Bệnh tâm thần phân liệt có nguy hiểm không? Di truyền không?

Tâm thần phân liệt được xem là một căn bệnh mãn tính với các biểu hiện nghiêm trọng có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của người bệnh. Cũng chính vì thế mà nhiều người luôn đặt ra câu hỏi “Liệu bệnh tâm thần phân liệt có nguy hiểm không? Có di truyền không?”.

Bệnh Tâm Thần Phân Liệt Có Nguy Hiểm Không
Tâm thần phân liệt là căn bệnh được đặc trưng bởi triệu chứng hoang tưởng, ảo giác

Tìm hiểu sơ lược về bệnh tâm thần phân liệt

Tâm thần phân liệt là một chứng bệnh nặng, được đặc trưng bởi các triệu chứng loạn thần như hoang tưởng, ảo giác, rối loạn hành vi và ngôn ngữ,…Người bệnh sẽ xuất hiện các ý nghĩ lệch lạc, không đúng đắn và phù hợp với thực tế. Những người xung quanh cũng không có cách nào để phân tích và giải thích cho bệnh nhân hiểu được điều gì là đúng, điều gì là sai.

Vì thế, mà những người mắc bệnh tâm thần phân liệt thường có nhiều hành động, lời nói kì lạ, bất thường do sự hoang tưởng gây nên. Hiện nay, căn bệnh này đang có xu hướng gia tăng và trẻ hóa đáng kể. Nhiều người xuất hiện các biểu hiện bệnh từ rất sớm nhưng không phát hiện ra, cho đến khi bệnh chuyển biến nghiêm trọng và để lại nhiều di chứng kéo dài đến suốt cuộc đời.

Một số triệu chứng điển hình của chứng bệnh này như:

  • Xuất hiện hoang tưởng, cụ thể như tự cao, cho rằng bản thân đang bị ám hại hoặc mắc phải một căn bệnh hiểm nghèo nào đó,…
  • Bệnh nhân sẽ có triệu chứng ảo giác, ví dụ như họ có thể nghe thấy âm thanh kì lạ nào đó hoặc thấy các sự vật, hiện tượng, đối tượng không thực,…
  • Cảm thấy bản thân tội lỗi, vô dụng, bất tài và có xu hướng muốn tự tách biệt, xa lánh với mọi người xung quanh.
  • Cơ thể hoạt động chậm chạp, mất tập trung, giảm sự chú ý, thiếu năng lượng.
  • Khí sắc trầm buồn, chán nản, tâm trạng thay đổi liên tục, có khi buồn bã, có khi lại cáu gắt, nóng giận không rõ nguyên do.
  • Người bệnh có thể thực hiện các hành vi hoặc sử dụng những lời nói vô nghĩa, khó hiểu hoặc không phù hợp với các chuẩn mực của xã hội hiện tại.

Theo nghiên cứu nhận thấy, tâm thần phân liệt có thể khởi phát ở bất kì đối tượng nào, tuy nhiên sẽ tập trung nhiều ở các lứa tuổi từ 18 đến 28 và có nhiều nguy cơ phát triển thành mãn tính.

Bệnh tâm thần phân liệt có nguy hiểm không?

Bệnh tâm thần phân liệt có nguy hiểm không luôn là câu hỏi được đặt ra bởi rất nhiều người bệnh. Như đã chia sẻ, tâm thần phân liệt là một căn bệnh nặng với các triệu chứng vô cùng nguy hiểm. Các biểu hiện của bệnh có thể khởi phát từ rất sớm, tuy nhiên lại tiến triển thầm lặng nên ít có trường hợp phát hiện và can thiệp ở những giai đoạn đầu tiên.

Hầu hết khi các triệu chứng của bệnh đã phát triển nghiêm trọng và làm ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng đời sống thì người bệnh mới có thể nhận biết. Lúc này nếu không kịp thời can thiệp và áp dụng tốt các biện pháp điều trị thì bệnh sẽ có nguy cơ tiến triển thành mãn tính, người bệnh bắt buộc phải sống chung với bệnh suốt cả đời.

Bệnh Tâm Thần Phân Liệt Có Nguy Hiểm Không
Tâm thần phân liệt là một bệnh nguy hiểm, có thể kéo dài đến suốt cuộc đời

Bệnh tâm thần phân liệt có thể gây ra một số tác động tiêu cực như sau:

  • Chất lượng cuộc sống bị suy giảm: Đa phần những người mắc phải chứng bệnh tâm thần phân liệt đều bị suy giảm nghiêm trọng về hiệu suất công việc, học tập. Họ hoàn toàn không thể tập trung, chú ý để hoàn thành tốt bất kì công việc nào. Đồng thời các triệu chứng của bệnh khiến cơ thể họ hành động chậm chạp, thiếu quyết đoán từ đó làm ảnh hưởng sức khỏe và sinh hoạt đời sống hàng ngày.
  • Cản trở đến các mối quan hệ: Do các triệu chứng hoang tưởng, ảo giác cùng những hành vi, cử chỉ khác lạ, sai lệch mà những người xung quanh sẽ dần trở nên xa cách, không muốn gần gũi với người bệnh.
  • Nguy cơ tự làm hại bản thân và những người xung quanh: Khi các triệu chứng bệnh không được kiểm soát tốt sẽ khiến cho người bệnh rơi vào trạng thái sợ hãi, hoảng loạn và nhiều lúc thực hiện các hành vi chống đối, phản kháng lại các ảo giác, hoang tưởng. Họ có thể tự thực hiện các hành động làm tổn thương đến chính mình hoặc những người bên cạnh. Nhiều trường hợp còn sử dụng các lời nói xúc phạm, đe dọa, đánh đập, uy hiếp giết hại người khác.

Có thể thấy những hậu quả mà bệnh tâm thần có thể gây ra là vô cùng lớn. Vì thế, để hạn chế tối đa các tác động nguy hiểm của căn bệnh này thì việc kịp thời phát hiện và điều trị đúng phương pháp là vô cùng cần thiết.

Ngay khi nhận thấy các triệu chứng của bệnh thì cần tiến hành thăm khám và chẩn đoán tại các cơ sở chuyên khoa để ngăn chặn được những ảnh hưởng tiêu cực, giúp quá trình hồi phục sức khỏe được diễn ra thuận lợi hơn.

Tâm thần phân liệt có phải bệnh di truyền?

Cho đến hiện nay vẫn chưa có bất kì nhận định cụ thể nào về những nguyên nhân gây ra tình trạng tâm thần phân liệt. Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa nhận thấy rằng căn bệnh mãn tính này có sự liên quan đến yếu tố di truyền.

Trong một số nghiên cứu khoa học cho thấy, tỉ lệ người mắc phải chứng tâm thần phân liệt chiếm khoảng 1%. Tuy nhiên, nếu trong gia đình có người thân như ông bà, cha mẹ, anh chị em ruột từng mắc phải chứng bệnh này thì nguy cơ sẽ tăng lên khoảng 12%.

Đặc biệt hơn, nếu gia đình chỉ có cha hoặc mẹ mắc bệnh thì tỉ lệ nguy cơ của con cái chiếm khoảng 16,4%. Tuy nhiên khi cả hai cùng mắc phải chứng bệnh này thì tỉ lệ sẽ tăng lên đến 68% cho các thế hệ sau. Số liệu này đã được tổng hợp dựa vào các nghiên cứu thực tế được thực hiện thông qua những cuộc kiểm tra khoa học chứ không phải là con số dự đoán.

Một nghiên cứu khác được tiến hành bởi các nhà khoa học tại Đại học Copenhagen của Đan Mạch. Họ tiến hành thu thập những thông tin tại Cơ quan Đăng ký Song sinh Quốc gia của Phần Lan. Kết quả nhận thấy tỉ lệ di truyền của chứng bệnh tâm thần phân liệt ở các cặp sinh đôi chiếm khoảng 40 đến 65%, cao hơn rất nhiều so với các trường hợp sinh 1 con. Vào năm 1988, một số nghiên cứu tại Phần Lan cũng cho thấy tỉ lệ di truyền tâm thần phân liệt chiếm đến 83%.

Bệnh Tâm Thần Phân Liệt Có Nguy Hiểm Không
Tâm thần phân liệt là căn bệnh mãn tính có sự liên quan đến các yếu tố di truyền

Các chuyên gia cho biết, nếu trong giai đoạn mang thai, người mẹ mắc phải các vấn đề sức khỏe tâm thần, nguồn dinh dưỡng bổ sung cho cơ thể không được đảm bảo hoặc mắc phải các chứng bệnh cần phải điều trị bằng thuốc thì nhiều khả năng con sinh ra sẽ dễ mắc phải chứng tâm thần phân liệt. Tuy nhiên, tỉ lệ mắc bệnh chỉ mang tính tương đối, cũng có trường hợp cả cha mẹ đều mắc bệnh nhưng con cái sinh ra vẫn có sức khỏe tinh thần bình thường và ổn định.

Cũng khá giống với các bệnh rối loạn tâm thần khác, tâm thần phân liệt cũng có sự liên quan đến những bất ổn bên trong hoạt động của Dopamine – một chất dẫn truyền thần kinh quan trọng. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có bất kì thông tin nào cụ thể và chính xác về cơ chế di truyền của chứng bệnh này.

Nhìn chung, về thắc mắc bệnh tâm thần phân liệt có di truyền không thì câu trả lời là Có nhưng không tuyệt đối. Nếu gia đình từng có người thân mắc phải chứng bệnh này thì bạn cũng nên theo dõi và kiểm tra sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện và can thiệp đúng lúc.

Làm sao để giảm nguy cơ di truyền tâm thần phân liệt?

Tuy rằng bệnh tâm thần phân liệt có sự liên quan đến các yếu tố di truyền nhưng cũng có các trường hợp trẻ nhỏ sinh ra và được nuôi lớn trong một gia đình yêu thương, hạnh phúc thì vẫn có được sức khỏe tinh thần ổn định. Tuy nhiên, để phòng ngừa tốt nguy cơ mắc bệnh thì bản thân người bệnh tâm thần phân liệt khi muốn có con thì cần tham khảo, tư vấn kỹ trước với bác sĩ chuyên khoa.

Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra sơ bộ và đưa ra các lời khuyên phù hợp về nguy cơ di truyền bệnh, từ đó giúp bệnh nhân cân nhắc kỹ lưỡng về quyết định có con. Việc tự ý mang thai vào thời gian điều trị bệnh có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ở trẻ nhỏ, đồng thời gây ra hàng loạt các hệ lụy nguy hiểm về sau.

Bởi những ảnh hưởng nặng nề mà tình trạng bệnh tâm thần phân liệt có thể gây ra nên bạn cần thực hiện một số điều sau đây để giảm bớt nguy cơ di truyền bệnh cho thế hệ sau:

  • Độ tuổi thích hợp để mang thai là từ 20 đến 30 tuổi hoặc trước năm 35 tuổi. Không nên mang thai khi còn quá trẻ hoặc đã quá lớn tuổi.
  • Người đang mắc bệnh tâm thần phân liệt hoặc các chứng bệnh tâm lý khác không nên mang thai. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đưa ra quyết định có con vào đúng thời điểm.
  • Nếu đã kết thúc quá trình điều trị thì bạn cũng cần phải ngưng thuốc sau một khoảng thời gian dài mới nên có ý định mang thai.
  • Trong quá trình mang thai cần phải biết cách cân bằng cảm xúc, thư giãn, bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
  • Trong thời gian mang thai cần phải hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc. Trong trường hợp bắt buộc cần phải tuân thủ đúng theo yêu cầu của bác sĩ, người bệnh cũng cần chia sẻ cụ thể về tình trạng bệnh lý của bản thân để bác sĩ cân nhắc kê đơn thuốc phù hợp.
  • Thực hiện việc khám thai định kỳ để có thể theo dõi và duy trì sức khỏe ở trạng thái tốt nhất.
  • Nên tạo môi trường sống và học tập lành mạnh cho trẻ, gia đình cần dành nhiều sự yêu thương, quan tâm để hạn chế các tổn thương tâm lý cho trẻ nhỏ.
  • Thường xuyên đưa trẻ đến thăm khám sức khỏe định kỳ để có thể sớm loại bỏ các nguy cơ phát triển bệnh.

Tóm lại, tâm thần phân liệt là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm cần được phát hiện và điều trị kịp thời để phòng tránh các hậu quả nghiêm trọng xảy ra. Đồng thời, nếu trong gia đình có người thân đang mắc phải chứng bệnh này thì các thành viên còn lại cũng phải tiến hành thăm khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện các nguy cơ khởi phát bệnh.

Tham khảo thêm:

4.3/5 - (75 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *