Chứng sợ nha khoa: Nguyên nhân và giải pháp khắc phục

Chứng sợ nha khoa có thể gặp ở rất nhiều người, từ trẻ em đến người lớn khiến họ thà chấp nhận đau răng chứ nhất định không chịu đi khám. Nỗi sợ này có thể xuất phát từ nhiều yếu tố, chẳng hạn như sợ nha sĩ, sợ nghe tiếng của tiếng khoan răng, sợ máu cùng vô vàn yếu tố khác. Nỗi nỗi sợ này được biểu hiện một cách quá mức có thể phải dùng một số biện pháp kiểm soát cảm xúc để người bệnh có thể đi khám răng khi cần thiết.

Chứng sợ nha khoa là gì?

Các bệnh về răng miệng là một trong những bệnh cực kỳ phổ biến, có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn bởi thói quen ăn uống thiếu khoa học, vệ sinh răng miệng kém sạch mỗi ngày trong khi thường xuyên ăn những món có lượng đường cao. Sâu răng, hôi miệng, đau răng, răng ố vàng hay sưng nướu đều là những bệnh lý rất dễ gặp ở bất cứ ai.

Chứng sợ nha khoa
Chứng sợ nha khoa cực kỳ phổ biến, có thể gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ khiến họ từ chối đến nha khoa

Thực tế ở Việt Nam thói quen đi khám răng miệng định kỳ cũng chưa thực sự phổ biến, phần nhiều chính bởi chứng sợ nha khoa. Đây là một nỗi sợ hãi rất nhiều người đang gặp phải, điều này khiến họ từ chối đến các phòng khám răng miệng, kể cả khi họ có đau răng nghiêm trọng. Nỗi sợ này tưởng chừng như bình thường nhưng lại ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe của mỗi người.

Hầu hết chúng ta đều có nỗi sợ đến bệnh viện hay phòng khám nha khoa bởi vô vàn yếu tố nhưng khi sức khỏe có những vấn đề bất thường thì chúng ta vẫn chấp nhận đi khám. Tuy nhiên nỗi sợ hãi và ám ảnh của người mắc chứng sợ nha khoa thường cản trở họ đến các phòng khám răng mà lựa chọn các biện pháp khác như tự dùng thuốc hay ngậm đá để giảm cơn đau hiện tại.

Chứng sợ nha khoa là một phần của Dentophobia – hội chứng sợ nha sĩ hay các thủ thuật nha khoa, tuy nhiên nó có thể liên quan đến nhiều yếu tố hơn. Theo PGS lâm sàng Lui Jeen Nee (Trưởng khoa Nha khoa phục hồi tại Trung tâm Nha khoa Quốc gia Singapore) thì việc lo lắng khi khám nha khoa chính là trạng thái bình thường của não bộ để đáp ứng các dự đoán về việc đi khám hoặc là liên quan đến các trải nghiệm đi khám trước đó, nhưng không nghiêm trọng bằng chứng sợ (ám ảnh) về nha khoa”

Nhìn chung đặc điểm của nỗi sợ này chính là từ chối việc đi đến các phòng khám nha khoa, cho dù có đau nhức nghiêm trọng tới mức nào. Thậm chí nếu phải đến đây họ thường cảm thấy tim đập nhanh, run rẩy, toát mồ hôi lạnh, khô miệng, thậm chí một số có thể ngất xỉu vì sợ hãi.

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý

Nguyên nhân chứng sợ nha khoa

Nỗi sợ là một thứ gì đó rất khó lý giải toàn bộ, đôi khi chúng ta cũng chẳng thể biết vì sao chúng ta lại sợ hãi điều đó, chỉ biết rằng chúng ta không đủ can đảm để đối diện với điều đó mà thôi. Chứng sợ nha khoa có thể bắt nguồn từ rất nhiều yếu tố kết hợp, đặc biệt dễ tác động đến những người có tâm lý yếu, người đã vốn sợ đau cùng người có hàng ngàn nỗi sợ phi lý khác.

Sợ tiếng khoan trong miệng

Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng một trong những nguyên nhân lớn khiến rất nhiều người mắc chứng sợ nha khoa chính là do tiếng khoan trong răng miệng. Theo nhà nghiên cứu Hiroyuki Karibe thuộc ĐH Y Nippon tại Tokyo cho biết, rất nhiều bệnh nhân của ông đều có xu hướng lo lắng sợ sệt khi nghe tiếng khoan răng hay tiếng các dụng nha khoa va vào nhau, mỗi khi nghe thấy các âm thanh này thì não bộ của bệnh nhân lại tạo ra rất nhiều các phản ứng rõ rệt.

Chứng sợ nha khoa
Tiếng của máy khoan răng là một trong những âm thanh gây ám ảnh với rất nhiều người

Để chứng minh rõ hơn về điều này, các nhà nghiên cứu đã thực hiện các khảo sát trên 21 phụ nữ và 13 đàn ông trong độ tuổi 19 – 49 trên thang điểm từ 1-5 và với các câu hỏi như “Bạn có cảm thấy căng thẳng mỗi khi đến khám răng?”, “Bạn cảm thấy lo lắng như thế nào mỗi khi nghe thấy tiếng khoan răng cứ “xè xè” ở trong miệng?”

Kết quả cho thấy ở những người đánh thang điểm 5 với nỗi sợ này khi quét não ( thực hiện đồng thời khi họ nghe những âm thanh của các dụng cụ nha khoa) thì các nếp gấp Gyri thái dương bên trái và phải phản ứng lại nhiều hơn. Tức là các âm thanh này tác động phần lớn đến hoạt động của thính giác, đặc biệt phản ứng dữ dội ở khu vực vùng nhân đuôi bên trái (left caudate nucleus) – cơ quan đảm nhiệm nhiệm vụ quan trọng trong học tập và ghi nhớ. Tức là việc nghe những âm thanh trong nha khoa thường khiến họ bị ám ảnh nặng nề và tác động sâu vào tâm trí hơn những âm thanh bình thường.

Rõ ràng với những người mắc chứng sợ nha khoa hầu hết đã từng đi khám hay điều trị các vấn đề nha khoa phải dùng các thiết bị khoan răng và thường bị ám ảnh rất lâu bởi âm thanh chói tai này. Chính bởi vậy nên họ thường tìm cách trốn tránh những lần khám nha khoa sau đó để không phải tiếp tục nghe âm thanh này. Thậm chí chỉ vô tình nghe thấy các âm thanh tương tự cũng có thể giật mình hoảng hốt.

Những trải nghiệm ám ảnh từ quá khứ

Việc có những trải nghiệm không tích cực từ những lần khám nha khoa trước đó, chẳng hạn như quá đau đớn, mất máu quá nhiều, nha khoa làm việc thiếu chuyên nghiệp gây đau nhức nhiều sau điều trị cũng là nguyên nhân khiến nhiều người mắc chứng sợ nha khoa. Đặc biệt với trẻ em, chúng rất dễ hình thành suy nghĩ rằng nha khoa là nơi đáng sợ sau mỗi lần đến đây và chỉ đem về những trải nghiệm không mấy vui vẻ.

Một thực tế không thể phủ nhận rằng sau mỗi lần khám nha khoa, hầu như chúng ta không nhận được các trải nghiệm quá vui vẻ. Cảm giác ê ẩm vẫn còn trong miệng trong vài ngày khiến chúng ta ăn gì cũng không thấy ngon miệng. Kể cả khi các lỗ sâu đã được trám lại, cảm giác ê buốt đã hết nhưng việc trong miệng có thứ gì đó lợn cợn, khó chịu vẫn kéo dài trong vài ngày nên vẫn dễ gây ám ảnh.

Ảnh hưởng từ những lời hù dọa của người khác

Chẳng hạn như trẻ nhỏ có thể bị cha mẹ hù dọa rằng “nếu con không đánh răng sẽ bị đến bác sĩ nha khoa để khoan răng ra để lấy con sâu” hay “nếu con hư mẹ sẽ đưa đến gặp bác sĩ nha khoa” đều có thể khiến trẻ hình thành suy nghĩ rằng đó ắt hẳn là một nơi rất đáng sợ chi dù trước đó chưa từng đến đó. Nỗi sợ này lớn dần thành chứng sợ nha khoa chứ không còn là nỗi lo lắng thông thường nếu phụ huynh luôn áp dụng cách này.

Chứng sợ nha khoa
Những lời hù dọa về việc đi điều trị răng đáng sợ thế nào khiến rất nhiều người bị ám ảnh

Chính bác sĩ tâm lý tại Bệnh viện Gleneagles – Lim Boon Leng cũng đã chia sẻ rằn việc cha mẹ thường trấn an con rằng “đừng sợ” khi đến nha khoa hay việc luôn đưa nha khoa hay nha sĩ ra để hù dọa hay trừng phạt khi con mắc lỗi là rất phổ biến. Ngay cả những người lớn cũng có thể dễ hình thành nỗi ám ảnh, căng thẳng khi đến nha khoa vì nghe thấy những người khác miêu tả về quá trình này một cách đáng sợ.

Những nỗi ám ảnh sợ hãi khác

Chứng sợ nha khoa cũng hoàn toàn có thể liên quan đến vô vàn các nỗi ám ảnh sợ hãi khác, chẳng hạn như

  • Hội chứng sợ máu: những người nhổ răng hoặc sử dụng các thủ thuật khác cũng hoàn toàn có thể bị chảy máu, điều này có thể là nỗi ám ảnh của nhiều người. Ngoài ra ở một số người có tính chất máu khó đông cũng có thể sợ đến nha khoa vì không thể kìm máu được mỗi khi thực hiện các thủ thuật này.
  • Hội chứng sợ vật nhọn hay kim tiêm: hình dạng của các mũi khoan hay kim tiêm cũng có thể là nỗi ám ảnh sợ hãi của nhiều người khiến họ không dám đến nha khoa.
  • Sợ mùi nha khoa: các bệnh viện hay nha khoa hầu hết đều có một mùi khá đặc trưng, đó chính là mùi cao su latex, dung dịch tẩy rửa,… kết hợp. Do đó với một số người đã từng đến bệnh viện nhiều hay ám ảnh, dị ứng với các mùi này cũng sẽ  cảm thấy sợ nha khoa.
  • Hội chứng sợ đau: đây cũng là một trong những lý do khiến nhiều người mắc chứng sợ nha khoa nói riêng và sợ bệnh viện nói chung. Hầu hết các thủ thuật nha khoa đều khiến người ta liên tưởng đến việc rất đau đớn, cho dù đã được dùng thuốc tê. Bởi thế những người mắc chứng sợ đau sẽ cực kỳ căng thẳng và hoảng loạn nếu phải đến nha khoa.
  • Rối loạn lo âu ám ảnh bệnh tật: nhiều người thường từ chối việc đi khám nha khoa bởi họ cảm thấy nghi ngờ, lo lắng rằng việc đi khám có thể là nguy cơ gây ra các bệnh truyền nhiễm, chẳng hạn như HIV thông qua các dụng cụ của nha sĩ.

Chứng sợ nha khoa do nỗi sợ nha sĩ

Chứng sợ nha khoa cũng có thể bắt nguồn từ nỗi sợ nha sĩ, đặc biệt trước đó nếu họ đã từng làm việc với một người thiếu chuyên nghiệp. Dentophobia chính là được hình thành dần từ những ám ảnh, lo lắng từ các hành động của nha sĩ trong những lần khám răng hay điều trị răng miệng trước đó.

Chứng sợ nha khoa do nỗi sợ nha sĩ Chứng sợ nha khoa cũng có thể bắt nguồn từ nỗi sợ nha sĩ, đặc biệt trước đó nếu họ đã từng làm việc với một người thiếu chuyên nghiệp. Dentophobia chính là được hình thành dần từ những ám ảnh, lo lắng từ các hành động của nha sĩ trong những lần khám răng hay điều trị răng miệng trước đó. Cụ thể, một số yếu tố thường gây nên nỗi sợ nha sĩ như Nha sĩ làm việc quá mạnh tay gây đau đớn Nha sĩ hay y tá quá lạnh lùng, thiếu thân thiện, thiếu kiên nhẫn khiến người bệnh dễ trở nên căng thẳng hơn khi đến nha khoa Nha sĩ mới còn non trẻ, chưa có kinh nghiệm tay nghề khiến  những bệnh nhân có thể bị đau nhức nghiêm trọng hơn hoặc bị tổn thương cả các vùng xung quanh cũng khiến cho rất nhiều người hình thành nỗi sợ với nha sĩ hay chứng sợ nha khoa. Mặt khác, nỗi sợ nha sĩ còn liên quan đến tâm lý e dè, ngại ngùng của nhiều người khi mà để bác sĩ nhìn thấy các lỗ sâu răng hay nhìn vào răng miệng của mình. Họ có thể cảm thấy sợ bác sĩ sẽ đánh giá hoặc chê bai răng miệng của mình nên thường tìm mọi cách từ chối đi khám nha khoa, cho dù có cực kỳ đau đớn.
Nha sĩ thiếu chuyên nghiệp, quá lạnh lùng cũng khiến cho nhiều người bị sợ đến nha khoa

Cụ thể, một số yếu tố thường gây nên nỗi sợ nha sĩ như

  • Nha sĩ làm việc quá mạnh tay gây đau đớn
  • Nha sĩ hay y tá quá lạnh lùng, thiếu thân thiện, thiếu kiên nhẫn khiến người bệnh dễ trở nên căng thẳng hơn khi đến nha khoa
  • Nha sĩ mới còn non trẻ, chưa có kinh nghiệm tay nghề khiến  những bệnh nhân có thể bị đau nhức nghiêm trọng hơn hoặc bị tổn thương cả các vùng xung quanh cũng khiến cho rất nhiều người hình thành nỗi sợ với nha sĩ hay chứng sợ nha khoa.

Mặt khác, nỗi sợ nha sĩ còn liên quan đến tâm lý e dè, ngại ngùng của nhiều người khi mà để bác sĩ nhìn thấy các lỗ sâu răng hay nhìn vào răng miệng của mình. Họ có thể cảm thấy sợ bác sĩ sẽ đánh giá hoặc chê bai răng miệng của mình nên thường tìm mọi cách từ chối đi khám nha khoa, cho dù có cực kỳ đau đớn.

Ảnh hưởng từ chứng sợ nha khoa

Như đã nói, kiểm tra răng miệng thường xuyên là điều rất cần thiết chứ không phải đợi đến khi răng miệng có vấn đề mới tiến hành đi kiểm tra. Ngay cả khi chúng ta đánh răng hằng ngày cũng không thể đảm bảo chắc chắn rằng răng miệng đã sạch hoàn toàn, không còn vi khuẩn hay mảng bám, vẫn còn rất nhiều vấn đề khác có thể xuất hiện khiến tình trạng răng miệng của chúng ra ngày càng xuống cấp.

Chứng sợ nha khoa
Chứng sợ nha khoa khiến nhiều người thà chấp nhận đau chứ nhất định không đến phòng khám răng

Chứng sợ nha khoa nếu không sớm được giải quyết sẽ gây ra rất nhiều hệ lụy liên quan trực tiếp đến tinh thần, sức khỏe, cuộc sống và cả thẩm mỹ của mỗi người. Chẳng hạn một số người khi đau răng thường có xu hướng lạm dụng các loại thuốc giảm đau thay vì đi kiểm tra chính xác tình trạng răng miệng hiện tại. Việc dùng thuốc không đúng cách sẽ ảnh hưởng xấu trực tiếp đến hệ thống sức khỏe toàn diện.

Mặt khác nếu để tình trạng răng sâu, răng ố vàng, sưng nướu chân răng kéo dài không điều trị dứt điểm tận gốc sẽ gây ra các vấn đề liên quan đến thẩm mỹ cho mỗi người. Chẳng hạn như một số người có tình trạng răng hô, răng khấp khểnh nếu mắc chứng sợ nha khoa thì không dám thực hiện các thủ thuật như niềng nên lúc nào cũng mang mặc cảm, tự ti khi cười.

Đặc biệt với những người bị đau nhức răng nếu không chịu đi thăm khám hay điều trị tận gốc sẽ gây ra rất nhiều hậu họa. Đau răng lâu ngày thường kèm theo đau mắt, nổi hạch, đau tai thậm chí có thể kéo lên phát sốt nên cực kỳ nguy hiểm. Tình trạng đau răng nếu chỉ dùng thuốc thôi thì không bao giờ hết mà chỉ làm vấn đề nghiêm trọng hơn mà thôi.

Làm thế nào để vượt qua chứng sợ nha khoa

Chứng sợ nha khoa là một nỗi ám ảnh vô lý, quá mức nên việc dùng thuốc hầu như không thể mang đến tác dụng trong các trường hợp này. Nếu liên quan đến các tình trạng rối loạn lo âu khác như sợ máu, sợ kim tiêm thì người bệnh cần điều trị dứt điểm vấn đề này.

Trong một vài trường hợp, việc dùng các nhóm thuốc như thuốc giảm lo âu, thuốc an thần có thể hỗ trợ cho một vài bệnh nhân có nỗi ám ảnh với nha khoa quá mức. Tuy nhiên các nhóm thuốc này có thể không được chỉ định nếu người bệnh đang chuẩn bị làm các thủ thuật nha khoa bởi có thể ảnh hưởng đến quá trình đông máu, việc thực hiện các thao tác của nha sĩ cùng một số vấn đề liên quan khác.

Để vượt qua chứng sợ nha khoa cần có sự quyết tâm, chủ động từ bản thân mỗi người, sự thay đổi, hỗ trợ từ chính các nha sĩ hoặc đôi khi cần có sự tham vấn từ nhà tâm lý học nếu nỗi sợ trở nên vượt quá mức cho phép.

Tìm kiếm phòng khám nha khoa phù hợp

Nếu nha khoa đã đem đến cho bạn những trải nghiệm không tốt thì đừng ngần ngại mà tìm kiếm một nha khoa khác bởi các hệ thống nha khoa hiện nay đang ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn. Ít nhất cho dù việc kiểm tra hay điều trị răng miệng dù có đau đớn nhưng khi có được sự động viên từ nha sĩ, phong cách làm việc chuyên nghiệp hay sự tư vấn kỹ lưỡng để bạn có thể chuẩn bị tinh thần kỹ hơn thì đảm bảo nỗi đau hay sự sợ hãi cũng được giảm đi đáng kể.

chứng sợ nha khoa
Hiện nay các phòng khám nha khoa đang ngày càng được nâng cấp hiện đại, sang trọng, giảm được các mùi y tế và đem đến sự thoải mái hơn cho các bệnh nhân rất nhiều

Hiện nay bạn cũng có thể dễ dàng tìm kiếm những nha khoa chất lượng, có chuyên môn cao thông qua các bài review, quảng cáo, giới thiệu trên các trang mạng xã hội hay các website chuyên về nha khoa. Chứng sợ nha khoa là cực kỳ phổ biến nên hầu hết các nha khoa đều đang cực kỳ chú trọng điều này, nâng cấp chất lượng của mình để thu hút khách hàng hơn.

Thực tế thì các dịch vụ nha khoa hiện nay cũng đang ngày càng phổ biến và phát triển mạnh mẽ hơn, kỹ năng tay nghề cũng được đào tạo kỹ lưỡng hơn, hệ thống thiết bị máy móc cũng dần được nâng cấp giúp việc chăm sóc hay điều trị về răng miệng cũng không còn quá đau đớn như trước đây. Thậm chí các mùi quen thuộc thường gặp ở nhà khoa cũng đã bắt đầu được thay thế bằng các mùi hương tinh dầu rất dễ chịu giúp người mắc chứng sợ nha khoa có thể thoải mái hơn rất nhiều.

Chuẩn bị trước

Chăm sóc răng miệng không chỉ vì sức khỏe và còn vì vấn đề thẩm mỹ của chính bản thân, chính vì thế bạn phải học cách vượt qua những nỗi sợ của bản thân. Các chuyên gia cũng đã đưa ra một số đề nghị rằng những bệnh nhân khám và điều trị răng có thể sử dụng băng bịt mặt hay tai nghe để giảm thiểu việc nghe hay nhìn thấy các âm thanh dùng trong nha khoa không mong muốn.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên chia sẻ trước với nha sĩ hay các y tá về chứng sợ nha khoa của mình hoặc yêu cầu họ không đánh giá quá nhiều về tình trạng sâu răng của mình, chỉ nói về tình trạng chuyên môn để tránh các cảm xúc ngại ngùng. Hoặc  bạn cũng có thể trao đổi trước với bác sĩ về một dấu hiệu nào đó nếu cảm thấy không ổn để nha sĩ có thể dừng lại ngay lập tức.

Một biện pháp khác bạn cũng có thể áp dụng chính là nên đi nha sĩ cùng người thân hoặc mang theo một vật may mắn nào đó, chẳng hạn như một con gấu bông yêu thích để bên cạnh khi điều trị để giảm nỗi sợ. Để vượt qua chứng sợ nha khoa của bản thân bạn cũng nên  tìm hiểu về các kỹ thuật nha khoa, quy trình thực hiện hay bất cứ vấn đề nào liên quan, chẳng hạn như liệu có lây nhiễm các bệnh lý khác hay không để có cảm giác an tâm hơn.

Gặp gỡ chuyên gia tâm lý nếu cần thiết

Với những người mắc chứng sợ nha khoa một cách quá mức do có liên quan đến các trải nghiệm tiêu cực từ quá khứ thì bạn có thể tham khảo việc gặp gỡ nhà trị liệu tâm lý để được cải thiện càng sớm càng tốt. Nhà trị liệu sẽ thông qua những chia sẻ thực tế về cảm xúc, nỗi ám ảnh của bạn và tìm cách đi sâu vào tiềm thức để gỡ bỏ những khúc mắc này.

Chứng sợ nha khoa
Nếu nỗi sợ hãi và ám ảnh vượt quá mức, việc gặp gỡ nhà trị liệu tâm lý cũng có thể là điều cần thiết

Các cảm xúc hay nhìn nhận tiêu cực sẽ được thay thế bằng những nhận thức tích cực, đúng đắn ở hiện tại, từ đó dần giúp người bệnh có cái nhìn khác về việc chăm sóc, điều trị răng miệng. Các chuyên gia tâm lý cũng sẽ hướng dẫn người bệnh các biện pháp cần thiết để kiểm soát cảm xúc, giảm căng thẳng, đối diện với nỗi sợ hãi của bản thân để áp dụng khi phải đến nha khoa.

Nỗi sợ có thể được cải thiện khi bạn phải tiếp xúc với nó quá nhiều, đây chính là cơ chế thích nghi của cơ thể. Do đó với chứng sợ nha khoa, người bệnh cũng phải chủ động tiếp xúc và đến nha khoa để thực hành kiểm soát cảm xúc của bản thân, như thế mới thực sự có hiệu quả chứ không thể cải thiện nếu chỉ được hỗ trợ về mặt lý thuyết.

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu
Nói chung, chứng sợ nha khoa là cực kỳ phổ biến, tuy nhiên mỗi người cần phải học cách sớm vượt qua nỗi sợ. Thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh, vệ sinh răng miệng khoa học mỗi ngày, có thể tham khảo sử dụng các dụng cụ như tăm nước hay bàn chải điện để chăm sóc răng miệng tốt nhất chính là điều mỗi người cần thay đổi từ ngay bây giờ. Đừng quên thăm khám nha khoa định kỳ hoặc ngay khi phát hiện răng miệng có vấn đề bất thường để giải quyết càng sớm càng tốt.

Có thể bạn quan tâm:

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *