Hội chứng sợ tốc độ (Tachophobia): Chẩn đoán và khắc phục

5/5 - (1 bình chọn)

Tachophobia là nỗi sợ quá mức và phi lý về tốc độ. Chúng ta có thể cảm thấy lo lắng, sợ hãi khi di chuyển quá nhanh bằng các phương tiện như xe máy, xe ô tô, xe buýt. Tuy nhiên, đối với những người mắc hội chứng sợ tốc độ thì nỗi sợ này biểu hiện một cách quá mức gây ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt hàng ngày. 

Tachophobia
Tachophobia là thuật ngữ dùng để nói đến nỗi sợ quá mức và phi lý về tốc độ.

Hội chứng sợ tốc độ là gì?

Hội chứng sợ tốc độ (Tachophobia) là một dạng của rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi hay còn được nhắc đến là hội chứng ám ảnh cụ thể. Tình trạng này thường có sự liên quan đến hội chứng sợ lái xe hoặc có thể là một số chứng sợ hãi khác khiến cho người bệnh cảm thấy sợ hãi vô cùng đối với tốc độ.

Trong thực tế thì chúng ta vẫn sẽ tồn tại cảm giác lo lắng, sợ hãi, hoảng loạn khi di chuyển với tốc độ cao. Chẳng hạn như khi ngồi trên một chiếc ô tô, xe buýt, xe đạp hoặc chơi những trò chơi mạo hiểm như tàu lượn siêu tốc thì chúng ta vẫn cảm thấy lo sợ, bất an. Tuy nhiên, nỗi sợ này không giống với Tachophobia, những người mắc phải hội chứng sợ tốc độ sẽ vô cùng sợ hãi, kinh hoàng đối với tốc độ cao.

Người mắc chứng Tachophobia thường sẽ cảm thấy lo sợ ngay cả khi họ chỉ nhìn thấy một phương tiện giao thông di chuyển nhanh hoặc đối với một số trường hợp nghiêm trọng hơn, bệnh nhân có thể hoảng sợ khi đi bộ, chạy bộ với tốc độ cao. Nỗi sợ hãi này sẽ liên tục xuất hiện và kéo dài dai dẳng tối thiểu 6 tháng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống sinh hoạt hàng ngày.

ads chuyên gia tâm lý bùi thị hải yến tư vấn ngay

Cũng chính vì nỗi sợ này mà nhiều người bệnh sẽ có xu hướng né tránh việc di chuyển quá nhanh, không sử dụng các phương tiện với tốc độ cao với bất kì giá nào. Chẳng hạn như họ có thể từ chối việc đi xe buýt, tàu hỏa, máy bay hoặc có một số trường hợp còn từ chối việc ra khỏi nhà vì sợ nhìn thấy các phương tiện lưu thông quá nhanh trên đường.

Hội chứng sợ tốc độ sẽ khiến cho nhiều người bị bao quanh bởi nỗi sợ của mình, sự lo lắng, sợ hãi của họ không tương ứng với mức độ nguy hiểm của yếu tố. Nhiều người vẫn có thể tự nhận biết được sự vô lý trong nỗi sợ của mình nhưng họ không tài nào có thể kiểm soát và khống chế nó.

Không thể xác định cụ thể về số lượng người đang bị ảnh hưởng bởi hội chứng này. Tuy nhiên, trong một cuộc khảo sát được tiến hành tại Hoa Kỳ nhận thấy rằng có khoảng 12,5% người trưởng thành sẽ phải đối mặt với Tachophobia tại một thời điểm nào đó trong cuộc đời. Đặc biệt, phụ nữ có khả năng mắc phải hội chứng này cao gấp 2 lần so với nam giới.

Các triệu chứng của Tachophobia

Biểu hiện đặc trưng nhất của hội chứng sợ tốc độ đó chính là cảm giác lo sợ, hoang mang, bất an tột độ đối với việc di chuyển quá nhanh hoặc thậm chí là khi quan sát các phương tiện chuyển động nhanh. Đối với một số trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân còn có thể cảm thấy sợ hãi khi xem những môn thể thao cần tốc độ hoặc những đoạn phim, phân cảnh hành động, di chuyển chớp nhoáng.

Tachophobia
Người mắc chứng Tachophobia sẽ luôn cảm thấy sợ hãi, lo lắng, bất an khi di chuyển với tốc độ cao.

Một người được xác định mắc phải hội chứng Tachophobia khi họ tồn tại các triệu chứng sau:

  • Luôn tồn tại nỗi sợ hãi liên quan đến tốc độ, nỗi sợ kéo dài dai dẳng tối thiểu 6 tháng.
  • Cảm thấy lo lắng, bồn chồn, bất an khi nhìn thấy những phương tiện giao thông di chuyển quá nhanh trên đường.
  • Nỗi sợ còn xuất hiện khi xem những đoạn video, những thước phim hành động, những bộ môn thể thao đòi hỏi tốc độ cao.
  • Có xu hướng né tránh việc di chuyển bằng các phương tiện như xe máy, xe buýt, xe ô tô, máy bay, tàu hỏa
  • Hạn chế việc lái xe, thường chọn cách đi bộ nhưng với tốc độ chậm, vừa phải.

Việc liên tục tránh né khi di chuyển bằng tốc độ nhanh có thể làm cho các triệu chứng càng gia tăng mạnh mẽ bởi nó càng củng cố cho niềm tin về nỗi sợ của mình là đúng. Khi đối diện với nỗi sợ của mình, người bệnh sẽ xuất hiện hàng loạt các triệu chứng thể chất như:

  • Run rẩy, ra nhiều mồ hôi
  • Đau tức ngực
  • Choáng váng, chóng mặt
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Hơi thở gấp gáp, hụt hơi, khó thở
  • Tim đập nhanh liên hồi
  • Khô miệng
  • Mất kiểm soát
  • Ngất xỉu

Các triệu chứng của Tachophobia có thể biểu hiện ở mức độ khác nhau tùy vào tình trạng nặng nhẹ của mỗi bệnh nhân. Tuy nhiên, chúng đều cần can thiệp và khắc phục tốt để tránh gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với chất lượng cuộc sống và cả sức khỏe của người bệnh.

Hội chứng sợ tốc độ hình thành do đâu?

Cho đến hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định cụ thể về nguyên nhân gây ra hội chứng sợ tốc độ và hầu hết các chứng ám ảnh sợ khác. Tuy nhiên, phần lớn nhiều người cho rằng nỗi sợ này có liên quan đến những trải nghiệm tồi tệ không quá khứ, khiến con người bị ám ảnh và hình thành sợ lo lắng, sợ hãi quá mức.

Tachophobia
Nỗi sợ tốc độ có thể được hình thành từ những trải nghiệm tội tề trong quá khứ

Tuy nhiên, không phải bất kì ai đã từng trải qua những cảm xúc tồi tệ về tốc độ cũng hình thành và phát triển chứng sợ hãi này. Theo nghiên cứu, các chuyên gia cũng đã chỉ ra được một vài yếu tố có liên quan như sau:

  • Trải nghiệm trong quá khứ: Ví dụ như bạn đã từng chứng kiến cảnh người thân qua đời vì các vụ tai nạn giao thông thảm khốc từ máy bay, tàu hỏa, xe buýt hoặc các tai nạn xe nghiêm trọng do đi với tốc độ cao. Điều này khiến bạn cảm thấy sợ hãi, não bộ hình thành sự ám ảnh vô thức khiến bạn liên tục sợ hãi những gì liên quan đến tốc độ.
  • Tiền sử cá nhân hoặc gia đình: Những người từng bị hoặc có người thân đã bị rối loạn lo âu thì nhiều khả năng sẽ phát triển hội chứng ám ảnh sợ hãi cụ thể.
  • Ảnh hưởng từ gia đình: Trẻ em thường sẽ chịu nhiều ảnh hưởng từ gia đình, cha mẹ và những người chăm sóc, nuôi dưỡng mình. Nếu các thành viên thân thiết có người mắc phải hội chứng sợ tốc độ hoặc các chứng sợ hãi có liên quan thì cũng có thể ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ, trẻ cũng dễ hình thành nỗi sợ tương tự.
  • Do chứng sợ lái xe: Hội chứng Tachophobia có nhiều khả năng phát triển và có liên quan đến cảm giác sợ lái xe. Những người sợ lái xe cũng sẽ cảm thấy lo lắng, sợ hãi với tốc độ.

Hội chứng sợ tốc độ có thể không phát triển dựa trên một yếu tố duy nhất mà đôi khi là sự kết hợp của nhiều nguyên nhân khác nhau. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ, chuyên gia cũng sẽ có hướng cải thiện và can thiệp phù hợp hơn.

Tachophobia gây ra những ảnh hưởng gì?

Tuy rằng, hội chứng sợ tốc độ không làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe hay đe dọa tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, nếu nỗi sợ cứ liên tục kéo dài thì chất lượng cuộc sống sẽ bị suy giảm, nguy cơ gia tăng các vấn đề liên quan đến tâm lý, tâm thần cũng tăng cao.

Các sinh hoạt hàng ngày của bạn chính là thứ dễ bị ảnh hưởng nhất do Tachophobia. Cũng bởi nỗi sợ cứ bám lấy tâm trí, khiến bạn khó khăn trong việc thực hiện các công việc hàng ngày, đồng thời cũng hạn chế việc đi lại, di chuyển của bạn. Những người mắc phải hội chứng sợ hãi này sẽ liên tục từ chối việc di chuyển bằng các phương tiện như xe buýt, xe hơi, xe máy, máy bay, tàu hỏa,…Họ thường ưu tiên lựa chọn các chỗ ở gần với nơi làm việc, gần với chợ siêu thị để thuận tiện cho việc đi lại.

Tachophobia
Hội chứng sợ tốc độ làm hạn chế các sinh hoạt, công việc hàng ngày của con người

Điều này đôi lúc giới hạn về công việc, nghề nghiệp khiến bạn khó có thể đạt được mức thu nhập như mong muốn. Bên cạnh đó, do không thể sử dụng các phương tiện di chuyển thông thường nên người bệnh cũng bị hạn chế trong việc trải nghiệm cuộc sống. Họ không thể đi khám phá nhiều địa điểm thú vị và hấp dẫn, không thể tham gia các trò chơi mạo hiểm lý thú.

Đồng thời, cảm giác sợ hãi và lo lắng vô lý của mình khiến nhiều người cảm thấy mặc cảm, xấu hổ và tự ti. Họ có thể thu mình lại, tự tách biệt với xã hội, từ chối việc gặp gỡ, trò chuyện với những người xung quanh do sợ bị cười nhạo, chê bai. Những người này thường sẽ không muốn ra ngoài, lâu dần sẽ cảm thấy cô đơn, trầm cảm, bi quan, tiêu cực, có nhiều xu hướng lạm dụng rượu bia, chất kích thích.

Chẩn đoán và khắc phục hội chứng sợ tốc độ

Hiện nay, hội chứng sợ tốc độ – Tachophobia vẫn chưa được công nhận cụ thể trong DSM- 5. Vì thế, để chẩn đoán được tình trạng này, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành thăm khám và đặt câu hỏi về các triệu chứng của người bệnh. Sau đó, có thể tiến hành một vài cuộc xét nghiệm cần thiết để loại bỏ khả năng liên quan đến các vấn đề sức khỏe thể chất hoặc tâm thần khác.

Sau khi xác định được cụ thể về tình trạng bệnh lý của mỗi người thì bác sĩ sẽ tiến hành tư vấn và đưa ra biện pháp điều trị phù hợp nhất. Quá trình cải thiện hội chứng sợ tốc độ cũng tương tự như các chứng sợ hãi khác. Người bệnh sẽ được ưu tiên trị liệu tâm lý và kết hợp với một số loại thuốc khi cần thiết. Cụ thể như sau:

1. Tâm lý trị liệu

Tâm lý trị liệu là phương pháp cải thiện tâm lý có từ rất lâu nhưng chỉ mới phát triển trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, phương pháp này lại nhận được nhiều sự đánh giá cao đối với quá trình can thiệp tâm lý cho người bệnh rối loạn tâm thần hoặc đơn giản là gặp phải sự mất cân bằng, bất ổn trong cuộc sống.

Đối với chứng sợ tốc độ, trị liệu tâm lý có thể giúp người bệnh hiểu rõ hơn về nỗi sợ phi lý của mình, biết được nguyên nhân hình thành sự lo lắng và có cách khắc phục chúng hiệu quả. Tachophobia thường sẽ được ưu tiên áp dụng liệu pháp nhận thức hành vi, liệu pháp phơi nhiễm hoặc liệu pháp thôi miên để cải thiện.

Tachophobia
Trị liệu tâm lý giúp người Tachophobia nhìn nhận và điều chỉnh được suy nghĩ, nhận thức sai lệch của mình về tốc độ.
  • Liệu pháp phơi nhiễm: Theo thống kê nhận thấy, nếu người bệnh áp dụng tốt theo chỉ định của chuyên gia thì tỉ lệ thành công chiếm đến gần 90%. Phương pháp này sẽ giúp người bệnh tiếp xúc với những yếu tố gây sợ hãi theo từng cấp độ riêng biệt. Bệnh nhân Tachophobia sẽ được xem những đoạn video ngắn về tốc độ, những trò chơi mạo hiểm nhanh và dần tưởng tưởng đến việc bản thân đang di chuyển với tốc độ cao. Cuối cùng có thể là thực hiện hoạt động đi xe máy, xe buýt,….Trong suốt quá trình này, chuyên gia tâm lý sẽ đồng hành và hỗ trợ cho người bệnh cách kiểm soát cảm xúc, đối phó tốt với nỗi sợ của mình để dễ dàng vượt qua sự ám ảnh của bản thân.
  • Liệu pháp nhận thức và hành vi (CBT): Người bệnh sẽ được trao đổi và trò chuyện cùng với chuyên gia tâm lý/ nhà trị liệu. Quá trình trị liệu, chuyên gia sẽ giúp người bệnh hiểu rõ hơn về những suy nghĩ, nhận thức chưa phù hợp của mình và từng bước điều chỉnh nó theo chiều hướng thích hợp hơn. Mục tiêu chính của liệu pháp này đó chính là đào tạo lại não bộ, giúp chuyển hướng mô hình suy nghĩ.
  • Liệu pháp thôi miên: Chuyên gia sẽ đưa bạn vào môi trường tập trung cao độ, lúc này bạn sẽ tạm thời không thể nhận thức về môi trường xung quanh. Sau đó, chuyên gia sẽ tiến hành trò chuyện, khai thác về triệu chứng, nguyên nhân và đề xuất về những phương pháp khắc phục.

2. Dùng thuốc

Trong thực tế thì tình trạng bị hội chứng sợ tốc độ không cần thiết phải dùng đến thuốc điều trị và hiện vẫn không có bất kì loại thuốc nào được công nhận về công dụng chữa khỏi Tachophobia. Tuy nhiên, đối với một số trường hợp nghiêm trọng và cần thiết thì bệnh nhân vẫn sẽ được kê đơn thuốc để hỗ trợ tốt hơn.

Những người bệnh Tachophobia có kèm thêm các triệu chứng trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn ám ảnh cưỡng chế hoặc nỗi sợ thể hiện quá mức gây ảnh hưởng đến đời sống thì cũng sẽ được kiểm soát bằng thuốc. Một số loại thuốc có thể được sử dụng như diazepam (Valium®) hoặc alprazolam (Xanax®), các loại thuốc chống trầm cảm, chống lo âu, an thần.

Phòng ngừa hội chứng sợ tốc độ

Về cơ bản thì không có cách nào đảm bảo có thể ngăn chặn tuyệt đối sự hình thành của hội chứng Tachophobia. Tuy nhiên, nếu bạn duy trì được một lối sống lành mạnh và tích cực, biết cách kiểm soát cảm xúc, giảm bớt những căng thẳng, lo lắng trong cuộc sống hàng ngày thì hoàn toàn có thể giảm thiểu khả năng phát triển Tachophobia và những chứng sợ hãi khác. Cụ thể như:

  • Đảm bảo một giấc ngủ chất lượng từ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày, tốt nhất nên rèn luyện thói quen ngủ và thức cùng một khung giờ để tinh thần luôn sảng khoái và tích cực.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, chú ý bổ sung nhiều chất dinh dưỡng, vitamin cần thiết cho cơ thể. Bữa ăn hàng ngày cần phải được cân bằng đầy đủ dưỡng chất từ rau củ quả, trái cây, thịt cá, các loại hạt,…
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích, chất gây nghiện như rượu bia, thuốc lá, cà phê,…
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao nâng cao sức khỏe. Việc vận động mỗi ngày không chỉ giúp thể chất được nâng cao mà còn hỗ trợ tốt cho tinh thần.
  • Gia tăng sự kết nối với xã hội, chủ động chia sẻ, tâm sự nhiều hơn với người thân, bạn bè.
  • Giảm căng thẳng, kiểm soát cảm xúc của mình. Một số gợi ý như thiền định, hít thở sâu, viết nhật kí,…

ads chuyên gia tâm lý cao kim thắm

Hi vọng qua những thông tin của bài viết trên đây, bạn đọc sẽ hiểu thêm về hội chứng sợ tốc độ (Tachophobia). Nỗi sợ này cần được kiểm soát tốt để tránh gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với đời sống và sức khỏe của người bệnh.

Tham khảo thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *