Rối loạn tâm thần chia sẻ (Folie A Deux): Cần chú ý cảnh giác

Rối loạn tâm thần chia sẻ (Folie A Deux) là một hiện tượng hiếm gặp nhưng nó rất phức tạp trong lĩnh vực tâm thần học. Mặc dù tình trạng này có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng nhưng rất ít người nhận diện đúng mà can thiệp kịp thời.

Rối loạn tâm thần chia sẻ là gì?
Rối loạn tâm thần chia sẻ được cho là hiện tượng phức tạp trong lĩnh vực tâm thần học.

Rối loạn tâm thần chia sẻ là gì? Nó có nguồn gốc từ đâu?

Tên gọi “Folie à deux” có nguồn gốc từ tiếng Pháp, trong đó “Folie” có nghĩa là “điên cuồng” và “deux” có nghĩa là “cả đôi”, vậy điều này được hiểu là sự điên cuồng của cả đôi.

Rối loạn tâm thần chia sẻ hay còn được gọi là Folie à Deux là tình trạng cả hai người cùng có các triệu chứng rối loạn tâm thần. Trong đó, người ở trường hợp đầu tiên (người thứ nhất) là những người trực tiếp trải qua các vấn đề liên quan đến sức khỏe tinh thần, còn người ở trường hợp sau (người thứ hai) là người bị ảnh hưởng theo các triệu chứng của người đầu tiên, thường không có bất kỳ triệu chứng tâm thần nào trước đó.

Hiện tượng này thường xuất hiện trong môi trường mà cả hai có tiếp xúc thường xuyên như mối quan hệ  gia đình, người bạn hoặc đồng nghiệp. Cả hai bên thường chia sẻ môi trường sống và các trải nghiệm hàng ngày, điều này có thể dẫn đến việc người thứ nhất bắt đầu chia sẻ những thứ không bình thường đến người thứ hai.

Việc điều trị rối loạn tâm thần chia sẻ thường gặp nhiều khó khăn vì quá trình chẩn đoán vẫn còn đối mặt với nhiều trở ngại. Đầu tiên, cần xác định chính xác người bệnh gốc và các triệu chứng của họ. Tiếp theo, cần đảm bảo rằng người bệnh thứ hai phát triển các triệu chứng tương tự sau một thời gian tiếp xúc với người bệnh chính. Trong trường hợp này, việc chẩn đoán để loại trừ các vấn đề thần kinh khác cũng quan trọng.

Nguồn gốc của rối loạn tâm thần chia sẻ
Rối loạn tâm thần chia sẻ là căn bệnh hiếm gặp.

Biểu hiện của rối loạn tâm thần chia sẻ

Những dấu hiệu có thể xuất hiện dần dần và trở nên rõ ràng hơn theo thời gian, đặc biệt khi hai người sống và tương tác với nhau trong một khoảng thời gian dài. Biểu hiện của rối loạn tâm thần chia sẻ có thể bao gồm:

  • Hai người trong mối quan hệ chia sẻ và tin vào các niềm tin, ý tưởng không phù hợp với thực tế. Chẳng hạn như họ tin vào huyền thoại huyền bí, thậm chí cho rằng họ đang bị theo dõi hoặc bị ám sát mà không có bằng chứng cụ thể.
  • Cả hai tương tác rất gần gũi và họ có thể dễ dàng bỏ qua những ý kiến, quan điểm từ người ngoài mối quan hệ.
  • Họ thực hiện các hành vi kỳ quặc mà không có lý do hoặc cơ sở. Điều này có thể bao gồm tránh xa xã hội, đánh giá sai mức độ của hiểm họa hoặc thực hiện các hành động mà mọi người thấy không hợp lý.
  • Hai người trải qua các biến động cảm xúc không lý giải được bao gồm cảm giác lo lắng, hoang mang hay hạnh phúc không rõ lý do.
  • Cả hai gặp khó khăn trong việc chấp nhận các ý kiến phản đối từ mọi người xung quanh cũng là dấu hiệu nhận biết ở người mắc chứng “Folie à deux”.

Các yếu tố gây ra rối loạn tâm thần chia sẻ

Mặc dù chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra rối loạn tâm thần chia sẻ nhưng các yếu tố sau đây có thể dẫn đến tình trạng này, cụ thể:

  • Các mối quan hệ như gia đình hoặc bạn bè cực kỳ gần gũi dễ tạo điều kiện cho việc chia sẻ thông tin và quan điểm.
  • Một người cảm thấy cô đơn hoặc bị cô lập, họ có thể dễ dàng chấp nhận và chia sẻ các niềm tin, ý tưởng không bình thường từ người khác mà không có sự kiểm soát xem những điều đó có đúng không.
Các yếu tố gây ra rối loạn tâm thần chia sẻ.
Người bị cô lập trong xã hội cũng là nguyên nhân dẫn đến rối loạn tâm thần chia sẻ.
  • Hai người có sự tương đồng trong trạng thái tâm thần ví dụ như các biểu hiện của rối loạn tâm thần thì khả năng một người ảnh hưởng đến người kia sẽ tăng lên.
  • Các yếu tố môi trường như áp lực tâm lý, căng thẳng hoặc biến động trong cuộc sống hàng ngày có thể làm tăng nguy cơ dẫn đến “folie à deux”.
  • Một người tin tưởng quá mức vào người khác hoặc khả năng kiểm soát ý thức kém có thể dễ dàng bị ảnh hưởng và chấp nhận các ý tưởng, niềm tin không phù hợp. Họ không đánh giá hay phản đối lại người chia sẻ.

Người bị rối loạn tâm thần chia sẻ bị ảnh hưởng ra sao?

Rối loạn tâm thần tác động đến nhiều khía cạnh trong cuộc sống hàng ngày của họ, có thể bị một số ảnh hưởng sau:

  • Tình cảm và tâm trạng: Người thứ hai có thể bắt đầu có cảm giác lo lắng, hoang mang và những suy nghĩ kỳ lạ tương tự như người thứ nhất. Ví dụ, họ có thể bắt đầu cảm thấy sợ hãi với những điều mà người thứ nhất cảm thấy sợ.
  • Mối quan hệ xã hội: Người bệnh có thể bị cô lập xã hội do chia sẻ những quan điểm, niềm tin bất thường. Ví dụ, người bị rối loạn tâm thần chia sẻ có thể trở nên khép kín, bị cô lập vì họ cho rằng những người xung quanh không hiểu hoặc không tin tưởng vào cả hai.
  • Tâm trạng và suy nghĩ: Người thứ hai có thể bắt đầu có các suy nghĩ và hành vi không phù hợp với tình huống. Ví dụ, họ có thể bắt đầu tin vào các quan điểm không bình thường hoặc bắt đầu thực hiện hành vi lạ đối với người thứ nhất.
  • Hiệu suất học tập hoặc nghề nghiệp: “Folie à deux” có thể ảnh hưởng đến hiệu suất học tập hoặc nghề nghiệp của cả hai người bằng cách làm suy yếu khả năng tập trung, ra quyết định. Chẳng hạn, cả hai có thể dành nhiều thời gian, năng lượng để tìm hiểu về những niềm tin kỳ lạ mới thay vì tập trung vào công việc hoặc học tập.
  • Sức khỏe thể chất: Stress từ rối loạn tâm thần chia sẻ có thể ảnh hưởng đến thể chất của cả hai, tình trạng này gây ra các vấn đề như mất ngủ, giảm cân hoặc tăng cân không mong muốn.
Người bị rối loạn tâm thần chia sẻ bị ảnh hưởng ra sao?
Hiệu suất làm việc trở nên giảm đi do bị rối loạn tâm thần chia sẻ.

Cách điều trị và phòng ngừa rối loạn tâm thần chia sẻ

Người bị rối loạn tâm thần chia sẻ đòi hỏi có phương pháp điều trị và cách phòng ngừa hiệu quả để giảm bớt các triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống của họ.

Phương pháp điều trị

Điều trị rối loạn tâm thần chia sẻ thường kết hợp nhiều phương pháp để tăng mức độ hiệu quả. Kết hợp các cách này giúp hỗ trợ người bệnh trong việc kiểm soát và ứng phó với tình trạng này.

Điều trị tâm lý cá nhân

Tư vấn cá nhân là một quá trình tương tác giữa người bệnh rối loạn tâm thần chia sẻ với một nhà tâm lý chuyên nghiệp, nhằm giúp họ hiểu và xử lý các vấn đề tâm lý cá nhân và cải thiện tình trạng bệnh một cách hiệu quả.

Một người bị “Folie à deux” tham gia vào các buổi tham vấn với chuyên gia để thảo luận về cảm xúc của mình. Từ đó giúp họ nhận diện những suy nghĩ, hành vi không lành mạnh để có cách can thiệp chúng.

Điều trị cặp đôi hoặc gia đình

Tham vấn theo cách này hướng đến việc giúp cả hai người hiểu và hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình điều trị, cũng như họ cải thiện cách giao tiếp và tương tác trong mối quan hệ.

Cặp đôi có thể tham gia vào buổi tham vấn tâm lý để trao đổi về những vấn đề họ đang gặp phải. Đồng thời, giúp đỡ nhau trong việc xử lý rối loạn tâm thần chia sẻ.

Thuốc trị liệu

Sử dụng các loại thuốc trị liệu để giảm các triệu chứng liên quan đến sức khỏe tâm lý gây ra cho người bị rối loạn tâm thần chia sẻ.

Người có dấu hiệu rối loạn lo âu hoặc các triệu chứng trầm cảm do bị rối loạn tâm thần chia sẻ có thể được bác sĩ kê đơn dùng thuốc Escitalopram chống lo âu, trầm cảm để giảm căng thẳng và lo lắng

Cách điều trị rối loạn tâm thần chia sẻ.
Có thể sử dụng thuốc chống trầm cảm để cải thiện tình trạng rối loạn tâm thần chia sẻ.

Biện pháp phòng ngừa

Phòng ngừa rối loạn tâm thần chia sẻ thường tập trung vào việc nhận diện và giảm thiểu các yếu tố rủi ro dẫn đến sự phát triển của hiện tượng này. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa:

  • Cung cấp thông tin về rối loạn tâm thần chia sẻ cho cả hai người trong mối quan hệ và các thành viên khác trong gia đình giúp họ hiểu, nhận biết dấu hiệu cảnh báo. Điều này có thể bao gồm việc giải thích về triệu chứng của rối loạn tâm thần chia sẻ và cách để nhận biết và đối phó với chúng.
  • Xây dựng một môi trường có sự hỗ trợ từ gia đình và bạn bè giúp ngăn chặn sự phát triển của rối loạn tâm thần chia sẻ.
  • Các mối quan hệ cần được xây dựng trên sự hiểu biết, khả năng chấp nhận sự đa dạng trong ý kiến, quan điểm giúp ngăn chặn sự lan truyền của ý tưởng, niềm tin không phù hợp.
  • Theo dõi sức khỏe tâm thần định kỳ có thể giúp phát hiện và xử lý rối loạn tâm thần chia sẻ trước khi chúng trở nên nghiêm trọng hơn.

Nâng cao cảnh giác và nhận biết đúng đắn về các triệu chứng của bệnh rối loạn tâm thần chia sẻ là chìa khóa để giúp những người bị ảnh hưởng bởi rối loạn này nhận được sự chăm sóc và điều trị phù hợp. Đồng thời, việc bổ sung kiến thức và sự hiểu biết cũng giúp giảm thiểu tác động tiêu cực đối với cộng đồng.

Có thể bạn quan tâm

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *