Mẹo Giúp Bạn Giải Tỏa Và Vượt Qua Áp Lực Từ Gia Đình

5/5 - (16 bình chọn)

Vượt qua áp lực từ gia đình sẽ giúp bạn có được cuộc sống tích cực, giảm thiểu những căng thẳng không đánh có. Tuy nhiên với nhiều người thì đây là vấn đề không đơn giản và dễ dàng. Học cách chia sẻ, lắng nghe và thấu hiểu, nỗ lực hơn nữa trong cuộc sống, xây dựng lối sống lành mạnh… sẽ giúp bạn giải tỏa áp lực gia đình hiệu quả hơn.

giải tỏa áp lực từ gia đình
Phải làm sao để giải tỏa và vượt qua áp lực từ gia đình?

10 Mẹo giúp bạn vượt qua áp lực từ gia đình hiệu quả

Ngoài những áp lực trong công việc và học tập thì nhiều người còn phải đối mặt với áp lực từ gia đình. Tình trạng này đề cập đến những tác động từ gia đình gây ra căng thẳng, bi quan, lo lắng, buồn rầu và chán nản.

Áp lực gia đình có thể bắt nguồn từ nhiều vấn đề khác nhau. Có thể là áp lực kinh tế, mâu thuẫn với người thân, thiếu sự thấu hiểu và chia sẻ, áp lực từ việc chăm sóc và nuôi dạy con cái, kỳ vọng quá lớn từ người thân, bạn đời không chung thủy…

Gia đình vốn dĩ chính là chỗ dựa tình thần vững chắc cho mỗi người. Vì vậy khi những áp lực từ phía gia đình nảy sinh sẽ khiến cho không ít người hoang mang và căng thẳng. Tình trạng này không được giải tỏa còn dẫn tới nhiều hệ lụy nghiêm trọng khác, đe dọa đến mái ấm.

Dưới đây là 10 cách đơn giản giúp bạn vượt qua áp lực từ gia đình một cách dễ dàng hơn:

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý

1. Chứng minh năng lực bản thân

Chưa có đủ lòng tin là nguyên nhân phổ biến gây ra những áp lực từ gia đình. Thường là áp lực từ phía cha mẹ cho con cái hay vợ chồng dành cho nhau. Vì vậy để giải tỏa áp lực, bạn cần chứng minh được năng lực của bản thân. Hãy cho người thân thấy rằng bạn hoàn toàn đáng tin cậy, có năng lực và sẽ thành công.

Khi chứng minh được năng lực của bản thân thì gia đình sẽ luôn tôn trọng quyết định và lựa chọn của bạn. Cả về công việc, sở thích, ngành học hay bất cứ vấn đề nào xoay quanh.

chứng minh năng lực của bản thân
Chỉ cần chứng minh được năng lực của bản thân thì các thành viên trong gia đình sẽ tin tưởng bạn hơn

Tuy nhiên, cần nhớ rằng, chỉ có kết quả của hành động mới chứng minh được năng lực của bạn chứ không phải lời nói. Trong học tập hay công việc, bạn cần nỗ lực hết mình để có được kết quả tốt nhất. Hãy cho người thân thấy được rằng, mọi lựa chọn hay quyết định của bạn là đúng đắn.

Năng lực là thứ quyết định rất nhiều đến cuộc sống và sự thành công của bạn. Người thành công luôn có tiếng nói và được tôn trọng. Đặc biệt là tạo dựng được niềm tin cho gia đình và ít phải gánh chịu những áp lực không đáng có.

2. Học cách thấu hiểu và đồng cảm

Sự thấu hiểu và đồng cảm chính là chìa khóa vạn năng giúp cuộc sống hôn nhân luôn được hạnh phúc. Bởi dù là một gia đình nhưng mỗi thành viên lại có những cách suy nghĩ và trải nghiệm cuộc sống khác nhau.

Thay vì áp đặt suy nghĩ và cách sống của bản thân cho người khác thì bạn nên chia sẻ để thấu hiểu hơn cảm xúc của đối phương. Khi hiểu nhau thì các thành viên trong gia đình mới có thể gạt bỏ được mâu thuẫn và cùng nhau vun đắp tổ ấm.

Hãy luôn nhớ rằng, bạn có thể thấy cảm xúc và suy nghĩ của người khác có phần kỳ cục, không logic hay thậm chí là điên rồ. Thay vì tỏ ra khó chịu thì bạn cần bao dung và đồng cảm để thấu hiểu hơn về những người thân yêu của mình.

3. Thẳng thắn chia sẻ với người thân

Nhiều người thường có xu hướng kìm nén cảm xúc và suy nghĩ tiêu cực khi gặp phải các vấn đề trong cuộc sống. Đặc biệt là trước những áp lực từ gia đình, họ luôn im lặng và cam chịu.

Việc kìm nén cảm xúc kéo dài gây ra rất nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Nó khiến cho suy nghĩ tiêu cực bị dồn nén và có thể bộc phát thành cơn thịnh nộ bất cứ lúc nào. Từ đó khiến cho mâu thuẫn trong gia đình càng thêm căng thẳng và khó hòa giải.

Việc thiếu sự chia sẻ có thể gia tăng áp lực và khiến cho các thành viên trong gia đình xa cách nhau hơn. Do đó, các chuyên gia cho rằng, thẳng thắn chia sẻ chính là cách đơn giản nhất giúp bạn vượt qua áp lực từ gia đình.

vượt qua áp lực từ gia đình
Khi gặp áp lực gia đình bạn cần chủ động chia sẻ với người thân để tìm hướng giải quyết

Nếu bạn nhận thấy bạn đời thiếu trách nhiệm và không dành thời gian cho gia đình thì nên bình tĩnh trò chuyện. Đồng thời đề nghị đối phương thay đổi để cùng nhau vun vén hạnh phúc.

Trường hợp, những người thân trong gia đình mâu thuẫn với nhau thì cần ngồi lại để cùng tìm cách hòa giải. Lúc này, mỗi người nên gạt bỏ cái tôi cá nhân sang một bên, cùng chia sẻ để tháo gỡ vướng mắc.

Nếu con trẻ đang có cảm xúc tiêu cực thì bạn nên chủ động trò chuyện cùng con. Đừng so sánh kết quả học tập của con mình với bất cứ ai khác. Hãy giúp con thoải mái bày tỏ nguyện vọng và định hướng cho con thay vì tạo thêm áp lực.

4. Lên kế hoạch để vượt qua áp lực từ gia đình

Việc thụ động trong cuộc sống cũng là nguyên nhân khiến cho bạn phải đối mặt với áp lực từ phía gia đình. Bởi người làm việc cảm tính và không có kế hoạch thì khả năng thành công thường rất thấp. Điều này sẽ khiến cho gia đình mất lòng tin và ngày càng đặt nặng áp lực lên cho bạn.

Do đó, bạn cần có sẵn những kế hoạch để chuẩn bị cho dự định và mong muốn trong tương lai. Cần hoạch định rõ mục tiêu và đưa ra phương hướng để thực hiện được mục tiêu ấy.

Sống và làm việc theo kế hoạch cho thấy rằng bạn là người luôn chủ động với mọi thứ. Lúc này, bạn sẽ dễ gặt hái được nhiều thành công hơn, có thể đặt niềm tin cho các thành viên khác trong gia đình.

5. Nỗ lực xây dựng cuộc sống

Ngoài việc lên kế hoạch thì bạn cần cố gắng nỗ lực hết mình để xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn. Khi đời sống được nâng cao thì những mâu thuẫn trong gia đình. Từ đó tạo tâm trạng thoải mái, vui vẻ cho các thành viên và giảm thiểu những xung đột không đáng có.

Cuộc sống tốt đẹp không nằm ở vật chất mà còn ở sức khỏe tinh thần nhiều hơn. Cha mẹ ngoài cần nỗ lực làm việc thì còn cần học cách chia sẻ với nhau và thấu hiểu tâm lý của con cái. Bên cạnh đó, phận làm con cũng cần học tập tốt và bày tỏ sự kính trọng, lòng biết ơn đối với ông bà, cha mẹ.

cách giải tỏa áp lực từ gia đình
Cố gắng xây dựng cuộc sống tốt đẹp sẽ giúp nuôi dưỡng cảm xúc tích cực và hạnh phúc

Khi cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn thì các thành viên trong gia đình sẽ trở thành chỗ dựa vật chất và tinh thần cho nhau. Đặc biệt là sẽ tránh khỏi được các cảm xúc cũng như suy nghĩ tiêu cực.

Cuộc sống tốt đẹp khiến cho mỗi người luôn có được cảm xúc vui vẻ, lạc quan và hạnh phúc. Đây là vấn đề đặc biệt quan trọng trong việc làm giảm những mâu thuẫn, xung đột và giữ hòa khí gia đình.

6. Rèn luyện cách suy nghĩ tích cực

Đôi khi những áp lực rất nhỏ từ phía gia đình cũng có thể khiến cho bạn trở nên căng thẳng và mệt mỏi. Điều này thường bắt nguồn từ những suy nghĩ thái quá và sự quan trọng hóa vấn đề của chính bản thân bạn.

Để vượt qua được áp lực từ phía gia đình thì bạn cần rèn luyện cho mình cách suy nghĩ tích cực. Luôn nhìn nhận mọi vấn đề một cách khách quan. “Có áp lực mới có kim cương” hãy luôn suy nghĩ đơn giản và học cách kiểm soát cảm xúc tốt hơn. Có thể, những áp lực từ phía gia đình sẽ là động lực cho bạn cố gắng hơn.

Không dễ dàng để bạn rèn luyện cách suy nghĩ và nhìn nhận vấn đề một cách tích cực. Tốt nhất bạn nên gặp gỡ, trò chuyện cùng những người lạc quan. Đồng thời cần học cách chịu trách nhiệm với cuộc sống của bản thân. Giúp đỡ người khác, dậy sớm, tìm những niềm vui nhỏ nhặt nhất… cũng là những mẹo giúp bạn rèn luyện suy nghĩ tích cực.

7. Tự chăm sóc bản thân tốt hơn

Áp lực từ gia đình kéo dài không được giải tỏa sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của bạn. Ngoài việc nỗ lực để cải thiện cuộc sống thì bạn cần biết cách tự chăm sóc bản thân tôn hơn.

Có một nền tảng sức khỏe tốt chính là yếu tố quan trọng giúp bạn vượt qua những khó khăn và vướng mắc trong cuộc sống. Bao gồm cả việc giải tỏa và vượt qua áp lực từ gia đình.

cách vượt qua áp lực gia đình
Cần biết cách chăm sóc bản thân để có nền tảng sức khỏe tốt, giảm ảnh hưởng từ áp lực gia đình

Dù có phải bận rộn với công việc, việc nhà hay việc chăm sóc con cái tới bao nhiêu thì bạn hãy luôn trích quỹ thời gian cho bản thân. Biết chăm sóc và yêu thương bản thân chính là chìa khóa vàng cho sức khỏe.

Bạn cần đảm bảo rằng mình được ngủ đủ 7 – 8 tiếng đồng hồ mỗi ngày. Ngoài ra cần chú ý uống đủ nước, ăn uống cân bằng và đủ chất với các thực phẩm lành mạnh. Đồng thời dành ít nhất 30 phút/ ngày cho hoạt động thể chất.

Trên thực tế, áp lực gia đình có thể dẫn đến các vấn đề như suy nhược cơ thể, mất ngủ, stress… Tuy nhiên, nếu bạn biết cách chăm sóc bản thân tốt hơn thì có thể làm giảm đáng kể những hệ lụy nghiêm trọng này.

8. Trang bị các kỹ năng làm giảm căng thẳng

Trong cuộc sống gia đình, việc phải đối mặt với những áp lực là vấn đề dường như không thể tránh khỏi. Tình trạng này kéo dài mà không được giải tỏa sẽ khiến cho các thành viên trở nên mệt mỏi và xa cách nhau hơn.

Tốt nhất bạn nên học các kỹ năng để kiểm soát căng thẳng và giữ tinh thần ổn định. Điều này có thể làm giảm mức độ ảnh hưởng do áp lực gia đình gây ra.

Một số mẹo giúp làm giảm căng thẳng hiệu quả bao gồm:

  • Ngồi thiền, tập Yoga
  • Ngủ đủ giấc
  • Đọc sách, nghe nhạc
  • Chăm sóc thú cưng, cây cối
  • Đi du lịch vài ba ngày
  • Liệu pháp mùi hương
  • Chơi thể thao
giảm căng thẳng khi bị áp lực gia đình
Ngủ đủ giấc giúp tinh thần sảng khoái, giảm căng thẳng khi có áp lực từ gia đình

Các biện pháp làm giảm căng thẳng sẽ không thể giúp giải quyết triệt để vấn đề áp lực gia đình. Tuy nhiên nó có thể giúp giải tỏa căng thẳng và hướng bạn đến suy nghĩ tích cực hơn. Từ đó giảm thiểu những tình huống xung đột hay cảm xúc quá khích.

Việc suy nghĩ tích cực còn giúp bạn nhìn nhận mọi việc khách quan và đơn giản hơn. Từ đó giúp tìm ra phương hướng giải quyết phù hợp trước các mâu thuẫn mà gia đình đang gặp phải. Đồng thời xây dựng không khí vui vẻ, thoải mái và hạnh phúc.

9. Học cách sống chung với áp lực

Trong một số trường hợp, bạn nên học cách sống chung với áp lực khi không thể tìm cách xoay chuyển nó. Tình trạng này thường xảy ra khi bạn không thể chia sẻ hay thay đổi suy nghĩ của các thành viên trong gia đình. Nhất là những người thân không cùng thế hệ.

Các chuyên gia cho biết, áp lực gia đình có thể gây ra căng thẳng và nhiều vấn đề tâm lý khác. Tuy nhiên nếu biết cách điều chỉnh thì bạn hoàn toàn có thể làm giảm ảnh hưởng từ các vấn đề này.

Trường hợp áp lực gia đình xuất phát từ quan niệm của bố mẹ thì bạn nên bàn với chồng/ vợ chuyện ra ở riêng. Đặc biệt là khi đã cố gắng tìm nhiều cách nhưng vẫn không thể hòa giải.

Nếu bố mẹ kỳ vọng quá nhiều vào bạn thì nên chủ động chia sẻ suy nghĩ của bản thân. Điều này có thể khiến cho bố mẹ không chấp nhận, khó chịu và trách móc. Tuy nhiên bạn nên cố gắng bỏ ngoài tai và tập trung vào cuộc sống của bản thân.

Trường hợp bố mẹ kiểm soát quá mức mặc dù bạn đã trưởng thành thì nên cân nhắc việc dọn ra ngoài sống. Nếu khả năng chưa cho phép thì buộc bạn phải học cách sống chung với áp lực và cố gắng suy nghĩ lạc quan hơn.

10. Tìm gặp chuyên gia tâm lý

Đối mặt với áp lực từ gia định là vấn đề thực sự không đơn giản. Đôi khi những mâu thuẫn không thể hòa giải sẽ khiến cho không khí gia đình luôn trong trạng thái bí bách và ngột ngạt. Điều này kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần của mỗi thành viên.

Trường hợp đã thử nhiều cách nhưng không thể vượt qua được áp lực từ gia đình thì bạn nên xem xét tham vấn tâm lý. Chuyên gia tư vấn tâm lý sẽ lắng nghe và chia sẻ cùng bạn. Ngoài ra còn hướng dẫn bạn một số kỹ năng cần thiết để vượt qua áp lực tốt hơn.

Bạn có thể được chuyên gia hướng dẫn kỹ năng giao tiếp, kiểm soát cảm xúc hay xử lý tình huống. Từ đó giúp giảm thiểu những xung đột không đáng có trong gia đình và tạo không khí vui vẻ, thoải mái hơn.

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu
Không dễ dàng để giải tỏa và vượt qua các áp lực từ gia đình. Bạn nên trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết để giảm thiểu căng thẳng và có được tinh thần thoải mái. Nếu không thể loại bỏ được hết căng thẳng và mệt mỏi thì cần chủ động tìm đến sự hỗ trợ từ chuyên gia tư vấn tâm lý.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (16 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *