Hội chứng sợ bóng tối (nyctophobia) là gì? Cách vượt qua
Hội chứng sợ bóng tối (Nyctophobia) không chỉ gặp ở trẻ em mà còn xuất hiện ở cả người trưởng thành với các đặc điểm như hoảng loạn, run rẩy, khó thở khi phải ở trong bóng tối. Người bệnh luôn cho rằng có rất nhiều mối nguy hiểm tiềm ẩn trong bóng tối lên luôn tìm cách tránh né những nơi không có ánh sáng nhằm bảo vệ cho chính mình.
Hội chứng sợ bóng tối (Nyctophobia) là gì?
Hội chứng sợ bóng tối có tên khoa học là “Nyctophobia”, trong đó thuật ngữ này được ghép từ tiếng Hy Lạp với “Nyctus” có nghĩa là ( bóng tối/ bóng đêm) và “Phobia” là nỗi sợ, nỗi ám ảnh phi lý. Căn bệnh này đã xuất hiện từ thời cổ đại, bởi xưa kia khi chưa có đèn điện, người ta phải sống trong bóng tối. Những nguy hiểm rình rập như thú dữ, kẻ thù khiến họ luôn sống trong lo lắng tột độ khi màn đêm buông xuống.
Mặc dù đã được đề cập từ lâu, tỷ lệ người mắc bệnh cũng cao nhưng Nyctophobia thực tế vẫn chưa được đưa vào Sổ tay chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần (DSM-5). Dù vậy các chuyên gia vẫn xếp căn bệnh thuộc nhóm rối loạn lo âu với rất nhiều ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống, tinh thần của mỗi người.
Hội chứng sợ bóng tối khác với tâm lý sợ bóng tối bình thường như sau:
- Sợ bóng tối: Là do trong bóng tối, tầm nhìn của con người thường bị hạn chế, khả năng nhận diện cũng khó khăn, chẳng hạn như dễ vấp ngã, dễ va đập vì không nhìn rõ. Tâm lý sợ bóng tối là cực kỳ bình thường, đặc biệt thường gặp ở trẻ em do con thường tưởng tượng ra ma quỷ. Có không ít người lớn sợ bóng tối nhưng nếu cần thiết họ vẫn sẵn sàng đi qua hay đi trong bóng tối.
- Hội chứng sợ bóng tối: Trong khi đó, ở những người mắc hội chứng sợ bóng tối, cảm giác sợ của họ không nằm ở mức bình thường. Đứng trước bóng tối họ thường cảm thấy run rẩy, người cứng đơ, đồng tử giãn to, toàn người toát mồ hôi hột, khó thở. Kể cả khi có người bên cạnh cũng không khiến họ có đủ can đảm để đi vào những nơi tối tăm nên thường chọn cách trốn chạy từ sớm.
Triệu chứng hội chứng sợ bóng tối
Bóng tối ở đây không chỉ là bóng đêm, mà còn có thể là những nơi tối tăm, chẳng hạn như trong góc nhà kho, trong rừng sâu, nói chung là tất cả những nơi không có ánh sáng. Ban ngày- ban đêm là quy luật của tạo hóa không thể nào thay đổi được nên các triệu chứng Nyctophobia hầu như xuất hiện mỗi ngày khiến họ cực kỳ mệt mỏi.
Mặt khác, không chỉ khi đứng trong bóng đêm, bóng tối các triệu chứng lo âu mới xuất hiện. Chỉ cần khi họ nghĩ rằng màn đêm sắp buông xuống là tinh thần có thể trở nên mất bình tĩnh, hoảng hốt, kích động. Cụ thể, một số triệu chứng điển hình ở những người mắc hội chứng sợ bóng tối như
- Run rẩy, đổ mồ hôi hột, mặt trắng bệch, nhịp tim tăng cao, khó thở, huyết áp tăng, đồng tử mở to, toàn thân cứng đơ nếu phải đứng trước bóng tối.
- Trốn tránh bóng tối, những người này thường phải về nhà từ sớm, trước 5h để không phải đối diện với bóng tối bên ngoài.
- Luôn chuẩn bị rất nhiều đèn điện trong nhà, trong phòng ngủ, hầu như không bao giờ tắt đèn, kể cả vào ban ngày vì sợ bóng đêm sẽ đổ xuống bất cứ lúc nào. Thậm chí trong cả tủ quần áo, tủ đồ của người mắc hội chứng sợ bóng tối cũng có đèn vì đây
- Có thể không dám ngủ một mình, kể cả khi bật điện vì lo lắng đèn sẽ tắt, bóng đêm có thể xuất hiện bất cứ lúc nào
- Ngủ dễ gặp ác mộng, ngủ mơ màng không sâu giấc, la hét hoảng loạn trong đêm
- Khi đứng trong bóng tối thường mất bình tĩnh, hoảng loạn, không nghĩ được gì, thậm chí có những người hoảng sợ đến mức ngất xỉu
- Cố gắng làm mọi cách để không đi vào bóng tối, những người này chỉ xuất hiện ở ngoài đường và ban ngày còn ban đêm họ thường trốn trong nhà
- Một số người có xu hướng thức đêm, ngủ ngày vì ban đêm khiến họ không thể nào ngủ được
- Kể cả khi có người đồng hành bên cạnh nhưng không phải lúc nào họ cũng dám đi ra ngoài vào buổi tối hay đứng những nơi đêm tối
Bản thân người bệnh luôn cho rằng trong bóng đêm có vô vàn mối nguy hiểm, thậm chí họ có thể nhanh chóng kể ra để chống chế mỗi khi có ai đó muốn rủ rê họ ra ngoài chơi hay cần họ đi vào bóng đêm. Nỗi sợ hãi tác động và chi phối hoàn toàn tinh thần, cảm xúc và cả hành vi của người bệnh dẫn đến rất nhiều ảnh hưởng xấu đến cuộc sống, sức khỏe mỗi người.
Nguyên nhân hội chứng sợ bóng tối
Thực nỗi sợ bóng tối thường xuất hiện ở trẻ nhỏ, chúng thường không dám ngủ nếu tối không có cha mẹ bên cạnh hay không bật đèn. Tuy nhiên đến khoảng 12- 15 tuổi, trẻ hoàn toàn đã ý thức được về bóng tối. Con vẫn cảm thấy sợ nhưng con vẫn hoàn toàn dám ngủ một mình chỉ cần có đèn ngủ. Trẻ cũng hoàn toàn tự nhiên nếu cần phải đi vào nơi nào quá tối nhưng có cha mẹ bên cạnh.
Nyctophobia thường có mối liên quan mật thiết đến những ám ảnh từ quá khứ có liên quan đến quá khứ. Đây thường là các sự kiện kinh hoàng, vượt ngoài sức tưởng tượng của bản thân người đó, tác động mạnh mẽ vào tâm trí khiến người đó cảm thấy không thể vượt qua được. Cụ thể, tại sao lại bị hội chứng sợ bóng tối thì có thể kể tên một số yếu tố sau:
- Ám ảnh từ quá khứ: từng bị bạo lực, cưỡng hiếp ở những nơi đen tối; bị bỏ rơi hay thất lạc cha mẹ trong đêm; bị cướp bóc; bị giam cầm ở nơi không có ánh sáng hay đôi khi chỉ là bị hù dọa trong đêm tối cũng khiến rất nhiều người có nỗi lo lắng này.
- Ảnh hưởng từ những câu chuyện huyền bí: ở những người đọc truyện hay xem các bộ phim ma, nghe chuyện ma hoặc chính bản thân đã từng chứng kiến các câu chuyện tâm linh liên quan đến ma quỷ cũng cực kỳ dễ bị ảnh hưởng, đặc biệt là trẻ em, nữ giới hay người có tâm lý yếu.
- Yếu tố gia đình: nếu trong gia đình có người mắc hội chứng sợ bóng tối hoặc cha mẹ bảo bọc quá mức, luôn lo lắng thái quá không cho con bước vào đêm tối một mình cũng dễ làm tăng nguy cơ con cái luôn bị ám ảnh bởi bóng tối.
Những ảnh hưởng của hội chứng sợ bóng tối
Rõ ràng có thể thấy ánh sáng – bóng tối là quy luật tất yếu của cuộc sống, con người không chỉ sống trong ánh nắng không mà còn cần có sự xuất hiện của cả trời đêm. Màn đêm buông xuống cũng là thời khắc đánh dấu đã chuẩn bị kết thúc một ngày, là lúc để tất cả mọi người cùng nghỉ ngơi thư giãn, phục hồi sức khỏe sau một ngày làm việc và học tập mệt mỏi.
Tuy nhiên ở những người mắc hội chứng sợ bóng tối do họ không thường ngủ được về đêm hoặc ngủ không ngon giấc khiến tinh thần thường trong trạng thái mệt mỏi, căng thẳng, thiếu tỉnh táo, làm việc không hiệu quả. Cơ thể không được phục hồi năng lượng về đêm sẽ làm tăng nguy cơ mắc rất nhiều bệnh lý nguy hiểm khác, da dẻ xấu, sức khỏe ngày càng giảm sút nghiêm trọng.
Mặt khác việc từ chối ra ngoài vào buổi tối trong khi ban ngày họ cũng thường ngủ bù hoặc bận rộn công việc cũng làm ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống, các mối quan hệ của bệnh nhân Nyctophobia. Việc tìm kiếm các công việc phù hợp, cho phép người bệnh về sớm trước khi trời tối hoặc chỉ làm việc đêm ở nhà không phải lúc nào cũng dễ dàng.
Do người bệnh dường như chỉ bó buộc bản thân ở nhà, các mối quan hệ xung quanh cũng cực kỳ hạn chế dẫn đến không có quá nhiều người để chia sẻ kết hợp với những nỗi ám ảnh vô hình, không thể kiểm soát được khiến rất nhiều người đã mắc thêm chứng trầm cảm. Sức khỏe tinh thần, thể chất và cuộc sống của người bệnh sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu mắc đồng thời cả trầm cảm và rối loạn lo âu.
Cách vượt qua hội chứng sợ bóng tối
Không khó để phát hiện một người mắc hội chứng sợ bóng tối, tuy nhiên không ít người chủ quan cho rằng đó chỉ là nỗi sợ bình thường, những người đó quá yếu đuối, nhút nhát chứ ít ai cho rằng đó là các dấu hiệu của các vấn đề tâm lý. Thăm khám tại các chuyên khoa tâm thần, chuyên gia tâm lý trị liệu chính là biện pháp chính được hướng tới cho người mắc Nyctophobia.
1. Trị liệu tâm lý
Những nỗi ám ảnh từ quá khứ còn vướng mắc trong tâm trí là nguyên nhân khiến rất nhiều người mang nỗi sợ bóng tối. Do đó cần áp dụng tâm lý trị liệu để giúp người bệnh gỡ bỏ được bóng đen tâm lý, tháo gỡ nút thắt trong tâm trí. Chỉ khi tinh thần được thả lỏng, những nỗi lo từ quá khứ được bông bỏ thì bản thân người bệnh sẽ nhận thức được rằng hóa ra bóng tối không hề đáng sợ đến như vậy.
Nhà trị liệu cần chia sẻ trực tiếp với thân chủ nhằm đi sâu vào tâm trí, hiểu được nỗi lo sợ của họ xuất phát từ nguyên nhân nào, từ đó dần lên các liệu pháp hỗ trợ phù hợp. Một số liệu pháp thường được áp dụng cho những người mắc hội chứng sợ bóng tối gồm
- Liệu pháp phơi nhiễm: Chuyên gia sẽ để người bệnh trực tiếp với bóng tối với mức độ tăng dần, đồng thời hướng dẫn thân chủ cách đối mặt trực tiếp với nỗi ám ảnh. Điều này dần khiến người bệnh có thể thích nghi, nỗi lo lắng sợ hãi cũng giảm dần vì đã được tiếp xúc với bóng tối thường xuyên.
- Phương pháp trị liệu nhận thức hành vi: Nhà trị liệu sẽ giúp thân chủ hiểu rõ mình đang có nỗi lo âu vô lý và nó đang ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của họ. Những nhận thức, suy nghĩ sai lầm để bóng đêm sẽ được loại bỏ và thay thế dần bằng những nhận thức đúng đắn hơn, tích cực hơn, tự tin đối diện với nỗi sợ hãi của bản thân hơn.
- Lập trình ngôn ngữ tư duy (Neuro-linguistic programming – NLP): cũng là kỹ thuật được áp dụng cho người mắc hội chứng sợ bóng tối nhằm giúp người bệnh vượt qua các phản ứng của bản thân khi phải đối diện với nỗi sợ hãi.
- Các kỹ thuật tự lực (Self-Help Techniques): Nhà trị liệu cũng có thể yêu cầu thân chủ trực tiếp đối diện với nỗi sợ hãi của mình và viết lại các trải nghiệm đó sau đó học cách giải thích những điều này theo hướng tích cực. Thiền hay liệu pháp hít thở cũng là các kỹ thuật được ứng dụng trong phương pháp này để kiểm soát tinh thần người bệnh trong trạng thái ổn định hơn.
- Thôi miên: được áp dụng nhằm đưa người bệnh về trạng thái vô thức, đi sâu vào tiềm thức để hiểu rõ hơn về nguyên nhân hay cảm xúc của người bệnh, đồng thời còn giải quyết được các vấn đề như đau đầu, mất ngủ hiệu quả.
Người mắc hội chứng sợ bóng tối nếu đáp ứng tốt với các liệu pháp trị liệu đều mang đến những cải thiện nhanh chóng về cả tinh thần lẫn sức khỏe. Các biện pháp đối diện với căng thẳng cũng được hướng dẫn giúp người bệnh phòng tránh được nguy cơ mắc rất nhiều bệnh lý tâm lý – tâm thần sau đó.
2. Dùng thuốc
Thuốc chỉ là phương pháp tạm thời để hỗ trợ bình ổn tâm lý cho một số bệnh nhân, không mang tác dụng loại bỏ bệnh hoàn toàn. Thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần là hai nhóm thuốc chính được hướng đến cho bệnh nhân Nyctophobia nhằm nâng cao chất lượng giấc ngủ, giảm các kích thích quá mức từ đó cải thiện chất lượng đời sống sức khỏe, tinh thần đáng kể.
Tuy nhiên hầu hết các nhóm thuốc này đều kèm theo nhiều tác dụng phụ không mong muốn nên người bệnh tuyệt đối không được lạm dụng, chỉ nên dùng khi có sự chỉ định của bác sĩ. Thuốc cũng có thể chỉ định dùng song song với trị liệu tâm lý để mang đến tác dụng tốt nhất cho từng bệnh nhân.
3. Chăm sóc và điều trị tại nhà
Người mắc hội chứng sợ bóng tối cần thông qua sự hướng dẫn từ bác sĩ và chuyên gia tâm thần để vượt lên những khó khăn của chính mình, không thể phụ thuộc hoàn toàn vào thuốc hay chăm sóc tâm lý. Thực tế khi đã giải mã được nỗi sợ, hiểu được nguồn cơn của nỗi ám ảnh thì việc loại bỏ nso cũng trở nên đơn giản hơn rất nhiều.
Một số phương pháp chăm sóc và điều trị tại nhà mà người bị hội chứng sợ bóng tối có thể áp dụng như
- Sử dụng đèn ngủ khi ngủ hay vì mở toàn bộ các bóng đèn chiếu sáng như bình thường. Bạn nên hạ độ sáng của đèn dần xuống, tùy theo từng cấp độ để mắt và tâm trí tập làm quen dần với bóng tối. Việc đột ngột loại bỏ hết đèn điện trong quá trình điều trị sẽ chỉ khiến người bệnh hoảng loạn hơn mà thôi.
- Thay vì quá lạm dụng thuốc ngủ, bạn có thể sử dụng các liệu pháp thiên nhiên nhiên từ thảo mộc như hoa cúc, hoa oải hương, trà mộc lan, xông hơi tinh dầu, tắm nước ấm để có chất lượng giấc ngủ đảm bảo hơn
- Thiền hay yoga vừa giúp nâng cao sức khỏe thể chất, tinh thần, đặc biệt cũng rất tốt cho giấc ngủ nên người mắc hội chứng sợ bóng tối cũng nên tham khảo luyện tập.
- Để giảm nỗi lo âu khi phải ở hay ngủ trong bóng tối, bạn có thể chọn cách nghe nhạc, ôm chú gấu bông yêu thích để tạo cảm giác an toàn hơn
- Nỗi sợ bóng tối thường bắt nguồn từ cảm giác có mối nguy hiểm rình rập trong bóng tối, do đó việc biết cách tự bảo vệ bản thân có thể làm giảm cảm giác này. Chẳng hạn như học võ, cầm theo bình xịt hơi cay hay các đồ để tự vệ nếu phải đi đến những nơi này.
- Duy trì thói quen luyện tập thể dục thể thao, ăn uống lành mạnh để nâng cao sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần.
Hội chứng sợ bóng tối có thể gặp ở cả trẻ em lẫn người lớn và đều gây ra rất nhiều hệ lụy đến cuộc sống của người bệnh nếu không có hướng kiểm soát sớm. Học cách vượt qua chính bản thân mình sẽ đem đến cho những người mắc
Có thể bạn quan tâm:
- Hội chứng sợ biển (Thalassophobia): Giải pháp khắc phục
- Hội chứng ăn đêm (NES): Nguyên nhân và Tác hại với sức khỏe
- Hội chứng sợ yêu (Philophobia): Nguyên nhân và cách vượt qua
- Hiện tượng bóng đè (Sleep Paralysis): Giữa thực tại và hư ảo
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!