Nguy cơ trầm cảm nơi công sở và cách khắc phục

Chứng trầm cảm nơi công sở có thể lây lan giữa các nhân viên trong cùng một công ty thông qua việc tác động và ảnh hưởng lên tâm trạng của từng người. Do đó, nếu vấn đề này không được kiểm soát và giải quyết kịp thời sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần, sức khỏe và hiệu suất công việc của toàn đội ngũ nhân viên.

trầm cảm nơi công sở
Trầm cảm nơi công sở sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất công việc của toàn đội ngũ nhân viên.

Trầm cảm nơi công sở là do đâu?

Các chuyên gia cho biết rằng, ai trong chúng ta đều có nguy cơ mắc phải một hoặc một vài giai đoạn của chứng bệnh trầm cảm. Căn bệnh này có thể khởi phát bất cứ lúc nào và không phân biệt độ tuổi, giới tính, ngành nghề, địa vị,….Với xu hướng xã hội đang ngày càng phát triển mạnh mẽ về kinh tế tri thức thì các nhân viên công sở cũng có rất nhiều khả năng dễ rơi vào tình trạng này.

Dựa vào số liệu thống kê cho biết, hiện có khoảng 25% dân văn phòng gặp phải các triệu chứng của bệnh trầm cảm ở nhiều mức độ khác nhau. Trầm cảm ở công sở rất dễ khởi phát nhưng lại vô cùng khó khăn để khắc phục. Nếu tình trạng này cứ tiếp tục kéo dài và không được kiểm soát tốt sẽ gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần hoặc thậm chí là dẫn đến tự sát.

Thông thường, nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng trầm cảm nơi công sở đó chính là những áp lực công việc kéo dài, mâu thuẫn giữa đồng nghiệp với nhau, không còn đam mê, hứng thú với công việc hiện tại,..khiến chúng ta dễ cảm thấy mệt mỏi và chán nản mỗi khi đi làm. Khi những căng thẳng, mâu thuẫn nơi công sở không được giải quyết kịp thời mà cứ dồn nén dần bên trong sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của não bộ và tim mạch. Lâu dần các chất dẫn truyền thần kinh cũng bị thay đổi khiến cho cảm xúc, suy nghĩ, hành vi của con người bị đảo lộn và hình thành nên các triệu chứng của bệnh trầm cảm.

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý
Cụ thể một số nguyên nhân thường gặp có thể gây ra tình trạng trầm cảm nơi công sở như:

  • Căng thẳng, áp lực đến từ công việc, mỗi ngày phải thực hiện liên tục nhiều công việc cùng một lúc hoặc phải ôm đồm quá nhiều việc.
  • Không có thời gian để thư giãn, nghỉ ngơi, giao lưu, trao đổi với mọi người xung quanh.
  • Bạn đang duy trì một công việc mà bản thân hoàn toàn không mong muốn và thích thú
  • Áp lực lớn về tiền bạc, bạn luôn phải cố gắng làm việc để gia tăng thu nhập hoặc đã làm rất nhiều nhưng không đạt được nguồn thu nhập như ý muốn.
  • Môi trường làm việc gò bó, không có sự kết nối giữa mọi người.
  • Gặp phải một số vấn đề mâu thuẫn với đồng nghiệp, cấp trên nhưng không thể giải quyết.
  • Thành tích, hiệu quả làm việc thua kém các đồng nghiệp khác mặc dù đã cố gắng rất nhiều.
  • Xảy ra bất hòa với sếp hoặc luôn bị sếp la mắng, phê bình, nhắc nhở trước nhiều người.
  • Tính chất công việc thường xuyên phải xử lý hoặc đối diện với nhiều điều tiêu cực, ví dụ như admin facebook, youtube, nhân viên tiếp nhận phản hồi luôn phải đọc và nghe những lời công kích, phê bình.
  • Thất bại nhiều lần trong việc kinh doanh, phổ biến ở những người tự mở công ty hoặc mới bắt đầu dự án starup.

Trên đây chỉ là một vài trường hợp và yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm ở công sở. Trong thực tế căn bệnh này còn có thể khởi phát bởi rất nhiều lý do khác nhau. Tuy nhiên, dù xuất phát từ nguyên nhân nào thì người bệnh cũng cần phải nhanh chóng tiến hành thăm khám và chẩn đoán kịp thời để có thể áp dụng các biện pháp điều trị thích hợp, giúp vượt qua căn bệnh quái ác một cách tốt nhất.

Biểu hiện thường gặp khi bị trầm cảm nơi công sở

Một nhân viên bị mắc phải các triệu chứng của trầm cảm sẽ không còn đáng tin cậy, họ sẽ bị giảm sút hiệu suất công việc, không còn tập trung và hoàn thành tốt những nhiệm vụ được giao. Bệnh nhân sẽ luôn trong trạng thái mệt mỏi, lơ đãng, không quan tâm hay hứng thú đối với các hoạt động đang xảy ra xung quanh.

Hơn thế, tình trạng trầm cảm nơi công sở có thể gây ảnh hưởng đến tinh thần và năng suất của những người còn lại, thậm chí có thể dẫn đến tình trạng lây lan cảm xúc, suy nghĩ, hành vi với nhau. Vì thế nếu không chú ý quan sát và sớm phát hiện sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất làm việc của cả tập thể.

trầm cảm nơi công sở
Những người bị trầm cảm nơi công sở thường mất tập trung, giảm chú ý, mệt mỏi

Chính vì vậy, bản thân mỗi nhân viên và ban quản lý công ty cũng nên tìm hiểu và nắm rõ các triệu chứng của bệnh trầm cảm để sớm phát hiện và ngăn chặn những hậu quả nguy hiểm có thể xảy ra. Sau đây là một số biểu hiện thường gặp như:

  • Khí sắc luôn trầm buồn, vẻ mặt buồn chán, ủ rũ, không có sức sống.
  • Thường ngồi nhìn xa xăm, mất tập trung, giảm sự chú ý.
  • Thu mình lại, không muốn trò chuyện hay giao tiếp với các đồng nghiệp xung quanh.
  • Không còn hứng thú đối với công việc hay bất kì hoạt động nào, luôn cố gắng đi làm và về đúng giờ.
  • Luôn cảm thấy cô đơn, cảm giác tội lỗi và nghĩ rằng mọi người không còn quan tâm, chú ý đến sự có mặt của mình.
  • Trở nên nhạy cảm, dễ khóc lóc, cáu gắt với mọi người, dù đó là những việc vô cùng nhỏ nhặt. Tuy nhiên, người bệnh sẽ ít khi khóc trước mặt người khác.
  • Luôn cảm thấy bản thân vô dụng, không có ích cho công ty, tự trách móc bản thân.
  • Năng suất làm việc giảm mạnh, không thể hoàn thành tốt các công việc được giao.
  • Rối loạn ăn uống, có thể chán ăn, thường xuyên bỏ bữa hoặc chỉ ăn qua loa. Một số trường hợp lại thèm ăn quá mức, ăn bất kể lúc nào.
  • Cảm thấy khó ngủ, ngủ không ngon giấc hoặc buồn ngủ không thể kiểm soát.
  • Dễ kích động, có xu hướng phản kháng, chống đối lại những lời khiển trách, phê bình của đồng nghiệp, cấp trên.
  • Thiếu sự kiên nhẫn khi giao tiếp, trò chuyện với đồng nghiệp, khách hàng.
  • Không còn chú ý, chăm chút nhiều cho bản thân như trước.
  • Cơ thể thường xuyên xuất hiện các cơn đau nhức như đau đầu, đau lưng, nhức mỏi chân tay nhưng khi thăm khám thì không phát hiện ra bệnh về thực thể.
  • Có xu hướng muốn tìm đến bia rượu, các chất kích thích, chất gây nghiện để giải tỏa tâm trạng.
  • Suy nghĩ về cái chết hoặc có ý định muốn tự làm đau bản thân, nguy hiểm hơn là tự sát.

Tùy vào mức độ bệnh và nguyên nhân khởi phát mà mỗi người sẽ có các biểu hiện riêng biệt. Tuy nhiên, ở trầm cảm giai đoạn đầu, các triệu chứng của bệnh khá mơ hồ, người bệnh có thể vẫn cười nói, giao tiếp bình thường với đồng nghiệp nhưng khi ở một mình họ lại trở nên buồn bã, yếu đuối. Do sự phát triển âm thầm và lặng lẽ của trầm cảm mà rất nhiều người bệnh không thể sớm nhận biết được các vấn đề sức khỏe tâm thần của mình. Vì thế, hầu hết các đối tượng bị trầm cảm đều chỉ tiến hành thăm khám và điều trị khi tình trạng bệnh đã chuyển biến sang giai đoạn vừa hoặc nặng.

Cảnh giác với những hệ lụy của trầm cảm nơi công sở

Hiện nay, xã hội đang ngày càng phát triển và cần rất nhiều nguồn nhân lực để giải quyết các nhu cầu công việc được đặt ra. Tuy nhiên, để có được một đội ngũ nhân viên làm việc với hiệu suất cao đổi hỏi sức khỏe tinh thần và thể chất của họ phải được đảm bảo.

Vì thế chuyện chăm sóc sức khỏe tinh thần cho nhân viên là một trong các yếu tố vô cùng quan trọng và cần thiết đối với mỗi cơ quan, công ty, doanh nghiệp. Tuyệt đối không được lơ là vì nếu sức khỏe tinh thần bị tụt dốc sẽ làm ảnh hưởng đến rất nhiều khía cạnh công việc, từ đó khả năng cạnh tranh cũng như mức độ tăng trưởng, phát triển của công ty cũng bị suy giảm trên thương trường.

Trên thực tế, căn bệnh trầm cảm có thể để lại rất nhiều hậu quả nghiêm trọng và gây ảnh hưởng lớn đối với sức khỏe, đời sống và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Đặc biệt đối với những trường hợp trầm cảm nơi công sở sẽ làm thay đổi năng suất lao động. Người bệnh bị suy giảm về khả năng phán đoán, không thể đưa ra lựa chọn hay quyết định phù hợp, kỹ năng giao tiếp và xử lý các tình huống cũng bị hạn chế.

trầm cảm nơi công sở
Trầm cảm nơi công sở gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống và tiến độ công việc của người bệnh

Các nhân viên bị trầm cảm thường sẽ luôn trong trạng thái mệt mỏi, lờ đờ, thiếu sức sống nên khó có thể giải quyết tốt các công việc được giao, từ đó làm ảnh hưởng đến tiến độ công việc. Các nhà khoa học cho biết rằng, trầm cảm là căn bệnh gây ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể và não bộ làm cho người bệnh trở nên lơ đãng, không được linh hoạt dẫn đến các phán đoán, quyết định bị sai lệch.

Bên cạnh đó, bệnh trầm cảm còn khiến cho nhiều người trở nên cáu gắt, dễ nóng giận hoặc nghiêm trọng hóa các vấn đề. Điều này khiến cho khả năng giao tiếp bị suy giảm, các mối quan hệ đồng nghiệp cũng sẽ bị ảnh hưởng. Nếu một công ty không có sự giúp đỡ, đồng lòng giữa các nhân viên với nhau thì nguy cơ phá sản sẽ rất cao.

Không những thế, trầm cảm cũng là một trong các lý do hàng đầu có thể dẫn đến các vụ tai nạn lao đồng. Theo số liệu thống kê nhận thấy có đến hơn 1/3 số lượng nhân viên bị trầm cảm có xu hướng lạm dụng rượu bia, thuốc an thần, các chất gây nghiện trong quá trình làm việc. Thực tế tại Việt Nam đã ghi nhận hàng loạt các vụ tự sát do áp lực công việc hoặc không tìm thấy hứng thú, niềm vui trong ngành nghề của mình. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến bản thân người bệnh mà còn gây thiệt hại không nhỏ đối với các công ty và xã hội.

Cách khắc phục và phòng tránh trầm cảm nơi công sở

Thông thường, những đối tượng trầm cảm nơi công sở sẽ được khuyến khích tạm thời nghỉ việc để dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn và phục hồi sức khỏe tốt hơn. Tùy vào mức độ bệnh của mỗi người mà các chuyên gia sẽ cân nhắc để áp dụng các biện pháp chuyên khoa phù hợp nhất.

Hiện nay, đối với các trường hợp bị trầm cảm sẽ được áp dụng các biện pháp như sử dụng thuốc, trị liệu tâm lý, thay đổi thói quen sinh hoạt, giảm bớt các áp lực trong công việc, cuộc sống. Bên cạnh đó, sự hiểu biết và nỗ lực của bệnh nhân cũng góp phần quan trọng đối với quá trình chữa bệnh trầm cảm.

Để khắc phục và phòng tránh tốt các hệ lụy mà bệnh trầm cảm nơi công sở có thể gây ra, mỗi cá nhân và mỗi công ty nên tìm hiểu để biết thêm thông tin về căn bệnh này. Đồng thời cần phải áp dụng các biện pháp sau đây để tạo môi trường làm việc năng động và thoải mái nhất cho mỗi nhân viên.

1. Học cách từ chối

Hãy học cách từ chối khi cần thiết, bởi không phải công việc gì bạn cũng có thể thực hiện thay người khác. Nếu công việc của bạn đã quá bận rộn, thời gian nghỉ ngơi không được đảm bảo thì đừng cố gắng giúp đỡ hoặc làm thay việc cho người khác. Hoặc nếu cảm thấy khối lượng công việc chưa thể hoàn thành tốt thì đừng vội nhận thêm công việc khác từ sếp.

Việc phải ôm đồm quá nhiều công việc cùng một lúc sẽ khiến bạn trở nên mệt mỏi, căng thẳng. Đồng thời bạn không thể hoàn thành tốt được tất cả và sẽ khiến cấp trên không được hài lòng. Hãy nắm rõ năng lực và khả năng của mình ở đâu để có thể đảm nhiệm đúng các công việc phù hợp với bản thân và từ chối một cách hợp lý mỗi khi cần thiết. Bên cạnh đó, cấp trên cũng nên chú ý quan tâm và thấu hiểu nhân viên của mình để tránh tình trạng phân bố công việc không hợp lý.

2. Trang trí bàn làm việc theo sở thích

Có được một góc làm việc sinh động và tươi mới cũng sẽ giúp cho bạn có thêm nhiều động lực để hoàn thành tốt các công việc của mình. Hãy trang trí bàn làm việc của mình bằng những vật dụng nhỏ xinh với màu sắc tươi sáng để cảm thấy hứng khởi và vui vẻ trong suốt thời gian làm việc tại cơ quan.

trầm cảm nơi công sở
Việc trang trí bàn làm việc tươi mới, sinh động sẽ giúp bạn có thêm động lực để làm việc

Nếu nơi làm việc có đủ không gian bạn có thể trồng một chậu cây nho nhỏ hoặc nuôi một bình cá kiểng. Hoặc nếu bàn làm việc không có nhiều không gian thì bạn có thể trang trí bằng các sticker, hình dáng vui nhộn, nhiều màu sắc. Tốt nhất là nên lựa chọn những vật trang trí mà mình yêu thích, đừng cố gắng làm theo bất kì ai.

3. Tiếp năng lượng cho bản thân

Khi làm việc nếu cảm thấy căng thẳng, bế tắc bạn nên thử nhấp nháp một vài viên kẹo ngọt, một thỏi socola đen hoặc nghe một bài nhạc yêu thích. Điều này không chỉ giúp bạn cảm thấy thoải mái và dễ chịu mà sau đó còn cung cấp nguồn năng lượng tích cực, giúp bạn làm việc hiệu quả hơn.

Ngoài ra, bạn cũng có thể đặt một chút tinh dầu thơm ở cạnh bàn làm việc để không khí trong phòng được thoải mái và tràn đầy năng lượng. Nếu cảm thấy cơ thể mệt mỏi, đau nhức, mất tập trung thì nên đứng lên vận động nhẹ hoặc đi lại để linh hoạt hơn. Trong những giờ nghỉ trưa, bạn nên dành ra khoảng 10 đến 15 phút để nghỉ ngơi, đánh một giấc ngủ ngắn để lấy lại nguồn năng lượng.

4. Giải quyết các mâu thuẫn

Nếu ở cơ quan có xảy ra bất kì mâu thuẫn nào giữa bạn và đồng nghiệp, cấp trên thì nên nhanh chóng giải quyết, hạn chế để các khúc mắc cứ kéo dài sẽ khiến cho cả hai càng bị tổn thương. Bạn có thể hẹn họ ra để trao đổi riêng hoặc nhờ đến sự giúp đỡ của những người xung quanh để tháo gỡ các vấn đề đang gặp phải.

Tuy nhiên, nếu những mâu thuẫn hoặc tranh chấp trong cơ quan đến từ tính cách của đối phương, họ hay ganh ghét, đố kị, nói xấu sau lưng đồng nghiệp thì bạn nên hạn chế tiếp xúc và đừng để tâm quá nhiều vào việc đó. Bởi vì kết quả việc làm của bạn có thể đánh giá được năng lực và những cống hiến của bạn mang đến cho công ty, không cần phải tranh đua hay làm hại bất kì ai.

5. Chia sẻ và tạo mối quan hệ tốt với đồng nghiệp

Việc tạo dựng các mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp là một điều hết sức cần thiết khi làm việc. Bởi vì môi trường cơ quan, công ty luôn cần sự hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau. Bạn không nên sống quá tách biệt, hãy chủ động trò chuyện và chia sẻ với mọi người xung quanh, đâu đó sẽ có những người cùng sở thích, cùng đam mê với bạn.

trầm cảm nơi công sở
Xây dựng các mối quan hệ tốt với đồng nghiệp là cách khắc phục trầm cảm nơi công sở hiệu quả nhất

Nếu ở công ty bạn có được một mối quan hệ vui vẻ, lành mạnh sẽ giúp cho bạn cảm thấy thoải mái và đỡ áp lực hơn. Bên cạnh đó, việc xây dựng và giao tiếp nhiều với những người bên cạnh sẽ giúp bạn học hỏi được thêm nhiều kinh nghiệm quý báu để giúp đỡ cho công việc của mình, đặc biệt khi bạn là nhân viên mới.

6. Tập thể dục, thư giãn tại công ty

Nếu bạn thường xuyên phải tiếp xúc với điện thoại, máy tính sẽ dễ khiến cho sức khỏe tinh thần và thể chất bị suy giảm. Thường xuyên ngồi yên một chỗ cũng làm giảm đi sự sáng tạo, độ tập trung và năng suất làm việc. Do đó, trong những lúc rảnh rỗi bạn cũng đừng quên vận động và tập luyện thể dục để nâng cao sức khỏe, giúp cơ thể linh hoạt hơn.

Nếu công việc quá bận rộn hoặc không gian chỗ làm không cho phép bạn thực hiện các bài tập phức tạp thì bạn có thể lựa chọn ngồi thiền, đi bộ. Hoặc đơn giản nếu chỗ làm bạn ở trên lầu thì nên chọn cách đi thang bộ thay vì thang máy. Điều này sẽ giúp bạn có được một sức khỏe thật tốt để cống hiến hết mình cho công việc và khắc phục được tình trạng trầm cảm nơi công sở.

7. Đừng ngần ngại thay đổi môi trường làm việc

Nếu công việc hiện tại không phù hợp với sở thích, mong muốn của bạn thì bạn có thể cân nhắc để lựa chọn một việc làm phù hợp hơn. Bởi vì nếu cố gắng làm bất kì điều gì mà bản thân không yêu thích sẽ khiến cho bạn càng bị áp lực, căng thẳng, đồng thời hiệu suất công việc cũng không thể hoàn thành tốt.

Chỉ cần bạn có cố gắng, sự cầu tiến thì đừng lo sợ việc không tìm được một nơi phù hợp. Hãy mạnh dạn tìm kiếm cho mình một môi trường làm việc đúng theo sở thích hoặc đơn giản là tạo cho bạn cảm giác hạnh phúc, đáp ứng nhu cầu tài chính của bạn để những thời gian làm việc tại cơ quan được thoải mái và dễ chịu hơn.

8. Vai trò của công ty

Công ty có vai trò vô cùng quan trọng đối với việc khắc phục và phòng tránh tốt các vấn đề sức khỏe của nhân viên, đặc biệt là chứng trầm cảm nơi công sở. Hiểu được điều này, hầu hết các cơ sở, công ty, doanh nghiệp hiện nay điều có những chính sách đãi ngộ, các hoạt động, chương trình du lịch, thư giãn giúp giải tỏa bớt các áp lực cho nhân viên.

Trên thực tế nhận thấy, tỉ lệ nhân viên bị trầm cảm ở các môi trường có đãi ngộ tốt, lương bổng rõ ràng, thưởng theo năng lực, sếp tâm lý,…sẽ rất thấp. Do đó, các cơ quan, công ty nên chú ý nhiều hơn về cách tổ chức và sắp xếp đội ngũ hỗ trợ sức khỏe cho nhân viên. Các buổi dã ngoại, du lịch hàng năm cũng là cơ hội để gắng kết và nâng cao tinh thần cho đội ngũ nhân viên.

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu
Trầm cảm nơi công sở có thể khởi phát bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau và gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và khả năng làm việc của mỗi người. Vì thế, mỗi cá nhân cũng nên quan tâm và chú ý nhiều hơn đến sức khỏe của mình để hạn chế các vấn đề bệnh lý nguy hiểm này. Về phía công ty nên tạo nhiều điều kiện tốt để nhân viên cảm thấy thoải mái, vui vẻ khi làm việc và cống hiến hết mình cho công việc của mình.

Tham khảo thêm:

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *