Người hay khóc một mình là yếu đuối hay mắc bệnh đáng lo?

Người hay khóc một mình là yếu đuối hay mắc bệnh đáng lo? Nhiều người dễ rơi nước mắt có thể do tính cách nhạy cảm, sự mềm yếu và dễ tổn thương trước những sự kiện đau buồn, những cảm xúc vui sướng tột độ. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên khóc một mình, khóc bất chợt và không có lý do thì có thể nó không còn là sự yếu đuối mà chính là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó.

hay khóc một mình là yếu đuối hay mắc bệnh
Chắc hẳn mỗi chúng ta đã từng khóc một mình ít nhất một lần trong đời.

Khóc có hại không?

Khóc được xem như một phản ứng bình thường của con người và chắc hẳn mỗi người cũng đã ít nhất một lần rơi lệ. Chúng ta có thể khóc khi xem một bộ phim cảm động, khi trải qua sự đau khổ của một mối tình, khi người thân qua đời, khi chịu quá nhiều áp lực trong cuộc sống hoặc những giọt nước mắt cũng có thể rơi nếu bạn cảm thấy quá hạnh phúc khi được cầu hôn, khi chào đón đứa con đầu lòng,…

Tuy nhiên, nhiều người vẫn hay cho rằng, khóc chính là biểu hiện của sự hèn nhát, yếu đuối và họ luôn cố gắng để gồng mình trước mọi tình huống. Tuy nhiên, theo chia sẻ của các chuyên gia, nếu bạn khóc ở mức độ vừa phải thì những giọt nước mắt đó lại mang đến rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe.

Được biết, nước mắt sẽ được tiết ra từ tuyến lệ và trung bình mỗi chúng ta sẽ sản xuất ra khoảng 115 lít nước mắt mỗi năm, tương đương với khoảng 300ml nước mắt mỗi ngày. Điều này mang đến rất nhiều lợi ích khiến bạn không thể ngờ đến.

1. Nước mắt giảm nguy cơ bệnh tim

Theo chia sẻ từ các chuyên gia, nước mắt có tác dụng rất tốt trong việc loại bỏ những chất hóa học bị tích tụ lâu trong cơ thể do sự ảnh hưởng từ stress, căng thẳng. Vì thế, khi bạn khóc với mức độ phù hợp thì nước mắt chính là thần được quý giá giúp bạn giảm bớt nguy cơ bị các vấn đề về sức khỏe tim mạch.

Ngược lại, nếu bạn liên tục kiềm chế cảm xúc, nén khóc thì khả năng cao sẽ phải đối diện với tình trạng cao huyết áp, bệnh tim, béo phì hoặc tiểu đường loại 2. Bên cạnh đó, trong nước mắt còn có hàm lượng cao các hormone endorphin leucine-enkephalin có tác dụng rất tốt trong việc giảm đau.

2. Nước mắt giúp chống lại vi khuẩn

Mắt là bộ phận phải hoạt động liên tục và chịu nhiều sự ảnh hưởng từ bên trong lẫn môi trường bên ngoài. Để bảo vệ mắt, chúng ta thường áp dụng rất nhiều các phương pháp khác nhau nhưng ít ai biết được nước mắt chính là liều thuốc vô giá, nó có thể giúp tăng cường thị lực, chống vi khuẩn hiệu quả cho mắt.

Trong nước mắt có chứa lysozyme có khả năng tiêu diệt đến hơn 90% các loại vi khuẩn chỉ trong khoảng thời gian ngắn (dưới 10 phút). Kết quả của các cuộc nghiên cứu còn nhận thấy rằng, nước mắt có khả năng kháng khuẩn cực cao, nó có thể bảo vệ mắt tránh khỏi nguy cơ mắc bệnh than  (Anthrax).

3. Khóc giúp giải tỏa tâm lý

Khóc là một trong các cách hiệu quả và an toàn giúp bạn giải tỏa tâm trạng tiêu cực, cải thiện trạng thái tâm lý hơn cả thuốc. Khi đối diện những chuyện tồi tệ trong cuộc sống, nhiều người thường tự giấu cảm xúc vào trong và không có phép mình được rơi lệ.

Tuy nhiên, hành động này chỉ khiến bạn trở nên mệt mỏi và khó chịu hơn. Chính vì thế, nếu cảm thấy buồn bã, căng thẳng quá mức thì cứ khóc, khóc thật to. Sau khi khóc xong bạn sẽ cảm thấy tinh thần thoải hơn, đầu óc nhẹ nhõm và dễ dàng giải quyết các vấn đề khó khăn.

4. Khóc giúp giảm stress

Nếu không muốn đối diện với cơn đau đầu dữ dội hoặc tình trạng gia tăng huyết áp đột ngột do stress thì bạn hãy thử khóc. Khóc giúp bạn giải tỏa tâm trạng, giảm bớt căng thẳng và hạn chế sự hình thành của các chất hóa học từ stress gây ra, đặc biệt là endorphin và prolactin. Nước mắt được đánh giá giống với mồ hôi và khóc cũng có tác dụng giảm stress hiệu quả như việc tập thể dục.

Đây chỉ là những lợi ích dễ nhận thấy nhất từ nước mắt. Nếu chúng ta biết cách thể hiện đúng lúc và đúng thời điểm thì khóc cũng mang lại không ít các lợi ích về sức khỏe và cả các mối quan hệ. Đôi khi nước mắt chính là cách biểu đạt cảm xúc mạnh mẽ và thuyết phục nhất, giúp con người gần nhau hơn.

Người hay khóc một mình là yếu đuối hay là bệnh lý?

Như đã chia sẻ ở trên, khóc cũng là một trong các phản ứng bình thường và mang lại khá nhiều lợi ích cho sức khỏe cũng như đời sống của con người. Tuy nhiên, nếu mức độ khóc quá nhiều và thường xuyên hoặc bạn hay khóc một mình, khóc không lý do thì nó có thể là dấu hiệu cảnh báo về một bệnh lý nguy hiểm nào đó.

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý

Hay khóc vì nhiều chuyện vui buồn trong cuộc sống có thể là biểu hiện của người nhạy cảm, yếu đuối. Nhưng nếu cứ liên tục khóc một mình thì đây có thể là dấu hiệu của chứng rối loạn tâm thần, cụ thể là trầm cảm. Những người mắc bệnh trầm cảm sẽ thường xuyên cảm thấy buồn bã, chán nản, mệt mỏi, họ thu mình lại và dễ khóc một mình. Họ nhạy cảm, có thể rơi nước mắt mọi lúc và cả bản thân họ cũng không thể hiểu, kiểm soát được điều đó.

Trong thực tế vẫn có những người không muốn rơi lệ trước mặt người khác. Họ luôn cố nén cảm xúc của mình và luôn âm thần khóc khi không có ai bên cạnh. Tuy nhiên, lại có một vài trường hợp khóc không rõ nguyên do, bản thân họ cũng không hiểu được vì sao mình lại khóc và không có cách nào để ngừng khóc. Đặc biệt, nếu bạn đang trong tình trạng này và liên tục có những suy nghĩ tiêu cực, bi quan về cuộc sống thì nhiều khả năng bạn đang ở trong giai đoạn nhẹ của chứng trầm cảm.

Những người mắc bệnh trầm cảm dường như không có nhu cầu giao tiếp, họ luôn trốn tránh việc phải ra ngoài và tự giam cầm mình trong phòng với bốn bức tường vô tri vô giác. Mặt khác, trong tâm trí họ luôn tràn ngập những suy nghĩ tồi tệ và tiêu cực về cuộc sống, họ cảm thấy không hứng thú với thế giới bên ngoài và cho rằng bản thân là kẻ vô dụng, bất tài, là gánh nặng của mọi người xung quanh.

hay khóc một mình là yếu đuối hay mắc bệnh
Nếu bạn thường xuyên hay khóc một mình thì nhiều nguy cơ bạn đang mắc phải chứng trầm cảm

Khi bị trầm cảm, người bệnh tồn tại nhiều sự hỗn độn trong cảm xúc nhưng họ không biết cách để chia sẻ, bày tỏ với những người xung quanh. Chính sự bế tắc này khiến cho nhiều người dễ rơi nước mắt, thường khóc bất chợt và khóc liên tục.

Tuy nhiên, hay khóc một mình chỉ là một trong các biểu hiện đặc trưng của trầm cảm, nó hoàn toàn không đủ cơ sở để có thể kết luận một người có đang mắc chứng rối loạn tâm thần này hay không. Cách tốt nhất là bạn nên tiến hành thăm khám tại các cơ sở chuyên khoa hoặc thực hiện bài test đánh giá trầm cảm tại nhà để có thể hiểu rõ hơn về tình trạng của mình.

Bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm nếu tồn tại các triệu chứng sau đây:

  • Khí sắc kém, luôn cảm thấy buồn bã, chán nán, tuyệt vọng, u sầu, khóc lóc, hay khóc một mình.
  • Mất dần hứng thú với tất cả hoạt động diễn ra xung quanh, kể cả những điều mà bản thân đã từng rất yêu thích trước đây.
  • Cảm giác tội lỗi, cho rằng bản thân là kẻ tồi tệ, vô dụng, tự hạ thấp giá trị của chính mình, tự ti, thu mình.
  • Không muốn tiếp xúc với những người xung quanh, kể cả bạn bè thân thiết hoặc người thân trong gia đình. Có xu hướng thu mình, ngại giao tiếp, tự tạo khoảnh các với xã hội.
  • Rối loạn ăn uống, ăn uống không đều độ, chán ăn, ăn vô tội vạ.
  • Rối loạn giấc ngủ, 80% người bị trầm cảm đều mất ngủ, số còn lại có thể ngủ quá nhiều.
  • Suy nghĩ tiêu cực, nghĩ về cái chết hoặc có ý định muốn tự sát.

Do đó nếu bạn thường xuyên khóc một mình và có kèm theo các biểu hiện nêu trên thì có nhiều khả năng bạn đang mắc phải chứng trầm cảm. Lúc này cần tiến hành thăm khám để có được chẩn đoán chính xác, giúp điều trị nhanh chóng và kịp thời.

Bệnh cạnh trầm cảm thì người hay khóc một mình cũng có thể gặp phải các vấn đề sau đây:

  • Rối loạn ăn uống: Liên tục khóc lóc và đau khổ sẽ khiến cho con người không còn quan tâm đến các nhu cầu cá nhân, thậm chí là ăn uống. Nhiều người liên tục bỏ bữa, ăn không đủ chất hoặc dung nạp quá nhiều các thực phẩm có hại có sức khỏe.
  • Rối loạn giấc ngủ: Suy nghĩ, khóc lóc quá nhiều sẽ khiến cho trạng thái tâm lý không được ổn định, giấc ngủ cũng trở nên khó khăn hơn.
  • Rối loạn lo âu: Bạn luôn cảm thấy lo lắng về mọi vấn đề xoay quanh cuộc sống, cảm thấy tự ti và cho mình là kẻ vô dụng, kém cỏi.
  • Lạm dụng rượu bia, thuốc lá, chất gây nghiện: Hay khóc một mình thường sẽ xuất phát từ những nỗi buồn giấu kín trong lòng và khi không được giải tỏa đúng cách sẽ thôi thúc người bệnh tìm đến bia rượu, thuốc lá, ma túy để giải sầu.

Làm cách nào để hạn chế khóc một mình?

Khi cảm thấy mệt mỏi, chán chường nhưng không muốn biểu hiện cảm xúc quá mức trước mặt người khác thì bạn hoàn toàn có thể chọn cách khóc một mình. Sau khi khóc xong bạn sẽ cảm thấy tinh thần dễ chịu và thoải mái hơn rất nhiều. Lúc này trạng thái tâm lý ổn định hơn và bạn cũng dễ dàng đưa ra những quyết định, các xử lý hiệu quả, phù hợp.

Tuy nhiên, nếu cứ liên tục khóc một mình không phải là cách hay và nó còn có thể là biểu hiện của các bệnh lý nguy hiểm. Chính vì thế, bạn cần phải biết cách cân bằng cảm xúc, tránh để sự tiêu cực xâm chiếm tâm trí. Dưới đây là một số biện pháp mà bạn có thể áp dụng để hạn chế tình trạng hay khóc một mình.

1. Tìm kiếm nguyên nhân khiến bạn muốn bật khóc một mình

Điều đầu tiên mà bạn cần thực hiện đó chính là tìm ra lý do vì sao bạn lại muốn khóc, điều gì khiến bạn cảm thấy phiền lòng. Đôi khi những điều đó có thể dễ dàng xác định được nhưng cũng có thể là những nguyên nhân tiềm ẩn, kéo dài dai dẳng khiến bạn đã không còn nhớ được.

hay khóc một mình là yếu đuối hay mắc bệnh
Hãy tìm kiếm nguyên nhân khiến bạn cảm thấy muốn bật khóc và khóc một mình.

Do đó, hãy tập thói quen ghi chép lại những điều đã xảy ra trong ngày, những cảm xúc tồi tệ của bản thân về những điều xảy ra xoay quanh cuộc sống. Thói quen này không chỉ giúp bạn giải tỏa tốt các cảm xúc tiêu cực, bi quan hàng ngày mà còn giúp bạn dễ dàng xác định được những thứ khiến bạn trở nên tiêu cực.

2. Chăm sóc tốt cho sức khỏe

Sức khỏe là một trong các yếu tố quan trọng và quyết định mọi hành vi của con người. Để hạn chế việc một mình khóc lóc, tổn thương liên tục thì việc cần làm ngay lúc này đó chính là điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt, tăng cường sức khỏe tổng thể để có được một thể chất khỏe mạnh, một tinh thần lạc quan.

Một số thói quen cần thực hiện để có một sức khỏe tốt như:

  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, rèn luyện sức khỏe bằng các bài tập đơn giản ngay tại nhà như đi bộ, chạy bộ, yoga, thiền định, bơi lội, đánh cầu lông, tập gym,…Mỗi ngày chỉ cần dành ra khoảng 20 phút tập luyện cũng đủ giúp bạn có được một cơ thể dẻo dai, xua tan căng thẳng, mệt mỏi, áp lực.
  • Ăn uống đầy đủ chất, bổ sung nhiều thực phẩm giàu khoáng chất và vitamin cho lợi cho sức khỏe. Tăng cường ăn nhiều rau xanh, các loại hoa quả tươi, các loại hạt,…
  • Ngủ đủ giấc, đảm bảo giấc ngủ đủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày. Tốt nhất nên rèn luyện thói quen ngủ và thức dậy cùng một khung giờ để tránh tình trạng mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều.
  • Tích cực tham gia các hoạt động lành mạnh trong cộng đồng, đặc biệt là hoạt động ngoài trời.

3. Chia sẻ cảm xúc với những người xung quanh

Trong cuộc sống hàng ngày, bạn sẽ không thể tránh khỏi những lúc cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi hoặc phải đối diện với hàng loạt các vấn đề khó khăn, cản trở trong cuộc sống. Những lúc cảm thấy mỏi mệt như thế, hãy chủ động tìm kiếm người để chia sẻ, tâm sự thay vì cứ cố giấu và kiềm nén cảm xúc trong lòng.

hay khóc một mình là yếu đuối hay mắc bệnh
Thay vì khóc một mình, hãy bắt đầu chia sẻ cảm xúc của bạn với những người bên cạnh.

Khi nói ra được những điều trăn trở, những ưu phiền chất chứa trong lòng sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn rất nhiều. Bằng cách này bạn cũng hạn chế được việc hay khóc một mình, phải chịu đựng nỗi đau mà không có ai bên cạnh. Đồng thời, những người thân của bạn cũng có thể dành cho bạn những lời khuyên hữu ích, giúp bạn thoát khỏi những cảm xúc tồi tệ.

4. Tìm kiếm thú vui riêng

Đôi khi việc thường xuyên khóc một mình là do bạn quá cô đơn và không có bất kì đam mê gì trong cuộc sống. Để hạn chế điều này, bạn nên tìm kiếm cho mình một hoạt động, một môn thể thao hoặc một sở thích riêng nào đó để cảm nhận được những niềm vui, những điều lý thú và ý nghĩa trong đời sống hàng ngày.

Bạn có thể đăng kí tham gia các bộ môn mới mẽ mà trước đây bạn chưa từng trải nghiệm như hội họa, ca hát, sáng tác nhạc, làm thơ, nhảy múa, khiêu vũ hoặc có thể học thêm một ngôn ngữ mới. Việc có được một niềm đam mê và theo đuổi nó sẽ giúp bạn cảm thấy hứng thú hơn. Đồng thời, bạn cũng sẽ có thêm những người bạn mới, hạn chế những thời gian rảnh rỗi để suy nghĩ tiêu cực, khóc lóc.

5. Điều trị bệnh trầm cảm

Nếu tình trạng hay khóc một mình của bạn xuất phát từ căn bệnh trầm cảm thì bạn cần phải nhanh chóng tiến hành thăm khám và điều trị. Bạn nên tìm đến các cơ sở chuyên khoa, bệnh viện uy tín để được chẩn đoán và hỗ trợ hiệu quả nhất. Tùy vào mức độ trầm cảm của mỗi người mà các chuyên gia sẽ cân nhắc đưa ra liệu trình điều trị phù hợp với những liệu pháp an toàn, hiệu quả.

Đối với hầu hết các trường hợp trầm cảm, tâm lý trị liệu được xem là phương pháp mang lại nhiều kết quả vượt trội nhất. Việc được trò chuyện cùng với chuyên gia tâm lý sẽ giúp bạn tháo gỡ được những nút thắt trong lòng và dần thay đổi suy nghĩ, điều chỉnh hành vi, giảm thiểu tình trạng hay khóc một mình. Ngoài ra, đối với những người bệnh nặng cũng sẽ được kết hợp cùng với các loại thuốc chống trầm cảm để gia tăng hiệu quả điều trị.

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu

Thông tin của bài viết trên đây đã giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc “Người hay khóc một mình là yếu đuối hay mắc bệnh đáng lo?”. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo về trầm cảm nhưng nó không đủ cơ sở để chẩn đoán bệnh. Tốt nhất bạn nên tiến hành thăm khám và chẩn đoán chính xác tại các cơ sở chuyên khoa để có thể kịp thời điều trị và khắc phục tốt.

Tham khảo thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *