Chứng sợ đi máy bay (Pteromerhanophobia) gây khó khăn gì?
Chứng sợ đi máy bay (Pteromerhanophobia) thường gặp ở những người vốn có tính lo âu quá mức hay những người đã từng có những trải nghiệm tiêu cực liên quan đến máy bay. Người bệnh cảm thấy căng thẳng, hoảng loạn ngay cả khi chỉ nhìn thấy máy bay. Pteromerhanophobia có thể làm tiêu tốn rất nhiều thời gian với những người có việc gấp hay có tính chất công việc phải di chuyển đi xa nhiều.
Chứng sợ đi máy bay (Pteromerhanophobia) là gì?
Sự ra đời của máy bay thực sự là một phát minh lớn của nhân loại đem đến vô vàn tiện ích cho con người, đặc biệt chính là trong việc di chuyển khi đi xa. Trước đây nếu cần di chuyển từ TPHCM ra Hà Nội bằng ô tô khác có thể mất đến 2 ngày – 2 đêm thì bây giờ đi bằng máy bay chỉ khoảng hơn 2 tiếng. Việc di chuyển ra nước ngoài cũng cực kỳ tiện lợi, nhanh chóng.
Tuy nhiên với những người chứng sợ đi máy bay thì phương tiện này lại trở thành một nỗi ám ảnh lớn. Căn bệnh này có tên khoa học là Pteromerhanophobia được ghép từ tiếng Hy Lạp cổ. Hội chứng này được xếp vào nhóm ám ảnh cụ thể thuộc chứng rối loạn lo âu và đã được đưa vào Sổ tay chẩn đoán và thống kê các loại rối loạn tâm thần DSM -V.
Pteromerhanophobia gặp nhiều ở phụ nữ và trẻ nhỏ do hai đối tượng này thường có tâm lý khá yếu và dê bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố tác động bên ngoài. Ngoài ra chứng sợ đi máy bay cũng được đánh giá có liên quan đến nhiều hội chứng khác như chứng sợ bay aviophobia, hội chứng sợ không gian hẹp Claustrophobia.. Thống kê cũng cho thấy 60% bệnh nhân Pteromerhanophobia mắc đồng thời các chứng rối loạn lo âu khác.
Thực tế thì nếu tránh khỏi được hình ảnh hay mọi thông tin có liên quan đến máy bay thì các biểu hiện của chứng sợ đi máy bay hầu như không bộc lộ hay gây quá nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên với những người đã đi làm hay có tính chất công việc phải di chuyển đi xa thường xuyên thì việc không thể đi được máy bay cũng gây ra rất nhiều ảnh hưởng khác đến cuộc sống.
Biểu hiện của chứng sợ đi máy bay
Các biểu hiện của chứng sợ đi máy bay được bộ lộ rõ ràng nhất khi người bệnh phải đối diện với nỗi sợ hãi của bản thân. Do đây là nỗi sợ đặc hiệu, có đối tượng rõ ràng nên không phải lúc nào người bệnh cũng cảm thấy sợ hãi hay lo âu. Đồng thời ở những người ít tiếp xúc hay có nhu cầu đi lại cũng có thể không phát hiện bản thân có chướng ngại tâm lý nếu trước đó không tiếp xúc trực tiếp với máy bay.
Cụ thể, một số triệu chứng điển hình của Pteromerhanophobia bao gồm
- Cảm xúc lo âu bùng phát khi nhìn thấy máy bay như run rẩy, tim đập nhanh, nhịp thở gấp và ngắn, huyết áp tăng cao, đổ mồ hôi, căng cứng cơ, khô miệng, choáng váng.. Không chỉ khi đứng trước máy bay mà việc hình thấy hình ảnh hay nghe thông tin về máy bay, lịch trình hay thậm chí là tiếng loa thường được tiếp viên đọc trên máy bay cũng khiến những người này rơi vào hoảng loạn, nôn mửa nghiêm trọng
- Trong trường hợp nhất định phải lên máy bay họ sẽ trong trạng thái hoảng loạn, căng thẳng, nhìn đâu cũng thấy sợ, thậm chí một số người sợ quá mức còn có thể ngất xỉu, tê liệt toàn thân hoặc gặp ác mộng sau đó
- Luôn tìm cách tránh né để không phải nhìn thấy hay đi máy bay. Chẳng hạn một người ở sân bay hoặc phải đi làm qua sân bay sẽ chấp nhận chuyển nhà hay chọn cung đường khác, dù xa xôi hơn rất nhiều lần để không phải tiếp xúc với máy hay. Hay trừ các trường hợp cực kỳ khẩn cấp, họ thường né tránh tối đa việc sử dụng máy bay để di chuyển
- Để kiểm soát nỗi lo của mình, một số người có xu hướng sử dụng rượu, chất kích thích hay thuốc an thần, thuốc ngủ nếu cần phải lên máy bay, tuy nhiên tinh thần của họ thường cũng không được khá hơn là bao
- Một số người mắc chứng sợ đi máy bay có xu hướng nhạy cảm hơn với mùi và âm thanh giống với trên máy bay
- Nếu vô tình gặp máy bay hoặc chỉ suy nghĩ về máy bay cũng khiến họ mất ngủ, run rẩy đến gặp ác mộng
Nguyên nhân gây hội chứng sợ đi máy bay
Theo các chuyên gia, máy bay được đánh giá là phương tiện an toàn hơn tất cả các phương tiện khác. Tỷ lệ rơi máy bay là 1/1.000.000 và các sự cố khác cũng chỉ là một con số rất nhỏ. Tuy nhiên hầu hết các vụ tai nạn liên quan đến máy bay đều có tỷ lệ thương vong gần như 99%, rất ít các nạn nhân có thể sống sót nếu có các vụ rơi hay nổ máy bay.
Thực tế nguyên nhân gây ra chứng sợ đi máy bay vẫn còn có rất nhiều tranh cãi. Một số chuyên gia cho rằng các trạng thái này không đồng nhất, ảnh hưởng từ cách mỗi người tiếp nhận thông tin và cũng liên quan đến rất nhiều các sự kiện, các vấn đề tâm lý khác.
Cụ thể, một số yếu tố tác động trực tiếp gây ra nỗi sợ này như
- Từng có những trải nghiệm đau thương liên quan đến máy bay chẳng hạn có người thân mất trong máy bay, gặp sự cố trên máy bay.. Những ám ảnh từ quá khứ này trở thành một vết sẹo lớn trong lòng mà người đó không vượt qua được nên mỗi khi nhìn thấy máy bay, quá khứ đó lại tái diễn lại một lần nữa trong tâm trí khiến họ sợ hãi
- Tính cách lo âu và thích tưởng tượng quá mức cũng ảnh hưởng đến rất nhiều người mắc chứng sợ đi máy bay. Chẳng hạn người đó tưởng tượng đến cảnh trời mưa gió to hay máy bay nếu vô tình có thiết bị hư hỏng sẽ thế nào… Những suy tưởng do tự bản thân họ nghĩ ra khiến họ cảm thấy hoang mang, lo âu nên không dám đi máy bay.
- Người mắc các bệnh lý không thể đi máy bay, chẳng hạn đau nhức người khi lên áp suất cao, nang phổi bẩm sinh, hen nặng,.. Việc đi máy bay có thể khiến các triệu chứng bệnh tái phát và gặp nguy hiểm nên một số thường sợ hãi lo âu khi thấy phương tiện này
- Ở những người mắc hội chứng sợ khoảng không gian hẹp thì khoang máy bay đích thị là một dạng không gian hẹp, điều này khiến họ cảm thấy ngộp thở, lo lắng, căng thẳng, hoảng loạn. Không chỉ trong máy bay mà những người này cũng hầu như không thể lên bus, vào rạp chiếu phim…
- Người mắc hội chứng sợ bay chắc chắn cũng sẽ mắc chứng sợ máy bay do phải di chuyển lên không trung, rung lắc
- Người mắc chứng sợ độ cao Acrophobia cũng có thể sợ đi máy bay do việc ngồi từ trên cao nhìn xuống khiến họ có cảm giác run rẩy, căng thẳng, lo âu tột độ hơn
- Việc tiếp cận với những thông tin, bài viết tiêu cực về máy bay, chẳng hạn như các vụ nổ máy bay, máy bay mất tích khiến tất cả mọi người đều thiệt mạng… Với những người có tâm lý yếu, vốn đã có tính hay nhạy cảm hay sợ hãi khi đọc các thông tin này sẽ cảm thấy máy bay là phương tiện cực kỳ nguy hiểm, lo lắng nếu mình hay người thân đi thì sẽ gặp nguy hiểm
Chứng sợ đi máy bay có thể gây ra trở ngại nào?
Thực tế rằng không phải ai cũng cần phải sử dụng máy bay mỗi ngày, trừ những người có tính chất công việc liên quan đến máy bay, người phải đi xa trong thời gian ngắn, người đi công tác, người đi du học hay làm việc ở nước ngoài tình máy bay mới là lựa chọn hàng đầu… Còn lại nếu cần di chuyển chúng ta vẫn có thể lựa chọn các phương tiện khác như xem máy, ô tô, tàu lửa, tàu biển…
Chính bởi do hoàn toàn có thể tìm cách tránh khỏi nỗi lo âu của bản thân nên hầu hết những người mắc chứng Pteromerhanophobia thường tìm cách tránh né nỗi sợ của bản thân chứ không lựa chọn việc điều trị. Tất nhiên nếu chưa có nhu cầu di chuyển từ tỉnh này qua tỉnh khác, từ nước này sang nước khác gấp bạn sẽ cảm thấy việc không thể đi máy bay gặp trở ngại như thế nào.
Chứng sợ đi máy bay có thể làm ảnh hưởng rất nhiều đến thời gian, công việc hay cả các mối quan hệ của người bệnh nếu không có biện pháp kiểm soát. Chẳng hạn do không thể đi công tác bằng máy bay nên tốn nhiều thời gian để di chuyển bằng ô tô làm trễ hợp đồng, tốn nhiều chi phí, ảnh hưởng đến lộ trình thăng tiến. Hay việc người bệnh cũng có thể từ chối đi chơi với bạn bè, gia đình nếu mọi người di chuyển bằng máy bay.
Ngoài ra, một số người mắc chứng sợ đi máy bay thậm chí còn có xu hướng không muốn người thân hay bạn bè sử dụng phương tiện này vì sợ những điều không may kia xảy ra. Nỗi ám ảnh bao trùm toàn bộ cuộc sống, tác động điều chỉnh hành vi, suy nghĩ, cảm xúc và gây ra rất nhiều ảnh hưởng khác đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe của mỗi người bệnh.
Làm thế nào để vượt qua chứng sợ đi máy bay?
Dù có thường xuyên phải sử dụng máy bay hay không thì chứng sợ đi máy bay vẫn là một vấn đề tâm lý cần được giải quyết từ sớm. Việc chẩn đoán chính xác căn bệnh này cũng không hề dễ dàng, nhà trị liệu hay bác sĩ thần kinh cần phải trao đổi, chia sẻ với bệnh nhân để hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh cốt lõi bên trong, từ đó mới có hướng giải quyết chính xác nhất.
Tâm lý trị liệu
Cũng như các dạng rối loạn lo âu khác, chứng sợ đi máy bay cũng được hướng đến điều trị chính bằng tâm lý trị liệu. Mục đích chính của phương pháp này chính là gỡ bỏ những vướng mắc trong tâm lý, điều chỉnh những suy nghĩ sai lệch của người bệnh và thay thế bằng những nhận thức đúng đắn hơn. Nhà trị liệu cũng tạo ra một không gian, môi trường phù hợp để người bệnh có thể học cách đối diện với nỗi sợ với của bản thân.
Cụ thể, một số liệu pháp chính được hướng đến cho những người mắc chứng sợ đi máy bay như
- Liệu pháp tiếp xúc hay đối mặt với nỗi sợ hãi (Exposure Therapy)
- Thôi miên
- Liệu pháp nhận thức hành vi (Cognitive Behavioral Therapy – CBT)
- Mô hình hóa (Modeling)
- Liệu pháp trò chuyện (Talk Therapy)
Trong đó, với các liệu pháp phơi nhiễm, nhà trị liệu sẽ giúp thân chủ thích nghi với nỗi sợ của mình bằng cách đưa người bệnh tiếp xúc với máy bay, bắt đầu từ cấp độ nhỏ nhất. Chẳng hạn ban đầu là nhìn hình, nhìn clip về máy bay, tạo ra âm thanh hay mùi giống ở trên máy bay. Ngoài ra sử dụng các mô hình máy bay giả, máy bay 3D được tạo dựng từ công nghệ cũng tạo ra một không gian giống với máy bay thực nhất giúp người bệnh thực sự có thể trải nghiệm được cảm xúc tiêu cực của mình.
Song song với việc tiếp xúc với nỗi sợ hãi, nhà trị liệu cũng cần hướng dẫn người mắc chứng sợ đi máy bay cách kiểm soát căng thẳng, giảm kích thích khi đối diện với nỗi lo âu. Trạng thái của người bệnh sẽ dần giảm khi mà họ được tiếp xúc với nỗi sợ hằng ngày. Các biện pháp này được duy trì kéo dài đến khi bản thân người có thể thực sự đi máy bay mà không còn rơi vào trạng thái tê liệt như trước.
Ngoài ra, nhà trị liệu tâm lý cũng dẫn dắt để thân chủ có thể nhìn nhận nhận thức sai lệch của bản thân để hướng tới những suy nghĩ, hành vi đúng đắn hơn. Các biện pháp thư giãn, giải tỏa căng thẳng cũng được áp dụng để tinh thần được thả lòng hơn. Người mắc chứng sợ đi máy bay nếu đáp ứng tốt với các biện pháp trị liệu thường phục hồi rất nhanh, có khả năng vượt qua hoàn toàn được nỗi sợ của bản thân.
Dùng thuốc
Thuốc không thể giúp loại bỏ được bất cứ nỗi sợ nào trong tâm lý mà chỉ giúp xoa dịu thần kinh tạm thời, tránh các trạng thái kích thích thần kinh quá mức khiến cho người bệnh mệt mỏi, tiêu cực hơn. Các nhóm thuốc chống trầm cảm, thuốc chẹn beta hay thuốc an thần thường được chỉ định cho một vài bệnh nhân để cải thiện chất lượng cuộc sống tạm thời.
Tuy nhiên hầu hết các nhóm thuốc này đều kèm theo những tác dụng phụ không mong muốn với người mắc chứng sợ đi máy bay, chẳng hạn cảm thấy mệt mỏi hơn, buồn ngủ hay dễ phụ thuộc vào thuốc. Do đó thuốc có thể chỉ được dùng trong thời gian ngắn, cần kết hợp với tâm lý trị liệu và cần phải dùng đúng liều lượng theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên môn.
Một số biện pháp chăm sóc và cải thiện khác
Bản thân người bệnh cần thực sự quyết tâm trong điều trị, chủ động, nghiêm túc thực hiện theo hướng dẫn từ nhà trị liệu và bác sĩ thì mới nhanh chóng vượt qua được nỗi sợ của bản thân. Thay đổi lối sống lành mạnh, suy nghĩ tích cực, hạn chế việc suy nghĩ quá nhiều theo hướng tiêu cực có thể giúp cho tinh thần người bệnh thoải mái hơn, giảm nỗi lo âu vô lý đáng kể.
Một số biện pháp có thể giúp ích cho người mắc chứng sợ đi máy bay như
- Tránh đọc các thông tin tiêu cực về máy bay, chẳng hạn như các vụ nổ, mất lái hay mất tích. Đặc biệt trước khi lên máy bay bạn càng tránh xa các thông tin này càng tốt để giảm sự căng thẳng, lo lắng quá mức.
- Tìm hiểu về máy bay, thay vì đọc các thông tin về các vụ tai nạn máy bay bạn có thể tìm về cách xử lý nếu có sự cố hoặc cơ chế hoạt động của phương tiện này. Khi đã am hiểu về một điều gì đó cũng giúp bạn cảm thấy tự tin hơn, giảm cảm giác lo âu đáng kể.
- Hít thở sâu, ngồi bắt chéo chân, đặt hai tay trước ngực rồi thở ra từ từ để kiểm soát được sự lo lắng của bản thân cho những người mắc chứng sợ đi máy bay.
- Khi lên máy bay hãy khiến bản thân bận rộn bằng cách đọc sách hay ngủ, đừng quên hạ cửa sổ xuống để tránh nhìn ra bên ngoài sẽ cảm thấy lo lắng hơn
- Hạn chế việc sử dụng các chất kích thích hay an thần khi đi máy bay để giảm căng thẳng vì sẽ không tốt cho hệ thần kinh, đồng thời cà phê hay rượu có thể làm bạn say máy bay nghiêm trọng hơn. Thay vào đó bạn nên dùng một số thảo dược có tính chất an thần như trà hoa cúc, trà oải hương hay trà cây nữ lang sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu và ngủ ngon hơn nếu cần thiết
- Thực hành các liệu pháp thiền, yoga và kiểm soát hơi thở để xoa dịu thần kinh, cải thiện tinh thần. Người mắc chứng sợ đi máy bay nếu có thể kiểm soát hơi thở ổn định cũng có thể giữ được bình tĩnh khi đi máy bay tốt hơn
- Nếu cảm thấy nỗi lo âu vẫn không chấm dứt trên máy bay, bạn có thể trò chuyện với các tiếp viên. Họ đều đã được hướng dẫn cách để giải quyết các vấn đề này, trấn an hành khác, điều này có thể giúp bạn an tâm hơn
- Nếu vẫn chưa tự tin đi máy bay một mình, bạn nên nhờ sự hỗ trợ của người thân. Việc có một người đồng hành bên cạnh đó thể làm bạn cảm thấy an toàn hơn.
Chứng sợ đi máy bay dù hoàn toàn có thể kiểm soát được nếu người bệnh điều trị từ sớm thông qua trị liệu tâm lý. Đây cũng là nỗi sợ phổ biến ở nhiều người hiện nay, đặc biệt khi có các vụ tai nạn, mất tích máy bay vẫn chưa có lời giải đáp. Tuy nhiên mỗi chúng ta cần chọn lọc được các thông tin để tiếp nhận, tránh để tâm lý để bị ảnh hưởng bởi quá nhiều điều tiêu cực bên ngoài.
Có thể bạn quan tâm:
- Chứng sợ con số (Arithmophobia) gây ra ảnh hưởng gì?
- Hội chứng sợ già (Gerascophobia): nỗi ám ảnh về sự lão hóa
- Tecnophobia (Chứng sợ công nghệ) gây ra ảnh hưởng gì?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!