Sợ (Ngại) Tiếp Xúc Với Người Lạ Là Biểu Hiện Của Bệnh Gì?

Sợ tiếp xúc với người lạ là tình trạng khá bình thường hay gặp ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, đây cũng có thể là một biểu hiện nhận biết về một bệnh lý nào đó xảy ra ở cả người lớn và trẻ em.

Sợ Tiếp Xúc Với Người Lạ
Người sợ tiếp xúc với người lạ thường không đủ tự tin để đối mặt với các tình huống giao tiếp

Sợ (ngại) tiếp xúc với người lạ là do đâu?

Sợ tiếp xúc với người lạ được biểu hiện bởi sự nhút nhát, sợ hãi, e ngại và không đủ tự tin khi phải đối diện với các tình huống giao tiếp, gặp gỡ những người chưa từng quen biết. Tình trạng này sẽ thường gặp nhiều ở trẻ nhỏ, cũng bởi trẻ vẫn chưa đủ sự hiểu biết về cuộc sống, kinh nghiệm và kỹ năng xã hội còn yếu kém.

Bên cạnh đó, hầu hết thời gian của trẻ đều sẽ sinh hoạt trong môi trường gia đình, với các thành viên thân thuộc nên trẻ sẽ không tránh khỏi cảm giác sợ sệt, ngại ngùng khi tiếp xúc, trò chuyện với người lạ. Những người có biểu hiện này thường sẽ cảm thấy không được thoải mái, tự tin khi gặp gỡ, trò chuyện với những người xa lạ hoặc không thân thiết.

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý
Một số nguyên nhân khiến cho nhiều người cảm thấy sợ tiếp xúc với người lạ như:

1. Do thiếu kỹ năng giao tiếp

Hầu hết các trường hợp sợ hãi, lo lắng khi gặp gỡ người lạ đều do sự thiếu kỹ năng giao tiếp, ứng xử xã hội. Nếu ngay từ nhỏ trẻ không được dạy và rèn luyện các kỹ năng cần thiết để phục vụ cho cuộc sống thì sau khi lớn lên trẻ sẽ luôn cảm thấy thiếu tự tin, rụt rè và ngại tạo dựng mối quan hệ với những người xung quanh.

Tuy nhiên, hiện nay có khá nhiều gia đình chỉ chú trọng đến việc nâng cao thể chất, bổ sung kiến thức qua sách vở cho con mà quên đi các kỹ năng mềm cần thiết. Việc thiếu hụt các kỹ năng giao tiếp, ứng xử xã hội sẽ khiến cho trẻ gặp phải nhiều phiền toái trong cuộc sống hiện tại lẫn tương lai.

Nhiều người sau khi đã trưởng thành nhưng vẫn không thể rèn luyện và năng cao các kỹ năng cần thiết khiến cho chất lượng cuộc sống không được đảm bảo. Họ sẽ dần thu mình lại, trở nên nhút nhát, không thể tìm kiếm được một việc làm tốt, các mối quan hệ cũng không được xây dựng lâu dài và hàng loạt các vấn đề khác xảy ra.

2. Sự bảo bọc quá mức của gia đình

Nguyên nhân thường gặp nhất của tình trạng sợ tiếp xúc với người lạ đó chính là sự bảo bọc quá mức từ phía gia đình, người thân. Nhiều bậc phụ huynh luôn có tâm lý lo sợ con bị tổn thương, cho rằng con còn quá nhỏ và chưa đủ khả năng để va chạm với cuộc sống.

cha mẹ bảo bọc quá mức khiến con tự ti
Sợ giao tiếp với người là có thể xuất phát từ sự bao bọc quá mức của gia đình

Điều này khiến họ trở nên bảo bọc, che chở thái quá và ngăn cản tất cả mọi cơ hội để trẻ tiếp xúc, kết bạn với mọi người xung quanh. Khi trẻ được bảo bọc quá mức sẽ khiến con dễ bị cô lập, tự cao và không biết cách mở lòng đối với những bạn cùng trang lứa.

 3. Sự ảnh hưởng từ người thân trong gia đình

Nhiều người chia sẻ rằng, tình trạng sợ tiếp xúc với người lạ của họ vốn dĩ xuất phát từ sự ảnh hưởng của các thành viên trong gia đình, đặc biệt là anh chị em. Nếu trong quá trình sinh hoạt và trưởng thành, trẻ thường xuyên tiếp xúc với những người có tính cách nhút nhát, rụt rè, e ngại việc giao tiếp với người lạ thì trẻ cũng sẽ có nhiều xu hướng trở nên như thế.

4. Sợ tiếp xúc với người lạ vì tính cách nhút nhát, rụt rè

Những người có tính cách rụt rè, nhút nhát, thiếu tự tin vào bản thân sẽ hay rơi vào tình trạng sợ hãi, ngại tiếp xúc với người lạ. Do đó, có thể thấy các đối tượng này thường có rất ít bạn bè, họ không hay đến những nơi đông người hoặc tham gia vào các buổi tiệc tùng náo nhiệt. Họ sợ hãi khi phải bắt chuyện, làm quen với một người nào đó chưa quen biết.

sợ gặp người lạ vì nhút nhát
Những người sợ giao tiếp với người lạ thường có tính cách nhút nhát, rụt rè

Đối với trẻ nhỏ, tính cách có thể dần được thay đổi nếu biết cách rèn luyện phù hợp. Tuy nhiên, khi đã trưởng thành thì rất khó để lấy lại sự tự tin. Do đó, những người có tính cách rụt rè, hay e ngại sẽ khó thành công trong cuộc sống, thậm chí họ còn có thể gặp nhiều khó khăn, cản trở đối với việc học tập, tìm kiếm việc làm trong tương lai.

5. Do các sang chấn tâm lý từ nhỏ

Những tổn thương tâm lý hoặc thuở nhỏ đã từng trải qua các sự kiện đau buồn do tiếp xúc với người lạ thì khi lớn lên trẻ vẫn có tâm thế lo sợ, không muốn giao tiếp. Nhất là những trẻ đã từng bị bắt cóc, hãm hiếp, bị đe dọa tính mạng,…sẽ có tâm lý phòng thủ, không muốn lại gần với những người không quen biết.

Sợ tiếp xúc với người lạ có phải là biểu hiện của bệnh lý?

Thực tế, sợ tiếp xúc người lạ là một tình trạng hết sức bình thường và gặp nhiều ở mọi đối tượng. Tuy nhiên, nếu một người có biểu hiện sợ hãi quá mức khi phải gặp gỡ, giao tiếp với một đối tượng lạ mặt trong thời gian dài thì có thể đó là dấu hiệu của một số bệnh lý.

sợ tiếp xúc với người lạ
Sợ giao tiếp với người lạ có thể là biểu hiện của một số vấn đề sức khỏe tâm thần

1. Rối loạn lo âu xã hội

Rối loạn lo âu xã hội là một trong các dạng rối loạn lo âu phổ biến, đặc trưng bởi những nỗi sợ hãi, lo lắng kéo dài dai dẳng và biểu hiện quá mức về các tình huống giao tiếp xã hội. Ngoài việc sợ tiếp xúc với người lạ, người bệnh còn cảm thấy lo sợ, e ngại về hầu hết các tình huống như phát biểu nơi đông người, hẹn hò ở nơi công cộng, trò chuyện qua điện thoại, ăn uống trước mặt người lạ,….

Các đối tượng mắc phải chứng bệnh này thường có những nỗi sợ vô lý đối với các tình huống bình thường xảy ra hàng ngày. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn có kèm theo các biểu hiện stress, căng thẳng và có xu hướng dự đoán tiêu cực về những hậu quả có thể xảy ra khi bản thân tham gia các tình huống xã hội.

Những người bị rối loạn lo âu xã hội chỉ cảm thấy dễ chịu và thoải mái khi trò chuyện với một số người thân thiết. Do đó họ dễ gặp phải những khó khăn, phiền toái xoay quanh cuộc sống hàng ngày. Nếu không có biện pháp cải thiện kịp thời sẽ khiến cho người bệnh không thể hoàn thành tốt các công việc bên ngoài xã hội, gây ra hàng loạt các hậu quả nghiêm trọng khác.

2. Ám ảnh sợ xã hội

Sợ tiếp xúc với người lạ cũng là một trong những biểu hiện của bệnh ám ảnh sợ xã hội, phổ biến nhất là hội chứng sợ người lạ. Tình trạng này thường hay bị nhầm lẫn với hiện tượng kì thị người khác hoặc phân biệt chủng tộc. Tuy nhiên, đây là các khái niệm hoàn toàn khác nhau. Nếu như phân biệt chủng tộc được định nghĩa là các thành kiến dựa trên nguồn gốc, chủng tộc, màu da thì hội chứng sợ người lạ sẽ bao gồm hầu hết các nỗi sợ hãi có liên quan đến một cá nhân, một nhóm khác với người bệnh.

Người mắc phải hội chứng sợ người lạ, ám ảnh sợ xã hội sẽ có các triệu chứng đặc trưng như:

  •  Có cảm giác lo lắng, hoảng loạn khi phải tiếp xúc với người khác, khó khăn trong việc chủ động bắt chuyện với mọi người xung quanh.
  • Lo sợ bị người khác đánh giá, phán xét không tốt về bản thân.
  • Không thích đến những nơi công cộng, đông người
  • Ra nhiều mồ hôi, run sợ, đỏ mặt, nhịp tim tăng nhanh khi ở chỗ nhiều người.

Thông thường, chứng bệnh này sẽ xuất hiện khi còn bé hoặc ở đầu giai đoạn của tuổi trưởng thành. Nam giới và nữ giới đều có nguy cơ mắc bệnh như nhau. Đặc biệt, tình trạng ám ảnh sợ xã hội thường sẽ có kèm theo một vài triệu chứng của căng thẳng thần kinh, rối loạn lo âu và cần phải được can thiệp nhanh chóng.

Cách khắc phục tình trạng sợ tiếp xúc với người lạ?

Sợ tiếp xúc với người lạ là tình trạng thường gặp nhiều ở trẻ em, các trẻ chuẩn bị bước vào lứa tuổi dậy thì chưa có nhiều kỹ năng sống. Tuy nhiên, nếu sự sợ hãi, e ngại này không sớm được khắc phục và cải thiện tốt sẽ gây nên nhiều hệ lụy nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống sau này của trẻ nhỏ.

Vì thế, nếu trẻ có những biểu hiện lo lắng, sợ hãi, nhút nhát không dám tiếp xúc, giao tiếp với người lạ thì gia đình cũng cần dành nhiều sự quan tâm và cố gắng hỗ trợ trẻ thay đổi. Sau đây là một số biện pháp có thể cải thiện được nỗi sợ hãi khi trò chuyện, gặp gỡ người lạ.

Sợ giao tiếp với người lạ
Học cách trò chuyện nhiều hơn để có thể cải thiện khả năng giao tiếp của bản thân

1. Cải thiện các kỹ năng mềm

Kỹ năng kém hoặc thiếu kỹ năng là một trong các lý do lớn khiến cho nhiều người cảm thấy sợ hãi khi tiếp xúc với người lạ. Do đó, cách tốt nhất để cải thiện và kiểm soát nỗi sợ đó chính là nâng cao các kỹ năng mềm cần thiết. Trước tiên bạn cần phải giữ cho mình một lối sống tích cực, tinh thần lạc quan, vui vẻ để có thể thoải mái trong các mối quan hệ.

Để có được sự tự tin khi gặp gỡ, trò chuyện với người khác thì bạn cần phải biết cách giao tiếp bằng ánh mắt, điều chỉnh và kiểm soát giọng nói, âm lượng để tạo được cảm giác dễ chịu, đồng thời cần phải kết hợp với những cử chỉ tay, gật đầu, biểu cảm khuôn mặt để cuộc đối thoại trở nên hấp dẫn hơn.

Ngoài kỹ năng giao tiếp bạn cũng cần phải nâng cao và trau dồi thêm các kỹ năng tranh luận, làm việc nhóm, quản lý thời gian và bổ sung cho mình những kiến thức xã hội. Hiện nay, cũng có rất nhiều trung tâm đào tạo về những kỹ năng này, có cả những lớp cho trẻ em và người lớn nên bạn hoàn toàn có thể đăng kí tham gia.

2. Học cách trò chuyện nhiều hơn với những người xung quanh

Tiếp theo bạn cần phải vượt qua nỗi sợ của mình bằng cách trò chuyện nhiều hơn với những người xung quanh. Không nhất thiết bạn phải đến gặp ngay những người xa lạ để giao tiếp với họ. Bạn có thể bắt đầu với những cuộc trò chuyện thân mật với bạn bè, cha mẹ, người thân trong gia đình để dần cải thiện kỹ năng của bản thân.

Điều này sẽ giúp bạn dần nâng cao được khả năng ứng xử, biểu cảm khuôn mặt và bắt đầu hào hứng hơn với việc kết bạn, giao tiếp. Sau đó, hãy mạnh dạn bước ra ngoài và bắt đầu với những người hàng xóm, những bạn bè gặp mặt đã vài lần, các đồng nghiệp trong chỗ làm để dần mở rộng mối quan hệ của mình.

Hãy cố gắng giao tiếp và trò chuyện mỗi ngày sẽ giúp bạn trở nên tự tin hơn. Nếu cảm thấy sợ hãi, lo lắng trước những buổi hẹn, gặp gỡ thì bạn có thể tập dợt trước với những người thân bên cạnh hoặc đứng nói trước gương. Hãy soạn sẵn cho mình một chủ đề nào đó để có thể thoải mái hơn khi trò chuyện, đồng thời bạn cũng dễ dàng kiểm soát về lời nói và hành vi của bản thân.

3. Chia sẻ nỗi sợ với những người xung quanh

Đôi lúc những người bên cạnh không thể biết được lý do vì sao bạn lại cố tình tránh né, xa lánh và liên tục từ chối các buổi gặp mặt. Lâu dần họ sẽ cảm thấy chán nản và không còn muốn giữ mối quan hệ tốt đẹp với bạn. Do đó, hãy chia sẻ và tâm sự với họ về những nỗi lo lắng, sợ hãi của bản thân.

giảm tự ti bằng cách chia sẻ
Tâm sự với bạn bè về sự sợ hãi, lo lắng của bản thân để họ thấu hiểu và đưa ra lời khuyên hữu ích cho bạn.

Việc có thể nói ra được những khúc mắc trong lòng sẽ giúp bạn phần nào cảm thấy thoải mái. Đồng thời những người bên cạnh cũng sẽ hiểu và đồng cảm với bạn nhiều hơn. Đôi lúc những lời động viên, khích lệ của họ cũng sẽ là động lực to lớn để bạn có thể tự tin vượt qua nỗi sợ khi tiếp với người lạ.

4. Tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia tâm lý

Nếu tình trạng sợ tiếp xúc với người lạ của bạn xuất phát từ một bệnh lý nào đó thì việc cần thiết đó chính là tiến hành thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt. Thông thường, đối với người bệnh ám ảnh sợ xã hội hoặc rối loạn sợ giao tiếp xã hội sẽ được ưu tiên áp dụng các liệu pháp tâm lý phù hợp.

Các chuyên gia tâm lý sẽ đánh giá và tìm hiểu về nguyên nhân gốc rễ gây ra bệnh, từ đó đưa ra các liệu pháp cải thiện tốt nhất cho người bệnh. Thông qua các buổi trị liệu, tham vấn tâm lý, tình trạng sợ hãi giao tiếp cũng sẽ được kiểm soát và thuyên giảm đáng kể.

Đồng thời, bạn cũng sẽ được hướng dẫn về những kỹ năng giao tiếp, kiểm soát cảm xúc, xử lý tình huống để có thể chủ động hơn trong cuộc sống, hạn chế các xung đột, phiền toái có thể xảy ra trong tương lai. Đối với một số trường hợp có biểu hiện nghiêm trọng hơn, cần được cân nhắc kết hợp cải thiện với một vài loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu
Như vậy, sợ tiếp xúc với người lạ là một tình trạng khá phổ biến mà ai cũng có nguy cơ gặp phải. Tuy nhiên đây cũng một trong các biểu hiện về bệnh lý nguy hiểm cần phải được can thiệp kịp thời. Do đó, nếu nhận thấy các nỗi sợ biểu hiện thái quá làm ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống hàng ngày thì cần được tiến hành thăm khám nhanh chóng.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Bình luận

  1. Hà Văn Tuấn says: Trả lời

    năm nay 25 tuổi tính nhút nhát sợ người lạ,ngại giao tiếp với những người xung quanh, tự ti rụt rẻ suốt ngày chỉ biết ở nhà,

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *