Trầm cảm nội sinh là gì? Dấu hiệu nhận biết và điều trị
Trầm cảm nội sinh là một dạng rối loạn trầm cảm nặng với biểu hiện đặc trưng bởi tâm trạng buồn bã, chán nản dữ dội và kéo dài dai dẳng. Bệnh tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của người bệnh nếu không được sớm phát hiện và điều trị kịp thời.
Trầm cảm nội sinh là gì?
Trầm cảm nội sinh hay còn được gọi là trầm cảm không rõ nguyên nhân là một trong các chứng rối loạn trầm cảm khá đặc biệt. Biểu hiện đặc trưng của bệnh lý này đó chính là cảm giác chán nản, buồn bã, u sầu kéo dài liên tục trong một khoảng thời gian.
Khi các cảm xúc tiêu cực thường xuyên xuất hiện và không thể xác định được cụ thể nguyên nhân làm cho bệnh nhân dần bị ảnh hưởng đến suy nghĩ, hành vi, cảm xúc, tâm trạng từ đó làm suy giảm chất lượng cuộc sống, sức khỏe cũng dần bị suy kiệt.
Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm nội sinh
Giống như tên gọi của bệnh, trầm cảm không rõ nguyên nhân hiện vẫn chưa thể xác định được cụ thể lý do khởi phát bệnh. Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu và tìm ra được một số yếu tố có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh như sau:
- Căng thẳng, áp lực kéo dài: Với cuộc sống vội vã hiện nay, con người luôn phải chịu nhiều áp lực đến từ công việc, học tập, gia đình, tài chính,…Nếu tình trạng này kéo dài và các vấn đề căng thẳng không được sớm giải quyết sẽ khiến cho con người bị rối loạn về sức khỏe tâm thần, từ đó gây ra các triệu chứng của bệnh trầm cảm nội sinh.
- Di truyền: Các nhà khoa học cũng đã thực hiện rất nhiều nghiên cứu và nhận thấy rằng, ADN và bệnh trầm cảm có mối quan hệ mật thiết với nhau. Theo thống kê cho biết, tỉ lệ bị trầm cảm nội sinh ở những người được sinh ra trong gia đình có người thân như ông bà, cha mẹ, anh chị em ruột có tiền sử mắc bệnh trầm cảm sẽ cao hơn so với người khác.
- Lạm dụng thuốc: Một số trường hợp thường xuyên lạm dụng các loại thuốc ngủ, thuốc an thần hoặc thuốc điều trị các bệnh mạn tính khác cũng có nguy cơ cao gặp phải căn bệnh này.
- Từng trải qua biến cố: Những người đã từng phải chứng kiến hoặc trải qua những sự kiện đau lòng trong quá khứ như ly hôn, mất tài sản, thất nghiệp, mất người thân,….sẽ có khả năng mắc bệnh cao hơn.
Dấu hiệu nhận biết bệnh trầm cảm nội sinh
Những người bị bệnh trầm cảm nội sinh thường sẽ xuất hiện các triệu chứng một cách đột ngột, khó có thể nhận biết và kiểm soát được. Để có thể phát hiện bệnh sớm, ngăn chặn được các hậu quả nguy hiểm, bạn cũng cần nắm rõ một số triệu chứng thường gặp sau đây:
- Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, thiếu năng lượng: Đây được xem làm một trong các biểu hiện thường gặp của hầu hết những người bị trầm cảm. Người bệnh có xu hướng muốn ngồi yên một chỗ và rất lười vận động, do đó cơ thể luôn trong trạng thái bị động, mệt mỏi, uể oải, không có sức sống.
- Luôn cảm thấy chán nản, buồn bã: Hầu hết những người bị trầm cảm nói chung và trầm cảm nội sinh nói riêng đều mang tâm trạng buồn chán, tuyệt vọng. Họ không còn niềm tin vào cuộc sống và luôn nhìn nhận mọi thứ xung quanh theo hướng tiêu cực. Tình trạng này kéo dài sẽ làm cho người bệnh dần trở nên bế tắc và bi quan hơn.
- Mất dần hứng thú với những sự kiện xảy ra xung quanh: Người bệnh sẽ có xu hướng muốn ở một mình và dần cô lập bản thân. Họ sẽ không muốn giao tiếp hay trò chuyện với bất kì ai, kể cả những người bệnh cạnh. Đồng thời người bệnh cũng dần không còn hào hứng, thích thú với những hoạt động bên ngoài, ngay cả những việc mà bản thân từng yêu thích trước kia.
- Mất tập trung, suy giảm trí nhớ: Thông thường người bệnh trầm cảm sẽ rất khó để tập trung vào một việc gì đó, họ bị suy giảm khả năng chú ý và không thể hoàn thành tốt các công việc hàng ngày. Bên cạnh đó, người bệnh cũng sẽ bị ảnh hưởng nhiều đến trí nhớ, hay quên trước quên sau.
- Chức năng sinh dục bị giảm sút: Đây cũng là một trong các biểu hiện thường gặp của người bệnh trầm cảm nội sinh. Họ hầu như không còn hứng thú với chuyện quan hệ tình dục hoặc các chức năng sinh lý bị suy yếu. Đặc biệt là đối với nam giới sẽ thường gặp phải các triệu chứng như không xuất tinh, rối loạn cương dương,…Nếu người bệnh là nữ giới sẽ có khả năng bị khô rát âm đạo, không thăng hoa hoặc bị lãnh cảm.
- Rối loạn giấc ngủ: Khi những suy nghĩ tiêu cực, cảm giác buồn bã và các triệu chứng khác cứ liên tục xuất hiện sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của người bệnh. Do đó, bạn sẽ dễ nhận thấy những người bị trầm cảm nội sinh sẽ dễ bị mất ngủ, ngủ không sâu giấc, thường xuyên mơ gặp ác mộng hoặc tỉnh giấc nửa đêm nhưng khó ngủ lại. Tuy nhiên cũng có một số ít trường hợp buồn ngủ quá mức, ngủ nhiều không thể kiểm soát.
- Tự cô lập bản thân: Những đối tượng mắc bệnh trầm cảm nội sinh sẽ thường ngại đến những nơi đông người, nhiều tiếng ồn. Họ thích ở một mình, ngại giao tiếp và sợ ánh sáng. Do đó, họ sẽ có xu hướng muốn tránh né và từ chối tham gia các cuộc vui chơi, gặp gỡ bạn bè.
- Suy nghĩ về cái chết và có ý định tự sát: Khi các triệu chứng trầm cảm nội sinh tăng cao và thường xuyên xuất hiện sẽ khiến cho bệnh nhân bắt đầu xuất hiện các suy nghĩ tiêu cực. Họ sẽ nghĩ về cái chết và có ý định muốn tự sát để giải thoát bản thân.
Hướng điều trị trầm cảm nội sinh hiệu quả
Sau khi nhận thấy các triệu chứng của bệnh trầm cảm nội sinh, người bệnh nên nhanh chóng tìm đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và chẩn đoán cụ thể về tình trạng sức khỏe. Khi đã xác định được người bệnh đã mắc chứng trầm cảm nội sinh thì bác sĩ sẽ tiến hành đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.
Cũng giống như các dạng rối loạn trầm cảm khác, trầm cảm nội sinh cũng sẽ được điều trị chủ yếu bằng các phương pháp như sử dụng thuốc, trị liệu tâm lý, liệu pháp sốc điện và thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày. Đối với từng mức độ bệnh khác nhau mà các chuyên gia sẽ cân nhắc áp dụng những biện pháp tốt nhất.
1. Trị liệu tâm lý
Sau nhiều năm nghiên cứu thì các chuyên gia sức khỏe tâm thần cũng đã tin tưởng và áp dụng trị liệu tâm lý vào quá trình cải thiện các chứng bệnh như trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn cảm xúc, rối loạn ám ảnh cưỡng chế,….Biện pháp này được đánh giá rất cao về hiệu quả và độ an toàn. Bởi trong tâm lý trị liệu chỉ sử dụng ngôn ngữ giao tiếp để hỗ trợ bệnh nhân chứ không cần đến sự can thiệp của thuốc điều trị.
Các chuyên gia tâm lý sẽ trao đổi và trò chuyện trực tiếp với từng người bệnh để nắm được những triệu chứng cũng như nguồn gốc gây ra căn bệnh quái ác này. Sau đó, chuyên gia sẽ giúp cho bệnh nhân nhìn nhận được những suy nghĩ, hành vi sai lệch của bản thân, đồng thời giúp họ tháo gỡ được những khúc mắc trong lòng.
Thông thường, đối với những trường hợp bị trầm cảm nội sinh, các chuyên gia tâm lý sẽ ưu tiên áp dụng liệu pháp hành vi nhận thức và hỗ trợ trị liệu theo cá nhân để mang lại hiệu quả tốt nhất. Từng liệu pháp khác nhau sẽ mang lại cho người bệnh những sự thay đổi tích cực trong hành vi, suy nghĩ và nhận thức.
Đối với liệu pháp hành vi nhận thức, người bệnh sẽ được cải thiện và thay đổi những suy nghĩ tiêu cực thành những điều tích cực hơn. Bệnh nhân cũng học được cách nhìn nhận vấn đề theo hướng lạc quan, mới mẽ hơn. Bên cạnh đó, các chuyên gia còn hướng dẫn cho người bệnh các kiểm soát tốt cảm xúc của bản thân để hạn chế tối đa tình trạng tái phát bệnh về sau.
Còn đối với liệu pháp trị liệu giữa các cá nhân sẽ hỗ trợ người bệnh cải thiện được các mối quan hệ xã hội, họ sẽ dần thoát khỏi những suy nghĩ bi quan, tiêu cực. Khi người bệnh có cái nhìn khách quan và tươi mới hơn sẽ giúp đẩy lùi được nhanh chóng các triệu chứng bệnh và cải thiện được trạng thái sức khỏe của não bộ.
2. Sử dụng thuốc
Tùy vào tình trạng sức khỏe và mức độ nặng nhẹ của mỗi bệnh nhân mà các chuyên gia sẽ cân nhắc đến việc sử dụng thuốc điều trị. Một số loại thuốc thường được áp dụng cho việc cải thiện các triệu chứng của bệnh trầm cảm nội sinh như thuốc chống trầm cảm ba vòng, thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc, thuốc ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrine.
Các loại thuốc này có thể giúp người bệnh kiểm soát tốt các triệu chứng khó chịu mà trầm cảm nội sinh gây ra tuy nhiên chúng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ra các tác dụng phụ ngoài ý muốn. Vì thế, người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt đúng theo các chỉ định dùng thuốc của bác sĩ. Nếu nhận thấy cơ thể xuất hiện các dấu hiệu lạ thì nên báo ngay với chuyên gia để được hỗ trợ và xử lý kịp thời.
Thông thường, những loại thuốc chống trầm cảm cần phải có thời gian để phát huy tốt công dụng của mình. Vì thế người bệnh nên kiên trì sử dụng đúng theo phác đồ điều trị. Trung bình từ khoảng từ thứ 2 đến thứ 6 thì các triệu chứng trầm cảm sẽ dần được khắc phục tốt hơn, người bệnh cũng cân bằng được tốt cảm xúc của mình.
Tuy nhiên, sau khi nhận thấy các triệu chứng bệnh được thuyên giảm, người bệnh cũng không được tự ý thay đổi liều dùng hoặc ngưng sử dụng thuốc đột ngột. Việc ngừng thuốc sẽ khiến cho bạn có nhiều nguy cơ mắc phải hội chứng ngưng thuốc, thậm chí có thể gây tử vong hoặc làm cho bệnh tình chuyển biến nghiêm trọng hơn.
3. Liệu pháp sốc điện
Sốc điện là liệu pháp điều trị cuối cùng nếu người bệnh không thể đáp ứng tốt việc sử dụng thuốc hoặc trị liệu tâm lý. Sau khi đã trải qua quá trình điều trị bằng các phương pháp phổ biến nhưng không mang lại hiệu quả, các triệu chứng bệnh vẫn không được kiểm soát tốt thì người bệnh sẽ được gợi ý đến biện pháp này.
Để tiến hành phương pháp sốc điện, các chuyên gia sẽ dùng những điện cực với cường độ khác nhau để tác dụng vào đầu của bệnh nhân, từ đó gửi xung điện lên não bộ để tạo ra những cơn động kinh ngắn hạn. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn không được khuyến khích áp dụng nhiều bởi nó có thể gây ra một số tác dụng phụ ảnh hưởng đến người bệnh như mất trí nhớ, đãng trí tạm thời. Vì thế, trước khi quyết định tiến hành sốc điện, bệnh nhân cũng nên tham khảo và trao đổi kỹ lưỡng với bác sĩ.
4. Thay đổi lối sống lành mạnh hơn
Bên cạnh những biện pháp chuyên khoa được nêu trên thì những bệnh nhân bị trầm cảm nội sinh cũng nên chú ý đến chế độ sinh hoạt hàng ngày của bản thân. Việc xây dựng được một thói quen sống lành mạnh và tích cực sẽ giúp ích rất nhiều cho sức khỏe tổng thể, đồng thời hỗ trợ tốt cho quá trình cải thiện các triệu chứng của bệnh trầm cảm nội sinh.
Để rút ngắn thời gian điều trị và hạn chế tốt tình trạng tái phát về sau, người bệnh cần chú ý một số điều sau đây:
- Rèn luyện thể chất: Các chuyên gia đã nghiên cứu và cho biết rằng, việc thường xuyên vận động và tập luyện thể dục thể thao hàng ngày sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, kích thích quá trình sản sinh các hormone bên trong cơ thể, đặc biệt là những hormone giúp hạnh phúc, vui vẻ. Vì thế, người bệnh nên dành thời gian để tập luyện thể thao, tốt nhất là nên tập khoảng 30 phút mỗi ngày. Một số bộ môn có thể phù hợp với nhiều đối tượng bệnh như đi bộ, chạy bộ, đạp xe đạp, thiền định, yoga, thái cực quyền,…
- Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng hàng ngày cũng đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của con người, đặc biệt là những người đang mắc bệnh trầm cảm nội sinh. Các chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyến khích bệnh nên xây dựng một thực đơn ăn uống với đầy đủ chất dinh dưỡng, lựa chọn những thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết. Ngoài ra, người bệnh cũng nên chú ý hạn chế bớt các món ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm béo, đồ ăn cay nóng, chế biến sẵn,….
- Tuyệt đối không sử dụng chất kích thích: Rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích cũng có thể là yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm. Đồng thời, các chất này cũng sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của não bộ, hệ thần kinh, làm cho các triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Vì thế người bệnh không được sử dụng các chất này trong quá trình điều trị bệnh để hạn chế tối đa các hậu quả đáng tiếc.
- Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe và đời sống của con người. Tuy nhiên, những người bị trầm cảm nội sinh lại thường xuyên rơi vào tình trạng rối loạn giấc ngủ, ngủ không ngon giấc. Vì thế, người bệnh nên cố gắng tìm kiếm những biện pháp tự nhiên như sử dụng tinh dầu, massage, xoa bóp, ngâm chân với nước ấm,…để đảm bảo giấc ngủ của mình. Đối với những người trưởng thành cần đảm bảo giấc ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày và nên tập thói quen ngủ sớm trước 23 giờ.
Hi vọng thông tin của bài viết trên đây sẽ giúp cho bạn đọc hiểu hơn về chứng bệnh trầm cảm nội sinh. Người bệnh nên chủ động hơn trong việc thăm khám và điều trị bệnh để giúp các triệu chứng mệt mỏi, buồn chán, tuyệt vọng được kiểm soát tốt hơn, hạn chế được những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và đời sống hàng ngày.
Tham khảo thêm:
- Cách chữa trầm cảm tại nhà không dùng thuốc bạn nên biết
- Hội chứng trầm cảm cười là gì? Dấu hiệu nhận biết và điều trị
- Trầm cảm ẩn (trầm cảm che giấu): Cách nhận biết và điều trị
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!