Chứng sợ thang máy: Nguyên nhân và Biện pháp cải thiện

Rate this post

Chứng sợ thang máy (Elevatophobia) chưa được công nhận là hội chứng tâm lý chính thức. Tuy nhiên tỷ lệ người mắc phải là không nhỏ. Người mắc hội chứng này có nỗi sợ mãnh liệt, vô lý về thang máy.

chứng sợ thang máy
Hội chứng sợ thang máy ảnh hưởng đến rất nhiều người.

Chứng sợ thang máy là gì?

Khi bước vào không gian kín như thang máy, không ít người khó chịu và ngột ngạt. Đây là phản ứng bình thường mà bất cứ ai cũng có thể gặp phải.

Trong khi đó, hội chứng sợ thang máy (Elevatophobia) là tình trạng sợ hãi vô lý và dai dẳng về thang máy. Đây là một dạng rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi rất thường thấy.

Nỗi sợ này gây ra cảm giác đau khổ, sợ hãi cùng cực. Nó chi phối hành vi lẫn cảm xúc của người bệnh. Người bệnh thường xuyên né tránh sử dụng thang máy, ưu tiên dùng thang bộ.

Hội chứng sợ thang máy có thể chịu ảnh hưởng của những rối loạn lo âu khác. Ví dụ như hội chứng sợ không gian hẹp, hội chứng sợ khoảng trống,…

Xem thêm: Hội chứng sợ không gian hẹp là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Biểu hiện của hội chứng sợ thang máy

Biểu hiện của chứng sợ thang máy sẽ có mức độ từ nhẹ đến nghiêm trọng. Triệu chứng sẽ có mối tương quan chặt chẽ với mức độ ảnh hưởng của bệnh.

Các biểu hiện nhận biết hội chứng sợ thang máy:

  • Luôn sợ hãi vô lý, va có cảm xúc đau khổ về việc sử dụng thang máy.
  • Dù là ý nghĩ về thang máy cũng khiến người bệnh lo lắng và sợ hãi.
  • Nỗi sợ về thang máy khiến bệnh nhân ưu tiên sử dụng thang cuốn hoặc thang bộ.
  • Khi phải sử dụng thang máy, nỗi sợ sẽ gia tăng dẫn đến việc bùng phát các cảm xúc mạnh mẽ
  • Có những phản ứng thể chất như khó thở, khô miệng, đau thắt ngực, tim đập nhanh, buồn nôn, chóng mặt, đổ mồ hôi,…
  • Có suy tiêu cực như tin rằng sắp có tai nạn xảy ra, sợ rằng bản thân sẽ chết
  • Ngất xỉu hoặc nôn mửa do sợ hãi quá mức.
elevator phobia là hội chứng sợ gì
Người bệnh sợ hãi, hoảng loạn và mất kiểm soát nếu phải sử dụng thang máy

Bản thân người bệnh ý thức được sự bất thường trong cảm xúc và hành vi. Tuy nhiên, sự lo lắng và hoảng loạn sẽ bao trùm khiến họ mất kiểm soát.

Dần dần, người bệnh sẽ có xu hướng cô lập chính mình. Họ hạn chế tối đa việc ra khỏi nhà, hoặc từ chối những công việc ở nơi lầu cao vì lo sợ sẽ phải sử dụng thang máy.

Nguyên nhân gây ra hội chứng sợ thang máy

Các chuyên gia chưa thể xác định được nguyên nhân chính xác gây bệnh Tuy nhiên, hội chứng này được cho là có liên quan đến trải nghiệm tiêu cực trong quá khứ, cũng như ảnh hưởng của một số rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi khác.

1. Thông tin tiêu cực

Tiếp xúc với thông tin tiêu cực từ báo đài, phim ảnh có thể gieo rắc nỗi sợ vô lý về thang máy. Thường xuyên đọc những thông tin tiêu cực khiến não bộ vô thức hình thành nỗi sợ.

Những thông tin tiêu cực thường ảnh hưởng nhiều đến trẻ em và thanh thiếu niên. Trong khi đó, người lớn đã hoàn thiện về nhận thức nên ít bị ảnh hưởng hơn.

Ở một số trường hợp, nỗi sợ về thang máy có thể giảm dần theo thời gian. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp bệnh kéo dài dai dẳng dẫn đến nhiều hậu quả, biến chứng lâu dài.

2. Trải nghiệm tiêu cực liên quan đến thang máy

Sợ hãi là kết quả của quá trình tiến hóa. Cảm giác này cho phép con người nhận thức được mối nguy hiểm tiềm ẩn để học cách bảo vệ bản thân.

Do đó, các chuyên gia cho rằng, hội chừng sợ thang máy bắt nguồn từ những trải nghiệm tiêu cực trong quá khứ. Người bệnh có thể đã trải qua những sự kiện kinh khủng như:

  • Bản thân bị tai nạn thang máy
  • Chứng kiến hoặc nghe tin người thân gặp sự cố liên quan đến thang máy
  • Bị nhốt, bị cưỡng bức, bị bạo hành trong thang máy
nguyên nhân của elevator phobia
Những người từng bị tai nạn thang máy sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh.

Những yếu tố này gây cảm giác sợ hãi và sang chấn tâm lý nghiêm trọng. Nếu không có biện pháp cải thiện, tình trạng ám ảnh sẽ ngày càng tồi tệ.

3. Ảnh hưởng của các rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi khác

Chứng sợ thang máy thường có liên quan đến chứng sợ đám đông và sợ không gian hẹp. Các hội chứng này có thể phát triển cùng lúc hoặc cũng có thể là hệ quả của nhau.

  • Claustrophobia (chứng sợ không gian kín): Người bệnh sợ hãi, hoảng loạn khi ở trong những không gian kín như xe hơi, tàu hỏa, đường hầm, và căn phòng có kích thước nhỏ. Hội chứng này có thể liên quan đến hội chứng sợ thang máy, chứng sợ đi máy bay, và chứng sợ lái xe.
  • Agoraphobia (chứng sợ đám đông/ chứng sợ khoảng rộng): Hội chứng sợ đám đông đặc trưng bởi sự sợ hãi mãnh liệt, vô lý và dai dẳng về các tình huống có sự xuất hiện của nhiều người. Người bệnh thường né tránh sử dụng phương tiện công cộng và thang máy.

Ngoài ra, người bị trầm cảm và rối loạn lo âu lan tỏa cùng có nguy cơ cao mắc bệnh. Đó là do họ có tính cách nhạy cảm, hay lo lắng, bi quan. Họ sẽ dễ phát triển nỗi sợ vô lý với độ cao, độ sâu, các tình huống xã hội, thang máy,…

Chứng sợ thang máy có ảnh hưởng gì không?

Chứng sợ thang máy ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh tùy theo mức độ triệu chứng. Ở mức độ nhẹ, người bệnh chỉ lo lắng và bất an khi sử dụng thang máy.

Ttrường hợp nặng có thể trở nên mất kiểm soát, ngất xỉu. Cơn hoảng loạn bùng phát khiến người bệnh không thể kiểm soát bản thân.

Người bệnh căng thẳng và bức bối về tinh thần do nỗi sợ thường trực, dai dẳng. Họ buộc phải sử dụng thang bộ, thang cuốn. Họ cũng từ chối vào các tòa nhà cao tầng, chung cư và trung tâm thương mại.

Điều này gây ảnh hưởng đến vấn đề học tập và làm việc. Người bệnh không thể trải nghiệm cuộc sống một cách trọn vẹn. Họ phải bỏ lỡ nhiều cơ hội làm việc và phát triển vì nỗi sợ của mình.

chứng sợ thang máy
Hội chứng sợ thang máy gây ra không ít phiền toái

Bệnh nhân cũng thường từ chối các lời mời gặp gỡ và đi du lịch từ bạn bè, đồng nghiệp. Về lâu dài, người bệnh sẽ khó duy trì được các mối quan hệ thân thiết.

Họ tự nhốt mình trong phòng và cô lập bản thân. Dần dần, người bệnh sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng như trầm cảm, rối loạn lo âu xã hội, thất nghiệp, gia tăng tỷ lệ nghiện chất, lạm dụng rượu bia,…

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý

Chẩn đoán hội chứng sợ thang máy

Hội chứng sợ thang máy có biểu hiện tương tự như các rối loạn ám ảnh sợ hãi khác. Do đó, bác sĩ sẽ sử dụng tiêu chuẩn chung của rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi để đưa ra chẩn đoán.

Bệnh nhân sẽ được chẩn đoán mắc chứng sợ thang máy nếu đáp ứng được các tiêu chuẩn sau:

  • Nỗi sợ vô lý về thang máy phải kéo dài ít nhất 6 tháng
  • Nỗi sợ quá mức và mãnh liệt đủ lớn để dẫn đến các hành vi né tránh. Người bệnh không sử dụng thang máy, ưu tiên dùng thang cuốn và thang bộ. Trường hợp nặng bệnh nhân có thể từ chối sống tại chung cư, và không làm việc tại các tòa nhà cao tầng.
  • Nỗi sợ hãi về thang máy phải gây ra những ảnh hưởng đáng kể đối với chất lượng cuộc sống từ học tập, nghề nghiệp đến các mối quan hệ.

Các phương pháp cải thiện hội chứng sợ thang máy

Các phương pháp điều trị hội chứng sợ thang máy bao gồm:

1. Tìm gặp chuyên gia tâm lý

Nếu không thể tự kiểm soát nỗi sợ phi lý về thang máy, bệnh nhân nên tìm gặp chuyên gia tâm lý. Chuyên gia giúp người bệnh vượt qua nỗi sợ, đồng thời kiểm soát cảm xúc và giữ tinh thần ổn định.

Các biện pháp y tế được xem xét cho bệnh nhân mắc hội chứng sợ thang máy:

  • Liệu pháp tiếp xúc: Liệu pháp tiếp xúc được áp dụng trong điều trị các rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi nói chung, và chứng sợ thang máy nói riêng. Trong liệu pháp này, người bệnh sẽ tiếp xúc với nỗi sợ trực tiếp hoặc gián tiếp. Chuyên gia sẽ hướng dẫn họ cách đối phó để có thể thích nghi dần. Sau trị liệu, người bệnh có thể phản ứng bình thường khi nhìn thấy thang máy thay vì né tránh như trước đây.
điều trị chứng sợ thang máy
Đa phần người chứng sợ thang máy sẽ được điều trị bằng các liệu pháp tâm lý
  • Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT): CBT là một trong những liệu pháp tâm lý được xem xét cho bệnh nhân bị hội chứng sợ thang máy. Khác với liệu pháp tiếp xúc, CBT tập trung vào việc thay đổi niềm tin và suy nghĩ sai lệch của người bệnh. Sau khi điều chỉnh nhận thức, hành vi và cảm xúc của người bệnh cũng sẽ thay đổi.
  • Liệu pháp thôi miên: Một số ít trường hợp mắc hội chứng sợ thang máy sẽ được can thiệp liệu pháp thôi miên. Người bệnh cởi mở trong việc tiếp nhận những suy nghĩ đúng đắn về lợi ích và rủi ro của thang máy. Ngoài ra trong liệu pháp thôi miên, chuyên gia cũng sẽ tìm hiểu nguồn gốc dẫn đến nỗi sợ vô lý về thang máy.

2. Sử dụng thuốc

Người bệnh có biểu hiện lo âu, căng thẳng và hoảng loạn quá mức có thể được xem xét sử dụng thuốc. Thuốc chỉ được dùng khi có chỉ định tự bác sĩ. Người bệnh không được tự ý sử dụng.

Trong đó, nhóm thuốc được dùng phổ biến nhất là thuốc an thần benzodiazepines. Trường hợp bệnh nhân bị tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim có thể được xem xét dùng thuốc chẹn beta.

3. Các biện pháp tự cải thiện

Trong trường hợp lo âu nhẹ, bệnh nhân có thể tự cải thiện. Các biện pháp tự cải thiện phần nào có thể giảm bớt nỗi sợ vô lý, giúp người bệnh thoải mái hơn.

  • Người bệnh nên tìm hiểu về thang máy, cơ chế, độ an toàn và rủi ro khi sử dụng. Khi nhận thức đúng đắn về điều này, bệnh nhân có thể giảm bớt nỗi sợ vô lý.
  • Trong trường hợp sợ thang máy do sợ không gian kín, bệnh nhân có thể lựa chọn các thang máy trong suốt. Nếu cảm thấy không an tâm, có thể đi cùng với người thân và bạn bè thân thiết để được hỗ trợ.
  • Bệnh nhân nên trang bị cho bản thân các biện pháp thư giãn như hít thở sâu, tập yoga, xoa bóp bấm huyệt, nghe nhạc, đọc sách, liệu pháp mùi hương,… để giảm cặng thẳng.
  • Lối sống khoa học với chế độ ăn cân bằng, ngủ đủ giấc, tập thể dục thường xuyên
  • Tránh xa rượu bia, thuốc lá sẽ giúp giảm trang thái kích thích

Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần phải nỗ lực để có thể chiến thắng nỗi sợ của bản thân. Thay vì phải đối mặt một mình, người bệnh nên chia sẻ với bạn bè và người thân để được hỗ trợ khi cần thiết.

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu

Chứng sợ thang máy gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống. Nếu không thể tự kiểm soát hội chứng này, bệnh nhân nên tìm sự giúp đỡ của chuyên gia để có thể “chiến thắng” nỗi sợ của chính mình.

Tham khảo thêm:

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *