Tại sao căng thẳng stress gây đau dạ dày? Cách điều trị

Khi căng thẳng, lo lắng, chúng ta thường có cảm giác đau âm ỉ hoặc quặn thắt, khó chịu ở dạ dày. Tình trạng này xảy ra do mối quan hệ mật thiết giữa não và đường tiêu hóa thông qua hệ thần kinh trung ương. Nguyên nhân căng thẳng stress gây đau dày do đâu, bài viết sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết thắc mắc này. 

Tại sao căng thẳng lại dẫn đến đau dạ dày?

Đau dạ dày do căng thẳng là tình trạng cơn đau âm ỉ hoặc quặn thắt ở dạ dày được kích hoạt do căng thẳng, lo lắng. Tình trạng này xảy ra rất phổ biến, sẽ không nghiêm trọng khi mức độ căng thẳng, stress ngắn hạn. Tuy nhiên, sẽ là vấn đề nghiêm trọng ở những người căng thẳng mãn tính.

Căng thẳng, stress gây đau dạ dày có liên quan đến kết nối của trục não - ruột
Căng thẳng, stress gây đau dạ dày có liên quan đến kết nối của trục não – ruột

Nguyên nhân chính khiến căng thẳng, stress gây đau dạ dày được cho là có liên quan đến trục não và ruột. Trục não – ruột có sự kết nối của hệ thần kinh ruột (kiểm soát dạ dày và ruột) với hệ thần kinh trung ương (não và cột sống). Khi thần kinh trung ương căng thẳng, sẽ tác động trực tiếp đến hệ thần kinh ruột, gây ra các triệu chứng về tiêu hóa (GI), bao gồm triệu chứng đau dạ dày.

Hệ thần kinh được chia thành nhiều hệ thống, tất cả đều giao tiếp với nhau. Hệ thần kinh ruột sử dụng các chất dẫn truyền thần kinh để tương tác với hệ thần kinh trung ương. Khi căng thẳng, não sẽ tiết ra cortisol và adrenalin, kích thích hệ thần kinh tự chủ, đưa cơ thể vào trạng thái chiến đấu hoặc bỏ chạy.

Do hệ thần kinh tự chủ (chức năng duy trì sự sống) có tương tác với hệ thần kinh ruột. Vì thế, khi não gửi tín hiệu đến hệ thần kinh tự chủ, sẽ dẫn đến tăng nhịp tim , huyết áp, khiến cổ họng, dạ dày và ruột co thắt, có thể gây cảm giác nghẹn, có cục u ở cổ họng. Ngoài ra còn gây co thắt ruột, buồn nôn và có cảm giác thắt chặt ở dạ dày.

Bên cạnh đó, đau dạ dày do căng thẳng còn có thể liên quan đến việc:

  • Stress, căng thẳng làm tăng tính thấm của niêm mạc dạ dày, ảnh hưởng đến quá trình sữa chữa các tế bào tổn thương, khiến dạ dày dễ bị viêm loét.
  • Người bị stress, căng thẳng thường chán ăn, bỏ bữa hoặc ăn uống vô độ, gây tổn thương dạ dày, làm tăng nguy cơ đau dạ dày…

Tác hại của căng thẳng, stress đối với dạ dày

Hệ thần kinh ruột còn được gọi là “bộ não thứ hai” của cơ thể. Hệ thần kinh ruột tương tác với hệ thần kinh giao cảm (kích hoạt trạng thái chiến đấu hoặc bỏ chạy) và hệ thần kinh phó giao cảm (giúp cơ thể bĩnh tĩnh khi nguy hiểm đã qua).

Mối liên hệ giữa căng thẳng, stress và đau dạ dày là mối liên hệ tương tác hai chiều. Căng thẳng, stress gây đau dạ dày, ngược lại, các vấn đề dai dẳng về đường tiêu hóa là gia tăng, trầm trọng tình trạng căng thẳng.

Các tác hại của căng thẳng, stress đối với dạ dày bao gồm:

  • Làm tăng axit dạ dày và làm giảm chất nhầy, prostaglandin bảo vệ niêm mạc dạ dày
  • Khiến dạ dày tăng tiết dịch vị, co bóp quá mức, dẫn đến trào ngược dạ dày (GERD)
  • Gây rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng như đau bụng khó chịu, khó tiêu, táo bón, tiêu chảy
  • Gây buồn nôn, đầy hơi, ợ nóng, tăng hoặc giảm cảm giác thèm ăn
  • Là gia tăng nguy cơ nhiễm trùng, viêm dạ dày, loét dạ dày, bệnh Corhn, hội chứng ruột kích thích (IBS)
  • Nguy cơ gây ra biến chứng xuất huyết dạ dày ở người mắc viêm loét dạ dày…

Dấu hiệu bị đau dạ dày do căng thẳng, stress

Các triệu chứng thường gặp là nóng rát, đau ở vùng thượng vị (trên rốn dưới ngực), buồn nôn, đầy hơi, khó tiêu, thay đổi khẩu vị… Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, triệu chứng đau dạ dày do căng thẳng có sự khác nhau ở mỗi người.

Người bị căng thẳng, stress đau dạ dày thường có triệu chứng đau bụng, đầy hơi, khó tiêu
Người bị căng thẳng, stress đau dạ dày thường có triệu chứng đau bụng, đầy hơi, khó tiêu

Nhiều người thường mô tả cảm giác đau dạ dày do stress là “have butterflies in your stomach”, nghĩa là có nhiều con bướm trong dạ dày. Tức là, có cảm giác nôn nao, bồn chồn, khó chịu ở dạ dày.

Các dấu hiệu bị đau dạ dày do căng thẳng, stress:

  • Buồn nôn, nóng rát dạ dày khi cảm thấy lo lắng, căng thẳng quá mức
  • Đầy hơi, khó tiêu có thể bao gồm khó chịu hoặc đau dạ dày
  • Đau bụng, rối loạn tiêu hóa có khi tiêu chảy, có khi táo bón
  • Thay đổi khẩu vị, chán ăn, ăn uống không ngon miệng hoặc làm giảm cảm giác no
  • Chuột rút do tăng co thắt dạ dày hoặc thiếu oxy đến cơ bắp
  • Co thắt dạ dày, ợ chua, ợ nóng do axit dạ dày tiết ra nhiều…

Các triệu chứng đau dạ dày do căng thẳng thường chỉ kéo dài trong thời gian ngắn, khoảng vài giờ. Có thể biến mất khi tình huống căng thẳng được giải quyết. Căng thẳng, stress hoặc lo âu quá mức, liên tục đều có thể gây ra các triệu chứng thể chất, bao gồm cả đau dạ dày.

Cách điều trị đau dạ dày do stress

Đau dạ dày do stress có thể điều trị được, phương pháp điều trị rất đa dạng, bao gồm sử dụng thuốc điều trị, áp dụng liệu pháp tâm lý, thay đổi chế độ ăn uống và lối sống. Nguyên nhân chính gây đau dạ dày là do căng thẳng, stress, vì thế mục tiêu điều trị sẽ là giảm căng thẳng, kiểm soát stress và khắc phục triệu chứng đau dạ dày.

Tâm lý trị liệu

Các liệu pháp tâm lý được đánh giá cao về hiệu quả trong điều trị đau dạ dày do căng thẳng, stress gây ra. Ngoài ra, các liệu pháp này giúp làm dịu triệu chứng đau dạ dày và giảm bớt các rối loạn chức năng tiêu hóa nghiêm trọng.

Những liệu pháp tâm lý thường được áp dụng gồm:

  • Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT): Giúp bệnh nhân nhận diện và thay đổi các suy nghĩ, hành vi tiêu cực, học các kỹ năng đối phó với căng thẳng, kiểm soát cảm xúc. CBT có hiệu quả tích cực với bệnh nhân bị đau dạ dày dai dẳng do stress.
  • Liệu pháp thư giãn: Liệu pháp gồm nhiều kỹ thuật được thiết kế để người bệnh thư giãn tinh thần, giảm phản ứng với căng thẳng. Các kỹ thuật bao gồm hình dung, thư giãn cơ tiến triển, thư giãn với âm nhạc…
  • Liệu pháp thôi miên: Liệu pháp với các gợi ý tích cực tập trung vào chức năng đường tiêu hóa, giúp cải thiện triệu chứng đau dạ dày do căng thẳng. Thường được kết hợp với liệu pháp thư giãn sâu.

Điều trị bằng thuốc

Bạn có thể tìm đến bác sĩ tâm lý hoặc bác sĩ chuyên khoa Nội tiêu hóa để khám sức khỏe. Thông qua chẩn đoán, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng của dạ dày và chỉ định một số loại thuốc để giảm triệu chứng, bảo vệ niêm mạc dạ dày và phục hồi vết loét.

Đối với đau dạ dày do căng thẳng, stress mãn tính, bác sĩ tâm lý sẽ chỉ định các thuốc giảm căng thẳng, lo âu phù hợp. Các loại thuốc được sử dụng để cải thiện các vấn đề dạ dày liên quan đến stress:

  • Thuốc kháng axit
  • Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày
  • Thuốc ức chế tiết dịch vị dạ dày (bao gồm thuốc kháng histamin H2 hoặc thuốc ức chế bơm proton)
  • Kháng sinh (trong trường hợp dương tính với vi khuẩn Helicobacter pylori)
  • Thuốc an thần nhẹ hoặc thuốc giảm lo âu…

Cách giảm stress, phòng ngừa đau dạ dày

Trên thực tế, tất cả các cơ quan đều phải chịu ảnh hưởng tiêu cực khi đối mặt với stress. Tuy nhiên, dạ dày và đường ruột là các cơ quan bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Để giảm ảnh hưởng của stress lên dạ dày, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:

1. Thực hiện các biện pháp thư giãn

Stress là nguyên nhân chính dẫn đến hàng loạt các vấn đề sức khỏe liên quan đến dạ dày. Chính vì vậy, cách hiệu quả nhất để bảo vệ cơ quan tiêu hóa nói chung và dạ dày nói riêng là giải tỏa căng thẳng. Thực tế, stress không chỉ xảy ra khi phải đối mặt với những sự kiện sang chấn mà tích tụ từ những áp lực trong công việc, học tập, mâu thuẫn trong các mối quan hệ, vấn đề tài chính,…

Học cách giảm stress sẽ giúp bạn hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đến dạ dày và giữ cho tinh thần luôn thoải mái, lạc quan. Đây chính là chìa khóa để giữ cho sức khỏe luôn luôn ổn định.

stress có ảnh hưởng đến dạ dày không
Thực hiện các biện pháp thư giãn giúp giải tỏa stress và giảm ảnh hưởng của căng thẳng thần kinh lên dạ dày

Các biện pháp thư giãn giúp giải tỏa căng thẳng bạn có thể áp dụng:

  • Ngồi thiền: Ngồi thiền đã được chứng minh là liệu pháp giảm stress hữu hiệu. Hiện tại, liệu pháp này đã được ứng dụng trong quá trình điều trị stress mãn tính, cấp tính, trầm cảm, rối loạn lo âu và nhiều vấn đề tâm lý khác. Bạn có thể ngồi thiền từ 10 – 15 phút hoặc ngồi thiền trong nhiều giờ.
  • Tắm nước ấm: Sau một ngày làm việc căng thẳng, bạn có thể giải tỏa tâm trạng bằng cách tắm nước ấm. Nước ấm giúp thư giãn cơ bắp, tăng tuần hoàn máu và làm dịu hệ thần kinh trung ương.
  • Dùng trà thảo mộc: Các loại trà thảo mộc có thể giải tỏa căng thẳng và mang đến nhiều lợi ích đối với giấc ngủ. Để giảm ảnh hưởng của stress đến dạ dày, bạn nên dùng trà bạc hà, mật ong, trà gừng hoặc trà hoa cúc.
  • Liệu pháp mùi hương: Liệu pháp mùi hương có thể được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau như ngửi trực tiếp tinh dầu, dùng trà thảo mộc, massage với tinh dầu, cho tinh dầu vào máy khuếch tán,…

2. Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý

Chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của dạ dày và các cơ quan tiêu hóa. Khi bị stress, việc điều chỉnh thói quen ăn uống sẽ giúp ích rất nhiều trong việc phòng ngừa loét dạ dày, trào ngược thực quản,… Ngoài ra, một số loại thực phẩm lành mạnh cũng có hiệu quả trong việc giải tỏa căng thẳng và nâng đỡ tinh thần.

Tại sao căng thẳng lại đau dạ dày
Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng giúp ích rất nhiều trong việc phòng ngừa các vấn đề dạ dày do stress

Chế độ ăn uống hợp lý giúp cải thiện stress và hạn chế những ảnh hưởng đến dạ dày:

  • Tránh tuyệt đối các món ăn chứa nhiều gia vị cay nóng, thực phẩm có nhiều axit như chanh, me, cóc, xoài,…
  • Không sử dụng rượu bia và cà phê vì làm tăng mức độ lo âu, căng thẳng, khiến cho dạ dày co bóp quá mức và tăng tiết dịch vị bất thường.
  • Nên chia nhỏ bữa ăn thành 4 – 5 bữa, chế biến món ăn dạng mềm, lỏng và sử dụng ít dầu mỡ, gia vị để dạ dày dễ dàng tiêu hóa thức ăn.
  • Tăng cường bổ sung rau xanh và các loại trái cây không chứa axit như thanh long, quả bơ, lê, chuối, dưa hấu,…
  • Ưu tiên các loại thực phẩm có khả năng hấp thu dịch vị tốt như cơm trắng, bánh mì, các loại rau, hạt chia, yến mạch,…

Chế độ ăn ảnh hưởng rất nhiều đến dạ dày và đường ruột. Nếu có chế độ dinh dưỡng hợp lý, bạn có thể giảm đáng kể những ảnh hưởng của stress đến dạ dày cùng với các cơ quan tiêu hóa khác.

3. Lối sống lành mạnh, khoa học

Ngoài chế độ ăn uống, bạn cũng nên điều chỉnh lối sống để giảm thiểu ảnh hưởng của stress đến dạ dày. Bên cạnh đó, lối sống khoa học cũng giúp giảm stress và giữ cho bạn tinh thần thoải mái nhất.

Tại sao căng thẳng lại đau dạ dày
Tập thể dục mỗi ngày giúp giảm stress và hỗ trợ điều chỉnh những bất thường ở dạ dày như co bóp quá mức, tăng bài tiết dịch vị,…

Lối sống khoa học giúp giảm thiểu ảnh hưởng của stress đối với dạ dày:

  • Dành 15 – 30 phút tập thể dục mỗi ngày có thể điều hòa nhu động ống tiêu hóa và giảm hiện tượng tăng tiết dịch vị quá mức.
  • Tập thể dục thường xuyên, đều đặn giúp thể kiểm soát stress và giữ cho bản thân tinh thần khỏe mạnh.
  • Nên chọn các bộ môn có cường độ vừa phải như yoga, đạp xe, đi bộ, chạy bộ, đánh cầu lông,… Bởi luyện tập quá mức có thể khiến dạ dày bị kích thích và phát sinh cơn đau.
  • Đảm bảo ngủ đủ giấc và chỉ nên làm việc tối đa 8 – 9 giờ mỗi ngày.

Căng thẳng (stress) ảnh hưởng rất nhiều đến dạ dày cùng với các cơ quan tiêu hóa khác. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về vấn đề này và chủ động trong việc giải tỏa stress để bảo vệ sức khỏe. Nếu cần thiết, nên tìm gặp bác sĩ để được tư vấn các biện pháp điều trị stress nặng.

Tham khảo thêm:

Nguồn tham khảo: 

  • https://www.health.harvard.edu/newsletter_article/stress-and-the-sensitive-gut
  • https://caps.byu.edu/stress-and-the-digestive-system
4.3/5 - (53 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *