Áp lực công việc là gì? Nguyên nhân và cách vượt qua

Theo thống kê gần đây, hơn 70% người lao động đang phải đối mặt với áp lực công việc. Áp lực là yếu tố cần thiết để thúc đẩy sự cạnh tranh và phát triển. Tuy nhiên, nếu không biết cách vượt qua, cả sức khỏe thể chất và tinh thần sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề.

áp lực công việc là gì
Áp lực công việc là vấn đề mà bất cứ ai cũng phải đối mặt

Áp lực công việc là gì?

Áp lực công việc (Tiếng Anh: Work Pressure) là trạng thái tinh thần trở nên căng thẳng, lo lắng, phiền muộn vì các vấn đề liên quan đến công việc. Trên thực tế, áp lực có thể đến từ các khía cạnh trong cuộc sống. Trong đó, công việc là một trong những vấn đề thường gặp nhất.

Áp lực khi làm việc được hiểu là trạng thái cơ thể đang phải đối mặt với khối lượng công việc quá nhiều, công việc gặp phải nhiều vấn đề và trục trặc. Áp lực là một tất yếu không thể tránh khỏi khi làm việc. Tuy nhiên, những áp lực quá lớn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần.

Nếu áp lực kéo dài, bạn sẽ mất đi sự hứng khởi, sáng tạo và niềm vui khi làm việc. Điều này sẽ dẫn đến hậu quả là hiệu suất lao động giảm và gia tăng nguy cơ mắc các vấn đề tâm lý.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, tất cả các ngành nghề đều có những yêu cầu khắt khe nhằm nâng cao hiệu suất lao động và buộc nhân viên phải tự cải thiện năng lực mỗi ngày. Áp lực là điều cần thiết để thúc đẩy sự phát triển và cạnh tranh. Tuy nhiên, tình trạng này làm tăng tỷ lệ stress một cách nhanh chóng, làm tăng nguy cơ phát triển rối loạn tâm thần ở người lao động, đặc biệt là những người trẻ.

Nguyên nhân gây áp lực công việc

Áp lực công việc có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, đa phần áp lực đều có liên quan đến những khó khăn, thử thách và các tình huống không thuận lợi. Ngoài ra, đặc điểm tính cách, khả năng chịu đựng stress và năng lực cũng là những yếu tố chi phối áp lực trong công việc.

nguyên nhân gây áp lực trong công việc
Làm việc với cường độ cao trong thời gian dài là nguyên nhân gây áp lực công việc thường gặp

Theo các chuyên gia tâm lý, áp lực trong công việc thường do những nguyên nhân sau đây:

  • Khối lượng công việc quá nhiều dẫn đến phải tăng hiệu suất và thời gian làm việc
  • Công việc có những yêu cầu khắt khe khiến người lao động phải liên tục chú ý để tránh tối đa các sai sót.
  • Cấp trên tạo áp lực cho nhân viên để nâng cao hiệu suất lao động.
  • Môi trường làm việc độc hại, đồng nghiệp có cách cư xử và thái độ không đúng mực.
  • Thường xuyên có xung đột, bất hòa trong mối quan hệ với đồng nghiệp – đặc biệt là khi làm việc nhóm.
  • Công ty không có chính sách bảo hiểm, quyền lợi tương xứng với công sức của người lao động.
  • Công việc không phù hợp với năng lực và sở thích cũng là nguyên nhân gây ra áp lực.

Ngoài những nguyên nhân trên, một số yếu tố sau cũng có thể làm gia tăng áp lực khi đi làm:

  • Năng lực kém dẫn đến liên tục sai sót và gặp nhiều khó khăn khi hoàn thành nhiệm vụ được giao phó.
  • Thiếu kinh nghiệm sống và kỹ năng giao tiếp dẫn đến liên tục có xích mích, bất hòa với đồng nghiệp.
  • Tính cách hướng nội, khó hòa nhập cũng là yếu tố gia tăng áp lực trong công việc.
  • Tính cách yếu đuối, được nuông chiều từ nhỏ nên khả năng chịu đựng stress kém. Những người có dạng tính cách này luôn phải đối mặt với áp lực công việc và khó có thể hoàn thành công việc một cách xuất sắc.

Những người có năng lực kém, tính cách cứng nhắc, không biết cách tiếp thu và không khéo léo trong giao tiếp là đối tượng có nguy cơ phải đối mặt với áp lực trong công việc thường xuyên. Ngược lại, những người có năng lực, khéo léo và giàu kinh nghiệm sống có thể vượt qua áp lực một cách dễ dàng.

Dấu hiệu nhận biết bạn đang gặp phải áp lực công việc

Áp lực sẽ thúc đẩy hiệu suất lao động, đồng thời giúp người lao động trau dồi kỹ năng và nâng cao chuyên môn của bản thân. Ngoài ra, áp lực cũng thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các cá nhân, từ đó giúp cấp trên chọn ra cá nhân xuất sắc để giao phó những nhiệm vụ quan trọng.

Tuy nhiên, áp lực công việc kéo dài sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Áp lực cũng là nguyên nhân gây stress và làm gia tăng nguy cơ mắc các vấn đề tâm lý thường gặp. Để kịp thời giải tỏa áp lực, bạn cần nhận biết sớm áp lực công việc thông qua các dấu hiệu sau:

dấu hiệu áp lực trong công việc
Áp lực công việc biểu hiện qua tình trạng chán nản, căng thẳng và mất đi hứng thú khi làm việc
  • Luôn có cảm giác uể oải, mệt mỏi và chán nản khi đến công ty. Bạn chỉ làm việc theo thói quen và không cảm thấy hào hứng hay vui vẻ trước những thử thách, nhiệm vụ trong công việc.
  • Không thể hòa hợp với đồng nghiệp và luôn chọn cách xử lý mọi thứ một mình thay vì tìm kiếm sự giúp đỡ.
  • Xuất hiện những ý nghĩ như nghỉ việc, đổi công việc mới nhưng áp lực tài chính khiến bạn buộc phải duy trì công việc hiện tại.
  • Luôn lo lắng về công việc và điều này khiến bạn trở nên căng thẳng, mệt mỏi và ít khi nào có cảm giác thư giãn.
  • Cho rằng bản thân đơn độc trong công việc cũng như cuộc sống.
  • Tinh thần không ổn định, luôn buồn bã và chán nản. Một số người trở nên gắt gỏng, dễ nổi nóng khi công việc không thuận lợi và liên tục phải đối mặt với áp lực.
  • Áp lực công việc còn gây ra các vấn đề sức khỏe thể chất như đau nhức cơ thể, đau đầu, giảm trí nhớ, ăn không ngon, mất ngủ,…

Áp lực khi làm việc có thể xảy ra trong thời gian ngắn hoặc kéo dài trong nhiều tháng. Thực tế, áp lực là điều không thể tránh khỏi. Nếu tình trạng chỉ xảy ra trong thời gian ngắn, bạn không phải lo lắng quá nhiều. Ngược lại, trong trường hợp áp lực công việc kéo dài, nên có sự điều chỉnh để bảo vệ sức khỏe và phòng ngừa những hậu quả lâu dài.

Áp lực công việc có ảnh hưởng gì không?

Như đã đề cập, áp lực công việc thúc đẩy sự cạnh tranh, gia tăng năng suất lao động và giúp bản thân người lao động nâng cao chuyên môn, kỹ năng cần thiết. Thực tế, một môi trường làm việc có áp lực sẽ luôn tạo được sự hứng thú và giúp mọi người cố gắng hơn mỗi ngày. Tuy nhiên, áp lực quá lớn và kéo dài lại gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực.

Ảnh hưởng đầu tiên của áp lực công việc là tình trạng căng thẳng, mệt mỏi, cơ thể suy nhược và các vấn đề liên quan đến sức khỏe thể chất. Tình trạng mệt mỏi, mất ngủ và giảm trí nhớ sẽ khiến cho bạn khó có thể làm việc hiệu quả, liên tục mắc phải sai sót và chậm trễ trong các nhiệm vụ được giao. Những vấn đề này lại tiếp tục gia tăng áp lực và căng thẳng trong công việc.

Đi làm gặp nhiều áp lực sẽ khiến cho bạn phải đối mặt với stress. Nếu không được giải tỏa sớm, căng thẳng tích tụ ngày qua ngày có thể gia tăng nguy cơ mắc phải các vấn đề tâm lý như rối loạn lo âu lan tỏa, trầm cảm, suy nhược thần kinh,… Vì vậy, bản thân mỗi người cần học cách giải tỏa áp lực công việc để bảo vệ sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Công việc áp lực quá có nên nghỉ hay tiếp tục?

Công việc mà ta cực kỳ yêu thích và đam mê lại đang có quá nhiều áp lực. Nên tiếp tục hay dừng lại? Đây có lẽ là một câu hỏi tu từ của nhiều người đi làm đứng giữa hai bên là áp lực và đam mê. Hãy nhận định được rằng áp lực xuất hiện trong công việc phần lớn là do chúng ta thể hiện chưa tốt, năng lực còn yếu kém.

Chính vì thế, câu trả lời chính là tiếp tục. Chúng ta vẫn thường nghe câu nói “Áp lực tạo kim cương”. Áp lực xuất hiện bắt buộc chúng ta phải nhìn nhận lại hiện thực vấn đề, từ đó hối thúc bản thân nâng cấp hơn để vượt qua. Mặt khác, khi ta nhận diện được vấn đề là công việc này không còn phù hợp nữa, hãy dừng lại và thay đổi công việc theo đúng định hướng của mình.

Đối với việc “sống chung” với áp lực, chúng ta cần trang bị những kỹ năng chịu áp lực để đối mặt với chúng và vượt qua.

Cách đối mặt và tăng kỹ năng chịu áp lực công việc

Áp lực công việc là một trong những yếu tố gây stress. Để làm việc hiệu quả và tận hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn, bạn nên trang bị cho bản thân những cách đối mặt và tăng kỹ năng chịu áp lực trong công việc. Dưới đây là một số cách bạn có thể áp dụng:

1. Nghỉ ngơi một thời gian

Để tăng khả năng chịu áp lực khi đi làm, trước tiên bạn cần có chế độ nghỉ ngơi phù hợp. Bạn có thể nghỉ ngắn hạn hoặc xin nghỉ phép dài ngày nếu có thể. Nghỉ ngơi sẽ giúp cơ thể phục hồi sau những chuỗi ngày làm việc căng thẳng, mệt mỏi. Đây cũng là khoảng thời gian bạn có thể nhìn nhận và đánh giá lại mọi thứ trong công việc.

vượt qua áp lực công việc
Nên dành thời gian nghỉ ngơi khi phải đối mặt với áp lực từ công việc

Trên thực tế, bất cứ công việc nào cũng có những khó khăn và hạn chế riêng. Điều quan trọng nhất là bản thân bạn có hài lòng với công việc này hay không. Ngoài ra, bạn cũng nên đánh giá lại mâu thuẫn với đồng nghiệp để rút kinh nghiệm. Việc đánh giá lại những sự việc đã xảy ra sẽ giúp bạn tự trang bị cho mình kỹ năng cần thiết, học cách kiểm soát và vượt qua những tình huống không thuận lợi trong cuộc sống.

Trong thời gian nghỉ ngơi, bạn có thể tự thưởng cho bản thân chuyến du lịch để nạp lại năng lượng và gạt bỏ những phiền muộn trong cuộc sống. Chắn chắn sau những chuyến đi, bạn sẽ thông suốt nhiều vấn đề và hào hứng hơn trong công việc.

2. Xây dựng kế hoạch làm việc khoa học

Áp lực công việc thường bắt nguồn từ những sai sót khi thực hiện nhiệm vụ được giao phó. Hoàn thành nhiệm vụ không tốt, chậm trễ sẽ khiến bạn bị cấp trên khiển trách. Thực tế, nhiều người thiếu các kỹ năng khi làm việc dẫn đến tình trạng thường xuyên sai sót, chậm trễ và phạm lỗi.

Để giảm thiểu sai sót, bạn cần lên kế hoạch làm việc khoa học. Bảng kế hoạch khoa học sẽ giúp bạn làm việc hiệu quả, đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ đúng hạn và hạn chế tối đa tình trạng sai sót, nhầm lẫn. Ngoài ra, làm việc có kế hoạch cũng sẽ giúp bạn quản lý công việc tốt, tránh tình trạng công việc bị dồn lại vào cuối ngày hoặc cuối tuần khiến bạn phải làm việc ngoài giờ.

kế hoạch làm việc khoa học giúp giảm áp lực công việc
Lên kế hoạch làm việc khoa học là cách vượt qua áp lực trong công việc hiệu quả mà bạn nên thực hiện

Ban đầu, bạn sẽ gặp nhiều khó khăn khi lên kế hoạch làm việc. Tuy nhiên, nếu lập kế hoạch thường xuyên, bạn sẽ có kinh nghiệm về vấn đề này và tìm ra những cách làm việc thông minh hơn. Làm việc hiệu quả, nhanh chóng vừa giúp bạn tạo ấn tượng tốt với đồng nghiệp vừa giúp tiết kiệm thời gian và công sức.

3. Học cách từ chối và chia sẻ

Trong công việc, bạn nên học cách từ chối giúp đỡ người khác nếu nhiệm vụ đó không được giao phó cho bạn. Giúp đỡ người khác là việc làm tốt. Tuy nhiên, trong công việc, việc giúp đỡ sẽ tạo cho những người xung quanh thói quen nhờ vả bạn ngay cả khi họ không thực sự bận rộn.

Ngoài ra, bạn cũng có thể từ chối nhận thêm nhiệm vụ từ sếp nếu đang phải giải quyết một khối lượng công việc lớn. Điều này vừa giúp bạn hoàn thành tốt những nhiệm vụ đã được giao vừa giúp bạn tránh ôm đồm quá nhiều. Giải quyết cùng lúc nhiều nhiệm vụ có thể dẫn đến sai sót và gây ra áp lực cho chính bạn. Vì vậy, học cách từ chối khi cần thiết sẽ giúp bạn vượt qua áp lực nơi công sở và làm việc hiệu quả hơn.

biết từ chối để tinh thần làm việc thoải mái
Chia sẻ công việc với mọi người để nhiệm vụ được hoàn thành đúng hạn và chỉn chu nhất

Bên cạnh đó, bạn cũng nên chia sẻ công việc với những người khác trong team thay vì ôm đồm một mình. Trong trường hợp nhóm làm việc không hiệu quả và thường xuyên có tranh cãi, bạn có thể báo cáo với cấp trên để tìm hướng giải quyết thay vì ôm đồm mọi thứ. Giải quyết công việc một mình chỉ là cách xử lý tạm thời. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến bạn kiệt sức, chán nản và mất hoàn toàn hứng thú với công việc hiện tại.

4. Học cách chấp nhận công việc hiện tại

Không ít người đối mặt với áp lực đồng trang lứa dẫn đến tình trạng luôn so sánh công việc của bản thân với bạn bè. Tuy nhiên, việc so sánh sẽ chỉ khiến bạn càng thêm áp lực và căng thẳng. Thay vào đó, hãy học cách chấp nhận công việc hiện tại. Nếu không hài lòng, bạn có thể tìm kiếm công việc mới phù hợp hơn với năng lực của bản thân.

Thái độ làm việc ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu suất lao động. Bạn không thể làm việc tốt nếu luôn giữ thái độ khó chịu và không hài lòng với công việc. Vì vậy, hãy học cách chấp nhận và yêu thích công việc của mình. Thái độ tích cực, lạc quan sẽ giúp bạn làm việc hiệu quả, luôn học hỏi, cầu tiến và nỗ lực để tốt hơn mỗi ngày.

Trên thực tế, cấp trên không chỉ đánh giá bạn qua năng lực mà còn qua thái độ làm việc. Người có thái độ cầu tiến và tiếp thu luôn được trọng dụng. Do đó, hãy giữ cho bản thân tinh thần làm việc tốt nhất để gặt hái được thành công trong công việc.

5. Chăm sóc tốt cho sức khỏe của bản thân

Khi đối mặt với áp lực công việc, bạn khó có thể tránh khỏi tình trạng căng thẳng, mệt mỏi, mất ngủ và giảm trí nhớ. Để tăng kĩ năng chịu áp lực, cần học cách chăm sóc tốt cho sức khỏe của bản thân. Thể trạng khỏe mạnh sẽ giúp bạn gia tăng sự sáng tạo, tập trung và làm việc hiệu quả hơn.

có sức khỏe mới chịu được áp lực công việc
Chăm sóc sức khỏe là nền tảng để bạn có thể đối mặt và vượt qua áp lực khi làm việc

Cách chăm sóc sức khỏe giúp bạn vượt qua áp lực công việc:

  • Khi đối mặt với áp lực công việc, bạn cần cố gắng ăn uống điều độ, tránh tình trạng bỏ ăn và ăn uống bừa bãi. Nên đảm bảo dinh dưỡng trong thức đơn ăn uống, ăn đủ 3 bữa để cải thiện sức khỏe và chống lại căng thẳng do áp lực công việc gây ra.
  • Bổ sung các loại thực phẩm giúp giảm căng thẳng, lo âu như rau xanh, trái cây, các loại hạt sấy khô, hải sản, sữa chua,…
  • Trong thời gian bị áp lực công việc, bạn nên tránh xa rượu bia và thuốc lá. Thực tế, nhiều người hút thuốc lá và sử dụng đồ uống chứa để quên đi phiền muộn, áp lực. Tuy nhiên, những thói quen này “vô tình” làm gia tăng mức độ căng thẳng, lo âu và khiến cho áp lực công việc ngày một lớn dần hơn.
  • Ngủ đủ giấc sẽ giúp bạn giảm bớt áp lực và căng thẳng. Ngoài ra, giấc ngủ ngon còn giúp cải thiện khả năng tập trung, ghi nhớ, từ đó giúp bạn làm việc hiệu quả và ít gặp phải tình trạng sai sót.
  • Tập thể dục mỗi ngày là cách hiệu quả giúp nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần. Hormone endorphin được giải phóng khi tập luyện sẽ xoa dịu những cảm xúc tiêu cực, đồng thời tăng sự hứng khởi và sáng tạo. Do đó, đừng quên tập thể dục hằng ngày khi đang phải đối mặt với áp lực công việc cũng như cuộc sống.

Chăm sóc sức khỏe tốt sẽ giúp bạn có thể trạng khỏe mạnh để vượt qua những khó khăn, thử thách trong công việc. Ngược lại, lối sống thiếu khoa học sẽ làm gia tăng các vấn đề liên quan đến sức khỏe thể chất. Đồng thời khiến bạn khó có thể hoàn thành công việc một cách xuất sắc và chỉn chu.

6. Trang bị kỹ năng thư giãn

Áp lực công việc sẽ gây căng thẳng thần kinh. Căng thẳng tích tụ ngày qua ngày khiến cho tinh thần trở nên bất ổn, nhạy cảm, mất đi hứng thú và niềm vui trong công việc. Ngoài ra, căng thẳng trường diễn còn là điều kiện để phát triển các rối loạn tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu,…

Bạn nên thực hiện các biện pháp thư giãn để giải tỏa những cảm xúc tiêu cực và tạo động lực để tránh những căng thẳng, muộn phiền khi làm việc. Trên thực tế, học cách thư giãn là một trong những kỹ năng sống quan trọng và cần thiết. Những người được trang bị kỹ năng này sẽ dễ dàng vượt qua khó khăn trong công việc cũng như cuộc sống.

Kỹ năng thư giãn giúp bạn vượt qua áp lực công việc:

  • Dành thời gian nghỉ ngơi sau những giờ làm việc căng thẳng.
  • Chia sẻ với bạn bè, người thân những khó khăn đang phải đối mặt. Những người xung quanh sẽ có cái nhìn khách quan hơn về vấn đề bạn đang gặp phải, từ đó sẽ đưa ra lời khuyên hữu ích giúp bạn tìm ra giải pháp tối ưu nhất.
  • Các hoạt động yêu thích như vẽ tranh, đọc sách, nghe nhạc, chơi với thú cưng, nấu ăn,… sẽ giúp bạn giải tỏa căng thẳng và áp lực trong công việc. Niềm vui từ những hoạt động này sẽ giúp xoa dịu trạng thái căng thẳng, buồn bã, bi quan và nạp lại cho cơ thể nguồn năng lượng tích cực.
  • Nếu bị mất ngủ và căng thẳng do áp lực công việc, bạn có thể thử liệu pháp massage, liệu pháp mùi hương, sử dụng trà thảo mộc,… để cải thiện.

Những biện pháp thư giãn sẽ giúp bạn giải tỏa căng thẳng, lo âu về các vấn đề trong công việc. Khi có tinh thần tốt, bạn sẽ dễ dàng vượt qua những khó khăn, thử thách và khẳng định được năng lực của bản thân.

7. Tư vấn tâm lý

Nếu cần thiết, bạn có thể tư vấn tâm lý nếu không thể tự mình vượt qua áp lực công việc. Chuyên gia tâm lý sẽ giúp bạn nhìn nhận lại vấn đề một cách khách quan, toàn diện để tìm ra giải pháp phù hợp. Đối với mâu thuẫn và xung đột trong mối quan hệ với đồng nghiệp, bạn sẽ được hướng dẫn cách hòa giải để tạo dựng môi trường làm việc khoa học, lành mạnh.

điều trị tâm lý
Nếu không thể tự mình vượt qua áp lực của cuộc sống, bạn nên tìm gặp chuyên gia tâm lý khi cần thiết

Bên cạnh đó, chuyên gia cũng trang bị thêm cho bạn những kỹ năng cần thiết để giảm thiểu các tình huống không mong muốn trong công việc. Lời khuyên hữu ích từ các chuyên gia tâm lý sẽ giúp bạn vượt qua áp lực của cuộc sống, đồng thời sẽ có cách nhìn nhận khách quan hơn về bản thân cũng như công việc hiện tại.Áp lực công việc là vấn đề mà ai cũng phải đối mặt. Do đó, bạn không thể trốn tránh áp lực mà chỉ có thể trang bị kỹ năng để đối mặt và vượt qua. Sau mỗi lần vượt qua áp lực, bạn sẽ càng thêm mạnh mẽ và dạn dĩ hơn trước những khó khăn mới trong công việc cũng như cuộc sống.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *