Chứng sợ bóng bay (Globophobia) vượt qua bằng cách nào?

Những quả bóng bay với hình thù dễ thương, màu sắc sặc sỡ vốn rất được nhiều người thích thú, đặc biệt là trẻ em nhưng với một số ít người thì đây thực sự là nỗi ám ảnh. Chứng sợ bóng bay Globophobia được đặc trưng bằng việc người đó có những phản ứng căng thẳng quá mức như khó thở, đau tức ngực, buồn nôn thậm chí là ngất xỉu khi thấy bóng bay.

Chứng sợ bóng bay
Chứng sợ bóng bay đặc trưng bởi nỗi căng thẳng quá mức với món đồ chơi trang trí này

Chứng sợ bóng bay Globophobia là gì?

Con người có vô vàn nỗi sợ nghe có vẻ phi lý nhưng lại hoàn toàn có thật, điển hình trong đó chính là chứng sợ bóng bay. Đây là một vấn đề tâm lý thuộc nhóm rối loạn lo âu có tên khoa học là Globophobia, đề cập đến một nỗi ám ảnh cụ thể và bất thường. Mặc dù tỷ lệ mắc chứng này không cao nhưng có thể gây ra những ảnh hưởng lớn đến cuộc sống những người bệnh.

Bóng bay vốn dĩ là một đồ vật vô hại đồng thời lại có ngoại hình cực kỳ dễ thương với những màu sắc sặc sỡ, họa tiết đáng yêu. Người ta thường hay dùng bóng bay để trang trí trong các sự kiện như khai trương, sinh nhật hoặc làm đồ chơi cho em bé. Bạn cũng không khó để bắt gặp những xe bán bong bay với rất nhiều hình dạng, màu sắc tại các khu vui chơi cho trẻ em hoặc công viên.

Đặc trưng của những người mắc chứng sợ bóng bay chính là những phản ứng căng thẳng quá mức khi nhìn thấy những quả bóng bay lơ lửng. Mức độ sợ hãi của họ càng tăng cao thì khoảng cách từ bản thân đến quả bóng ngày càng được rút ngắn. Nỗi sợ phi phí của họ thường bị mọi người xung quanh hiểu lầm, đánh giá là họ làm quá hay cho rằng họ quá nhút nhát mà không hiểu được về bản chất nỗi sợ.

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý

Globophobia không hoàn tác động nhiều đến cuộc sống của người bệnh bởi bóng bay không phải một vật nhất định phải có trong cuộc sống và cũng không phổ biến mọi lúc, mọi nơi. Tuy nhiên chứng sợ bóng bay có thể hạn chế người bệnh trong việc đến các bữa tiệc hay các khu vui chơi có nhiều trẻ em.

Biểu hiện chứng sợ bóng bay

Các triệu chứng của Globophobia thường xuất hiện rõ ràng nhất khi người đó nhìn thấy hay phải tiếp xúc với bóng bay. Mức độ sợ hãi của từng người sẽ khác nhau tùy theo tình huống hay các trải nghiệm tiêu cực trước đó. Bản thân người bệnh cũng ý thức được rằng nỗi sợ của bản thân là vô lý nhưng không làm thế nào để có thể soát được trạng thái hoảng loạn khi thấy bóng bay.

Chứng sợ bóng bay
Việc nhìn thấy hay tiếp xúc với bóng bay có thể khiến người bệnh hoảng loạn tột độ

Một số biểu hiện điển hình của chứng sợ bóng bay như

  • Trạng thái căng thẳng quá mức khi thấy bóng bay được biểu hiện như run rẩy, toát nhiều mồ hôi, tim đập nhanh, nhịp thở gấp, hoa mắt, chóng mặt, nôn và buồn nôn, khô miệng, có cảm giác như có kim đang châm vào da thịt, thậm chí một số người còn hoảng loạn đến ngất xỉu.
  • Có xu hướng chạy trốn khi thấy bóng bay trong trạng thái run rẩy, căng thẳng tột độ
  • Từ chối đến những nơi có bóng bay, lựa chọn đi các cung đường khác hoặc làm mọi cách để không thấy bóng bay
  • Gặp ác mộng nếu ngày hôm đó nhìn thấy bong bóng cũng là đặc trưng ở những người mắc hội chứng sợ bong bóng
  • Luôn nhìn nhận tiêu cực khi thấy bong bóng, thậm chí có cảm giác như bong bóng đang đuổi theo và tấn công họ
  • Từ chối đến những bữa tiệc sinh nhật, tiệc khai trương, các khu vui chơi hoặc bất cứ nơi nào có bong bóng. Thậm chí hình ảnh những trái bong bóng cũng khiến họ lo âu
  • Một số người thậm chí còn sợ cả bong bóng nước, bong bóng xà phòng hay bọt khí nổi trong các ly nước có ga.

Mức độ Globophobia ngày càng tăng lên theo thời gian chứ không hề giảm bớt bởi người đó ngày lo sợ, càng hình thành tâm lý trốn tránh hay đối phó với quả bóng bay. Đặc biệt nếu những người thân xung quanh không thấu hiểu mà chỉ trích hay coi thường nỗi sợ sẽ càng làm tâm lý của những người mắc chứng sợ bóng bay bất ổn hơn.

Nguyên nhân hội chứng sợ bóng bay

Hội chứng sợ bóng bay có thể xuất hiện ở cả trẻ em và người trưởng thành, bất cứ ai cũng có thể mang nỗi sợ này do xuất phát từ những trải nghiệm tiêu cực từ quá khứ. Thực tế vẫn chưa hoàn toàn xác nhận được cơ chế chính xác của Globophobia, tuy nhiên các nhà khoa học cũng tạm thời xác định đây là rối loạn không có một nguyên nhân duy nhất, và chỉ ra một số yếu tố có thể liên quan.

Chứng sợ bóng bay
Hình ảnh bóng bay gắn liền với những thứ đáng sợ có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng này

Một trong những yếu tố chính làm hình thành nỗi sợ bóng bay ở rất nhiều người chính là những trải nghiệm tiêu cực trong quá khứ. Chẳng hạn

  • Sợ tiếng nổ của quả bóng bay
  • Quả bóng bị nổ đột ngột, ngay bên cạnh khiến người đó giật mình, hoảng sợ
  • Bị một ai đó ném bóng bay vào mặt, chẳng hạn như một chú hề
  • Bị người khác trêu chọc, hù dọa hay tấn công bằng một quả bóng cũng có thể là nguyên nhân của Globophobia
  • Những quả bóng bay có hình thù kỳ dị, đáng sợ
  • Bị chấn thương bởi bóng bay hay những thứ có hình thù tương tự ( thường nhất là tổn cũng có thể là tổn thương thính lực, hay một số quả bóng có thể gây )
  • Sợ sự chuyển động của bóng bay
  • Dị ứng với các thành phần làm nên bóng bay

Yếu tố di truyền, trong đó nếu trong gia đình có người mắc chứng sợ bóng bay thì những người xung quanh cũng hoàn toàn bị ảnh hưởng rất nhiều. Chẳng hạn nếu cha mẹ sợ bóng bay và thường xuyên đe dọa, nhắc nhở con cái tránh xa những quả bóng bay vì có thể gặp nhiều nguy hiểm thì cũng sẽ người con luôn cảm giác với những trái bóng dù chúng trông cực kỳ dễ thương.

Bên cạnh đó, chứng bệnh này có thể xuất hiện ở bất cứ ai nhưng có tỷ lệ cao gặp ở trẻ em hay những người hay bị giật mình. Nỗi sợ ban đầu thường chưa quá mức nghiêm trọng nhưng nếu lặp đi lặp lại nhiều lần với mức độ tăng dần sẽ làm chứng sợ bóng bay ngày càng phát triển nghiêm trọng hơn.

Chứng sợ bóng bay có nghiêm trọng không?

Các trải nghiệm tiêu cực hình thành chứng sợ bóng bay đã được hình thành từ quá khứ nhưng không được cải thiện và giúp đỡ. Một số người còn chia sẻ khi những người xung quanh biết họ mắc chứng sợ bóng bay còn cố gắng tìm các hù dọa, trêu chọc họ bằng những quả bóng bay để xem phản ứng hoảng loạn của họ và cười cợt, điều này cũng là yếu tố khiến tình trạng bệnh phát triển xấu đi.

Chứng sợ bóng bay
Chứng sợ bóng bay cản trở người bệnh đến các buổi tiệc hay sự kiện có bóng bay, cho dù nó rất quan trọng

Thực tế, bóng bay chỉ là một phụ kiện, một loại đồ chơi, sự không có mặt của nó cũng chẳng gây ra vấn đề gì nghiêm trọng tới cuộc sống. Do đó chỉ cần tránh né và không nhìn thấy bóng bay thì người bệnh hoàn toàn không cần quá lo lắng về những ảnh hưởng tới cuộc sống, sức khỏe và tinh thần của bản thân khi mắc Globophobia.

Dù vậy, chứng sợ bóng bay có thể gây cản trở người bệnh đến rất nhiều các sự kiện, buổi tiệc hay các hoạt động ngoài trời. Đặc biệt khi hiện nay, xu thế trang trí tiệc đám cưới, sinh nhật, khai trương, thôi nôi, lễ tốt nghiệp đều rất ưa chuộng việc sử dụng bóng bay. Người bệnh thường cố gắng từ chối đến các buổi tiệc này, hoặc nếu bắt buộc tham dự tinh thần của họ sẽ cực kỳ mệt mỏi, lúc nào cũng lo âu và căng thẳng, run rẩy không thể chịu được.

Nói chung, so với các dạng rối loạn lo âu đặc hiệu khác như hội chứng sợ chó hay sợ bbóng tối thì mức độ ảnh hưởng lên đời sống, tinh thần hay sức khỏe là thấp hơn. Tuy nhiên không vì thế mà có thể chủ quan và bỏ qua điều trị vì có thể gây ra nhiều hệ lụy không đáng có, đặc biệt trong việc giữ gìn các mối quan hệ quan trọng như bạn bè, đối tác, sếp hay chính những người thân trong gia đình.

Làm sao để vượt qua chứng sợ bóng bay

Chứng sợ bóng bay Globophobia chưa được công nhận trong cả Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê các Rối loạn Tâm lý Tâm thần (DSM-5) và Phân loại thống kê quốc tế về các bệnh tật và vấn đề sức khỏe liên quan (ICD), tuy nhiên bác sĩ tâm thần và các chuyên gia tâm lý vẫn có thể đưa ra những chẩn đoán thông qua việc trò chuyện hoặc làm các bài test liên quan.

Các triệu chứng căng thẳng quá mức có liên quan đến bóng bay nếu đã xuất hiện trên 6 tháng với mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn và có ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người đó sẽ được chẩn đoán là bệnh. Tùy mức độ về chứng sợ bóng bay mà lộ trình điều trị sẽ được chỉ định khác nhau.

Trị liệu tâm lý

Mục đích chính của việc trị liệu tâm lý chính là giúp người bệnh hiểu về bản chất của bóng bay, nhìn nhận rằng đây không phải là một đồ vật đáng sợ và cũng không gây nguy hại, không thể tấn công bạn. Các giải pháp cũng được hướng tới để giải tỏa nỗi ám ảnh từ quá khứ, hướng người bệnh đến những nhìn nhận ở thực tại tích cực và đúng đắn hơn.

Chứng sợ bóng bay
Chăm sóc trị liệu tâm lý có thể mang đến nhiều lợi ích tích cực cho người sợ bóng bay

Nhà trị liệu sẽ thông qua việc trò chuyện với người bệnh để đi sâu vào tâm trí, tìm hiểu về nguồn gốc của nỗi sợ sau đó dần tìm cách loại bỏ gốc rễ vấn đề. Bản thân người mắc chứng sợ bóng bay cần thực sự trung thực trong suốt quá trình trị liệu về cả cảm xúc, suy nghĩ, nhìn nhận của bản thân bởi chỉ khi đó nhà trị liệu mới thực sự nắm bắt được vấn đề và giúp đỡ hợp lý.

Một số liệu pháp có thể mang đến lợi ích cho người mắc chứng Globophobia như

  • Thôi miên: liệu pháp này có thể đem đến nhận thức cho người bệnh trong việc tìm hiểu về sức mạnh bên trong và phát huy nó để chống lại các nỗi sợ của bản thân. Thông qua thôi miên, người bệnh có thể kiểm soát được trạng thái nhận thức của bản thân thông qua các điều chỉnh nhận thức từ nhà trị liệu ở trạng thái vô thức đến khi người đó đã trở về trạng thái thực tại.
  • Liệu pháp nhận thức hành vi CBT: nhà trị liệu sẽ giúp thân chủ nhìn nhận rõ chứng sợ bóng bay của mình đã ảnh hưởng như thế nào đến cảm xúc và hành vi, từ đó loại bỏ những nhìn nhận sai lệch và thay thế bằng những nhận thức đúng đắn, tích cực hơn. CBT tiếp cận các vấn đề đang diễn ra bên trong một cách khoa học và có hệ thống, nhờ đó có thể tháo gỡ các vấn đề vướng mắc từ sâu bên trong tâm trí để người bệnh cảm thấy thư giãn thoải mái hơn.
  • Liệu pháp phơi nhiễm: một trong những liệu pháp quan trọng với những người mắc chứng rối loạn ám ảnh sợ nói chung chính là liệu pháp phơi nhiễm. Theo đó, nhà trị liệu sẽ cho người mắc chứng sợ bóng bay tiếp xúc với nỗi sợ của mình theo từng cấp độ để tăng mức độ thích nghi với sự căng thẳng, từ đó mức độ lo âu sẽ dần giảm xuống đáng kể. Chẳng hạn nhà trị liệu có thể bắt đầu với hình ảnh quả bóng bay, một chiếc vỏ bóng bay chưa được thổi rồi dần dần mới là một quả bóng bay đang lơ lửng. Dần dần khi đã tiếp xúc với trái bóng nhiều lần, người bệnh có thể hình thành nhận thức rằng nó thực sự không có gì đáng sợ và thoải mái hơn khi tiếp xúc lần sau.
  • Liệu pháp thư giãn: các biện pháp thư giãn sẽ được kết hợp song song với các liệu pháp khác, đặc biệt là liệu pháp phơi nhiễm cho bệnh nhân Globophobia để phòng tránh các phản ứng tiêu cực quá mức có thể xảy ra. Chẳng hạn như liệu pháp hơi thở, kiểm soát cảm xúc, yoga có thể mang đến nhiều cải thiện tích cực giúp tinh thần người bệnh thoải mái, lạc quan hơn.

Theo các chuyên gia, người mắc chứng sợ bóng bay nếu đáp ứng tốt với các liệu pháp trị liệu có thể dần lấy lại tinh thần tích cực, thoải mái và tự tin hơn khi phải tiếp xúc gần với bóng bay. Tất nhiên các triệu chứng có thể không biến mất hẳn nhưng ít  nhất  các liệu pháp này cũng có thể giúp người bệnh tự tin hơn, có thể tham gia các bữa tiệc và sự kiện có sự xuất hiện của bóng bay.

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu

Dùng thuốc

Thuốc không thể giúp ích hoàn toàn cho người bệnh bởi không có bất cứ loại thuốc nào có thể làm loại bỏ được nỗi sợ của con người. Tuy nhiên để tinh thần người bệnh thoải mái hơn và có chất lượng cuộc sống tốt hơn, một số loại thuốc cũng có thể được chỉ định tạm thời. Phổ biến nhất là thuốc chống lo âu, thuốc trầm cảm, thuốc an thần.

Tuy nhiên các nhóm thuốc này thường kèm theo rất nhiều tác dụng phụ không mong muốn nên việc dùng thuốc cần thực sự thận trọng. Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối liều lượng chỉ định từ bác sĩ có chuyên môn, không được tự ý tăng/ giảm hay ngưng thuốc đột ngột có thể gây ra rất nhiều vấn đề không mong muốn khác.

Chăm sóc và điều trị tại nhà

Chứng sợ bóng bay không phải điều trị ngày 1, ngày hai là có thể thành công mà phải tốn một thời gian dài, cần có sự quyết tâm rất lớn từ bản thân người bệnh và cũng cần sự hỗ trợ từ những người thân xung quanh. Một chế độ sống lành mạnh, lạc quan tích cực hơn cũng có thể mang đến rất nhiều cải thiện tích cực cho người bệnh.

Chứng sợ bóng bay
Nhìn nhận bóng bay theo một khía cạnh tích cực khác có thể giảm nỗi lo âu này

Một số phương pháp có thể giúp ích cho người mắc chứng sợ bóng bay trong quá trình chăm sóc và điều trị tại nhà như

  • Tránh tiếp nhận hay tiếp xúc với những quả bóng bay được thổi quá căng (vì dễ nổ) hay những quả bóng có hình thù đáng sợ, kỳ dị.
  • Học các liệu pháp thư giãn và kiểm soát hơi thở thông qua thiền, yoga hay dưỡng sinh để xoa dịu cảm xúc khi phải đối diện với nỗi căng thẳng
  • Tránh xa bia rượu, thuốc lá, chất kích thích trong suốt quá trình điều trị
  • Tránh xa các tình huống gây căng thẳng để giữ tinh thần luôn thoải mái, lạc quan, nhìn nhận tích cực hơn
  • Sử dụng bong bóng để làm đồ chơi, chẳng hạn làm các hình bông hoa, hình con thú sẽ giúp bạn nhìn nhận bong bóng theo một khía cạnh khác
  • Nhờ đến sự hỗ trợ của gia đình, người thân, bạn bè khi cần thiết, đặc biệt khi phải đi qua những nơi có nhiều bóng bay trong thời gian đầu
  • Viết nhật ký để theo dõi trạng thái cảm xúc của bản thân, thông qua đó có thể tìm cách điều chỉnh hay cải thiện một cách tốt nhất.

Chứng sợ bóng bay dù không gây ra quá nhiều hệ lụy nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và tinh thần, tuy nhiên vẫn cần điều trị càng sớm càng tốt để người bệnh có thể sớm hoà nhập với các hoạt động vui chơi giải trí ngoài xã hội. Hy vọng những chia sẻ trên đây đã mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích về căn bệnh này.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *