Kích thích não sâu (DBS): Ưu, Nhược điểm và Cách thực hiện
Kích thích não sâu là một trong các phương pháp được cân nhắc sử dụng nhằm mục đích cải thiện hiệu quả cho các trường hợp bệnh có liên quan đến hoạt động, chức năng của não. Đây là biện pháp sử dụng xung điện để tác động sâu vào não bộ để giúp kiểm soát và cải thiện tốt các triệu chứng mà bệnh gây ra.
Kích thích não sâu (DBS) là gì?
Kích thích não sâu hay còn có tên gọi khoa học là Deep Brain Stimulation – viết tắt là DBS chính là một trong các phương pháp y tế hiện đại ngày nay được ứng dụng khá hiệu quả trong các trường hợp điều trị cho bệnh nhân thần kinh, các vấn đề liên quan đến não bộ. Hiểu một cách đơn giản thì đây là thủ thuật sử dụng dòng điện nhẹ, an toàn để kích thích, tác động đến các khu vực nhất định sâu bên trong não bộ của người bệnh.
Mục đích chính là phương pháp này đó chính là giúp kiểm soát, cải thiện và điều trị hiệu quả các bệnh lý có liên quan đến hệ thống thần kinh. Theo nghiên cứu và các ứng dụng thực tế thì kích thích não sâu mang đến nhiều lợi ích đối với những trường hợp mắc phải rối loạn tâm thần, người bệnh Parkinson hoặc những ai đang bị đau đớn kéo dài, mãn tính.
Để thực hiện được thủ thuật này, người bệnh sẽ phải được tiến hành một cuộc phẫu thuật nhỏ để có thể đặt những điện cực vào đúng vị trí đã được xác định ban đầu. Các bác sĩ chuyên môn có thể sử dụng một hoặc nhiều dây điện để gắn vào thiết bị nhỏ, sau đó tiến hành cấy vào dưới da, vị trí gần ở xương đòn của bệnh nhân. Chính vì thế mà khi dòng điện được hoạt động sẽ có sự tác động trực tiếp đến những tế bào và giúp kiểm soát tốt các triệu chứng mà bệnh gây ra.
Kích thích não sâu áp dụng cho đối tượng nào?
Hiện nay, kích thích não sâu đã được công nhận là một trong các phương pháp can thiệp quan trọng và cần thiết đối với quá trình điều trị những bệnh lý có liên quan đến hoạt động, chức năng của hệ thống thần kinh trung ương. Tùy vào từng trường hợp bệnh khác nhau mà việc điều trị sẽ được cân nhắc để đưa ra liệu pháp, tiến trình cụ thể, rõ ràng.
Tính đến thời điểm hiện tại, DBS đã hỗ trợ thành công cho rất nhiều các trường hợp bệnh. Cụ thể, phương pháp này đã được Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược Phẩm (FDA) công nhận về hiệu quả điều trị các trường hợp như sau:
- Động kinh
- Rối loạn trương lực
- Bệnh Parkinson
- Rối loạn ám ảnh cưỡng chế
- Run vô căn
- Đau mãn tính
- Nghiện
- Sa sút trí tuệ
- Đau đầu chùm
- Trầm cảm
- Chấn thương sọ não
Tuy nhiên, không phải tất cả cá trường hợp bệnh nêu trên đều sẽ được áp dụng phương pháp điều trị kích thích não sâu. Thông thường, DBS chỉ sẽ được cân nhắc hỗ trợ đối với các trường hợp bệnh không đáp ứng tốt với thuốc hoặc các biểu hiện của bệnh quá nghiêm trọng.
Kích thích não sâu mang đến lợi ích gì?
Tùy vào từng tình trạng bệnh lý khác nhau mà việc áp dụng kích thích não sâu sẽ mang đến những tác dụng tuyệt vời như:
- Hỗ trợ cải thiện các triệu chứng có liên quan đến Alzheimer.
- Kiểm soát các triệu chứng của nghiện, chẳng hạn như nghiện chất, nghiện cờ bạc,…
- Góp phần kiểm soát các vấn đề của rối loạn ăn uống, ví dụ như bulimia, thừa cân, béo phì,…
- Can thiệp tốt cho các trường hợp đau đầu kinh niên nghiêm trọng.
- Giảm thiểu các triệu chứng nguy hiểm của tâm thần phân liệt, rối loạn tâm thần.
- Giảm bớt lo lắng, căng thẳng, đặc biệt là ở những trường hợp kháng thuốc và những phương pháp can thiệp khác.
- DBS mang đến nhiều cơ hội cải thiện tốt cho người bệnh trầm cảm nặng.
Cần làm gì trước và sau khi tiến hành kích thích não sâu?
Để đảm bảo an toàn và hiệu quả tốt nhất cho quá trình can thiệp bằng biện pháp kích thích não sâu thì trước khi tiến hành các bác sĩ sẽ luôn có cuộc trò chuyện, trao đổi trực tiếp cùng với bệnh nhân về những vấn đề quan trọng và cần thiết. Người bệnh sẽ hiểu rõ hơn về những ưu và nhược điểm mà DBS sẽ mang đến, đồng thời nắm cụ thể về các nguy cơ có khả năng xảy ra trong quá trình tiến hành kích thích não sâu.
Bên cạnh đó, sau khi nắm rõ những thông tin cần thiết, bác sĩ chuyên môn cũng sẽ cho người bệnh thăm khám, kiểm tra sức khỏe để đảm bảo tốt nhất cho quá trình điều trị. Người bệnh có thể được khám sức khỏe lâm sàng, tiến hành các cuộc quét hình ảnh nâng cao, xét nghiệm, chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp cắt lớp vi tính não để bảo đảm không có các yếu tố gây cản trở và hỗ trợ tốt cho việc đặt thiết bị điện cho người bệnh.
Ngoài ra, để mang đến hiệu suất tốt nhất cho quá trình điều trị, người bệnh cũng sẽ được yêu cầu ngừng sử dụng một số loại thuốc, cụ thể như thuốc loãng máu,….Bệnh nhân cũng cần tuân thủ đúng theo các hướng dẫn về việc tắm gội, sử dụng các sản phẩm làm sạch da đã được yêu cầu để đảm bảo vệ sinh sạch sẽ.
Đồng thời, để tiến hành kích thích não sâu, các bác sĩ cũng sẽ sử dụng thuốc gây tê toàn thân nên người bệnh cần phải nhịn ăn uống trước khi tiến hành thủ thuật. Thời gian sẽ được bác sĩ tư vấn và trao đổi trực tiếp. Thông thường sẽ cần nhịn uống trước 2 giờ và nhịn ăn trước tối thiểu 8 giờ đối với thời gian dự kiến phẫu thuật.
Sau cuộc cấy máy phát xung được thực hiện lần đầu tiên, bác sĩ sẽ đặt lịch hẹn dự kiến sau khoảng vài tuần để tiếp tục lập trình máy phát, đảm bảo tính hiệu quả và phù hợp với thể trạng của từng bệnh nhân. Hiện nay, tất cả các máy phát xung đều có gắn ăng-ten không dây tích hợp nên bác sĩ có thể dễ dàng điều chỉnh từ bên ngoài cơ thể giúp quá trình điều trị được thuận lợi và hiệu suất hơn.
Quy trình hoạt động của DBS
Trong nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh được sự an toàn của phương pháp kích thích não sâu đối với não bộ. Theo đó, những trường hợp được chỉ định áp dụng biện pháp can thiệp này hoàn toàn sẽ không bị ảnh hưởng hay tổn thương đến các mô não đang hoạt động mạnh khỏe, các tế bào thần kinh vẫn sẽ được bảo vệ, không bị phá hủy sau khi điều trị.
Việc áp dụng DBS cho người bệnh sẽ hỗ trợ tích cực trong việc điều chỉnh, làm gián đoạn tín hiệu bất thường đối với não bộ, giúp não phục hồi chức năng. Theo chia sẻ thì hệ thống kích thích não sâu sẽ bao gồm 3 phần chính, đó là điện cực, dây dẫn và bộ pin (IPG).
- Điện cực: Là một sợi dây mảnh được làm bằng chì có khả năng cách điện. Bộ phận này được luồn qua một lỗ nhỏ bên trong hộp sọ và cấy trực tiếp vào các vùng não đã được xác định từ trước.
- Dây dẫn: Đây là phần dây nối được luồn dưới da đầu, cổ, vai và cũng có khả năng cách điện. Dây dẫn được sử dụng với công dụng kết nối điện cực và bộ pin.
- Bộ pin: Bộ phận này sẽ được cấy vào phần dưới da của người bệnh, gần với xương đòn. Tuy nhiên, cũng có một vài trường hợp riêng biệt sẽ được hỗ trợ cấy ở dưới da bụng hoặc dưới da ở ngực.
Để thực hiện phương pháp kích thích não sâu, bác sĩ sẽ tiến hành đưa dây dẫn kích thích vào mỗi bên não, sau đó sẽ cấy pin kích thích (máy tạo xung) dưới da cho người bệnh. Để giúp cân bằng tốt lượng nước và điện giữa các tế bào, bác sĩ sẽ thiết lập một đường dẫn tĩnh mạch để truyền dịch. Thao tác này sẽ hỗ trợ tốt cho quá trình can thiệp, đảm bảo tính an toàn và hiệu quả.
Ưu và nhược điểm của kích thích não sâu
1. Ưu điểm
Về ưu điểm của kích thích não sâu, các chuyên gia đã công nhận và liệt kê cụ thể như sau:
- Phương pháp hiệu quả đối với bệnh nhân không đáp ứng tốt với thuốc: Đối với những trường hợp kháng thuốc, việc sử dụng thuốc không mang đến hiệu quả tích cực thì kích thích não sâu được xem là phương pháp tốt nhất để cải thiện các bệnh lý liên quan đến não, thần kinh.
- Có khả năng điều chỉnh linh hoạt: Ưu điểm lớn nhất của DBS phải kể đến đó chính là khả năng có thể điều chỉnh bộ tạo xung để tìm kiếm các thiếp lập hiệu quả nhất cho các trường hợp bệnh khác nhau.
- Hỗ trợ cải thiện chất lượng sống: DBS mang đến nhiều hy vọng sống cho người bệnh, giúp nâng cao chất lượng sống của họ một cách đáng kể.
- Có thể đảo ngược: Nếu DBS mang đến hiệu quả không mong muốn, người bệnh hoàn toàn có thể yêu cầu phẫu thuật để loại bỏ những dây dẫn và bộ xung.
2. Nhược điểm
Bất cứ phương pháp điều trị nào cũng tồn tại những rủi ro, đặc biệt là các biện pháp cần phải tiến hành phẫu thuật, tác động đến cơ thể. Kích thích não sâu tuy đã được công nhận là một trong các biện pháp can thiệp hiệu quả, tiên tiến và được áp dụng rộng rãi hiện nay nhưng nó cũng sẽ đi kèm với một số nhược điểm, biến chứng.
Theo chia sẻ của các chuyên gia thì trong quá trình phẫu thuật, DBS có khả năng gây ra một số biến chứng điển hình như:
- Gây chảy máu bên trong hoặc ngay vị trí mổ.
- Khiến cho người bệnh hôn mê, mất dần ý thức.
- Khả năng bị đột quỵ do tác động đến các khu vực não nhạy cảm.
- Nhiễm trùng, nhiễm trùng huyết mức độ nặng, đe dọa tính mạng.
- Gây sưng to ở vết mổ hoặc các vùng não xung quanh.
- Các sự cố xảy ra đối với dây dẫn và bộ tạo xung như dây dẫn đặt không đúng vị trí, lỏng dây khỏi bộ tạo xung,….
Ngoài ra, trong và sau quá trình kích thích não sâu, người bệnh cũng có nhiều nguy cơ đối mặt với các triệu chứng như:
- Trầm cảm
- Khó khăn trong việc giữ cân bằng, duy trì sự ổn định đi vận động, di chuyển.
- Co giật
- Giảm thị lực
- Tê và ngứa ran các bộ phận trên cơ thể
- Chức năng não thay đổi đột ngột
- Giảm khả năng ghi nhớ
- Mất tập trung, giảm chú ý
Lưu ý sau khi kích thích não sâu
Mặc dù sau khi tiến hành phẫu thuật kích thích não sâu, người bệnh có thể trở về nhà ngay sau đó nhưng phần lớn người bệnh sẽ được yêu cầu ở lại bệnh viện tối thiểu 1 ngày để được theo dõi, đảm bảo sự ổn định và an toàn trước khi ra về. Tùy vào thể trạng của mỗi người mà thời gian phục hồi cũng sẽ khác nhau, thường sẽ kéo dài trong khoảng vài tuần.
Sau khi thực hiện DBS, người bệnh sẽ được cân dặn một số quy tắc để đảm bảo tốt cho quá trình phục hồi sức khỏe. Cụ thể như sau:
- Trong 2 tuần đầu phẫu thuật, người bệnh tuyệt đối không được tham gia bất kỳ hoạt động nào, kể cả những vận động, cộng việc đơn giản, nhỏ nhặt. Tốt nhất hãy dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng hơn. Thời điểm tốt nhất để người bệnh quay lại nhịp sống bình thường là từ khoảng sau 4 đến 6 tuần.
- Chú ý các hoạt động cần phải di chuyển, giãn cơ, chẳng hạn hư đứng dậy, giơ tay lên cao, thay đổi tư thế đột ngột,…
- Tái khám đúng lịch hẹn của bác sĩ đẻ giúp cho việc tối ưu hóa cài đặt điện được hiệu quả, an toàn.
- Cần liên hệ gấp cho bác sĩ nếu nhận thấy các biểu hiện như đau đầu dữ dội không thuyên giảm, chảy máu vết mổ, sưng tấy, đỏ, nóng quanh vùng mổ, thị lực giảm bất thường, sốt trên 38,3 độ C.
Kích thích não sâu (DBS) là một trong các phương pháp điều trị có nhiều triển vọng, đặc biệt là các trường hợp bệnh không đáp ứng tốt với thuốc. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích, ưu điểm thì DBS vẫn tiềm ẩn những rủi ro nên người bệnh cần tham khảo, cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định điều trị.
Có thể bạn quan tâm:
- Ứng Dụng Kích Thích Từ Xuyên Sọ Chữa Trầm Cảm Có Hiệu Quả Không?
- 10 Dạng Bệnh Tâm Lý Thần Kinh Thường Gặp Hiện Nay
- Phương pháp sốc điện chữa trầm cảm có hiệu quả không?
- Chăm Sóc Người Bị Rối Loạn Tâm Thần Do Rượu
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!