Cách nhận biết bạn có đang mắc căn bệnh tâm lý nguy hiểm?
Cách nhận biết bệnh tâm lý nguy hiểm là một vấn đề đang nhận được rất nhiều sự quan tâm hiện nay bởi tỷ lệ số người mắc các vấn đề như trầm cảm, rối loạn lo âu hay hoang tưởng đang ngày càng tăng cao. Nhận biết và điều trị sớm các vấn đề tâm lý sẽ giúp người bệnh sớm trở về thực tại, ngăn ngừa các hệ lụy nguy hiểm khác tác động xấu đến chất lượng cuộc sống mỗi ngày.
Cách nhận biết bệnh tâm lý nguy hiểm với đặc điểm sau
Trong những năm gần đây, vấn đề tâm lý tâm thần đang ngày càng nhận được sự quan tâm của đại đa số mọi người bởi tỷ lệ số bệnh nhân đang ngày càng tăng cao. Những câu chuyện về việc học sinh tự tử vì trầm cảm, tấn công người khác vì chứng hoang tưởng hay kiểm soát người yêu quá mức dường như không còn quá xa lạ. Truyền thông và các cơ quan thẩm quyền liên quan cũng đưa ra nhiều cảnh báo hơn về các vấn đề này chứng tỏ mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống người dân không hề đơn giản.
Nguyên nhân gây ra các căn bệnh tâm lý nguy hiểm thường do stress căng thẳng tâm lý kéo dài, người gặp các cú sốc tinh thần, người sau khi bị các tai nạn nghiêm trọng ảnh hưởng tới não bộ. Người có lối sống thiếu khoa học, lạm dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích quá nhiều cũng làm suy giảm chất lượng hệ thống thần kinh nên dễ mắc các vấn đề này hơn.
Các căn bệnh tâm lý thường không có bất cứ loại thuốc nào đặc trị, đồng thời các triệu chứng cũng cực kỳ mơ hồ khó đoán nên hầu hết chỉ khi bước vào các giai đoạn nghiêm trọng hơn mới bắt đầu được phát hiện. Vậy đâu là cách để nhận biết các căn bệnh tâm lý nguy hiểm sớm hơn?
Thay đổi tâm trạng không kiểm soát được
Một đặc điểm chung ở những người gặp các vấn đề tâm lý như trầm cảm, hoang tưởng, rối loạn lưỡng cực chính là họ thường có xu hướng thay đổi cảm xúc rất nhanh và chính bản thân họ cũng không thể hiểu và không thể kiểm soát được. Các cảm xúc này cũng có xu hướng được biểu hiện một cách quá mức và những người xung quanh nếu không biết kiểm soát thậm chí có thể khiến nó nghiêm trọng hơn.
Chẳng hạn những người trầm cảm họ có thể trở nên buồn một cách đột ngột chỉ bởi 1 câu nói vô tình của ai đó, trong trạng thái này họ có thể nhốt mình, từ chối giao tiếp với mọi người. Hay với người rối loạn lo âu, những cảm xúc lo lắng có thể khiến họ luôn sống trong sợ hãi, căng thẳng, bồn chồn không yên. Thậm chí họ có thể bật khóc dễ dàng trước những vấn đề tưởng chừng rất đơn giản.
Cách nhận biết bệnh tâm lý cũng thường gặp ở nhiều người chính là những người này rất dễ kích động, nóng giận và có các hành vi bộc phát đột ngột khi tinh thần không được kiểm soát. Trong các trạng thái căng thẳng, những người này có thể tranh cãi hay tấn công những người xung quanh. Các hành vi của những người mắc các bệnh tâm lý gần như không thể dự đoán trước được.
Nếu bản thân bạn đang ngày càng trở nên tiêu cực quá mức, mỗi ngày trôi qua đều là cực hình, mỗi buổi sáng thức dậy luôn cảm thấy tuyệt vọng, dễ kích động với mọi thứ thì hãy tự hỏi xem bản thân có đang thực sự ổn không. Dựa trên các trạng thái cảm xúc của người bệnh cũng chính là cách nhận biết bệnh tâm lý được các bác sĩ, chuyên gia tâm lý quan tâm, tìm hiểu đầu tiên.
Cách nhận biết bệnh tâm lý nguy hiểm – có xu hướng tách biệt bản thân
Một cách nhận biết bệnh tâm lý khác chính là những người này thường có xu hướng trốn tránh việc gặp gỡ mọi người, thường tự tách biệt bản thân với xung quanh, ngày càng không muốn nói chuyện với ai. Từ gia đình, bạn thân thiết hay cả người yêu thì những người gặp các vấn đề tâm lý cũng dần có xu hướng tự cô lập chính mình bởi với họ đây là cách tốt nhất để bảo vệ an toàn cho chính mình.
Những người này khi có thời gian rảnh có thể nằm im thẫn thờ trong phòng suốt cả ngày mà không buồn làm gì khác, thậm chí không thiết tha ăn uống. Những cảm xúc khó khăn, sự mệt mỏi trong tâm trí đã rút cạn năng lượng khiến họ chẳng còn muốn làm gì, chỉ muốn nằm im một chỗ. Việc đến những nơi đông người khiến họ dễ cảm thấy ngộp thở và luôn tìm cách tránh xa.
Hay ngay cả khi những người này đi làm, đi học những bệnh nhân mắc các rối loạn tâm lý cũng đều có xu hướng tránh xa mọi người, chọn cho bản thân một góc làm việc riêng, từ chối tham gia các cuộc hội họp hay liên hoan với mọi người trong công ty. Hoặc dù có tham gia nhưng những người nay cũng không cảm thấy vui vẻ mà luôn cảm thấy lo âu hay căng thẳng về một điều gì đó mà chính họ không biết.
Bản thân bạn cũng có thể tự nhận biết mình đang có những vấn đề tâm lý bất thường thông qua cách nhận biết bệnh tâm lý. Nếu bỗng nhiên bạn cảm thấy sợ hãi thế giới xung quanh, luôn chỉ muốn nhanh chóng về nhà, mỗi ngày trôi qua phải thức dậy và đi làm với bạn giống như một cực hình, bất cứ ai liên hệ bạn cũng không có cảm xúc và muốn tìm cách tránh xa tất cả thì nên suy nghĩ đến việc khám tâm lý.
Rối loạn giấc ngủ
Chất lượng giấc ngủ giảm sút nghiêm trọng cũng là vấn đề thường gặp phải ở rất nhiều người đang gặp các chứng bệnh tâm lý nguy hiểm, vì thế đây cũng là một cách để bạn nhận biết cho chính bản thân mình hay những người xung quanh. Những người này thường xuyên khó ngủ, dễ gặp ác mộng, dễ tỉnh giấc giữa chừng và họ cũng rất khó vào lại giấc. Một số khác trở nên ngủ quá nhiều, dành mọi thời gian để ngủ nhưng vẫn thấy không đủ.
Mặt khác rối loạn giấc ngủ cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh tâm lý bởi việc não bộ không được nghỉ ngơi đầy đủ sẽ làm hệ thần kinh ngày càng suy yếu. Khi đó các yếu tố bên ngoài, chẳng hạn như áp lực công việc, thất tình sẽ tác động mạnh mẽ hơn khiến khả năng chịu đựng của họ kém hơn những người khác.
Rối loạn giấc ngủ là cách nhận biết bệnh tâm lý khá chính xác bởi những người này thường suy nghĩ quá nhiều vấn đề, tinh thần nặng nề những suy tư, lo lắng nên mới không thể nào yên giấc. Và tất nhiên khi hệ thần kinh suy yếu, tinh thần mệt mỏi thì không thể nào suy nghĩ tỉnh táo, dễ kích động hay không kiểm soát được bản thân là điều rất hiển nhiên.
Có những suy nghĩ bất thường
Do có tâm lý bất ổn nên bệnh nhân gặp các vấn đề về tâm lý – tâm thần cũng thường có những suy nghĩ cực kỳ bất thường. Họ thường làm quá các vấn đề, trở nên nhạy cảm hơn bình thường cùng những suy nghĩ đầy tiêu cực không thể kiểm soát được. Các hành vi bốc đồng của họ cũng bị tác động rất nhiều bởi những suy nghĩ tiêu cực và nhạy cảm quá mức này.
Chẳng hạn một người bị trầm cảm sau sinh, khi một người chỉ vô ý “sinh xong lên bao nhiêu cân” thì với tâm lý nhạy cảm của mình, người này sẽ nhanh chóng suy diễn rằng những người này chê mình mập, chê mình xấu, đang có ý body shaming nên nhanh chóng trở nên kích động. Hay ở những người mắc chứng ám ảnh cưỡng chế OCD, dù đã ra khỏi nhà nhưng họ vẫn luôn lo lắng rằng không biết đã tắt đèn chưa, nếu chưa tắt lỡ xảy ra chập điện, cháy nổ nên cứ liên tục quay trở lại nhà để kiểm tra.
Nếu bạn nhận thức được rằng bản thân đang ngày càng có những suy nghĩ bất ổn, đa nghi quá mức, luôn cảm thấy nguy hại khi ra ngoài thì nên cẩn thận vì rất có thể bạn đang có những vướng mắc về tâm lý khó gỡ.
Các vấn đề bất thường về thể chất
Thường xuyên cảm thấy đau đầu, gặp một số vấn đề về tiêu hóa, khô miệng, tim đập nhanh, chân tay run rẩy không kiểm soát hay đau nhức lưng, ngực cũng là một trong những cách nhận biết bệnh tâm lý ở nhiều người. Hầu hết do tình trạng rối loạn giấc ngủ, ăn uống không ngon, sinh hoạt kém lành mạnh, thường rơi vào trạng thái lo lắng, căng thẳng nên các vấn đề về thể chất này cũng dễ kèm theo.
Cách nhận biết bệnh tâm lý qua các vấn đề về sức khỏe dù có thể nhận thấy dễ dàng hơn bởi nó được bộc lộ rõ ràng hơn nhưng thường ít người nghĩ rằng nó có liên quan đến các vấn đề tâm lý, tâm thần. Thậm chí nhiều người phải uống các loại thuốc trị đau đầu, đau dạ dày trong suốt một thời gian dài mà không có cải thiện bởi đó không phải nguồn gốc gây bệnh.
Cách nhận biết bệnh tâm lý – từng có suy nghĩ hoặc hành vi tự tử
Hầu hết những người từng bị trầm cảm, rối loạn cảm xúc hay kể cả hoang tưởng hay tâm thần phân liệt đều từng có suy nghĩ về việc tự tử hoặc thậm chí đã từng thực hiện các hành vi này hoặc lên dự định thực hiện. Một số khác chọn cách làm bản thân đau đớn để giảm các cảm xúc lo lắng, căng thẳng của bản thân. Các suy nghĩ về việc tự sát có thể được hình thành từ rất lâu trước đó nhưng thường được thực hiện một cách đột ngột.
Cách nhận biết bệnh tâm lý thông qua các triệu chứng bất thường khi những người này có ý định tự tử thường không dễ để nhận biết bởi những người này cũng thường có xu hướng che giấu hoặc chỉ được bộc lộ rõ hơn ở các giai đoạn cuối. Những trường hợp về những bệnh nhân trầm cảm đột ngột thực hiện việc nhảy lầu vẫn khiến truyền thông ám ảnh.
Một trong những nguyên nhân khiến những người mắc các bệnh tâm lý thường có suy nghĩ đến việc tự tử là do những cảm xúc tiêu cực đồng thời khả năng chăm sóc bản thân hằng ngày bị suy giảm nặng nề, cảm giác tuyệt vọng, không còn gắn bó với đời sống hiện thực. Mặt khác một số người cảm thấy bản thân là gánh nặng, cho rằng mình không đáng sống, cảm thấy không ai cần mình nên mới muốn chết.
Với những người mắc các vấn đề tâm lý – tâm thần và họ ý thức được điều này thì việc tự tử được họ cho là cách để giải thoát bản thân khỏi những đau khổ, những ám ảnh, những âm thanh không biết từ đâu cứ vang bên tai mỗi ngày. Đặc biệt nếu có một tác động tâm lý nào đó, chẳng hạn một ai đó trách mắng trong khi người đó cảm thấy mệt mỏi, tuyệt vọng thì những hành vi tiêu cực sẽ rất dễ xảy ra.
Nếu mắc các bệnh tâm lý nguy hiểm bạn cần làm gì?
Tất nhiên cách nhận biết bệnh tâm lý trên đây chỉ mang tính chất tham khảo tuy nhiên nếu phát hiện bản thân đang ngày càng tuyệt vọng, tiêu cực, mệt mỏi hơn, đặc biệt là nếu có ít nhất một lần nghĩ đến cái chết thì tuyệt đối không nên coi thường. Các bệnh tâm lý – tâm thần thường có xuất phát âm thầm, rất khó phát hiện trong thời gian đầu nhưng mức độ ảnh hưởng của nó thì vô cùng nghiêm trọng.
Ngay khi nhận biết bản thân đang có các bệnh tâm lý nguy hiểm thì cách giúp ích nhất cho bạn chính là đến các bệnh viện tâm thần hay các trung tâm tâm lý trị liệu để được thăm khám và chẩn đoán chính xác. Nhiều người thường chủ quan cho rằng các vấn đề như trầm cảm hay lo âu chỉ là nỗi buồn, nỗi lo thông thường, một thời gian rồi sẽ tự hết nhưng rõ ràng không phải như thế.
Một số vấn đề những người đang gặp các vấn đề tâm lý – tâm thần cũng cần thực hiện như
- Gặp gỡ các bác sĩ tâm thần hay các chuyên gia tâm lý càng sớm càng tốt, đồng thời chia sẻ một cách trung thực những cảm xúc của bản thân hay các sự kiện gây sang chấn tâm lý theo câu hỏi từ chuyên gia. Bởi chỉ khi bạn trung thực thì chuyên gia mới có thể nhận biết có đúng là các bệnh tâm lý không và tìm cách giải quyết phù hợp.
- Luôn đảm bảo tuân thủ theo các chỉ định từ bác sĩ hay nhà trị liệu để mang đến những kết quả tốt nhất. Đặc biệt người bệnh không nên tự ý dùng thuốc hay lạm dụng bất cứ loại thuốc nào nếu không có chỉ định từ bác sĩ chuyên môn bởi kèm theo rất nhiều tác dụng phụ không mong muốn.
- Không nên sống một mình và nên chuyển về sống cùng gia đình hoặc một ai đó để kiểm soát các cảm xúc của bạn nếu bộc phát đột ngột, đặc biệt là những bệnh nhân trầm cảm để tránh các hành vi tự sát.
- Thay đổi lối sống khoa học, lành mạnh hơn mỗi ngày, trong đó cần đảm bảo đủ ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày để đảm bảo tinh thần luôn khỏe khoắn, tích cực hơn.
- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng mỗi ngày cũng là cách quan trọng sau khi nhận biết bản thân đang có các bệnh tâm lý nguy hiểm để có hệ thống thần kinh và não bộ khỏe mạnh
- Tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày, đặc biệt có thể tham khảo các bộ môn như thiền hay yoga đều được đánh giá mang đến tác dụng cực kỳ tốt cho những người bị trầm cảm, lo âu, rối loạn lưỡng cực…
- Học cách chia sẻ cảm xúc với những người xung quanh, hãy tìm kiếm những người có thể đem đến cho bạn lời khuyên hữu ích hoặc những người tích cực. Ngoài ra nếu không nói được hãy thử viết nhật ký cũng là một cách rất hữu ích.
- Quyết tâm trong điều trị, không được bỏ cuộc dù cho giai đoạn đầu có thể còn nhiều khó khăn nhưng bạn không được gục ngã bởi tương lai tươi đẹp và hạnh phúc hoàn toàn nằm trong tầm tay bạn.
Trên đây là một số cách nhận biết bệnh tâm lý được Tạp chí tâm lý học chọn lọc và chia sẻ, tuy nhiên chỉ mang tính chất tham khảo bởi các triệu chứng của các vấn đề này rất đa dạng và không phải lúc nào cũng bộc lộ rõ. Tuy nhiên mỗi người cần bắt đầu thay đổi một chế độ sống lành mạnh, tích cực và lạc quan hơn, yêu thương bản thân, yêu thương cuộc đời mỗi ngày để hạn chế tối đa nguy cơ gặp các vấn đề tâm lý.
Có thể bạn quan tâm:
- Thường lẩm bẩm nói chuyện một mình là dấu hiệu của bệnh gì?
- Cách kiểm soát cảm xúc và vượt qua nỗi đau sau những biến cố lớn
- Tự nhiên cười một mình là bệnh gì? Bình thường hay bất ổn?
- Hay cáu gắt là do đâu? Là tính cách hay dấu hiệu của bệnh
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!