Chứng sợ vật nhọn (Aichmophobia): gây ra ảnh hưởng gì?

Người mắc chứng sợ vật nhọn thường cảm thấy tim đập nhanh, khó thở, tức ngực, buồn nôn, choáng váng mỗi lần thấy các vật nhọn như đinh, kim tiêm hay dao kéo. Nỗi lo âu ám ảnh này dần phát triển theo hướng cực đoan hơn và gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hằng ngày của người bệnh. Trị liệu tâm lý sẽ giúp người bệnh sớm lấy lại tinh thần, nâng cao chất lượng đời sống.

Chứng sợ vật nhọn (Aichmophobia) là gì?

Chứng sợ vật nhọn có tên khoa học là Aichmophobia, thuật ngữ này có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, trong đó “aichmē” có nghĩ là điểm và phobia có nghĩa là nỗi sợ hãi, ám ảnh vô lý. Đây là một trong những loại rối loạn ám ảnh sợ chuyên biệt thuộc nhóm rối loạn lo âu cực kỳ phổ biến, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả thể chất lẫn tinh thần mỗi người bệnh.

Chứng sợ vật nhọn
Chứng sợ vật nhọn gặp ở cả người lớn và trẻ em, chiếm tỷ lệ khá cao trong dân số

Chứng sợ vật nhọn cũng có liên quan mật thiết đến hội chứng sợ kim tiêm trypanophobia do kim tiêm có đầu nhọn nên có thể bắt nguồn từ chính nỗi sợ hãi nay. Một số thuật ngữ cũng được dùng cho hội chứng này như belonephobia, tuy nhiên hầu hết vẫn được sử dụng chính là Aichmophobia. Căn bệnh này đã được đưa vào Cẩm nang chẩn đoán và thống kê từ năm 1994.

Thống kê cho thấy có ít nhất 10% người Mỹ trưởng thành mắc chứng sợ vật nhọn, tuy nhiên tỷ lệ mắc trên dân số thế giới có thể cao hơn rất nhiều do mọi người thường có xu hướng né tránh nỗi sợ thay vì tìm cách điều trị nên khá khó phát hiện. Bệnh có thể xuất hiện ở cả người lớn lẫn trẻ em và có xu hướng tồi tệ hơn theo thời gian nếu không sớm điều trị.

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý

Triệu chứng hội chứng sợ vật nhọn

Các triệu chứng của Aichmophobia thường khá dễ nhận biết. Bản thân người bệnh hoàn toàn nhận thức được mình có những nỗi sợ phi lý, cực đoan quá mức không thể nào kiểm soát được các phản ứng của cơ thể nên luôn tìm cách né tránh thay vì đối diện. Tuy nhiên do các vật nhọn luôn xuất hiện trong rất nhiều khía cạnh trong đời sống nên không phải lúc nào cũng có thể trốn tránh được.

Chứng sợ vật nhọn
Nhìn thấy các vật sắc nhọn có thể khiến người bệnh hoảng loạn, kích động, thậm chí là ngất xỉu

Một số biểu hiện điển hình của hội chứng sợ vật nhọn như

  • Luôn tránh né những vậy có đầu sắc nhọn, chẳng hạn như kim, kim tiêm, đinh nhọn, đầu kéo, móng tay hay thậm chí là việc dùng một ngón trỏ tay cũng khiến người bệnh sợ hãi.
  • Cảm xúc khi nhìn thấy các vật nhọn như toàn thây run rẩy, toát mồ hôi, khó thở, nhịp thở nhanh, nhịp tim và huyết áp tăng, buồn nôn và nôn. thậm chí một số người có thể ngất xỉu.
  • Luôn tìm các tránh né tất cả mọi thứ có liên quan đến vật nhọn, chẳng hạn như nhà bếp (có dao, kéo); bệnh viện (kim tiêm).. Một số người mắc chứng sợ vật nhọn thậm chí sẽ luôn từ chối đến bệnh viện để làm xét nghiệm do chỉ cần nhìn thấy kim tiêm họ đã ngất xỉu.
  • Dễ rơi vào hoảng loạn, kích động, gặp ác mộng nếu vô tình thấy các vật nhọn này
  • Xung quanh nơi sinh sống sẽ không có bất cứ vật nhọn nào, kể cả tăm.

Thực tế nếu không thấy các vật nhọn thì tâm lý của những người này hoàn toàn có thể bình thường, họ vẫn vui vẻ thoải mái trong các hoạt động thường ngày. Tuy nhiên do luôn phải căng thẳng tìm các tránh né, lo lắng làm thế nào để không phải thấy các vật nhọn nên một số người cũng có thể chọn các xu hướng cực đoan bằng các tránh né tham gia mọi hoạt động khác.

Nguyên nhân gây hội chứng sợ vật nhọn

Hội chứng sợ vật nhọn thường được hình thành do chính những tác nhân bên ngoài, thường là những ám ảnh thời thơ ấu hoặc có liên quan đến một số vấn đề sức khỏe khác. Thực tế thì các nhà khoa học vẫn chưa thể tìm ra chính xác cơ chế gây bệnh, tạm thời chỉ xác định được các yếu tố liên quan đến việc kích hoạt nỗi lo lắng cực đoan này.

Chứng sợ vật nhọn
Chấn thương trên cơ thể có liên quan đến vật nhọn có thể chính là nguyên nhân gây bệnh

Cụ thể, một số tác động khiến một người mắc hội chứng sợ vật nhọn bao gồm:

  • Ám ảnh từ quá khứ: ở người từng bị các vật sắc nhọn đâm vào chân, từng bị thương tích nặng gây tổn thương về thể chất có liên quan đến vật nhọn đều là đối tượng hàng đầu dễ mắc hội chứng này. Chẳng hạn một người từng bị đinh đâm xuyên qua chân gây thương tật, người từng bị tấn công bằng dao có thể mang nỗi ám ảnh này và dễ trở nên hoảng loạn khi thấy các vật nhọn, luôn trong trạng thái cảm thấy nguy hiểm.
  • Từng bị bệnh nặng: ở những người mắc chứng sợ vật nhọn nói chung và hội chứng kim tiêm nói riêng hầu hết đều bị ảnh hưởng bởi một thời gian dài điều trị bệnh, bị tiêm nhiều lần liên tục với độ đau nhức nghiêm trọng khiến mỗi lần nhìn thấy kim tiêm thì quãng thời gian đáng sợ đó lại quay trở về trong tâm trí người bệnh.
  • Chứng sợ bác sĩ: cũng có liên quan đến chứng sợ kim tiêm hay sợ bệnh tật. Mặt khác bác sĩ cũng là những người thường sử dụng các vật nhọn như kim tiêm, dao mổ, kéo cắt chỉ trong phẫu thuật nên khi nhìn thấy các vật này người mắc hội chứng sợ vật nhọn sẽ liên tưởng ngay tới các bác sĩ.
  • Ảnh hưởng từ gia đình: yếu tố di truyền chỉ đóng một phần nhỏ trong nguy mắc mắc hội chứng sợ vật nhọn. Tuy nhiên nếu trong gia đình có người mắc hội chứng này hoặc việc cha mẹ thường xuyên mô tả quá mức về sự nguy hiểm của các loại vật nhọn nhằm để con tránh xa việc chạm vào các loại đồ vật này cũng hoàn toàn có thể làm tăng nguy cơ hình thành nỗi sợ của con.

Hệ lụy từ hội chứng sợ vật nhọn

Đa phần mọi người đều cho rằng chỉ cần tránh xa các vật nhọn thi những cảm giác lo âu, sợ hãi, căng thẳng sẽ không xuất hiện. Tuy nhiên vậy nhọn lại là một thứ gì đó cực kỳ phổ biến trong đời sống hằng ngày. Dao, kéo, đầu bút, cạnh bàn đều có hình dạng nhọn và không phải lúc nào bạn cũng tránh né hoàn toàn được các loại đồ vật này.

Chứng sợ vật nhọn
Các vật nhọn hiện hữu rất nhiều trong cuộc sống khiến người thường thường xuyên rơi vào căng thẳng

Hội chứng sợ vật nhọn có thể gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mỗi người, điển hình nhất là việc hầu như những người này không tự nấu được các bữa cơm đơn giản bởi các nguyên liệu đều cần có dao, kéo để hỗ trợ. Quá trình học tập hay làm việc cũng gặp rất nhiều khó khăn nếu người bệnh thường xuyên sống trong nỗi sợ hãi, không tự tin khi nhìn ngắm các vật xung quanh.

Người mắc chứng sợ vật nhọn nói chung và sợ kim tiêm nói riêng đều khá kịch liệt phản đối việc đến bệnh viện thăm khám bác sĩ, kể cả khi sức khỏe có vấn đề. Thậm chí chỉ cần nhìn thấy bác sĩ cầm kim tiêm đã khiến họ tăng huyết áp, ngất xỉu, không thể lấy được các mẫu xét nghiệm nên cũng gặp nhiều khó khăn trong quá tình chẩn đoán bệnh.

Mặt khác do thường xuyên sống trong căng thẳng, lo lắng, ám ảnh vì những điều từ quá khứ cũng khiến những bệnh nhân Aichmophobia có nguy cơ cao tiến triển sang trầm cảm. Nếu mắc đồng thời cả trầm cảm và rối loạn lo âu thì việc điều trị sẽ tốn nhiều thời gian và khó khăn hơn rất nhiều.

Hướng điều trị chứng sợ vật nhọn

Người bệnh cần đến các bệnh viện có chuyên khoa thần kinh hoặc trung tâm tâm lý để thăm khám và điều trị phù hợp nhất. Bác sĩ và các chuyên gia sẽ thông qua việc trò chuyện, làm các bài test hoặc dựa trên các chẩn đoán trong sổ tay DSM để đưa ra kết quả chính xác nhất. Liệu trình điều trị sẽ được đưa ra dựa trên tình trạng, nguyên nhân gây bệnh của từng người.

Trị liệu tâm lý

Chăm sóc trị liệu tâm lý là biện pháp chính được hướng đến cho các bệnh nhân mắc chứng rối loạn lo âu như sợ vật nhọn. Đây là các phương pháp không cần dùng thuốc mà sẽ thông qua trò chuyện để đi sâu vào tâm trí của từng người, gỡ bỏ các thút thắt trong tâm trí, loại bỏ các chướng ngại tâm lý để người bệnh tự tin bước về một tương lai tươi sáng phía trước.

Chứng sợ vật nhọn
Tâm lý trị liệu là phương pháp hàng đầu được hướng tới cho người mắc hội chứng sợ vật nhọn

Nhà trị liệu đóng vai trò quan trọng trong việc khơi gợi về mặt cảm xúc, tạo môi trường phù hợp để người bệnh thoải mái chia sẻ các vấn đề của bản thân. Người bệnh cũng cần thực sự trung thực trong việc chia sẻ cảm xúc hay các vấn đề từ quá khứ để chuyên gia tâm lý có thể hiểu rõ nguyên nhân, qua đó có liệu pháp điều trị phù hợp nhất.

Một số liệu pháp chính được áp dụng cho người mắc chứng sợ vật nhọn gồm

  • Liệu pháp trị liệu hành vi nhận thức: nhà trị liệu sẽ giúp người bệnh nhìn nhận rõ những suy nghĩ sai lệch về các vật nhọn đã ảnh hưởng xấu như thế nào đến họ và hướng người bệnh đến các suy nghĩ đúng đắn tích cực hơn, chẳng hạn chia sẻ về lợi ích của các thiết bị dao kéo. Dần dần người bệnh có dần thay đổi suy nghĩ của mình, giảm đáng kể nỗi lo âu sợ hãi và dần hòa nhập trở lại với xã hội.
  • Liệu pháp phơi nhiễm:  Bằng cách cho người bệnh trực tiếp tiếp xúc với nỗi sợ hãi của bản thân với mức độ tăng dần sẽ giúp cảm xúc, hành vi dần thích nghi được với những ám ảnh này. Chẳng hạn nhà trị liệu có thể bắt đầu bằng việc cho người bệnh nhìn hình ảnh của dao, của tim tiêm, sau đó là coi clip và cuối cùng là trực tiếp sờ và sử dụng các thiết bị này. Khi bản thân chúng ta tiếp xúc với nỗi sợ hãi nhiều thì tự khắc những cảm xúc này cũng thuyên giảm đi. Liệu pháp thư giãn và các cách kiểm soát, đối diện với căng thẳng cũng được hướng dẫn cho người bệnh để hạn chế các hành vi trong quá trình tiếp xúc.
  • Thôi miên: đây cũng là biện pháp được ứng dụng cho nhiều bệnh nhân mắc chứng sợ vật nhọn nhằm điều chỉnh nhận thức sai lệch của bản thân, đồng thời giúp khôi phục trạng thái tinh thần tích cực hơn.

Nhà trị liệu sẽ đồng hành xuyên suốt cùng người bệnh thông qua việc điều trị trực tiếp hay từ xa. Thống kê cho thấy những người đáp ứng tốt với các liệu pháp trị liệu thường có khả năng phục hồi nhanh chóng, nhìn nhận rõ hơn về thực tại, dần có thể tự chăm sóc bản thân và hòa nhập trở lại với công đồng.

Dùng thuốc

Cách nhóm thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần hay thuốc chẹn beta thường được chỉ định cho một số bệnh nhân mắc chứng sợ vật nhọn nhằm xoa dịu thần kinh, hạn chế các trạng thái kích thích. Cần lưu ý thuốc không thể giúp loại bỏ nỗi lo âu ám ảnh hoàn toàn mà chỉ giúp hạn chế phần nào các cảm xúc không mong muốn giúp người bệnh có chất lượng cuộc sống tốt hơn.

Các nhóm thuốc này chỉ được sử dụng khi có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa thần kinh chuyên môn, tuyệt đối không được tự ý sử dụng do cũng kèm theo rất nhiều tác dụng phụ. Người bệnh cũng cần tuân thủ về liều dùng, cách dùng, thời gian dùng để đạt đúng hiệu quả điều trị mà bác sĩ mong muốn.

Chăm sóc tại nhà

Chứng sợ vật nhọn là một vấn đề tâm lý không cần điều trị nội trú tại bệnh viện, người bệnh hoàn toàn có thể cải thiện tốt nếu tuân thủ đúng chỉ định của nhà trị liệu hay bác sĩ chuyên môn. Xây dựng một cuộc sống lành mạnh, tích cực, nâng cao sức khỏe cả về mặt tinh thần lẫn thể chất sẽ đem đến cho người bệnh rất nhiều tiên lượng tốt trong suốt quá trình điều trị và cả sau này.

Chứng sợ vật nhọn
Thiền giúp tâm trí mỗi người vững vàng hơn khi đối diện với những căng thẳng, khó khăn

Cụ thể, một số biện pháp có thể giúp hỗ trợ cho người mắc chứng sợ vật nhọn như

  • Chủ động thực hành theo các liệu pháp được nhà trị liệu hướng dẫn mỗi ngày
  • Nâng cao sức khỏe tinh thần thông qua các bài tập thiền, yoga hay liệu pháp hơi thở để kiểm soát cảm xúc mỗi khi phải đối diện với nỗi sợ hãi
  • Duy trì thói quen luyện tập thể dục thể thao hằng ngày để cải thiện sức khỏe cả thể chất lẫn tinh thần
  • Chủ động tiếp xúc với nỗi sợ hãi khi đã ổn hơn, chẳng hạn như tập làm bếp, nấu ăn, sơ chế đồ ăn bằng dao, kéo
  • Đảm bảo ngủ đủ giấc để tinh thần luôn khỏe mạnh, bình tĩnh, lạc quan
  • Tìm đến sự hỗ trợ của những người xung quanh khi cần thiết
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường rau xanh và các loại trái cây

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu
Chứng sợ vật nhọn có thể ảnh hưởng trên rất nhiều dân số, tuy nhiên đây là căn bệnh hoàn toàn có thể cải thiện được nếu người bệnh kiên trì, quyết tâm thực hiện đúng theo chỉ định từ bác sĩ, chuyên gia. Nếu cảm thấy bản thân đang có những nỗi sợ cực đoan bất thường, mỗi người đều nên chủ động thăm khám, hạn chế tối đa việc dấu diếm hay tránh né vì sẽ chỉ làm bệnh nghiêm trọng hơn mà thôi.

Có thể bạn quan tâm:

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *