Đừng sống vì người khác quá nhiều để rồi đánh mất bản thân

Có những người dù chỉ có 1 tâm hồn, 1 thể xác nhưng luôn phải nhìn sắc mặt người khác để sống bởi họ sợ rằng mọi người này sẽ ghét mình, tự thấy bản thân kém cỏi nên cố gắng làm theo ý người khác để hòa nhập. Thế nhưng mỗi chúng ta chỉ có một cuộc đời, đừng sống vì người khác quá nhiều để rồi một ngày chợt nhận ra không biết mình là ai trong vũ trụ bao la này.

Nhận diện một người chỉ “sống vì người khác”

Liệu bạn đã bao giờ gặp một người luôn lo lắng về suy nghĩ của tất cả mọi người, cố gắng làm một điều gì đó mà bản thân không thích nhưng lại có một “người khác” muốn, hy sinh thời gian và cả tiền bạc vì một điều gì đó nhưng không phải cho bản thân mà là “người khác”. Vậy đã gặp người nào như thế hay đó.. là chính bạn?

Đừng nhầm lẫn với một người nhiệt tình, giúp đỡ người khác, biết quan tâm với một người chỉ biết “sống vì người khác”. Có những người luôn nhiệt tình giúp đỡ một ai đó, hỗ trợ người khác khi cần thiết, tuy nhiên họ vẫn có chính kiến riêng, biết từ chối những điều mà mình không thích, có cá tính độc lập. Trong khi đó những người “chỉ sống vì người khác” sẽ không có chính kiến của mình, không dám đưa ra quyết định mà chỉ làm theo “người khác”.

sống vì người khác
Người sống vì người khác luôn phải lo lắng mọi người nghĩ gì, sống vì niềm vui của mọi người chứ không phải vì bản thân

Một đặc điểm khác ở những nhóm người chỉ sống vì người khác chính là đa phần họ đều trông có vẻ khá hiền lành và dễ bắt nạt, điều này cũng góp phần khiến họ dễ bị bắt nạt hay sai khiến hơn. Thực tế hầu như không hề khó để bắt gặp một người chỉ biết sống cho người khác ở xung quanh mỗi chúng ta.

Hãy thử nghiên cứu xem, liệu có một người nào đó “hoặc chính bạn có các đặc điểm sau đây không nhé!

  • Không bao giờ đưa ra ý kiến một cách chủ động hoặc cần mất rất nhiều thời gian để thể hiện ý kiến cá nhân
  • Luôn sẵn sàng làm tất cả những việc được người khác nhờ vả, yêu cầu, kể cả khi không thích hay vượt ngoài khả năng
  • Có xu hướng “gió chiều nào theo chiều đó”, không có chính kiến của bản thân, không dám phát biểu vì sợ sai, vì sợ không vừa lòng mọi người
  • Luôn đặt lợi ích tập thể lên lợi ích cá nhân
  • Luôn suy nghĩ đến cảm xúc của người khác, lo rằng người đó sẽ buồn, sẽ thất vọng mà không màng đến cảm xúc của bản thân
  • Ám ảnh, sợ hãi với ánh mắt của người khác
  • Luôn lo lắng căng thẳng về việc người khác nghĩ gì về mình, rất sợ những người xung quanh không thích hay ghét mình
  • Cảm thấy áy náy, lo lắng mọi người sẽ trách cứ nếu không làm tốt việc nào đó được mọi người nhờ vả, mặc dù đó không phải nghĩa vụ của mình
  • Người sống vì người khác quá nhiều thậm thường chấp nhận thua thiệt. không tiếc thời gian, công sức, tiền bạc để thực hiện yêu cầu từ những “người khác”
  • Sẵn sàng nhận lỗi về bản thân, luôn xin lỗi dù sự thật không như thế
  • Suy nghĩ nhiều về mọi vấn đề, luôn thao thức trăn trở với việc làm thế nào để mọi người không ghét mình
  • Luôn cố làm hài lòng người khác, kể cả khi biết rõ người đó không thích và muốn lợi dụng mình
  • Thường cảm thấy buồn bực, mệt mỏi, kiệt sức, cô đơn nhưng không thể nào làm được mọi thứ theo ý mình
  • Những người luôn sống vì người khác cũng có xu hướng là một người cô đơn, nhút nhát, rụt rè nên dễ bị mọi người bắt nạt, lợi dụng hay nhờ vả một cách vô lý
  • Dễ dàng cảm động khi nhận được lời cảm ơn từ người khác, kể cả khi đó là một điều hiển nhiên

Chẳng hạn một người đi làm tại công ty nhưng luôn bị đồng nghiệp nhờ tăng ca, nhờ làm báo cáo giùm, kể cả khi đó không phải chuyên môn nhưng họ vẫn sẵn lòng đồng ý. Khi có kết quả chỉ người đồng nghiệp kia được khen ngợi, thậm chí không cảm ơn nhưng người này vẫn không dám lên tiếng dù cảm thấy tủi thân. Dù vậy nếu được người đồng nghiệp đó nhờ lại họ vẫn sẵn sàng hỗ trợ.

Trong tâm trí của những người sống vì người khác luôn tồn tại những cảm xúc lo lắng, tức giận, cảm thấy tiêu cực nhưng họ không bao giờ dám lên tiếng phản khác lại. Dần dần như sự khó chịu, ấm ức, mệt mỏi được chồng chất đầy sẽ hoàn toàn có thể xảy ra trạng thái bùng nổ với các hành vi khó kiểm soát.

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý

Vì sao có những người sống vì người khác quá nhiều?

Thực tế trong mỗi chúng ta, ai cũng có một nỗi sợ, chính là sợ những người khác không thích mình, sợ mình không hòa nhập được với môi trường nào đó. Để giải quyết nỗi sợ này, nhiều người đã chọn cách chung sống hòa bình, cố gắng để bản thân hòa nhập đồng điệu với những người ở đó, nhiệt tình hỗ trợ mọi người để lấy thiện cảm. Điều này có thể khiến họ cảm thấy không bị lạc lõng.

Tuy nhiên mỗi người vẫn sẽ có một cá tính riêng, biết điều gì nên và không nên, biết cách từ chối những thứ không phù hợp và tốt nhất cho chính mình, bản thân chúng ta vẫn là đối tượng cần xếp hạng đầu. Trong khi đó những người chỉ sống vì người khác quá nhiều lại luôn xếp hạng bản thân ở cuối cùng, làm những điều người khác muốn mặc dù họ có thể làm thấy điều đó là không đúng.

sống vì người khác
Quá khứ từng bị cô lập, tổn thương khiến nhiều người chỉ biết sống theo mong muốn của người khác

Vậy điều gì đã làm nên tính cách của những người chỉ sống vì người khác mà quên mất chính bản thân mình?

  • Những tổn thương trong quá khứ: chẳng hạn từng bị bạn bè cô lập, từng bị bắt nạt, từng bị chế giễu về khả năng hay ý tưởng của bản thân hay từng bị bạo hành. Điều này làm hình thành thói quen phải “nhìn sắc mặt người khác” để sống. Họ ám ảnh khi thấy một người khác cau mày hay lớn giọng thì những tổn thương trong quá khứ sẽ ùa về, điều này càng khiến họ sợ hãi hơn. Do đó khi được người khác yêu cầu hay nhờ vả gì đó họ sẽ luôn chấp nhận, không dám từ chối.
  • Thiếu tự tin vào bản thân: người sống vì người khác  vì không tự tin nên nhiều người mới không dám đưa ra chính kiến, luôn lo sợ người khác sẽ cười chê và coi thường mình. Họ luôn cảm thấy bản thân kém cỏi, mặc cảm, luôn sợ sai cùng rất nhiều nỗi ám ảnh tiêu cực khác về giá trị của bản thân. Điều này cũng có thể được hình thành từ những ám ảnh trong quá khứ khi bị người khác coi thường, chê bai. Hơn hết việc được người khác nhờ vả một điều gì đấy có thể làm họ tin rằng mình có giá trị hơn.
  • Nỗi sợ cô đơn: cảm giác cô độc hay “một mình chống lại thế giới” sẽ không phải là điều dễ chịu, vì thế nhiều người chấp nhận chọn cách “hòa tan” theo môi trường sống. Việc chấp thuận theo số đông là cách khiến họ cảm thấy bản thân được chấp thuận, không bị lạc lõng. Khi một ai đó nhờ vả gì, cho dù là lợi dụng cho cũng có cảm giác mình không bị quên lãng.
  • Do ảnh hưởng từ lối giáo dục: bạn có bao giờ được dạy rằng “phải biết nghe lời mới được yêu quý”; “không biết thì cứ im lặng mà nghe theo”, hoặc bị trách phạt khi trả lời sai? Điều này có thể khiến một người luôn hình thành tâm lý sợ sai, sợ rằng nếu mình phải đối thì mọi người sẽ không thích mình và chọn cách luôn im lặng và làm theo, sống vì người khác.
  • Do đặc trưng tính cách: Như đã nói, hầu hết những người sống vì người khác đều có tính cách đặc trưng là hiền lành, tốt bụng, rộng lượng, nhút nhát, ngại từ chối, lo âu nhiều. Họ luôn lo lắng việc người khác sẽ buồn nếu mình làm như thế, dần dần hình thành tâm lý suy nghĩ đến người khác  trước khi nhìn nhận cho bản thân.
  • Cảm giác hạnh phúc: có những người cảm thấy hạnh phúc khi được giúp đỡ người khác và họ không ngừng tìm kiếm điều này. Họ là những người luôn hướng tới giá trị tương thân tương ái, sống vì xã hội, vì những giá trị tốt đẹp văn minh nhưng lại quên mất đi chính bản thân mình.

Ám ảnh từ quá khứ có liên quan rất nhiều đến việc một người trở nên sống vì người khác quá nhiều. Một học sinh từng bị bạn bè bắt nạt khi được chuyển trường sẽ luôn sống trong tâm lý lo sợ nên bạn bè nhờ gì cũng làm. Một người từng bị lừa dối tình cảm sẽ luôn bị ám ảnh trong mối tình tiếp theo nên mới cố xu hướng chấp nhận mọi yêu cầu của đối phương vì sợ sẽ tổn thương một lần nữa..

Tại sao đừng nên sống vì người khác quá nhiều?

Có một câu nói rằng “Cứ mải mê sống vì người khác, sợ họ bị tổn thương… Đến khi nhìn lại, người tổn thương nhất lại chính là mình” đã từng gây bão trên các trạng mạng xã hội, được rất nhiều người chia sẻ bởi nó đúng đến đau lòng. Câu nói này cũng cực kỳ phù hợp với những người luôn sống vì người khác đến mức quên đi việc quan tâm đến bản thân mình.

Không phải lúc nào bạn cho đi là cũng được đáp lại, không phải ai cũng là người tốt, biết lẽ phải. Có những người chỉ biết lợi dụng của người khác, khi họ đã xác định nhờ được một lần sẽ xuất hiện lần thứ hai. Lần đầu họ có thể dùng những lời lẽ ngon ngọt, biết cảm ơn nhưng càng về sau, họ lại biến lời nhờ vả thành câu sai khiến, cho rằng đó là trách nhiệm mà bạn cần phải làm.

sống vì người khác
Đặt lòng tốt không đúng chỗ khiến cuối cùng chỉ có bản thân bạn thiệt thòi, mệt mỏi

Có những người luôn sống vì người khác, luôn nghĩ đến cảm xúc của người khác ngay cả khi họ biết bản thân bị lợi dụng họ vẫn chấp nhận chỉ để bản thân không phải người khác biệt. Thế nhưng đến một lúc nào đó họ thật sự quên mất bản thân là ai, không nhớ mình mong muốn gì, không thể định hình được đâu mới là tính cách, là suy nghĩ thật sự của mình

Mặc dù bên ngoài những người luôn sống vì người khác có dáng vẻ hiền lành, nhẹ nhàng, biết nghe lời những sâu trong tâm hồn họ đều là những cơn sóng trào dâng vô cùng mạnh mẽ. Bởi những cảm xúc lo lắng, tiêu cực, ấm ức, mệt mỏi mỗi ngày dồn nén khiến họ luôn muốn bùng nổ, muốn phản kích, muốn “vùng lên” nhưng không đủ mạnh mẽ. Cuối cùng chỉ một mình bản thân phải chịu đựng những khó khăn, đau khổ.

Tất nhiên không hoàn toàn tất cả những người sống vì người khác đều là người bị bắt nạt, bị lợi dụng nhưng đa phần họ đều phải chịu rất nhiều thiệt thòi bởi vì tính suy nghĩ nhiều quá mức cho người khác. Có những lúc họ chấp nhận bản thân thiệt thòi chỉ để người khác vui lòng nhưng kết cục vẫn là không ai chịu hiểu và chỉ một mình họ tổn thương.

Những người luôn không dám đưa ra quyết định, luôn phải nhìn ánh mắt của người khác, luôn quá dễ dàng chấp thuận theo số đông luôn cảm thấy cô đơn, không tìm được bản ngã của chính mình. Dần dần họ ngày càng trở thấy bản thân không còn giá trị, không phải là chính mình và rất dễ gặp các vấn đề tâm lý khác, chẳng hạn như trầm cảm hay lo âu.

Không ít trường hợp những có những người luôn hiền lành, luôn giúp đỡ người khác hết mình thậm chí hy sinh bản thân vì người khác nhưng không nhận được sự đối xử đúng mực khiến họ trở nên kích động và có các hành vi thiếu phù hợp. Đó chính là hệ quả đáng buồn từ những cảm xúc tiêu cực bị dồn nén quá lâu mà không được thấu hiểu.

Sống vì mình, sống vì người – làm thế nào để cân bằng?

Tất nhiên việc đừng nên sống vì người khác quá nhiều không có nghĩa là chỉ sống cho bản thân, không cần quan tâm đến những gì người khác nói, người khác nói, chỉ cần mình thích mà không nghĩ đến đúng sai. Điều này không hẳn là yêu bản thân mà có phần ích kỷ. Chúng ta không thể lúc nào cũng làm hài lòng người khác, sống vì người khác nhưng nên cân bằng cả hai yếu tố.

Thực tế thì bất cứ vấn đề nào trong cuộc sống cũng luôn tồn tại hai mặt. Rõ ràng nếu bạn sống tốt, luôn nghĩ cho đúng người thì sẽ nhận lại những trái ngọt, nhận được sự yêu quý, biết ơn của nhiều người được bạn giúp đỡ. Nhưng nếu ai cũng khiến bạn phải suy nghĩ, phải để tâm, phải nhìn sắc mặt tất cả mọi người để sống thì chắc chắn điều này chỉ khiến bạn mệt mỏi mà thôi.

sống vì người khác
Học cách từ chối đúng lúc sẽ giúp người khác biết tôn trọng bạn nhiều hơn

Mỗi chúng ta chỉ có một cuộc đời, vì vậy hãy sống vì bản thân thay vì sống cho người khác, bởi không phải lúc nào bạn cũng có thể đi theo giúp đỡ tất cả mọi người. Lời nói, ý kiến của người khác có thể giúp bạn nhìn nhận rõ vấn đề nhưng cuối cùng, vẫn chỉ có bạn chịu trách nhiệm với quyết định của chính mình.

Tất nhiên không hề dễ dàng để khuyên một người chỉ sống vì người khác, luôn lo âu cách người khác đánh giá mình thay đổi bởi rõ ràng họ có nhìn nhận được vấn đề chỉ là không dám giải quyết. Cũng có những người sau tổn thương, bị lợi dụng nhiều thì họ bắt đầu thay đổi, biết sống vì bản thân hơn nhưng cũng có người trở nên tiêu cực hơn, nghi ngờ hơn.

Sống vì bản thân thay vì sống vì người khác không có nghĩa là bạn cần phải ích kỷ,  mà bạn cần phải nhìn nhận lại cách hành động, đối tượng mà mình thể hiện lòng tốt. Giống như châm ngôn “Sống vì người khác là 1 điều rất tốt đẹp nhưng bạn cũng phải dành 1 giờ để nghĩ đến bản thân”,  bạn nên làm những điều sau

  • Tôn trọng và tin tưởng vào giá trị của bản thân bởi chỉ khi bạn tin tưởng và tôn trọng chính mình thì những người khác cũng sẽ làm như thế
  • Cho đi là không cần nhận lại, tuy nhiên bạn cần xác định được rằng ai là người xứng đáng nên giúp. Chẳng hạn khi bạn giúp người đó 1 lần thì nhận được lời cảm ơn nhưng những lần sau họ lại cho rằng đó là trách nhiệm và buộc phải làm thì đó là người không xứng đáng nhận được những điều tốt đẹp từ bạn. Tuy nhiên khi bạn giúp một người, chấp nhận lời nhờ vả của ai đó và nhận được sự đáp trả tương xứng thì hoàn toàn nên duy trì một mối quan hệ lâu dài
  • Phân biệt đúng sai, điều gì nên và không nên làm, thể hiện chính kiến của bản thân một cách rõ ràng trong mọi trường hợp
  • Người luôn sống vì người khác quá nhiều cần học cách biết từ chối với những người không xứng đáng nhận được
  • Ngưng làm bạn với những người “xấu tính”, điều này sẽ giúp tinh thần bạn vui vẻ và thoải mái hơn. Bởi rõ ràng chính những người này đã khiến bạn cảm thấy lo lắng ánh nhìn của người khác, luôn sợ bị soi mói, cô lập nên mới ngày càng phải phụ thuộc, sống vì “ánh nhìn của người khác” nhiều hơn
  • Thay đổi môi trường sống nếu đó thực sự là điều cần thiết. Không phải môi trường nào cũng đầy rẫy những người tiêu cực, sẽ luôn có những người thực sự nhìn nhận thấy giá trị của bạn, muốn bạn hạnh phúc và cứu bạn ra khỏi những nỗi ám ảnh khi không được là chính mình trước đó
  • Độc lập, tin tưởng vào quyết định của bản thân thay vì phải phụ thuộc vào bất cứ một ai khác, khi đó sẽ không ai có thể sai khiến bạn
  • Không ngừng trau dồi thêm nhiều kiến thức, kỹ năng, làm đẹp cho chính mình, đây cũng chính là cách giúp bạn được tôn trọng nhiều hơn, gia tăng sự tự tin vào bản thân

Con người trở nên vĩ đại theo mức độ họ làm cho đồng loại hạnh phúc” (Găng-đi). Thực vậy khi làm điều gì đó khiến cho người khác hạnh phúc, vui vẻ, mãn nguyện thì chúng ta dường như cũng hạnh phúc. Tuy nhiên quan trọng là chúng ta cần gieo niềm vui cho những người xứng đáng chứ không nên đặt lòng tốt sai chỗ, như thế là chúng ta đang gieo mầm cho cái xấu nảy sinh thêm mà thôi.

Dù vậy, khi đã cho đi thì kể cả cho dù không được nhận lại bạn cũng đừng nên thù ghét hay oán trách một điều gì mà hãy bỏ qua. Lòng vị tha nhân ái, độ lượng sẽ giúp bạn dần hoàn thiện hơn và đẹp hơn trong mắt những người khác và nhận được những điều tốt đẹp hơn, xứng đáng với những giá trị bạn đã tạo ra.

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu
Không phải ai cũng sẵn sàng quên đi bản thân để “sống vì người khác”, bởi thế đây thực sự là một người đáng quý nhưng sự tốt bụng cần phải được đặt đúng chỗ, đúng người, đúng thời điểm. Hãy dành thời gian cho những người xứng đáng, nhận ra giá trị của bạn, biết tôn trọng bạn, chỉ khi đó bạn mới thực sự là người hạnh phúc nhất.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *