Chịu áp lực gia đình: Những hệ lụy và cách để vượt qua

5/5 - (3 bình chọn)

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, chắc hẳn ai trong chúng ta đều không thể tránh khỏi những áp lực đến từ gia đình và xã hội. Nếu những căng thẳng, mệt mỏi của bạn đến từ chính gia đình của mình và bạn đang loay hoay chưa biết tháo gỡ chúng như thế nào thì hãy dành thời gian đọc qua thông tin của bài viết này. 

Áp lực gia đình là gì? 

Hiểu một cách đơn giản thì áp lực gia đình chính là những sự mệt mỏi, căng thẳng trong quá trình sinh sống và hòa hợp cùng với các thành viên trong gia đình khiến cho nhiều người cảm thấy ngột ngạt và không thể gắng gượng được. Những sự áp lực này có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là sự khác biệt giữa nhiều thế hệ, gánh nặng về tài chính, trách nhiệm với con cái hoặc sự thiên vị giữa các thành viên trong gia đình,…

Áp Lực Gia Đình
Áp lực gia đình kéo dài sẽ khiến cho bạn cảm thấy căng thẳng và ngột ngạt trong chính ngôi nhà của mình.

Cho dù các áp lực gia đình đến từ bất kì yếu tố nào thì cũng có thể gây ra nhiều sự ảnh hưởng nhất định đến tinh thần, cuộc sống hoặc thậm chí là làm rạn nứt các mối quan hệ. Chính những áp lực đến từ gia đình đã khiến cho nhiều người cảm thấy mệt mỏi và chán ghét việc xuất hiện trong chính ngôi nhà của mình. Mỗi người sẽ có những biểu hiện cũng như hành động khác nhau, tùy thuộc vào sự ức chế nhiều hay ít bên trong.

Một số trường hợp do những áp lực gia đình quá lớn khiến cho họ trở nên nhạy cảm, dễ cáu gắt, tức giận vô cớ và nổi nóng với bất kì ai khi họ nhắc đến các vấn đề về gia đình. Nhiều người có tính cách yếu đuối, nhút nhát hơn thì sẽ trở nên buồn bã, chán nản, tuyệt vọng, suy sụp, khóc lóc và không thể hoàn thành tốt các công việc hàng ngày từ đó chất lượng cuộc sống cũng bị suy giảm đáng kể.

Những đối tượng thường xuyên phải chịu áp lực gia đình sẽ có nhiều nguy cơ mắc phải các chứng rối loạn tâm thần nguy hiểm như trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn stress sau sang chấn, mất ngủ,…Nghiêm trọng hơn là có những trường hợp còn có ý định muốn tự sát để giải thoát cho bản thân.

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý

Nguyên nhân gây áp lực gia đình là gì?

Các áp lực đến từ gia đình khiến cho nhiều người cảm thấy mệt mỏi, chán chường và vô cùng tuyệt vọng. Để có thể khắc phục tốt các áp lực này trước hết bạn cần biết được nguyên nhân nào khiến cho cuộc sống gia đình trở nên buồn chán và ngột ngạt. Dưới đây là một số lý do có thể gây ra các áp lực trong gia đình mà bạn cần chú ý:

1. Thiếu sự đồng cảm, chia sẻ và lắng nghe

Để có thể xây dựng và vun đắp nên tình cảm gia đình bền vững thì đòi hỏi tất cả các thành viên phải có sự tương tác và hỗ trợ tốt đối với nhau. Mỗi người cần phải biết cách lắng nghe, thấu hiểu và cảm thông với những vui buồn của người khác. Khi bạn có sự chia sẻ, đồng cảm với những người bên cạnh sẽ giúp cho tất cả thấu hiểu nhau nhiều hơn, đồng thời bản thân cũng cảm thấy được tôn trọng và quan tâm hơn.

Bên cạnh đó, trong cuộc sống gia đình chắc hẳn không thể không xuất hiện các lỗi lầm hoặc đôi khi hờn dỗi lẫn nhau. Vì thế, nếu thiếu đi sự thông cảm, chia sẻ và lắng nghe sẽ khiến cho các thành viên trong gia đình dần tách biệt và không còn dành nhiều sự yêu thương cho nhau. Do đó, khi thiếu đi yếu tố này sẽ rất dễ dẫn đến các áp lực gia đình đè nặng lên tất cả những thành viên.

2. Gia đình thiếu sự chia sẻ công việc

Tư duy việc nhà chỉ thuộc về bổn phận và nghĩa vụ của phụ nữ đôi khi sẽ gây nên rất nhiều vấn đề trong mối quan hệ gia đình, đặc biệt là các áp lực đè nặng lên đôi vai của người phụ nữ. Do lối suy nghĩ này mà một số gia đình luôn bắt ép người phụ nữ phải làm hầu hết các công việc trong nhà, từ việc nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc con cái,…

chịu áp lực từ gia đình
Các áp lực từ việc phải làm quá nhiều công việc nhà khiến cho phụ nữ trở nên mệt mỏi và suy kiệt

Tuy nhiên, với cuộc sống hiện đại ngày nay, phụ nữ không chỉ đảm nhiệm vai trò trong gia đình mà còn ra ngoài xã hội để làm việc, lao động gia tăng thu nhập. Không ít các trường hợp phụ nữ vừa phải lo việc bên ngoài xã hội vừa phải tất bật chăm lo cho cuộc sống gia đình. Tình trạng này vô tình gây nên rất nhiều các áp lực tiêu cực đến cá nhân khiến họ dần mệt mỏi và kiệt sức. Nếu công việc trong gia đình cũng được san sẻ và phân chia đồng đều sẽ giảm bớt đi một phần gánh nặng cho họ.

3. Các quan niệm cổ hủ, lạc hậu

Cũng giống như tư duy việc nhà là của phụ nữ thì những quan niệm lạc hậu, cổ hủ, lỗi thời cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến các áp lực gia đình. Thời đại xã hội đang ngày ngày phát triển và tiến bộ vượt bậc, đôi lúc những quan niệm xưa cũ không còn phù hợp. Nếu cứ mãi cứng nhắc với những lối sống xưa thì đôi lúc bạn sẽ tạo nên một khoảng cách thế hệ rất lớn trong gia đình của mình. Nếu không có ý định thay đổi tư duy thì khoảng cách này sẽ ngày càng bị nới lỏng và tạo nên rất nhiều mâu thuẫn trong gia đình.

4. Gánh nặng về tài chính, tiền bạc, chi tiêu

Gánh nặng về tài chính cũng là một trong các nguyên nhân thường gặp gây nên áp lực trong gia đình. Một vài thông tin cho biết đây không chỉ là yếu tố tạo nên sự căng thẳng, mệt mỏi trong cuộc sống gia đình mà còn có thể dẫn đến tình trạng rối loạn lo âu, stress kéo dài. Việc phải luôn suy nghĩ, tính toán và đau đầu về những khoản chi phí, cách chi tiêu hợp lý cũng khiến cho nhiều người rơi vào trạng thái khủng hoảng tâm lý nặng nề.

5. Không chịu thích nghi và thay đổi để phù hợp với cuộc sống thực tại

Cuộc sống luôn luôn thay đổi và phát triển với tốc độ nhanh chóng. Nếu bạn cứ mãi dậm chân tại chỗ không chỉ làm ảnh hưởng đến bản thân mà còn gây ra rất nhiều sự căng thẳng, áp lực trong gia đình. Việc không chịu thay đổi và thích ứng với cuộc sống mới sẽ khiến cho không khí gia đình trở nên ngột ngạt, dễ gây ra nhiều mâu thuẫn không đáng có và dần hình thành các áp lực, stress cho bản thân. Đặc biệt là các trường hợp sau khi vừa mới kết hôn thì cần phải nỗ lực và thay đổi bản thân để có thể hòa hợp với cuộc sống mới.

6. Trách nhiệm nuôi dạy con cái

Đối với các gia đình nhỏ đã có con thì việc chăm sóc và nuôi dạy con cái đôi khi cũng là một áp lực khiến nhiều người mệt mỏi và căng thẳng. Trách nhiệm đối với con cái luôn là sự trăn trở và lo nghĩ của hầu hết các bậc phụ huynh. Cha mẹ luôn cố gắng tạo điều kiện tốt nhất để con có thể phát triển một cách trọn vẹn, giúp con có được môi trường học tập và sinh hoạt phù hợp. Những nỗi lo lắng này luôn khiến cho nhiều người phải buồn phiền và tự tạo nên các áp lực cho bản thân.

7. Sự thiên vị, không công bằng giữa con cái

Ở nước ta, rất nhiều các gia đình và bậc phụ huynh hay có tư duy rằng con nhỏ luôn cần nhiều sự quan tâm và chăm sóc của cha mẹ. Thực tế điều này hoàn toàn không sai nhưng nếu không có sự công bằng và phân chia đồng đều sự yêu thương giữa con cái sẽ dễ khiến cho trẻ nảy sinh sự tủi thân, đố kỵ với nhau. Đây cũng chính là một trong các nguyên nhân dễ gây nên những sự thù ghét trong gia đình, trẻ bị ảnh hưởng nhiều về mặt tâm lý, cảm xúc và ức chế tiêu cực.

Áp lực gia đình do thiên vị con cái
Sự thiên vị, không công bằng giữa con cái cũng chính là nguyên nhân dẫn đến áp lực gia đình

8. Sự kỳ vọng của cha mẹ, người thân

Ngày nay, mỗi nhà chỉ có từ 1 đến 2 con nên sự kỳ vọng của cha mẹ và gia đình lại càng gây áp lực cho các em. Ai cũng mong muốn con mình có thể trở thành một người tài giỏi, được nhiều người yêu mến và tôn trọng. Cũng chính vì thế mà nhiều bậc phụ huynh thường đặt ra mục tiêu quá cao cho con, đòi hỏi con phải có được thành tích học tập tốt, thi đậu vào các trường đại học danh tiếng và rất nhiều các vấn đề khác. Điều này vô tình tạo nên một áp lực to lớn đối với con cái, trẻ dần bị thay đổi về mặt cảm xúc hoặc thậm chí có những thái độ, hành vi tiêu cực nhằm phản kháng lại gia đình.

9. Quan niệm về chuyện tình yêu, đồng tính

Cho đến ngày nay, nhiều gia đình vẫn còn các quan niệm khắt khe về chuyện tình yêu, lựa chọn bạn đời cho con theo ý muốn của bản thân. Trong thực tế không ít cuộc tình tan vỡ cũng bởi vì sự phản đối, hà khắc của các bậc phụ huynh. Điều này khiến cho nhiều người cảm thấy ngột ngạt, mất đi quyền riêng tư và tự do của bản thân. Thậm chí có một số trường hợp trở nên thù ghét chính gia đình của mình, họ không còn muốn gặp gỡ hay trò chuyện với những người đã ngăn cản tình yêu của họ.

Đặc biệt hơn, do khoảng cách của thế hệ mà nhiều bậc phụ huynh của nước ta vẫn chưa thể chấp nhận được quan niệm về đồng tính. Nhiều người còn cho rằng đó chính là một căn bệnh và cần phải được điều trị, khắc phục. Điều này đôi lúc khiến cho con cái và cha mẹ không thể gần gũi và trò chuyện với nhau. Những đối tượng thuộc giới LGBT cũng sẽ không dám thể hiện bản thân trước mặt gia đình và phải chịu đựng rất nhiều áp lực đến từ những người thân thiết.

Hệ lụy của áp lực gia đình nguy hiểm hơn bạn nghĩ

Áp lực gia đình dù lớn hay nhỏ cũng gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với tất cả các thành viên trong gia đình, đặc biệt là trẻ nhỏ. Nhiều người do phải liên tục đối diện với áp lực nên dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, lo lắng, suy nghĩ tiêu cực và hình thành nên những cơn khủng hoảng tâm lý nghiêm trọng, kéo dài dai dẳng.

Nếu các áp lực từ gia đình không sớm được khắc phục và giải tỏa thì sẽ gây nên nhiều hậu quả khôn lường ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống sinh hoạt và cả các mối quan hệ thân thiết giữa các thành viên trong gia đình. Một số hệ lụy thường được nhắc đến như:

1. Áp lực gia đình gia tăng mức độ lo âu, căng thẳng

Stress được xem là một trong các hậu quả thường gặp nhất đến từ áp lực gia đình. Những mâu thuẫn liên tục kéo dài kèm theo những gánh nặng kinh tế, con cái khiến cho nhiều người dần rơi vào trạng thái căng thẳng. Họ luôn cảm thấy lo lắng, mệt mỏi và ưu phiền về hàng loạt các vấn đề xoay quanh cuộc sống gia đình hàng ngày. Đây là hệ lụy thường thấy nhất đối với trẻ em, đặc biệt là những trẻ đang phải chịu áp lực từ sự thúc ép, những kỳ vọng và mục tiêu quá lớn mà cha mẹ đặt ra.

Khi trẻ nhỏ đối diện với những điều này, trẻ sẽ luôn phải cố gắng để học tập, hoàn thành những mong muốn từ chính cha mẹ. Có những đứa trẻ trở nên ám ảnh và sợ sệt khi không thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao hoặc đơn giản là khi không đạt được những thành tích mà cha mẹ đã kỳ vọng. Thậm chí có nhiều đứa trẻ do căng thẳng quá còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe và hoạt động của hệ thần kinh, làm suy giảm chức năng của não bộ, khiến trẻ khó tập trung, suy giảm trí nhớ.

2. Rối loạn giấc ngủ

Áp lực gia đình là một trong các nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng rối loạn giấc ngủ, đặc biệt là khó ngủ, ngủ không ngon giấc, hay mơ gặp ác mộng và thức giấc nhiều lần trong đêm. Do những áp lực cứ mãi đeo bám tâm trí của con người khiến họ bị căng thẳng thần kinh và không thể nào chợp mắt, có được một giấc ngủ sâu. Những luồng suy nghĩ tiêu cực cứ lẩn quẩn trong tâm trí khiến cho bạn trằn trọc, thao thức khó ngủ và khi đi vào giấc ngủ, những sự lo lắng vẫn có thể tiếp tục và khiến cho giấc ngủ bị gián đoạn.

Đặc biệt, giấc ngủ lại là yếu tố vô cùng quan trọng đối với sức khỏe tổng thể của mỗi con người. Khi chất lượng giấc ngủ không được đảm bảo sẽ kéo theo hàng loạt các hệ lụy nguy hiểm về sau. Mất ngủ kéo dài sẽ khiến cho cơ thể dần bị suy nhược, dễ mất tập trung, trí nhớ suy giảm, thiếu sức sáng tạo khiến cho kết quả học tập sa sút, công việc bị trì trệ, cuộc sống dần mất ổn định. Tình trạng này sẽ khiến cho sức đề kháng bị tụt giảm đáng kể và cũng chính là cơ hội để phát sinh ra nhiều bệnh lý nguy hiểm đối với sức khỏe.

3. Trầm cảm vì áp lực gia đình

Gia đình chính là chỗ dựa tinh thần lớn nhất của mỗi người, nhất là đối với trẻ nhỏ. Nếu các thành viên trong gia đình thường xuyên xảy ra những sự bất hòa, cãi vã và không thể thấu hiểu, luôn gây áp lực cho nhau thì họ sẽ dần bị tác động nghiêm trọng về mặt tinh thần, nhiều khả năng khởi phát các vấn đề sức khỏe tâm thần nguy hiểm và phổ biến nhất đó chính là chứng trầm cảm.

Áp lực gia đình
Trầm cảm là hậu quả thường gặp và nguy hiểm nhất của áp lực gia đình.

Trầm cảm được xem như một trong các vấn đề tâm lý phổ biến và gây nên nhiều hệ lụy nguy hiểm đối với con người. Bất kì ai cũng có nguy cơ mắc phải chứng bệnh này ở nhiều cấp độ khác nhau và theo số liệu thống kê thì áp lực gia đình là nguyên nhân lớn nhất có thể khởi phát các triệu chứng của bệnh trầm cảm.

Trầm cảm khiến cho con người luôn ở trong trạng thái tiêu cực, buồn chán, tuyệt vọng, suy nghĩ về những điều tồi tệ và không còn hứng thú với bất kì điều gì xoay quanh cuộc sống. Những người mắc phải chứng bệnh nguy hiểm này còn phải đối diện với những vấn đề về sức khỏe thể chất, chẳng hạn như ăn uống không lành mạnh, rối loạn giấc ngủ, đau đầu,…Một số trường hợp nghiêm trọng còn nghĩ về cái chết và muốn thực hiện hành vi tự sát để giải thoát cho chính mình.

4. Rạn nứt mối quan hệ

Áp lực gia đình có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau và ở nhiều mức độ khác nhau. Tuy nhiên, dù nó khởi phát từ bất cứ lý do nào cũng sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến tình cảm của các thành viên trong gia đình, khiến cho các mối quan hệ dần trở nên rạn nứt. Nếu các mâu thuẫn không sớm được giải quyết sẽ khiến cho vợ chồng, con cái dần hiểu lầm và xa cách nhau. Trong thực tế đã có không ít các trường hợp gia đình ly tán cũng chính bởi những áp lực to lớn khiến họ không thể cùng nhau cố gắng và vun vén.

Chẳng hạn như nếu áp lực gia đình đến từ các gánh nặng kinh tế, tài chính hay sự mâu thuẫn trong cách giáo dục, nuôi dạy con cái sẽ khiến cho vợ chồng không thể có tiếng nói chung và dễ xảy ra những tranh cãi không đáng có. Bên cạnh đó, khi các áp lực cứ đè nặng lên tâm trí của con người sẽ khiến họ cảm thấy mệt mỏi, dễ cáu gắt, kích động và xuất hiện những lời nói, cử chỉ không phù hợp. Khi không có sự nhường bộ và thông cảm lẫn nhau sẽ khiến tình trạng này cứ liên tục kéo dài và khó có thể hàn gắn các mối quan hệ.

5. Lạm dụng chất kích thích

Áp lực gia đình kéo dài cũng có thể là yếu tố làm gia tăng nguy cơ lạm dụng chất kích thích hoặc các chất gây nghiện như rượu bia, thuốc lá, ma túy. Bởi những căng thẳng tâm lý không được tháo gỡ và giải tỏa tốt sẽ khiến cho họ dần rơi vào trạng thái bế tắc và tìm đến các chất nguy hiểm để xua tan những phiền muộn. Rượu bia, thuốc lá có thể giúp bạn tạm thời quên đi những khó khăn, mệt mỏi xoay quanh cuộc sống, nó mang đến cho bạn cảm thấy thoải mái, hưng phấn và dễ chịu.

Tuy nhiên, hầu hết các chất kích thích đều tiềm ẩn những hệ lụy vô cùng nguy hiểm. Khi bạn rơi vào trạng thái say sỉn, bạn sẽ không thể nào kiểm soát và khống chế được hành vi của bản thân. Chính vì thế đã có không ít các vụ việc thương tâm nghiêm trọng đều xuất phát từ rượu bia. Mặt khác, khi liên tục sử dụng các chất gây nghiện này sẽ khiến cho cơ thể dần bị suy kiệt, sức khỏe hao mòn và nguy cơ phải đối diện với nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.

Những cách vượt qua áp lực gia đình, giảm gánh nặng

Trong cuộc sống gia đình, không thể tránh khỏi những áp lực phát sinh khiến chúng ta cảm thấy mệt mỏi và căng thẳng. Vậy làm thế nào để khắc phục và giảm bớt các áp lực này để cuộc sống trở nên vui vẻ và hạnh phúc hơn?

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu

1. Học cách lắng nghe, chia sẻ nhiều hơn với gia đình

Như đã chia sẻ ở trên, việc lắng nghe, thấu hiểu và chia sẻ cùng nhau là điều hết sức quan trọng để bạn có thể xây dựng và vun đắp tốt cho hạnh phúc gia đình. Bất kì mối quan hệ nào dù là anh chị em, cha mẹ – con cái, vợ chồng cũng cần phải có sự đồng cảm và quan tâm lẫn nhau mới có thể gắn kết lâu dài.

Vì thế, nếu những áp lực của bạn xuất phát từ yếu tố này thì hãy cố gắng chủ động hơn trong việc giao tiếp, kết nối. Hãy tạo thêm nhiều cơ hội để cả gia đình quây quần bên nhau và chia sẻ những vấn đề xoay quanh cuộc sống. Nếu cần thiết hãy tạo một chuyến du lịch ngắn hạn hoặc đơn giản là những bữa tiệc gia đình ấm cúng để tâm sự, chia sẻ với nhau nhiều hơn.

2. Rèn luyện cách thích nghi với cuộc sống gia đình

So với việc sống độc lập, tự do thì cuộc sống gia đình đòi hỏi bạn phải có nhiều sự cố gắng và nỗ lực hơn. Khi sinh hoạt và chung sống với nhiều cá thể ở nhiều thế hệ khác nhau thì bạn cần phải học cách thích nghi để có thể dung hòa tốt với mọi người. Đừng quá cứng nhắc với những quy tắc hoặc quan niệm sống của bản thân, bởi đôi lúc bạn sẽ cảm thấy thích thú hơn với những sự mới lạ và thay đổi.

3. Kiểm soát cảm xúc, giữ sự bình tĩnh

Đôi lúc những sự nóng giận, không biết cách kiềm chế lời nói, hành vi của bản thân cũng gây nên những sự bất hòa trong gia đình. Vì thế, hãy học cách kiểm soát cảm xúc của chính mình, bình tĩnh trong mọi tình huống để tránh việc gây ra những hậu quả không lường làm mất hòa khí giữa các thành viên trong gia đình.

Khi xảy ra bất kì mâu thuẫn hoặc tranh cãi nào đó trong gia đình thì việc đầu tiên bạn cần làm là cố gắng giữ bình tĩnh, tuyệt đối không sử dụng các lời nói làm tổn thương hay xúc phạm người xung quanh. Nếu cảm thấy không thể kiềm chế được cảm xúc của bản thân thì tốt nhất bạn nên lánh đi một lúc. Sau khi bình tĩnh trở lại hãy cùng nhau ngồi xuống để giải quyết vấn đề.

4. Nhìn nhận sai lầm và tiếp thu góp ý

Bạn hãy hiểu rằng, gia đình luôn muốn giúp bạn trở nên tốt và hoàn thiện hơn. Vì thế, đừng vội phán xét hay cho rằng những ý kiến đóng góp của họ là đang cố tình phản đối và ngăn cấm bạn. Hãy cởi mở và nhẹ nhàng lắng nghe để có thể tiếp thu tốt những ý kiến, lời khuyên từ những thành viên trong gia đình.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải học cách nhìn nhận những sai lầm của bản thân. Nếu phạm phải lỗi lầm nào đó hãy mạnh dạn nhận lỗi và cố gắng khắc phục chúng. Gia đình sẽ không vì những sai lầm đó mà bỏ rơi bạn, chỉ cần bạn biết nhận lỗi và sửa sai thì mọi người sẽ luôn yêu thương và quan tâm bạn.

5. Chia sẻ công việc trong gia đình

Mỗi thành viên trong gia đình đều phải có nhiệm vụ và trách nhiệm trong các công việc hàng ngày. Hãy chia sẻ và phân công về những công việc cần phải làm trong ngày cho tất cả các thành viên. Người nhỏ làm việc nhỏ, người lớn làm việc lớn. Việc có thể cùng nhau thực hiện các công việc dọn dẹp trong nhà không chỉ giúp cho một cá nhân giảm bớt các áp lực gia đình mà còn giúp các thành viên gia tăng sự kết nối, cảm thấy hạnh phúc hơn.

6. Không gây áp lực lên con cái

Các bậc phụ huynh nên cố gắng đặt mình vào vị trí của con cái để có thể thấu hiểu được mong muốn và tâm lý của con. Ở mỗi lứa tuổi trẻ sẽ có những mơ ước và diễn biến tâm lý khác nhau, vì thế cha mẹ cũng cần quan tâm và đồng cảm với con nhiều hơn. Đặc biệt là những trẻ đang còn ngồi trên ghế nhà trường, việc học tập phải đối diện với rất nhiều áp lực, do đó gia đình cũng không nên đưa ra quá nhiều mục tiêu và kỳ vọng ở trẻ sẽ càng khiến cho trẻ cảm thấy căng thẳng và mệt mỏi.

Đồng thời cha mẹ cũng nên chia đều tình yêu thương cho các con, đừng nên đối xử phân biệt giữa các thành viên trong gia đình. Cho dù các con đã lớn cũng luôn mong muốn nhận được nhiều sự yêu thương và quan tâm từ cha mẹ và gia đình, vì thế hãy luôn thể hiện tình cảm dành cho tất cả các thành viên.

7. Trao đổi với chuyên gia tâm lý

Áp lực gia đình là một vấn đề liên quan đến tâm lý con người. Bởi vậy, việc trao đổi với chuyên gia tâm lý hoặc nhà trị liệu tâm lý sẽ giúp bạn tháo gỡ vấn đề một cách tốt nhất. Họ là những người có kiến thức, kỹ thuật, quy trình chuyên sâu về tâm lý sẽ lắng nghe câu chuyện của bạn và giúp bạn giải tỏa áp lực gia đình, kiểm soát cảm xúc, học cách giao tiếp và cải thiện các mối quan hệ gia đình. 

Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực tâm lý trị liệu tại Việt Nam dựa trên quy mô lớn, chuyên nghiệp, bài bản và có đội ngũ chuyên gia là Master Coach đến từ Ủy ban NLP Hoa Kỳ. Phương pháp trị liệu tâm lý độc quyền của NHC Việt Nam đã giúp rất nhiều khách hàng bị trầm cảm, rối loạn lo âu, vì áp lực gia đình và nhiều vấn đề khác dẫn đến, hồi phục sức khỏe, cải thiện mối quan hệ gia đình hòa hợp hơn đồng thời giúp khách hàng có những kỹ năng, phương pháp để đối mặt và giải tỏa các áp lực khác trong cuộc sống. 

Khác với các trung tâm tư vấn tâm lý, Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam không tư vấn tâm lý, tức là không đưa ra lời khuyên cho khách hàng. Các chuyên gia tâm lý trị liệu sẽ đặt câu hỏi khai vấn để giúp khách hàng nhìn nhận vấn đề của mình và biết cách tìm ra giải pháp phù hợp cho chính mình. Đồng thời, các chuyên gia cũng sử dụng các kỹ thuật, quy trình trị liệu tâm lý chuyên sâu để giúp khách hàng chữa lành những tổn thương bên trong tâm trí, xóa bỏ những niềm tin tiêu cực để khách hàng có góc nhìn tích cực, lạc quan hơn trong cuộc sống. Từ đó, khách hàng sẽ có cuộc sống hạnh phúc, bình an hơn dù là trong gia đình hay ngoài xã hội. 

Nếu bạn mong muốn vượt qua áp lực gia đình, hãy liên hệ đến Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam qua số hotline 096 589 8008 hoặc để lại thông tin tại đây. Trung tâm sẽ liên hệ và tư vấn cho bạn về lộ trình trị liệu tâm lý cụ thể phù hợp tình trạng của bạn.

Thông tin của bài viết trên đây cũng phần nào giúp cho bạn đọc hiểu được về những áp lực gia đình mà bất kỳ cá nhân nào cũng trải qua. Quan trọng là cách chúng ta nỗ lực để thay đổi nó, biết đâu đó lại chính là động lực thì sao! Hi vọng bạn sẽ có cách tháo gỡ chúng để có thể xây dựng và vun đắp cho cuộc sống trở nên vui vẻ và hạnh phúc hơn.

 CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

5/5 - (3 bình chọn)

Bình luận

  1. Uyên Vũ says: Trả lời

    Mình cảm thấy có lỗi các con do mải bận công việc mà không biết bọn trẻ đang gặp phải những vấn đề gì

    1. Trang Nguyễn says: Trả lời

      Tôi cũng vậy á, công việc bộn bề cứ nghĩ chỉ tập trung cho công việc muốn cho bọn trẻ có cuộc sống ấm lo, hạnh phúc mà quên mất chúng cần bố mẹ để chia sẻ trong cuộc sống

    2. Du Trần says: Trả lời

      Sau này bọn trẻ làm cha làm mẹ sẽ hiểu áp lực của chúng ta

  2. Phương Vân says: Trả lời

    Xã hội ngày nay đã ít trọng nam khinh nữ nhưng vẫn còn tồn tại một số nơi. Con trai nhà tôi được rèn luyện từ bé đến bây giờ nó có thể thay mẹ lau dọn và nấu cơm cho cả gia đình

    1. Hà Linh says: Trả lời

      Con chị giỏi quá, con trai nhà em được ông bà nội chiều nên dù đã học cấp 3 chưa biết giúp đỡ mẹ, toàn sai em gái nó làm

      1. Phương Vân says: Trả lời

        Vậy chị rèn cho nó đi, sau này lên đại học sao mà mình có thể nấu cơm cho nó được

        1. Hà Linh says: Trả lời

          Tôi đang dạy cháu đây, càng lớn càng khó bảo.

  3. Quang Nguyễn says: Trả lời

    Covid-19 đã diễn ra hơn 2 năm ảnh hưởng kinh tế cả nước, bây giờ cuộc sống trở lại mọi thứ càng khó khăn hơn chưa kể lạm phát và giá xăng, gas tăng cao

    1. Long Nguyễn says: Trả lời

      Đúng là đại dịch có khác làm đảo lộn mọi thứ ảnh hưởng đến kinh tế gia đình mỗi người

  4. Thư Thư says: Trả lời

    Tôi thấy nhiều chương trình ngày nay nói về LGBT nhiều lắm

    1. Khánh Hoài says: Trả lời

      Nhiều người bị áp lực khi đối mặt việc nói ra giới tính thật mình

      1. Phương Thảo says: Trả lời

        Em thấy nhiều người đã bị stress vì điều này, không phải ai cũng có cái nhìn cởi mởi về LGBT, đứa bạn em dạo này đang gặp vấn đề tâm lí, nó cứ lo lắng, bồn chồn, không biết nói như thế nào bố mẹ và nó tự nhốt mình trong phòng không muốn tiếp xúc ai. Em lo lắng không biết nó có làm gì suy nghĩ không thấu đáo không.

        1. Khánh Hoài says: Trả lời

          Vậy em phải đưa bạn đến các trung tâm trị liệu tâm lý á

          1. Thư Thư says:

            Em đưa bạn qua Trung tâm NHC Việt Nam tham vấn tâm lý thử xem, trung tâm này được VTV2 phỏng vấn chuyên gia Bùi Thị Hải Yến https://www.youtube.com/watch?v=DnlZqnNFSC8&t=560s

          2. Phương Thảo says:

            Tốt quá, em cảm ơn 2 chị nhiều ạ

  5. Lan Phương says: Trả lời

    Qua bài viết, tôi phải dành nhiều thời gian cho con, đang đợt nghỉ hè sắp xếp công việc cho chúng nó đi chơi giư giãn, cũng là cầu nối để mình tâm sự với các con

    1. Huyền Thu says: Trả lời

      Chúng nó càng bé thì mình càng phải quan tâm nhiều hơn, lớn dần đứa trẻ không cảm nhận sự quan tâm từ cha mẹ dần dần sinh ra cảm giác né tránh và thiếu gần gùi

      1. Lan Phương says: Trả lời

        Chúng ta cần để ý nhiều đến các con

        1. Huyền Thu says: Trả lời

          Trò chuyện các con để chúng nó thấy được tình cảm, quan tâm từ bố mẹ. Chúng sẽ thấy an toàn và chia sẻ nhiều câu chuyện thú vị từ cuộc sống tụi nó á

  6. Nga Trần says: Trả lời

    Em mới kết hôn chưa được bao lâu nên khi bắt đầu lập gia đình còn nhiều bỡ ngỡ chưa khéo léo trong việc đối nhân xử thế gia đình nhà chồng

    1. Nga Trần says: Trả lời

      Chưa kể còn nhiều thói hư tật xấu dần lộ ra từ chồng em nữa, thỉnh thoảng anh ấy cáu giận vô cớ khiến em khó hiểu và khó hòa hợp trong cuộc sống gia đình. Hơn nữa, nhiều lúc anh ấy còn hay về muộn và không thường xuyên ăn cơm ở nhà, nhiều hôm đến đêm khuya mới về đến nhà trong người toàn mùi thuốc với mùi rượu bia. Nhiều đêm em cảm thấy tủi thân và không biết tương lai cuộc hôn nhân sẽ như thế nào. Em có công việc riêng của mình, cần một người chồng san sẻ gánh nặng chăm lo cho gia đình, con ngày một lớn đồng nghĩa áp lực ngày càng nhiều hơn. Em đang có suy nghĩ muốn kết thúc cuộc hôn nhân này.

      1. Lê Anh says: Trả lời

        Trước mình và chồng cũng từng có giai đoạn như vậy và bạn mình giới thiệu đến Trung tâm NHC Việt Nam để họ trị liệu trong cuộc sống hôn nhân tụi mình, thật vui kết quả như mong đợi. Bây giờ vợ chồng sống hạnh phúc, thấu hiểu và bao dung cho nhau.

        1. Nga Trần says: Trả lời

          Vậy tốt quá, chị cho cách liên hệ với bên Trung tâm với ạ

          1. Lê Anh says:

            https://tamlytrilieunhc.com/dat-lich-hen bạn cứ đăng kí sẽ có người liên hệ với bạn nha

        2. Nga Trần says: Trả lời

          Em cảm ơn chị

  7. Phương Anh says: Trả lời

    Con gái tôi dạo này thấy stress vì do lịch học dày đặc, dễ cáu giận, tính cách nhạy cảm, thích ở trong phòng không chịu ra ngoài

    1. Trang Bùi says: Trả lời

      Vậy đưa bé đi khám chứ cứ để lâu sức khỏe sẽ trầm trọng hơn đó

      1. Phương Anh says: Trả lời

        Tôi chưa biết cơ sở nào uy tín để đưa cháu đi

        1. Trang Bùi says: Trả lời

          Chị có thể tham khảo bên trung tâm NHC nhé, tôi thấy bên đó khá uy tín, trị liệu có cam kết đoàng hoàng, ko hiệu quả thì hoàn tiền đó. Chị đưa cháu qua thử xem nhé

          1. Phương Anh says:

            Cảm ơn bạn nhé

  8. Dấu tên says: Trả lời

    Có những thứ áp lực chỉ có sự kết thúc cuộc sống là tốt nhất tôi năm nay 20 tuổi cố gắng học hỏi kím tiền kinh doanh mục đích chỉ giúp ba mẹ có cuộc sống tốt hơn làm mọi công việc chỉ chỉ mong đủ tiền để kinh doanh nhưng khi bước ra ngoài phải chịu sự chỉ trích nặng nề nghỉ đơn giản mình đi làm mà phải nhịn thoy nhưng khi về đến nhà tôi cố kể với bố với mẹ tôi về sự vô lý mà tôi phải chịu kết quả tôi nhận lại dc là những câu nói nó khiến bản thân tôi thấy rất buồn tại sao tôi cố gắng vì họ như thê nhưng họ lại đẩy tui xuống vực thẩm bằng những cái suy nghĩ linh tinh của họ đoán mò chẳng đặt trường hợp vào tôi tôi ước những điều tôi nói ở đây sẽ dc một bạn nào đó giúp tôi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *