Mối liên hệ giữa trầm cảm và chứng mất trí nhớ
Các nghiên cứu khoa học được thực hiện tại Mỹ nhận thấy rằng, trầm cảm và chứng mất trí nhớ có mối quan hệ mật thiết với nhau. Các chuyên gia cho biết rằng, những bệnh nhân cuối đời bị trầm cảm sẽ có khả năng mắc bệnh Alzheimer cao gấp 2 lần so với những người có sức khỏe tâm thần bình thường.
Mối liên hệ giữa trầm cảm và chứng mất trí nhớ
Trong thực tế nhận thấy, trầm cảm và chứng mất trí nhớ có mối quan hệ với nhau. Những người bị trầm cảm sẽ dễ bị suy giảm về trí nhớ, họ hay quên hoặc nhầm lẫn. Ví dụ cụ thể như họ có thể quên những thông tin vừa mới đọc, quên những điều họ muốn nói, quên các nhiệm vụ được giao,…
Trầm cảm và chứng mất trí nhớ đều là hai vấn đề sức khỏe có ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày của con người. Những đối tượng mắc phải một trong hai chứng bệnh này đều cảm thấy khó khăn trong việc tập trung, họ không thể hoàn thành tốt các công việc của mình. Hơn thế, người bệnh cũng sẽ khó khăn trong việc lựa chọn, đưa ra các quyết định.
Thông thường, trầm cảm sẽ có liên quan đến tình trạng mất trí nhớ ngắn hạn. Nó sẽ không gây ảnh hưởng đến những bộ nhớ khác như bộ nhớ thủ tục, bộ nhớ dài hạn,…Nếu bạn bị lãng quên một sự kiện, vấn đề nào đó đã từng xảy ra thì cũng không phải là hiện tượng quá nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu rơi vào trạng thái mất trí nhớ bằng lời nói thì có thể bạn đang bị ảnh hưởng bởi chứng trầm cảm.
Các chuyên gia cho biết rằng, tình trạng mất trí nhớ thường sẽ phổ biến ở những đối tượng trung niên nhưng sẽ có xu hướng tồi tệ hơn ở người cao tuổi. Suy giảm trí nhớ do trầm cảm ở người cao tuổi thường sẽ bị bỏ qua bởi triệu chứng mất trí nhớ có thể xuất hiện từ lão hóa.
Một tạp chí thần kinh học nổi tiếng tại Mỹ đã từng công bố 2 nghiên cứu khoa học, các chuyên gia đã tìm ra được mối liên hệ giữa tình trạng trầm cảm và chứng mất trí nhớ. Nghiên cứu đầu tiên được thực hiện trên ̣949 đối tượng người cao tuổi, sau gần 17 năm nghiên cứu, kết quả nhận thấy có đến 22% người mắc bệnh trầm cảm xuất hiện triệu chứng suy giảm trí nhớ.
Nghiên cứu thứ 2 được tiến hành trên 1.239 người, sau đó các nhà khoa học đếm lại số lần một người bị trầm cảm và đo mức độ trí nhớ của họ thì nhận thấy những người thường xuyên bị trầm cảm sẽ dễ mất trí nhớ hơn. Thêm một nghiên cứu khác cũng được tiến hành tại Mỹ cho biết rằng, những người bị trầm cảm vào giai đoạn cuối đời thì có nhiều nguy cơ mắc bệnh Alzheimer cao gấp 2 lần so với bình thường.
Vì sao chứng trầm cảm nặng có thể gây mất trí nhớ?
Những đối tượng bị trầm cảm thường sẽ có những biểu hiện đặc trưng như tâm trạng buồn chán, ủ rũ, chán chường, tuyệt vọng, luôn muốn khóc lóc, cảm thấy cô đơn, có xu hướng muốn tự cô lập mình, trí nhớ bị suy giảm đáng kể. Các đối tượng bệnh càng cao tuổi thì càng có nguy cơ bị mất trí nhớ khi rơi vào trạng thái trầm cảm.
Hiện nay, vẫn chưa thể xác định được cụ thể lý do vì sao trầm cảm lại gây nên tình trạng mất trí nhớ. Tuy nhiên, đã có rất nhiều các nghiên cứu chứng minh về mối quan hệ của hai tình trạng này. Vào những thập kỷ trước đây, nhiều người cho rằng người mắc bệnh trầm cảm bị suy giảm trí nhớ là do ảnh hưởng từ tuổi tác hoặc do họ không còn nhiều động lực để ghi nhớ. Tuy nhiên, những suy luận này đã bị bác bỏ bởi hiện nay đã có nhiều tài liệu nghiên cứu sâu hơn về bộ não, tính đặc thù về các thiếu sót trong nhận thức của người bệnh trầm cảm.
Theo giải thích của nhà nghiên cứu từ Đại học Brigham Young (Mỹ) cho biết rằng, trầm cảm sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng phân tích của não bộ, điều này làm cho não bị suy giảm khả năng phân biệt được những điều tương tự với nhau. Khi người bệnh càng cảm thấy chán nản, tuyệt vọng thì càng gặp khó khăn trong việc phân biệt giữa các sự kiện, trải nghiệm có điểm tương đồng với nhau. Lúc này, quá trình lưu lại thông tin trong não bộ cũng sẽ gặp cản trở nhiều hơn.
Ngày nay, nhiều người đã hiểu rằng tình trạng suy giảm trí nhớ ở người bệnh trầm cảm là do một số phần của não bộ có liên quan đến trí nhớ bị tác động và suy yếu. Các chuyên gia cũng đã chia sẻ rằng, những phần của bộ não bị co lại khi con người mắc bệnh trầm cảm, điều này cũng là yếu tố gây nên tình trạng suy giảm nhận thức, gây ra các vấn đề về quá trình thu hồi trí nhớ.
Bên cạnh đó, triệu chứng suy giảm khả năng tập trung, giảm chú ý do trầm cảm gây ra cũng là yếu tố ảnh hưởng đến sự thiếu hụt bộ nhớ của người bệnh. Hơn thế, những đối tượng mắc bệnh trầm cảm lại có nhiều xu hướng lạm dụng rượu bia, thuốc lá, các chất gây nghiện làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng ghi nhớ. Ngoài ra, một số loại thuốc chống trầm cảm được chỉ định sử dụng cho người bệnh trầm cảm nặng cũng có thể gây ra tác dụng phụ làm giảm trí nhớ.
Những lý do khác có thể gây nên tình trạng mất trí nhớ như:
- Vấn đề tuổi tác
- Bị suy giáp
- Mắc bệnh Alzheimer
- Thiếu hụt vitamin B12
- Chấn thương ở phần đầu từ thuở nhỏ
- Suy giảm nhận thức thể nhẹ
- Nghiện rượu bia, thuốc lá, ma túy,…
- Bị tổn thương não hoặc dây thần kinh do mắc phải các chứng bệnh như Parkinson, đa xơ cứng,…
Làm sao để cải thiện trí nhớ do trầm cảm?
Tình trạng mất trí nhớ do trầm cảm có thể gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, đời sống hàng ngày của người bệnh. Do đó để hạn chế và cải thiện được tình trạng này trước tiên bạn cần điều trị dứt điểm căn bệnh trầm cảm. Hiện nay, bệnh trầm cảm cũng đã được cải thiện bằng nhiều phương pháp khác nhau, điển hình như sử dụng thuốc, tâm lý trị liệu, thay đổi lối sống khoa học.
Mức độ cải thiện bệnh cũng sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thời gian phát hiện bệnh, mức độ bệnh, tình trạng sức khỏe, khả năng đáp ứng thuốc, sự nỗ lực của bệnh nhân,…Thông thường những trường hợp trầm cảm nhẹ chỉ cần nhanh chóng thay đổi thói quen sinh hoạt, chú ý hơn về chế độ dinh dưỡng, nâng cao thói quen tập thể dục, nghỉ ngơi hợp lý. Nhưng đối với những đối tượng bệnh nặng thì cần phải kết hợp nhiều các biện pháp khác nhau, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng một số loại thuốc chống trầm cảm để kiểm soát triệu chứng.
Ngoài ra, người bệnh có thể cải thiện tình trạng mất trí nhớ của mình bằng một số biện pháp hỗ trợ trí nhớ. Tùy thuộc vào nhu cầu của mỗi bệnh nhân mà bạn có thể sử dụng đồ gia dụng mã hóa màu, đồng hồ báo thức để theo dõi thời gian hoặc đặt ghi chú an toàn với các hướng dẫn cụ thể trên thiết bị.
Để có được một trí nhớ tốt ở mọi lứa tuổi, trước tiên bạn cần phải nhanh chóng loại bỏ các tác nhân gây bệnh làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Điển hình như thói quen sử dụng rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích, những loại đồ ăn chế biến sẵn có chứa nhiều chất bảo quản,…
Nên học cách loại bỏ những căng thẳng, áp lực trong cuộc sống. Tốt nhất nên lên kế hoạch cụ thể cho công việc, các sinh hoạt hàng ngày để tránh tình trạng ôm đồm quá nhiều việc cùng một lúc. Đồng thời cần phải nâng cao sức khỏe bằng cách tập thể dục mỗi ngày, nghỉ ngơi hợp lý. Một số bài tập thư giãn và hỗ trợ tốt cho trí nhớ như thiền định, yoga, thái cực quyền, đi bộ, chạy bộ,…
Bài viết trên đây đã giúp cho bạn có thêm thông tin về mối quan hệ giữa trầm cảm và chứng mất trí nhớ. Tốt nhất hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa ngay khi nhận thấy các biểu hiện bất thường về trí nhớ để được hỗ trợ thăm khám và điều trị nhanh chóng nhất.
Tham khảo thêm:
- Mối liên hệ nghiện rượu bia và trầm cảm bạn nên biết
- Mối liên hệ giữa chứng mất ngủ và trầm cảm bạn nên biết
- Bị trầm cảm nên ăn gì và kiêng gì giúp cải thiện bệnh?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!