Trầm cảm không điển hình là gì? Có chữa được không?

Hầu hết những người bệnh trầm cảm đều cảm thấy buồn chán, bi quan, tuyệt vọng và không còn hứng thú với các hoạt động xảy ra xung quanh. Tuy nhiên, đối với những trường hợp bị trầm cảm không điển hình lại có những triệu chứng đặc biệt hơn, người bệnh sẽ biểu hiện cảm xúc, hành vi, cử chỉ theo xu hướng tích cực hơn. 

Trầm cảm không điển hình
Những người bị trầm cảm không điển hình thường ăn uống không kiểm soát

Trầm cảm không điển hình là gì?

Trầm cảm là một trong các dạng bệnh rối loạn tâm thần phổ biến hiện nay, biểu hiện đặc trưng của căn bệnh này đó chính là trạng thái buồn bã, chán nản, suy sụp, tuyệt vọng và mất dần hứng thú với những sự việc, hoạt động diễn ra xung quanh. Thế nhưng, đối với tình trạng bệnh trầm cảm không điển hình lại là một trạng thái khác hoàn toàn với trầm cảm thông thường.

Những người mắc phải bệnh trầm cảm không điển hình sẽ có biểu hiện về cảm xúc, hành vi, cử chỉ mang xu hướng tích cực hơn. Ví dụ như họ sẽ thèm ăn, ăn nhiều, ngủ rất nhiều, có cảm giác chân và tay rất nặng nề hoặc cảm thấy bản thân đang bị bỏ rơi.

Căn bệnh này còn có tên khoa học là Atypical Depression, khác hẳn với tên gọi của nó, trầm cảm không điển hình không phải là không phổ biến hay hiếm gặp. Các triệu chứng của bệnh lý này sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảm xúc, suy nghĩ và làm suy giảm sức khỏe của người bệnh. Người bệnh sẽ bị hạn chế về việc thực hiện các công việc hàng ngày, đồng thời họ luôn có suy nghĩ rằng bản thân vô dụng và không cần thiết phải sống.

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý

Nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm không điển hình

Về nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm không điển hình hiện vẫn chưa thể xác định được cụ thể. Dựa theo nghiên cứu và thống kê nhận thấy, các triệu chứng của bệnh sẽ thường khởi phát sớm ở độ tuổi vị thành niên và có xu hướng kéo dài dai dẳng về sau nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời.

Tuy các biểu hiện của bệnh lý này khác với các loại trầm cảm điển hình, tuy nhiên chúng cũng có thể khởi phát với những nguyên nhân tương tự như:

  • Sự biến đổi bất thường bên trong não bộ: Nếu các chất dẫn truyền bên trong não bộ bị thay đổi hoặc thiếu hụt nghiêm trọng sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng của các dây thần kinh,  đây cũng được xem là nguyên nhân chủ yếu có thể làm khởi phát các triệu chứng của trầm cảm không điển hình.
  • Yếu tố di truyền: Trong một số nghiên cứu được tiến hành tại Mỹ nhận thấy, ADN cũng là yếu tố có thể làm gia tăng nguy cơ mắc phải các bệnh rối loạn tâm lý ở con người. Các nhà khoa học cho biết rằng, những người được sinh ra trong gia đình có người thân từng mắc bệnh trầm cảm thì nguy cơ gặp phải căn bệnh này sẽ cao hơn so với những người bình thường.

Ngoài 2 nguyên nhân chủ yếu trên thì căn bệnh trầm cảm không điển hình còn có thể khởi phát ở những đối tượng như:

  • Những người thường xuyên lạm dụng bia rượu, thuốc lá, các chất kích thích, chất gây nghiện.
  • Những đối tượng có tiền sử bị rối loạn lưỡng cực.
  • Những nạn nhân của việc lạm dụng tình dục
  • Người từng bị tổn thương tâm lý trong quá khứ, ví dụ như thường xuyên bị đánh đập, cha mẹ ly hôn, bị ghẻ lạnh,…
  • Các đối tượng bị ung thư hoặc có vấn đề về tim mạch.
  • Những người sử dụng quá nhiều các loại thuốc an thần, thuốc ngủ, thuốc cao huyết áp.

Biểu hiện đặc trưng của chứng trầm cảm không điển hình

Trầm cảm không điển hình có rất nhiều các biểu hiện khác nhau. Tùy vào nguyên nhân gây ra bệnh, tuổi tác và những yếu tố tác động khác mà người bệnh sẽ có một số triệu chứng riêng biệt. Tuy nhiên, hầu hết những người mắc phải chứng bệnh này đều có những biểu hiện mang xu hướng tích cực, ví dụ như:

Trầm cảm không điển hình
Thèm ăn, ăn rất nhiều là triệu chứng thường gặp của người bệnh trầm cảm không điển hình
  • Buồn ngủ, ngủ rất nhiều, luôn cảm thấy buồn ngủ kể cả ngày lẫn đêm.
  • Thèm ăn, ăn không kiểm soát.
  • Đối với những sự kiện mang tính chất tích cực sẽ có những cử chỉ, hoạt động, cảm xúc phấn khích, hào hứng quá mức.
  • Cảm thấy tay chân, cơ thể nặng trĩu.
  • Nhạy cảm, dễ kích động đối với những lời phê bình, chỉ trích gây ảnh hưởng nhiều đến công việc, quá trình học tập, làm suy giảm các mối quan hệ xã hội.

Bên cạnh những biểu hiện thường gặp nêu trên thì cũng có một số trường hợp xuất hiện các triệu chứng như:

  • Rối loạn ăn uống, người bệnh có thể ăn rất nhiều, thích uống rượu bia nhưng cũng có thể rất nghiêm khắc trong việc ăn kiêng.
  • Bị mất ngủ, ngủ không sâu giấc, thường xuyên tỉnh giấc nửa đêm.
  • Cơ thể rất yếu và gầy nhưng lại ám ảnh với việc tăng cân
  • Thường xuyên đau nhức tay chân, đau đầu, đau mắt cá chân.

Trầm cảm không điển hình có nguy hiểm không?

Các triệu chứng của bệnh trầm cảm không điển hình có thể gây ảnh hưởng đến cảm xúc, suy nghĩ, nhận thức, hành vi của người bệnh. Nếu không kịp thời phát hiện và điều trị đúng cách sẽ làm gia tăng nguy cơ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Một số biến chứng mà người bệnh có thể gặp phải như:

  • Ăn quá nhiều, ăn không kiểm soát sẽ dẫn đến tình trạng tăng cân, béo phì.
  • Công việc, học tập bị giảm sút.
  • Các mối quan hệ xã hội dễ bị rạn nứt
  • Nhiều khả năng rơi vào trạng thái nghiện bia rượu, các chất kích thích.
  • Gia tăng nguy cơ mắc phải các chứng rối loạn tâm thần khác, đặc biệt là rối loạn lo âu.

Chẩn đoán bệnh trầm cảm không điển hình

Trầm cảm không điển hình là một căn bệnh nguy hiểm, do đó ngay khi nhận thấy các triệu chứng của bệnh bạn cần nhanh chóng tiến hành thăm khám và chẩn đoán tại các cơ sở chuyên khoa. Các bác sĩ sức khỏe tâm thần sẽ tiến hành kiểm tra và đánh giá qua các triệu chứng của bệnh. Đồng thời chuyên gia cũng sẽ tìm hiểu thêm về một số thông tin bệnh sử của cá nhân và những người thân trong gia đình để tìm ra nguyên nhân cụ thể.

Sau khi nắm rõ một số thông tin cần thiết của người bệnh, các bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng để đưa ra được chẩn đoán chính xác nhất.

Cụ thể các bước chẩn đoán bệnh trầm cảm không điển hình được tiến hành như sau:

  • Khám thực thể: Các bác sĩ chuyên khoa sẽ trò chuyện và trao đổi với bệnh nhân để tìm hiểu về tình trạng sức khỏe, các triệu chứng bệnh và tiền sử bệnh lý của mỗi người.
  • Xét nghiệm: Người bệnh có thể được yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm có liên quan như xét nghiệm máu, test nồng độ hormone tuyến giáp.
  • Chẩn đoán trạng thái sức khỏe tâm thần: Các bác sĩ sẽ đưa ra hàng loạt câu hỏi để khai thác và đánh giá sâu về hành vi, suy nghĩ, cảm xúc của người bệnh.
  • DSM-5 (Diagnostic and Statistical Manuel of Mental Disorders): Thông thường các chuyên gia sẽ dựa vào thang điểm của DSM-5 để đưa ra kết quả chẩn đoán chính xác nhất, từ đó có được phác đồ điều trị phù hợp với từng người bệnh.

Trầm cảm không điển hình có chữa được không?

Nếu có thể sớm phát hiện các triệu chứng của bệnh ở giai đoạn đầu thì việc điều trị bệnh sẽ trở nên dễ dàng hơn. Cũng giống với những loại trầm cảm điển hình, trầm cảm không điển hình cũng sẽ chữa được nhờ vào các biện pháp như sử dụng thuốc, trị liệu tâm lý, thay đổi lối sống hàng ngày.

Sau khi tiến hành thăm khám và chẩn đoán bệnh, các bác sĩ sức khỏe tâm thần sẽ cân nhắc để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp với mỗi bệnh nhân. Thông thường, đối với những trường hợp bệnh nhẹ chỉ cần nhanh chóng thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày đã giúp đẩy lùi được các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, khi bệnh tình tiến triển nặng hơn thì cần kết hợp thêm với những biện pháp chuyên khoa khác.

1. Trị liệu tâm lý

Hiện nay, trị liệu tâm lý luôn là biện pháp được ưu tiên áp dụng cho các trường hợp bị rối loạn tâm thần, đặc biệt là chứng trầm cảm. Đây là liệu pháp không cần đến sự can thiệp của thuốc, các chuyên gia tâm lý sẽ sử dụng ngôn ngữ giao tiếp để trò chuyện và khai thác thông tin từ người bệnh.

Bằng những kỹ thuật chuyên môn mà các bác sĩ tâm lý sẽ giúp cho người bệnh nhận thấy những hành vi, cảm xúc bất thường của bản thân. Ngoài ra, thông qua quá trình trị liệu, bác sĩ cũng biết rõ được nguyên nhân gốc rễ gây ra bệnh, từ đó giúp bệnh nhân tìm được cách khắc phục hiện quả.

Trầm cảm không điển hình
Qua quá trình trị liệu tâm lý bệnh nhân sẽ được phục hồi sức khỏe tự nhiên

Một số ưu điểm của phương pháp trị liệu tâm lý:

  • Phương pháp an toàn, không sử dụng thuốc điều trị nên có thể áp dụng được cho hầu hết các đối tượng bệnh.
  • Hiệu quả được duy trì lâu dài, hạn chế được tối đa nguy cơ tái phát bệnh.
  • Người bệnh được trị liệu trực tiếp 1:1 với chuyên gia.
  • Trị liệu tâm lý sẽ cải thiện và khắc phục tận gốc rễ của bệnh.

Sau quá trình trị liệu tâm lý, người bệnh có thể cải thiện được:

  • Có thể nhìn thấy được những suy nghĩ, hành vi sai lệch của bản thân.
  • Học được cách đối mặt với những vấn đề khó khăn trong cuộc sống và biết cách kiểm soát tốt cảm xúc của mình.
  • Tìm ra được hướng giải quyết và khắc phục nguyên nhân gây ra bệnh.
  • Có thể tự đưa ra mục tiêu và mong muốn thực sự của chính mình.
  • Biết cách cân bằng và điều tiết cuộc sống một cách hiệu quả.
  • Cải thiện được các mối quan hệ, dần hòa nhập với cộng đồng.
  • Cách triệu chứng khó chịu của trầm cảm không điển hình sẽ được thuyên giảm tự nhiên.

2. Sử dụng thuốc chống trầm cảm

Nếu thời gian phát hiện bệnh trễ, các triệu chứng của trầm cảm không điển hình đã phát triển nặng nề hơn thì cần đến sự hỗ trợ của một số loại thuốc chống trầm cảm. Tuy những loại thuốc này không thể điều trị được tận gốc nguyên nhân gây ra bệnh nhưng nó có thể kiểm soát tốt các triệu chứng mà trầm cảm gây ra.

Khi điều trị bằng thuốc Tây sẽ giúp người bệnh thuyên giảm được các triệu chứng, từ đó ổn định được tinh thần và tâm lý, hạn chế nguy cơ tự sát. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần được sự hướng dẫn và chỉ định cụ thể của các chuyên gia để đảm bảo được an toàn cho người bệnh.

Trầm cảm không điển hình
Một số trường hợp nghiêm trọng, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng thuốc để điều trị

Tùy vào tình trạng sức khỏe, mức độ biểu hiện bệnh và nhiều yếu tố khác mà các chuyên gia các thể cân nhắc lựa chọn các loại thuốc sau đây:

  • Chẹn oxy hóa amine đơn dòng (MAOIS) là loại thuốc có hiệu quả cao nhất trong việc hỗ trợ cải thiện chứng trầm cảm không điển hình.
  • Thuốc chống trầm cảm 3 vòng
  • Thuốc ức chế sự tái hấp thu chọn lọc serotonin

Tuy nhiên, do những loại thuốc này có khả năng gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn, vì thế người bệnh cũng cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Bệnh nhân không được tự ý mua thuốc về tự sử dụng.
  • Không được sử dụng lại đơn thuốc cũ hoặc áp dụng đơn thuốc của bệnh nhân khác.
  • Người bệnh cần tuân thủ đúng theo các chỉ định dùng thuốc mà bác sĩ đưa ra, ví dụ như uống đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng thời gian,…
  • Tuyệt đối không được tự ý tăng giảm liều dùng hoặc ngưng sử dụng thuốc đột ngột.
  • Do các loại thuốc chống trầm cảm có tác dụng khá chậm, vì thế người bệnh cần kiên trì sử dụng ít nhất 2 đến 6 tuần mới nhận thấy rõ được hiệu quả của thuốc.
  • Bảo quản thuốc ở nơi thoáng mát, tránh xa tầm tay của trẻ em và thú cưng. Nếu người bệnh có xuất hiện các triệu chứng muốn tự sát hoặc làm tổn thương bản thân thì không nên cho họ tự giữ và uống thuốc. Tốt nhất việc uống thuốc cần có sự theo dõi của người thân để đảm bảo an toàn.
  • Nếu trong quá trình dùng thuốc nhận thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường như buồn nôn, chóng mặt, đau đầu, mất ngủ, suy giảm chức năng sinh lý,…thì nên thông báo với bác sĩ để được hướng dẫn xử lý kịp thời.
  • Tuy nhiên, không phải người bệnh nào cũng có thể thích ứng tốt với loại thuốc điều trị đầu tiên. Do đó, nếu trong thời gian dài sử dụng nhưng không thấy các triệu chứng thuyên giảm, bạn cũng cần trao đổi lại với bác sĩ để được cân nhắc tăng liều hoặc thay đổi thuốc điều trị.

3. Hỗ trợ cải thiện tại nhà

Trầm cảm không điển hình là căn bệnh khá phức tạp với rất nhiều triệu chứng làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Tình trạng này cần phải có sự can thiệp của các biện pháp y khoa mới có thể điều trị dứt điểm được. Tuy nhiên, để giúp cho bệnh tình mau chóng cải thiện, người bệnh cũng cần kết hợp song song với việc thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống tại nhà để giúp sức khỏe được ổn định tốt hơn.

Trầm cảm không điển hình
Việc kiểm soát các cơn thèm ăn cũng góp phần giúp cho tâm trạng được ổn định tốt hơn

Sau đây là một số lời khuyên hữu ích đối với những người đang điều trị trầm cảm không điển hình:

  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và giúp cho chức năng hoạt động của não bộ được phục hồi. Các chuyên gia cũng cho biết rằng, khi cơ thể được vận động đúng cách sẽ giúp sản sinh ra nhiều hormone hạnh phúc, cải thiện sức khỏe tinh thần và đẩy lùi được các căng thẳng, lo lắng, áp lực. Do đó, người bệnh nên tập cho mình thói quen tập thể thao khoảng 30 phút mỗi ngày. Nếu cảm thấy lười biếng bạn có thể bắt đầu với những bộ môn đơn giản như đi bộ, chạy bộ, yoga, thiền định,…
  • Người bệnh nên kiêng bia rượu, thuốc lá và không được sử dụng các chất gây nghiện như ma túy để không làm cho tình trạng bệnh trở nên nặng nề hơn.
  • Chú ý nhiều hơn về giấc ngủ của bản thân, tốt nhất nên ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày và rèn luyện thói quen ngủ trước 23 giờ. Đối với những trường hợp ngủ quá nhiều nên điều chỉnh lại giấc ngủ của mình, tập trung giấc ngủ vào ban đêm, hạn chế ngủ ngày.
  • Tập chấp nhận và đối mặt với những vấn đề khó khăn trong cuộc sống, nhìn nhận sự việc một cách đơn giản để tìm ra cách giải quyết hiệu quả.
  • Chủ động tìm kiếm và tham gia vào các hoạt động tập thể, cộng đồng để cải thiện được các mối quan hệ. Đồng thời những hoạt động này sẽ giúp cho người bệnh có cái nhìn khách quan về cuộc sống và cảm thấy thoải mái hơn.
  • Thiết lập chế độ ăn uống với đầy đủ chất dinh dưỡng, sắp xếp bữa ăn hợp lý. Những người bị trầm cảm không điển hình nên ăn uống đúng bữa, tránh ăn những thực phẩm quá béo, đồ ăn nhiều dầu mỡ. Tốt nhất bạn nên lên thực đơn cho mỗi ngày, ăn uống đúng giờ giấc để kiểm soát cơn thèm ăn.
  • Kiểm soát cân nặng thật tốt, giảm cân đúng cách.
  • Chủ động hơn trong việc chia sẻ, tâm sự với những người xung quanh. Việc có thể nói ra được những khó khăn, khúc mắc trong lòng sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn. Đồng thời những người mà bạn tin tưởng có thể đưa ra những lời khuyên hữu ích để bạn nhanh chóng vượt qua được giai đoạn khủng hoảng này.
  • Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể hình thành thói quen viết nhật ký. Bạn có thể trải lòng qua những trang giấy để cảm xúc được ổn định và cân bằng hơn. Đặc biệt, sau khi đọc lại những suy nghĩ của mình, bạn cũng nhận thấy được những sự bất thường của bản thân và tìm ra hướng giải quyết phù hợp.

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu
Trầm cảm không điển hình không phải là căn bệnh không phổ biến, nó có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, suy nghĩ, nhận thức và là đảo lộn cuộc sống của người bệnh. Hi vọng qua những thông tin hữu ích trong bài viết này, bạn đọc sẽ hiểu thêm về bệnh lý nguy hiểm này và có cách điều trị hiệu quả nhất.

Tham khảo thêm:

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *