Lên lớp 12, việc học của em đã rất áp lực, thêm cả tiền học thêm, tiền sinh hoạt phí… và mỗi ngày em đều phải nghe bố mẹ nhắc đi nhắc lại chuyện tốn kém tiền nong. Vì thế em cảm thấy chán học, lực học của em chỉ ở mức khá nhưng bố mẹ lại ép em phải vào trường top đầu kinh tế, em chỉ mong sao lớn nhanh để đi làm, để khỏi đi học, áp lực về kinh tế học hành đã khiến em quá mệt mỏi

    1. Hà Giang says: Trả lời

      em ơi, cứ cố gắng hết mình nhé nhưng là vì chính bản thân mình chứ đừng vì ai cả. Cha mẹ nuôi nấng em, em hiếu thuận với cha mẹ nhưng đừng để điều này ảnh hưởng đến tương lai của mình. chúc em sớm đạt được điều mà mình mơ ước!

  17. Phạm Hằng says: Trả lời

    trc mình đọc có mấy vụ, kiẻu bố mẹ ép con học quá, ngày ngủ có mấy tiếng, thành ra giờ cứ đụng đến sách hay phải đi học là đau bụng, nôn tháo, trông thương thật sự

  18. Hao Nguyen says: Trả lời

    lắng nghe con là điều quan trọng nhất luôn đó ạ, cha mẹ đừng quên nhé!

  19. Nhật Minh says: Trả lời

    trước mình có đọc đc bài này, mng tham khảo thử nhé https://tamlytrilieunhc.com/hau-qua-cua-viec-ap-dat-con-cai-14238.html thấy đúng lắm

  20. Thanh Ngân says: Trả lời

    dđọc bài này mới thấy kiểu đúng là cha mẹ độc hại, thương gì mà thương

  21. Minh Ngọc says: Trả lời

    thông tin bổ ích cần được chia sẻ rộng rãi hơn!

  22. Dương Đàm says: Trả lời

    Để tránh cha mẹ áp đặt con cái, hãy cân bằng sự tự do với trách nhiệm

    1. Mai mai says: Trả lời

      Chuan b oi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *