Mẹ chồng khó tính thì nàng nên xử lý thế nào cho hợp lý?

Chuyện mẹ chồng nàng dâu luôn là vấn đề muôn thuở gây ra mâu thuẫn trong rất nhiều gia đình, đặc biệt là khi cả hai bên sống chung. Mẹ chồng khó tính thì nàng nên xử lý thế nào để gia đình nhà cửa luôn êm ấm thuận là, vợ chồng thêm mặn nồng tình cảm, cả gia đình gắn kết hơn cũng chính là băn khoăn của mọi nàng dâu. Thực ra chỉ cần mỗi nàng dâu biết dung hòa, vun vén một chút thì việc lấy được lòng mẹ chồng sẽ chẳng còn là điều đáng sợ.

Mẹ chồng khó tính
Chuyện mẹ chồng nàng dâu vốn luôn là vấn đề muôn thủa gây ra rất nhiều xung đột trong gia đình

Mẹ chồng khó tính là như thế nào?

Người ta thường nói, chọn chồng quan trọng mà chọn gia đình nhà chồng thì càng quan trọng không kém. Những mâu thuẫn giữa mẹ chồng nàng dâu luôn là một trong những vấn đề muôn thuở từ xưa đến nay, tốn rất nhiều giấy mực của báo chí, đi vào trong rất nhiều văn chương, phim ảnh Việt Nam. Không ít cặp vợ chồng vốn rất hạnh phúc nhưng những xung đột giữa vợ và mẹ chồng mãi không giải quyết được nên đã đi đến bờ vực tan vỡ.

Thực tế có vô vàn các lý do khiến mẹ chồng thường khó tính với những người con dâu, đặc biệt khi họ mới về. Người thì yêu thương con trai quá mức, luôn cho rằng con mình giỏi nhất, con dâu lấy được con trai mình là vô cùng may mắn nên luôn muốn con dâu phải chấp nhận mọi sự sai khiến, dạy dỗ của chồng và nhà chồng. Một số khác muốn ra oai với con dâu ngày từ đầu để sau này dễ “sai bảo”; hoặc một số vì ngày xưa cũng từng bị mẹ chồng khó tính như thế nên bây giờ cũng muốn tìm lại được cảm giác “phục thù” như xưa.

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý

Vậy đâu là biểu hiện của một người mẹ chồng khó tính với con dâu?

Nhận diện mẹ chồng khó tính qua tướng mạo

Nhân tướng học từ xưa đã chỉ ra các đặc điểm tướng mạo về những người có tính cách hung dữ, khó tính, cầu toàn. Nếu những người này là phái nữ và trở thành mẹ chồng sẽ rất khó tính và đòi hỏi rất nhiều ở con dâu. Tất nhiên không hoàn toàn tất cả những người có vẻ ngoài như vậy đều sẽ khó tính, nhưng nếu biết trước điều này bạn có thể có sự chuẩn bị từ trước để tránh những tình huống không mong muốn.

Trong đó, một số đặc điểm thường được chỉ ra có trên tướng mạo những người khó tính như

  • Vầng trán nhô cao: trong nhân tướng học, những người có đặc điểm này thường khó tính, hay chấp vặt, thù dai, thích soi mói, nhớ rất lâu lỗi lầm của người khác.
  • Mặt gầy và sống mũi cao: người có tướng mạo này thường thông minh nhưng khá lạnh lùng và vô tình, họ luôn xem mình là nhất, là trung tâm của vũ trụ và không muốn lắng nghe ý kiến ai
  • Lông mày nhô lên, ánh mắt hung dữ: người có lông mày nhô lên cao thường khiến khuôn mặt trông khá dữ nếu có ánh mắt hung dữ khiến người mới gặp lần đầu liền có cảm giác khá sợ.
  • Mặt rộng nhưng mũi khoằm: đây cũng là một đặc điểm trong nhân tướng học được cho là có ở những người mẹ chồng khó tính. Những người này có thể ăn nói bỗ bã, khó nghe, thích quản mọi chuyện trong nhà và cũng rất nhiều chuyện, hay đi lo chuyện bao đồng.

Luôn đặt con trai mình lên hàng đầu

Một điều thú vị chính là ở những bà mẹ chồng khó tính thường hay cực kỳ nuông chiều, chiều chuộng con trai, con coi mình là báu vật cần được bảo vệ. Trong bất cứ mọi vấn đề thì nhu cầu và quyền lợi của con trai của họ sẽ luôn được đặt lên trên tất cả, sau đó sẽ đến gia đình nhà chồng, đến nhiều thứ khác rồi mới có thể đến con dâu.

Mẹ chồng khó tính
Mẹ chồng khó tính thường coi con trai là mối quan tâm đầu tiên và tìm mọi cách để khiến con trai bênh vực mình trong mọi xung đột

Chẳng hạn dù cả hai vợ chồng đi làm nhưng nếu người con dâu về muộn hơn, không làm việc nhà mà để con trai của họ phải rửa bát hay nấu cơm thì con dâu luôn sẽ bị trách mắng. Hay chỉ cần người con trai vô tình càu nhàu một vấn đề gì đó dù rất nhỏ liên quan đến xung đột giữa hai vợ chồng thì chắc chắn người con dâu cũng liên tiếp bị mẹ chồng la rầy.

Nói chung với những bà mẹ chồng khó tính hầu hết đều có xu hướng cho rằng con dâu sẽ là sự quan tâm cuối cùng, tất nhiên không phải tất cả nhưng hầu hết đều sẽ như vậy. Thậm chí một số người suy nghĩ cho rằng con dâu không phải người ruột thịt trong gia đình nên cực kỳ thiên vị khi đối đãi.

Luôn xét nét, săm soi chi tiết

“ Con đi chợ mua rau hàng nào sao héo vậy?”; “ Hôm nay cô đi làm về mấy giờ sao để nhà cửa bừa bộn thế, chưa cơm nước gì à” hay “đi làm hay đi chơi mà sao con trang điểm đậm quá vậy”?. Từ cách ăn mặc, mua sắm, nói chuyện, trang điểm, giờ giấc hay công việc người con dâu đều bị săm soi, xét nét, tra khảo từng chi tiết khiến các cô gái cực kỳ mệt mỏi, stress khi nghĩ đến việc về nhà mỗi ngày.

Người con dâu làm gì cũng không lấy được sự ưng ý từ mẹ chồng, cho dù đã cố gắng rất nhiều, làm giống hệt mẹ chồng cũng không bao giờ nhận được lời khen mà chỉ toàn những lời chê bai, không phải dâu hiền vợ thảo. Làm gì cũng không ưng mắt mẹ chồng nhưng nếu không làm chắc chắn sẽ khiển trách, cho rằng cô ấy không làm tốt bổn phận làm dâu.

Đặc biệt với con dâu, bà luôn cố gắng lục lọi đồ đạc hay thậm chí là nghe lén các cuộc gọi vì luôn nghi ngờ con dâu làm điều xằng bậy, sai trái. Quá đáng hơn, có nhiều bà mẹ chồng mỗi khi thấy con dâu về nhà mẹ đẻ là liền kiểm tra ngay xem con dâu có mang đồ gì của nhà mình về cho mẹ đẻ không và nếu có bà sẽ cực kỳ không hài lòng.

Mẹ chồng khó tính luôn muốn nắm quyền kiểm soát mọi thứ

Có những người mẹ chồng khó tính muốn nắm quyền kiểm soát về tất cả mọi thứ trong gia đình, kể cả những thành viên khác chứ không chỉ với con dâu. Từ việc ăn món gì, phải chi tiêu ra sao, mua sắm cái gì, đi đâu, về nhà mẹ đẻ được không, tất cả đều phải thông qua ý kiến của mẹ chồng. Đặc biệt nếu phải sống cùng với gia đình chồng thì người con dâu luôn trong tình trạng khép nép, làm gì cũng phải nhìn sắc mặt của mẹ chồng rồi mới dám làm nên cực kỳ bí bách.

Mẹ chồng khó tính
Mẹ chồng khó tính luôn cho rằng ý kiến của mình là số 1 và bắt mọi người làm theo

Rất nhiều bà mẹ khó tính cũng vô cùng bảo thủ, luôn khăng khăng cho rằng mình lúc nào cũng đúng nên luôn bắt con cái và mọi người làm theo, dù đó là vấn đề riêng của các con. Chẳng hạn như trong việc chăm sóc con cái, cho con ăn gì, theo trường gì mới tốt, tất cả đều phải làm theo ý bà. Trong trường hợp kế hoạch của bà phát triển đúng chắc chắn bà sẽ luôn khoe khoang còn nếu nó đi theo chiều hướng xấu bà thường phủi bỏ trách nhiệm.

Chưa kể đến nhiều tường hợp các bà mẹ chồng khó tính luôn có những “yêu sách”kỳ lạ với con dâu như không được đi làm, phải ở nhà chăm sóc con cái dọn dẹp nhà cửa nhưng không được tiêu tiền của chồng hay việc mỗi ngày chỉ được đi chợ, mua đồ ăn cho gia đình 4 người trong 50.000đ nhưng phải có đầy đủ 4 món canh, mặn, xào, tráng miệng khiến những cô con dâu không thể nào “đỡ” được.

Yêu cầu quá cao về con dâu

Nhiều bà mẹ chồng luôn đòi hỏi con dâu của mình phải cao ráo, có học thức, xinh đẹp, làm giám đốc, vừa độc lập tài chính nhưng không được nhiều tiền hơn chồng, vừa biết lo chu toàn mọi việc trong nhà. Nếu con dâu không có được các tố chất này sẽ cảm thấy coi thường, khó chịu, cảm thấy họ không xứng với con trai mình. Thực tế con trai của họ cũng chỉ là những người bình thường nhưng lại luôn muốn con dâu phải vượt trội hơn người.

Những người khó tính hầu hết đều là những người luôn đòi hỏi cao, thích sự hoàn mỹ vì thế việc mong muốn con dâu của mình phải hoàn mỹ, phải hơn người cũng không phải là điều quá khó hiểu. Tuy nhiên những người mẹ chồng khó tính này còn thường xuyên so sánh con dâu mình với những con dâu khác, hạ thấp hay nói xấu con dâu khiến họ luôn cảm thấy tổn thương lòng tự trọng rất nhiều.

Mẹ chồng khó tính hay la mắng con dâu

Nếu từ những vấn đề nhỏ nhất như cách ăn mặc, cách ăn uống, chi tiêu bạn đều bị mẹ chồng la mắng, cho rằng bạn làm không tốt, không bằng “con dâu nhà người ta” thì chính xác mẹ chồng của bạn rất khó tính. Một số có thể bề ngoài lúc nào cũng khen ngợi con dâu với người ngoài nhưng khi về nhà lại vô cùng khó chịu với con dâu, luôn tìm cớ trách mắng, mỉa mai, la rầy mỗi ngày.

Mẹ chồng khó tính
Bất kể vấn đề nào cũng có thể khiến mẹ chồng khó chịu và la rầy con

Có những người mẹ chồng vừa khó tính, khó chiều lại cực kỳ bảo thủ, khi thấy con dâu không được như ý mình sẽ tìm kiếm, moi móc những lỗi lầm từ hiện tại đến quá khứ để “dày vò” người con dâu đó mỗi ngày. Họ thường lấy việc con dâu trong quá khứ đã phạm phải sai lầm gì để chì chiết, bày tỏ thái độ không tin tưởng vào hiện tại hay tương lai, thậm chí cảm thấy con dâu luôn lừa dối chồng và gia đình nhà chồng, không đủ tư cách làm dâu.

Mẹ chồng khó tính thì con dâu cần làm gì?

Dù vậy sự khó tính của mẹ chồng đôi lúc cũng thực sự vì muốn con dâu tốt hơn, chỉ là họ thể hiện chưa thực sự đúng cách. Nếu người con dâu không biết nhìn nhận mà cứ đẩy vấn đề nghiêm trọng hơn sẽ làm cho các mối quan hệ với mẹ chồng ngày càng thêm khoảng cách, thậm chí khó hàn gắn. Bản thân người chồng là người đứng giữa cũng thường không biết làm sao bởi 1 bên là mẹ – người đã sinh ra và chăm sóc mình còn một bên là vợ – người sẽ sống với mình cả đời.

Tất nhiên để có thể chinh phục một người mẹ chồng khó tính không bao giờ là điều dễ dàng, nếu không muốn nói là rất khó. Nếu người con dâu không biết cách xử lý mà cứ cố chấp, cho rằng mình không sai thì không phải nhún nhường sẽ chỉ khiến mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu ngày càng thêm căng thẳng và càng đẩy chồng mình xa khỏi vòng tay hơn.

Vậy con dâu cần làm gì nếu có một người mẹ chồng khó tính?

Xác định mẹ chồng khó tính hay xấu tính?

Như đã nói, mẹ chồng có thể khó tính vì thực sự muốn tốt cho bạn, chỉ là đôi khi cách họ hành xử chưa thực sự tinh tế khiến cho bạn cảm thấy khó chịu, từ đó những gì mà mẹ chồng làm bạn cũng cảm thấy nó thật đáng ghét. Ngược lại, có nhiều người mẹ chồng khó tính vì bà xấu tính, bà có thể cảm thấy sự xuất hiện của con dâu khiến vị thế của mình bị giảm, không thực sự coi con dâu là người nhà nên mới suốt ngày xét nét, la rầy con dâu.

Mẹ chồng khó tính
Nên nhìn nhận rõ ràng rằng, mẹ chồng khó tính như vậy là thực sự muốn tốt cho bạn hay do bà xấu tính

Mẹ chồng khó tính nhưng có bản chất tốt thì luôn la rầy những thứ có thể gây hại cho bạn, vẫn luôn dành cho bạn những điều tốt nhất hoặc nếu bà có sai cũng sẽ luôn tìm cách chuộc lỗi, dù là có thể không nói bằng miệng. Trong khi đó mẹ chồng xấu tính sẽ chỉ luôn muốn nhận được lợi ích tốt nhất, không có trách nhiệm, độc đoán, luôn coi thường người khác.

Bản chất của hai trường hợp hoàn toàn khác nhau nên người con dâu cũng cần xác định mẹ chồng mình là người khó tính hay xấu tính thì mới có thể đưa ra hướng xử lý phù hợp. Nên thay đổi, tiếp thu để tốt hơn hay vùng lên kháng cự chính là phụ thuộc vào bản chất vấn đề này.

Trò chuyện trực tiếp với chồng

Dù có khó tính với bạn như thế nào nhưng khi nói chuyện với chồng bạn thì đó vẫn là một người mẹ dịu dàng, vì thế đôi lúc trước mặt chồng bạn thì mẹ lại không bộc lộ ra sự khó khăn của mình. Do đó , bạn đừng nên quá tỏ thái độ khó chịu hay vội vàng nói xấu mẹ chồng mà nên nói chuyện trực tiếp và nghiêm túc với chồng để nói ra vấn đề, sau đó cả hai cùng suy xét và có hướng giải quyết thích hợp.

Chẳng hạn hãy hỏi chồng về sở thích của mẹ, tính cách của mẹ kỹ càng nếu ngay từ khi mới ra mắt mẹ chồng đã tỏ thái độ không vui hay thậm chí có ý định ngăn cấm cả hai. Hoặc nếu trước mặt chồng, mẹ chồng bạn vẫn tỏ thái độ vui vẻ, đon đả nhưng khi chồng bạn không có nhà thì bà nhanh chóng thay đổi thái độ thì thậm chí nếu cần, bạn hãy tìm cách ghi lại bằng chứng để chồng bạn có thể thấy sự thật.

Mẹ chồng khó tính sẽ không hề đáng sợ nếu bạn có một người chồng hiểu chuyện, biết đúng sai, luôn đánh giá được vấn đề đúng đắn. Một người chồng tốt sẽ chính là cầu nối để kết nối bạn với mẹ chồng, hóa giải các mâu thuẫn chứ không thiết phải là bênh mẹ hay bênh vợ để chỉ trích đối phương. Rõ ràng, vai trò của người chồng trong chuyện này là cực kỳ quan trọng.

Tất nhiên như đã nói, người chồng đứng giữa thường cực kỳ khó xử, nếu tranh cãi xảy ra bênh mẹ cũng không được mà bênh vợ thì có thể càng khiến cho mẹ khó chịu hơn. Trong một vài trường hợp, nếu cuộc tranh luận chỉ nhắm vào một mình bạn thì bạn có thể khuyên chồng bênh mẹ trước, sau đó nhờ chồng nói chuyện với mẹ để hiểu rõ nguyên nhân khiến mẹ khó chịu và tìm các rút kinh nghiệm cho lần sau.

Tuy nhiên nếu mẹ chồng của bạn thực sự vừa khó tính, vừa xấu tính, vừa quá quắt thì cũng cần khuyên chồng của bạn tỏ thái độ rõ ràng, quyết liệt hơn. Càng có thái độ bênh vực, mẹ chồng của bạn sẽ càng đắc ý hơn, cho rằng mình chính là quy tắc, là số 1. Tình trạng này càng để lâu thì càng khó để thay đổi thái độ giữa mẹ chồng với con dâu. Do đó tùy trường hợp để có hướng giải quyết phù hợp nhưng nói chung rất cần sự phối sự từ người chồng.

Thống nhất quy tắc với chồng

Giữa hai vợ chồng đôi khi cũng cần có quy tắc nhất định để chung sống lâu dài với nhau, tránh vô vàn các xung đột phát sinh mà không thể tìm được hướng giải quyết. Chẳng hạn như thống nhất dù sống với ông bà nhưng dạy con, chăm sóc con đều theo cách của mình hay khi có việc riêng của hai vợ chồng thì sẽ bàn bạc trước rồi mới thông báo cho ông bà, không nhất thiết việc gì cũng phải hỏi ý kiến mẹ.

Chẳng hạn hãy thống nhất về việc nếu có vấn đề gì đó liên quan đến vấn đề gì ít phải phải thông báo bạn rồi mới trao đổi với mẹ chồng hay việc cần mua sắm gì, sử dụng tiền chung của cả hai trong vấn đề gì cũng cần có sự đồng ý từ vợ. Nói chung việc cần có quy tắc cho cả hai vợ chồng không chỉ nhằm đối phó với mẹ chồng khó tính mà còn là thể hiện sự tôn trọng giữa cả hai.

Mẹ chồng dù khó tính cũng không nên tỏ thái độ

Nếu bạn đã từng xem bộ phim “Sống chung với mẹ chồng” chắc chắn sẽ từng cảm thấy cực kỳ khó chịu với sự quá quắt của bà Phương – nhân vật mẹ chồng và sự phụ thuộc vào mẹ, vô tâm, nhu nhược của nhân vật Thanh – người chồng. Tuy nhiên một trong những nguyên nhân khiến các mâu thuẫn bị đẩy lên đỉnh điểm cũng một phần do Minh Vân – người vợ không bình tĩnh tìm cách giải quyết mà đã có xu hướng tỏ thái độ với người mẹ ngay từ đầu. Cô sẵn sàng “mặt sưng mày xỉa”, tranh luận hay bỏ đi ngay trong bữa cơm nếu có các mâu thuẫn với mẹ chồng.

Mẹ chồng khó tính
Việc chỉ nhìn vấn đề theo cách của bản thân sẽ chỉ khiến xung đột lên cao và người mệt mỏi nhất chính là chồng của bạn

Tất nhiên việc mẹ chồng khó tính hay quá quắt, việc phản kháng lại cũng không có gì sai nhưng hãy chỉ nên áp dụng cách này một cách khôn khéo thay vì tỏ thái độ như thế. Bởi thực tế khi bạn tỏ thái độ với mẹ chồng ngay trước mặt chồng hay những người khác thì chính những người xung quanh cũng sẽ đánh giá bạn không tốt, tự nhiên từ người đúng bạn sẽ thành người sai, trở thành một người con dâu ” không biết điều” trong mắt người khác.

Nhẫn nhịn không phải một cách hay nhưng trong một chừng mực nào đó, đặc biệt khi trước mặt người khác, ít nhất bạn cần chứng minh cho mọi người thấy rằng mình không phải một người con dâu không biết cư xử như mẹ chồng vẫn nói. Hãy thể hiện sự khôn khéo của mình để chính những người xung quanh tự đánh giá và chắc chắn rằng một số trong đó sẽ phản hồi lại với mẹ chồng, cho rằng suy nghĩ của bà đã sai.

Đôi khi, nịnh mẹ cũng là điều cần thiết

Một trong những sự thật thú vị ở những người mẹ chồng khó tính chính là họ cũng thường là những người cực kỳ thích việc “nói ngọt”. Thay vì cứ tỏ ra căng thẳng, xa cách, rụt rè hay sợ hãi, ngại ngùng khi thấy mẹ chồng thì bạn hãy thử tiến tới gần hơn, “nịnh” mẹ một chút, đảm bảo dần dần mẹ sẽ thay đổi thái độ ngay. Khi đã thân thiết hơn bạn cũng có thể tìm được lý do vì sao thời gian đầu mẹ lại thấy không thích mình như thế.

Tất nhiên “nịnh” ở đây không hoàn toàn nghĩa là lúc nào cũng phải nói lời ngon ngọt hay tâng bốc mẹ lên quá mức. Hãy thử  tỏ ra hào hứng khi thấy mẹ nấu một món ăn và tỏ thái độ muốn học cách nấu vì ngon miệng hay chủ động trang điểm, mua cho mẹ một bộ váy mới phù hợp mỗi khi có đám tiệc. Hoặc rủ rê mẹ đi làm đẹp, đi mua đồ, chủ động giúp đỡ mẹ trong việc tạo một tài khoản facebook hiện đại chẳng hạn.

Chỉ cần khéo léo hơn một chút trong cách cư xử thì cho dù mẹ chồng có khó tính thế nào bạn cũng có thể chinh phục trong tích tắc mà thôi. Thay đổi suy nghĩ một chút, gạt bỏ tự ái qua một bên, hạ thấp cái tôi xuống  nhìn nhận vấn đề một cách tích cực hơn thay vì cứ cảm thấy khó chịu với mẹ chồng sẽ giúp bạn có cách giải quyết vấn đề đúng đắn, phù hợp hơn.

Hãy chủ động hơn với mẹ chồng

Việc mẹ chồng quá khó tính, thường xuyên xét nét, chê bao mọi vấn đề sẽ khiến bạn có khoảng cách, luôn muốn tránh xa mẹ vì sợ lại bị la rầy. Tuy nhiên đây sẽ không phải là cách hay, đặc biệt khi mẹ hay săm soi, chỉnh sửa vì muốn tốt cho con dâu. Vì thế hãy chủ động hơn trong việc kết nối, gần gũi với mẹ chồng, bắt đầu từ chính những việc trong nhà hay sở thích của mẹ.

Mẹ chồng khó tính
Chủ động học hỏi mẹ chồng sẽ giúp gắn kết mối quan hệ của cả hai tốt hơn

Chẳng hạn chủ động bóp vai, bóp chân, mua thuốc bổ khi nghe thấy mẹ than đau lưng. Khi thấy mẹ đang nấu ăn cũng chủ động hỏi han, công thức, cách chế biến để có thể thực hiện trong những lần sau nhằm phù hợp với với khẩu vị của gia đình. Ví dụ có thể nói rằng “chồng con hay khen món thịt kho mẹ làm là số 1, mẹ có thể chỉ con không?”. Chỉ cần một câu nói này của bạn chắc chắn cũng có thể khiến cho mẹ vui cả ngày.

Mẹ chồng khó tính nhưng hãy luôn chân thành

Cần hiểu rằng, bạn đừng cố giả tạo, trước mặt mẹ chồng thì luôn khen ngợi, tâng bốc mẹ lên 9 tầng mây nhưng mẹ vừa quay lưng đi là lại nói xấu bà với người này, người kia, đây là sự tối kỵ tuyệt đối. “Cây kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra”, nếu bạn đối xử với người khác một cách giả tạo thì một lúc nào đó bản chất của bạn cũng sẽ bị người khác phát hiện mà thôi. Lúc này thì không chỉ mối quan hệ với mẹ chồng và với chồng bạn cũng có thể có nhiều khúc mắc hơn.

Hãy dùng chính sự chân thành của bạn để cảm hóa mẹ chồng khó tính chứ đừng nên dùng sự giả tạo. Bởi chỉ có sự chân thành, bản chất thật mới mang giá trị bền vững mãi mãi, việc lúc nào cũng đeo một tấm mặt nạ nói cười sẽ chỉ khiến bạn mệt mỏi mà thôi. Chẳng hạn khi mẹ bệnh tật, nếu bạn hết lòng chăm sóc thì chắc chắn bà sẽ nhận ra được tấm chân tình của người con dâu mà mình vẫn thường la mắng, soi mói mỗi ngày và tự trách bản thân mà thôi.

Mẹ chồng khó tính và xấu tính, liệu có nên “vùng dậy”?

Như đã nói, có những bà mẹ chồng khó tính theo một cách “xấu tính”, ích kỷ, chỉ nghĩ đến bản thân chứ không phải vì muốn tốt cho các con. Với những người này, càng cố nhẫn nhịn thì người thiệt thòi sẽ chỉ luôn là bạn nhưng “vùng lên” mà sai cách thì người tổn thương cũng chính là bạn. Bởi thế bạn cần có một “chiến lược” rõ ràng, không nên để cảm xúc quá lấn át lý trí nếu muốn “chiến thắng sau cuộc đảo chính”.

Mẹ chồng khó tính
Nếu các xung đổ xuất hiện ngày càng nhiều, việc dọn ra riêng cũng chính là biện pháp tốt nhất

Chẳng hạn nếu bạn đang sống chung mà mẹ chồng chỉ yêu cầu được đi chợ trong vòng 100K cho 4 người, với 3 bữa một ngày, bữa nào cũng phải đủ 4 món thì hãy mua trong đúng 100k, đừng cố gắng bù tiền thêm làm gì. Nếu mẹ có trách cứ hay la mắng, bạn hãy thử đưa chồng đúng 100k và nhờ anh đi chợ hộ hoặc cùng đi chợ. Chồng bạn sẽ tự nhận ra điều sai trái và biết cách xử trí, nói chuyện với mẹ ngay mà thôi.

Hay việc mẹ chồng khó tính luôn cố gắng bêu xấu hay chỉ trích, kể lể những điều xấu xí về bạn khi có mặt đông đủ cả gia đình thì đừng cãi hay tỏ thái độ làm gì. Hãy tỏ một thái độ vui vẻ, thậm chí bông đùa với những lời mẹ nói hay nhận lỗi về bản thân. Tự những người xung quanh sẽ đánh giá xem bạn có thực sự giống như những lời mà mẹ hay kể không và ngược lại chính mẹ chồng bạn mới là người phải ngại ngùng và xấu hổ bởi những lời nói quá quắt của mình.

Khi mà các mâu thuẫn ngày càng lên tới đỉnh điểm và không được giải quyết, nếu đang sống chung thì bạn hãy đề nghị chồng ra ở riêng. Điều này sẽ là cách tốt nhất cho cảm xúc của bản thân bạn, mẹ chồng và chính người chồng của bạn. Dù vậy nhưng nếu bạn có một người mẹ chồng quá bao bọc con trai và một người chồng thiếu quyết đoán, là “mama boy” thì chắc chắn việc này cũng không hề dễ dàng một chút nào.

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu

Nói chung, để chinh phục được mẹ chồng khó tính cần có sự hỗ trợ rất lớn từ chính người chồng và cũng cần có sự chân thành của bạn. Giai đoạn đầu sẽ vô cùng khó khăn và mệt mỏi, thậm chí nếu phải sống chung bạn cũng chẳng còn muốn về nhà. Hãy nghĩ đến những giây phút hạnh phúc bên chồng, nhìn nhận việc chồng đã luôn bù đắp và động viên mình thế nào để cố gắng, quyết tâm vượt qua khó khăn này. Một gia đình nhỏ hạnh phúc ở tương lai cũng chính là động lực để bạn quyết tâm hóa giải mối quan hệ với mẹ chồng ở hiện tại hơn.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *