Thực trạng trầm cảm ở giới trẻ: Nguyên nhân và cách khắc phục

Một thống kê cho thấy tỷ lệ trầm cảm ở giới trẻ hiện nay đang ngày càng có xu hướng tăng cao một cách đáng báo động. Cho dù vấn đề sức khỏe tinh thần đang ngày càng được quan tâm hơn nhưng song song đó áp lực về vấn đề tài chính, gia đình, tình cảm vẫn là các khía cạnh được đề cao khiến tâm lý nhiều người rơi vào bất ổn và có các hành vi tự làm hại chính mình.

Thực trạng trầm cảm ở giới trẻ hiện nay – Vấn đề đáng báo động

Trầm cảm là một trong những dạng rối loạn tâm thần với đặc trưng là tình trạng suy giảm khí sắc, người bệnh rơi vào trạng thái buồn bã, tuyệt vọng, chán nản, thiếu tập trung, rối loạn giấc ngủ, hành vi tác phong bất thường. Điều này không chỉ làm sụt giảm về mặt tinh thần mà còn tác động nghiêm trọng đến thể chất, các mối quan hệ và toàn bộ cuộc sống của mỗi người.

trầm cảm ở giới trẻ
Trầm cảm ở giới trẻ đang có tỉ lệ mắc ngày càng cao kèm theo rất nhiều hệ lụy tiêu cực khác

Mặc dù trong những năm gần đây, khái niệm “trầm cảm” bắt đầu được phổ cập mạnh mẽ hơn, từ trên các trang mạng xã hội, báo chí hay các các kênh truyền thông chính phủ. Tất nhiên không phải ai cũng hoàn toàn hiểu rõ trầm cảm là gì, vì sao lại bị trầm cảm nhưng mơ hồ mọi người đều biết, đây là một căn bệnh nguy hiểm, thậm chí gây ra tác động nặng nề hơn cả ung thư.

Với sự phát triển của thời đại, giới trẻ chính là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất, cả theo hướng tích cực và tiêu cực. Các bạn trẻ được tận hưởng những phát minh tối tân giúp nâng cao cuộc sống, giảm việc sử dụng sức lực, có thể tiếp cận với thế giới một cách dễ dàng chỉ thông qua một chiếc điện thoại. Nhưng đồng thời, tỷ lệ trầm cảm ở giới trẻ cũng tăng lên rõ rệt.

Một thống kê được thực hiện vào năm 2019 trên 202 trẻ em thì có đến 22,8% trẻ đáp ứng với các triệu chứng của trầm cảm. Hay Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tại Việt Nam cũng đã công bố tỷ lệ trẻ em và trẻ vị thành niên mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần hiện nay là từ 8% đến 29%. Đây là một thực trạng trầm cảm ở giới trẻ rất đáng báo động.

Chỉ tính riêng trong năm nay tại Việt Nam, khái niệm “trầm cảm ở giới trẻ” đã luôn là một từ khóa nổi bật trong suốt thời gian dài. Rất nhiều các sự cố đáng tiếc đã xảy ra liên tiếp, chẳng hạn những học sinh tự tử vì trầm cảm đã trở thành những lời cảnh tỉnh rõ ràng nhất về mức độ nguy hiểm về căn bệnh này.

Một thống kê khác cũng cho thấy tỷ lệ người mắc trầm cảm tự tử trong 2 thập kỷ gần đây lên tới 36.000 – 40.000 người, có nghĩa là đã cao gấp 3 – 4 lần số người tử vong vì tai nạn giao thông. Chắc chắn trong số đó, tỷ lệ những người trẻ, thanh thiếu niên, học sinh luôn là rất cao.

Một điều đáng buồn hơn nữa chính là mặc dù trầm cảm đang ngày càng được phổ cập nhiều hơn, được đưa ra nhiều biện pháp để ngăn chặn hay điều trị hơn nhưng thực trạng trầm cảm ở giới trẻ và những hệ lụy đáng tiếc sau đó vẫn gia tăng, thậm chí là xảy ra mỗi ngày. Đây chính là vấn đề của cả xã hội mà tất cả chúng ta cần phải chung tay quan tâm và phòng ngừa từ ngay bây giờ.

Nguyên nhân trầm cảm ở giới trẻ

Thực tế, trầm cảm là một vấn đề tâm lý bất cứ ai cũng có thể gặp phải chứ không hề riêng với giới trẻ. Bởi trong cuộc sống, bất cứ ai cũng có những nỗi buồn, những áp lực, những bất ổn của riêng mình. Tuy nhiên giới trẻ lại là đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất, không chỉ là “gánh nặng” về trọng trách phát triển đất nước, là những đánh giá một chiều đầy sai lệch về “Gen Z” cùng vô vàn vấn đề khác.

Có vô vàn các nguyên nhân khiến tỷ lệ trầm cảm ở giới trẻ hiện nay đàn ngày càng có xu hướng gia tăng. Chẳng hạn

Sự phát triển của thời đại

Xã hội phát triển là một tín hiệu vô cùng đáng mừng, tuy nhiên bất cứ vấn đề nào cũng tồn đọng 2 mặt tiêu cực và tích cực. Trong đó, có thể nhìn rõ sự thăng tiến của thời đại qua các sự phát triển của các thiết bị công nghệ xuất hiện ngày càng nhiều. Chẳng hạn như điện thoại di động, máy rửa bát, máy nấu sữa.. Nhiều chuyên gia cho biết, đây chính là nguyên nhân gây trầm cảm ở giới trẻ.

trầm cảm ở giới trẻ
Sự phát triển của công nghệ đã kiểm soát cuộc sống của rất nhiều bạn trẻ khiến rất nhiều người chỉ sống trong “bóng tối” mà không muốn ra ngoài ánh sáng

Khi công nghệ phát triển đồng nghĩa với việc tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức cho con người nhưng đồng thời cũng khiến con người trở nên thụ động hơn, trở nên phụ thuộc và sống không thể thiếu máy móc. Nhiều bạn trẻ quên mất bản thân cần phải có sự kết nối, tương tác trực tiếp với thế giới bên ngoài mà chọn một cuộc sống thu hẹp chỉ sau 4 bức tường.

Chẳng hạn, trước đây bạn cần phải ra ngoài để mua đồ ăn thì hiện nay có thể đặt ở trên các ứng dụng công nghệ một cách dễ dàng. Thay vì phải ra ngoài mua sắm thì việc đặt hàng online tiện dụng hơn rất nhiều. Ngay cả làm việc cũng có thể thực hiện tại nhà mà không cần phải đến trực tiếp công ty. Bởi thế việc nhiều bạn trẻ không biết về nấu cơm, giặt đồ hay lau nhà cũng rất bình thường.

Sự phát triển của công nghệ khiến nhiều bạn trẻ hiện nay thiếu vắng các kỹ năng mềm, kỹ năng xã hội, thiếu hòa nhập với cộng đồng, khả năng ứng phó với các tình huống bất ngờ trầm trọng. Dàn dần tâm lý ở giới trẻ trở nên bức bối hơn, dễ tiêu cực hơn, đặc biệt không biết cách ứng phó khi bước ra đời sống thực tế nên rất dễ rơi vào trầm cảm khi gặp các tình huống khó khăn.

Áp lực đồng trang lứa

Cũng ảnh hưởng từ mạng xã hội khiến các bạn trẻ hiện nay phải mang “gánh nặng” về áp lực đồng trang lứa – Peer Pressure rất lớn. Mỗi khi lên mạng, cũng ta dễ dàng bắt gặp các clip của các bạn trẻ Gen z, thậm chí mới chỉ 18, 19 tuổi chia sẻ về cách làm thế nào để thành công, làm thế nào để có thu nhập hàng trăm triệu, làm sao để khởi nghiệp với số vốn rất ít.

Bước ra ngoài đường cũng thấy các bạn dù rất trẻ nhưng trên tay ai cũng cầm điện thoại dòng mới nhất, trên người khoác toàn những trang phục đồ hiệu đắt đỏ, đi xe sang. Điều này không tránh khỏi những người cùng độ tuổi cảm thấy cực kỳ áp lực, lo lắng, cảm thấy bản thân vô dụng. Trầm cảm ở giới trẻ được hình thành chính bởi những tâm lý này.

Rõ ràng bản thân ai cũng đang cố gắng mỗi ngày nhưng lại không thể thành công. Người khác đã đi được 10 bước mình vẫn mãi dậm chân ở vạch đích khiến nhiều bạn trẻ tự ti đến nỗi không dám gặp bạn bè. Nhiều người tự đặt cho bản thân mục tiêu quá cao để “cho bằng bạn bằng bè” nhưng cuối cùng lại thất bại và càng cảm thấy tuyệt vọng, hụt hẫng. Trầm cảm ở giới trẻ đã thực sự hủy hoại nhiều người bằng cách này.

Áp lực gia đình

Trầm cảm ở giới trẻ do áp lực gia đình cũng là một nguyên nhân rất nhiều người gặp phải. Thực tế thì bất cứ cha mẹ nào cũng luôn mong muốn con mình sẽ thành công, sẽ vượt trội hơn người và họ cho rằng đó chính là hạnh phúc và luôn luôn áp đặt con cái phải làm theo ý mình. Từ việc học trường nào, ngành nào, phải học thêm môn nào tất cả đều do cha mẹ sắp xếp.

trầm cảm ở giới trẻ
Những kỳ vọng quá lớn từ gia đình vô tình trở thành gánh nặng khiến những người trẻ cảm thấy kiệt quệ và mệt mỏi

Không thể phủ nhận, lời cha mẹ nói ra sai, tuy nhiên cha mẹ lúc nào cũng chỉ áp đặt những suy nghĩ, góc nhìn của bản thân lên con cái mà không cần biết con cái cảm thấy như thế nào. Nhiều bạn trẻ rõ ràng yêu thích nghệ thuật nhưng bị cha mẹ bắt phải làm bác sĩ; nhiều trẻ muốn được sáng tác văn chương nhưng phải học về kinh doanh theo ý gia đình.

Nhiều cha mẹ cũng luôn đặt ra những mục tiêu rằng con phải đứng đầu lớp, phải đạt được thành tích này, thành tích kia thì mới là giỏi. Vốn dĩ tâm lý “bệnh thành tích” đã luôn ăn sâu trong văn hoá Á Đông và ngày nay, khi mà người ta thích “chia sẻ” nhiều hơn trên mạng xã hội thì nhu cầu muốn được “khoe” thành tích của con lại càng được nhiều phụ huynh coi trọng hơn.

Đây hoàn toàn không phải là thực trạng hiếm có và tất cả điều này khiến các bạn trẻ cảm thấy bị o ép, ràng buộc, không được tôn trọng, mất tự do. Mặt khác cha mẹ cũng luôn coi con cai là những đứa trẻ không biết gì, không chịu lắng nghe con, luôn nghĩ rằng con sai, con nổi loạn và cần phải chấn chỉnh lại. Bởi thế tỷ lệ trầm cảm ở giới trẻ do vấn đề gia đình luôn  rất cao.

Ngoài ra đối tượng dễ mắc trầm cảm ở giới trẻ chính là những đứa trẻ phải sống trong một gia đình có xu hướng bạo lực, tiêu cực, cha mẹ ly hôn. không có hạnh phúc từ thời thơ ấu. Những cảm xúc tiêu cực dần được “bồi đắp” từ giai đoạn sớm sẽ ngày càng lớn dần khiến con có tâm lý lệch lạc, bi quan cùng hàng loạt những bất ổn khác trong suy nghĩ.

Áp lực từ xã hội

“Gen Z” là một khái niệm được dùng cho cho tên gọi chung cho thế hệ 2000, đại điện cho tầng lớp trẻ của thế kỷ 22. Nhóm các bạn trẻ này luôn được mặc định cho rằng đang được tận hưởng những giá trị, thành tựu tốt nhất mà xã hội đem lại, được sống trong thời kỳ không chỉ có hòa bình mà còn có cả sự phát triển vượt bậc của công nghệ, từ đó tự đặt ra những “áp lực vô hình” lên vai các bạn trẻ.

Chẳng hạn việc một bạn trẻ không rành công nghệ cùng bị nói rằng “Gen Z mà sao chẳng biết gì vậy” hay một người không biết làm việc nhà cũng dễ bị đánh giá là “ Đúng là gen Z, chẳng biết gì hết”.. Hay việc nhiều người cũng luôn cho rằng là người trẻ của thời đại phải luôn năng động, phải bắt kịp được xu thế, phải luôn sáng tạo đi đầu cũng tạo thành các áp lực lớn ở giới trẻ khiến không ít người mắc trầm cảm.

Ngay cả việc tỷ lệ trầm cảm ở giới trẻ tăng cũng khiến nhiều người đánh đồng và đưa ra cái nhìn thiếu khách quan. Thay vì tỏ ra đồng cảm, thấu hiểu thì nhiều người lại cảm thán rằng “đúng là giới trẻ quá sung sướng, quá được nuông chiều nên “hơi tí là trầm cảm”! Đây chính là những nỗi oan uổng mà rất nhiều người trẻ phải chịu hiện nay.

Một số vấn đề khác

Thực tế thì có vô vàn các vấn đề có thể tác động tâm lý khiến các bạn trẻ hiện nay dễ bị trầm cảm hơn là trước đây. Sức khỏe tinh thần, những cú sốc đột ngột, vấn đề tình cảm, lối sinh hoạt hay sự tác động từ môi trường xung quanh đều có thể khiến cho tâm trí trẻ nhiễu loạn, gục ngã, rơi vào một khoảng không đen tối.

trầm cảm ở giới trẻ
Thiếu các kỹ năng xã hội khiến nhiều người trẻ cảm thấy bản thân bị cô lập, không tìm được sự chia sẻ về mặt tâm hồn

Một số tác động lớn đến sức khỏe tinh thần có thể gây trầm cảm ở giới trẻ như

  • Thiếu vắng các kỹ năng xã hội: việc ít giao tiếp, thiếu vắng các kỹ năng xã hội của có thể chính là tiền đề khiến các bạn trẻ dễ bị rối nhiễu tâm lý trước các tình huống gây căng thẳng hơn. Chẳng hạn nhiều bạn trẻ chỉ biết đến việc đi học nên khi đi làm, không biết cách giao tiếp, ứng xử nên rất khó hòa nhập với môi trường làm việc, dễ hình thành cảm xúc tiêu cực hơn. Hay việc nhiều bạn trẻ cũng thiếu các kỹ năng tự chăm sóc bản thân nên trong các hoàn cảnh khó khăn, chẳng hạn như thời điểm đại dịch covid không thể sử dụng các dịch vụ giao hàng, nấu ăn cũng đã làm nhiều người cảm thấy lo lắng, hạ thấp bản thân mình.
  • Do tính cách, tâm lý: dù là người trẻ nhưng không phải ai cũng có tính cách vui vẻ, hướng ngoại hay năng động. Trầm cảm ở giới trẻ thường gặp ở những người có tâm lý yếu, nhạy cảm quá mức, hay suy nghĩ tiêu cực, không biết cách giao tiếp hay sống hướng nội. Bản thân họ không biết bày tỏ cảm xúc, không biết cách chia sẻ với người khác, có vấn đề cũng tự chịu đựng một mình nên rất dễ “bùng nổ” khi chạm đến ngưỡng giới hạn.
  • Các cú sốc tâm lý: một sự kiện xảy ra đột ngột vượt ngoài sức tưởng tưởng tượng của một người, chẳng hạn tình trạng sức khỏe, mất người thân, bị lừa dối hay phản bội cũng hoàn toàn có thể làm nhiều bạn trẻ rơi vào trầm cảm. Người trẻ chưa có đủ trải nghiệm nên khi đối diện với các sự kiện quá sức, tâm trí rơi vào bất ổn và dễ có các hành vi tiêu cực khi mắc trầm cảm.
  • Sinh hoạt kém khoa học: thường xuyên thức khuya, ăn uống không đủ chất, làm việc quá sức cũng là nguyên nhân gây trầm cảm ở giới trẻ hiện nay, đặc biệt thường gặp ở sinh viên. Thể chất và tinh thần luôn có mối liên hệ chặt chẽ với nhau nên khi sức khỏe suy giảm sẽ khiến tâm lý yếu hơn, dễ cáu giận bốc đồng hơn, suy nghĩ tiêu cực hơn và dần rơi vào trầm cảm lúc nào không hay biết.
  • Phân bố thời gian không hợp lý: nhiều bạn trẻ năng động hiện nay thường vừa học, vừa làm để tự chăm sóc cho bản thân mình. Tuy nhiên khi không thể cân bằng được hai việc này, lúc nào cũng vừa học vừa lo khiến tiền sẽ khiến cơ thể cảm thấy kiệt quệ và mệt mỏi, cảm giác chán nản với tất cả mọi thứ. Trầm cảm khi đi du học hay các bạn trẻ đi học cũng liên quan đến các nguyên nhân này rất nhiều.

Mức ảnh hưởng của trầm cảm ở giới trẻ

Bệnh trầm cảm ở giới trẻ không chỉ hình thành từ một mà là hàng loạt các yếu tố, thường là có tính chất liên tiếp hoặc phát triển âm ỉ rồi bùng phát trở lại chứ không hề chấm dứt. Giống như việc chúng ta có một vết xước nhỏ, vốn dĩ không hề nguy hiểm nhưng khi nó chưa kịp lành, bạn lại cứa sâu thêm. Một lần, hai lần, rồi 3 lần khiến cho vết thương ngày càng khó lành, đau đớn, lở loét, thậm chí có thể nhiễm trùng.

Cảm xúc của người trầm cảm thường được biểu hiện khá rõ rệt. Nó không chỉ là cảm giác buồn bã mà còn là sự tuyệt vọng, chán nản, dường như bao quanh họ là những đám mây mù đáng sợ. Người trầm cảm luôn có sự u uất nổi bật rõ, cơ thể họ cũng xanh xao suy nhược nhanh chóng bởi họ không thiết tha ăn uống, trong giấc ngủ cũng chỉ toàn những hình ảnh mà họ sợ hãi nên không thể nào nhắm mắt.

trầm cảm ở giới trẻ
Cuộc sống của rất nhiều người trẻ trở nên đảo lộn chỉ vì trầm cảm

Các chuyên gia còn cho biết, trầm cảm thậm chí có thể tàn phá sức khỏe con người không kém gì ung thư. Trầm cảm làm gia tăng quá trình sản sinh các hormone tiêu cực, chẳng hạn như Adrenaline, Norepinephrine  sẽ làm cho quá trình tuần hoàn máu hay các hoạt động khác trong cơ quan thiếu ổn định. Mặt khác việc người trầm cảm không chịu ăn uống, thiếu ngủ cũng góp phần làm suy khỏe suy giảm nặng nề hơn.

Trầm cảm ở giới trẻ khiến nhiều người có xu hướng tìm đến bia rượu, thuốc lá, chất kích thích vì họ cảm thấy rằng việc chìm đắm trong Nicotine hay ethanol có thể giúp họ quên đi tạm thời thực tại đau khổ. Tuy nhiên thực tế điều này hoàn toàn là không đúng, chưa kể những chất này còn hủy hoại người trầm cảm nghiêm trọng cả về thể chất lẫn tinh thần.

Trầm cảm giống như một bước ngoặt có thể làm thay đổi cuộc sống của rất nhiều người. Có những bạn trẻ vốn dĩ có năng lực vô cùng tốt, tương lai rộng mở nhưng lại bị trầm cảm, kết quả là phải vào bệnh viện tâm thần. Có những người vốn có tính cách vui vẻ nhưng sau trầm cảm lại trở nên vô cùng trầm mặc, giống như biến thành một người khác.

Và hệ lụy nguy hiểm nhất của trầm cảm ở giới trẻ chính là những hành vi tự hủy hoại bản thân và tự sát. Khi mà những cảm xúc tiêu cực không được loại bỏ cứ mãi bị dồn nén thì sẽ không khác gì một ngọn núi lửa chỉ đang chực chờ phun trào và những thảm họa phía sau chắc chắn là rất kinh hoàng. Người trầm cảm khi thấy rằng bản thân mình thật vô giá trị, xung quanh không còn ai cần mình thì sẽ tự tìm cách để giải thoát khỏi sự đau khổ này.

Quyết định tự sát là đột ngột nhưng trước khi thực hiện các hành vi này, người trầm cảm đã từng tự tìm cách “cứu” bản thân mình bằng cách ra tín hiệu từ những người xung quanh, nhưng kết quả là vô vọng. Đặc biệt khi người trẻ tiếp cận nhiều với các thông tin đại chúng và họ “chọn lựa” những hành vi tiêu cực mà vô tình đọc được ở đâu đó hoặc thậm chí còn có những người tìm cách tự tử ở trên internet.

Làm thế nào để giới trẻ vượt qua trầm cảm?

Trầm cảm ở giới trẻ rõ ràng là một vấn đề của xã hội cần nhận được sự quan tâm nhiều hơn từ ngay bây giờ, bởi hàng loạt câu chuyện đáng tiếc đã và đang xảy ra mỗi ngày. Đây không chỉ là vấn đề của cá nhân người trầm cảm, người thân của họ hay của bác sĩ, chuyên gia mà là nhiệm vụ của tất cả mọi người xung quanh.

Thực tế thì giới trẻ có một “thế mạnh” chính là họ đã được tiếp cận sớm với truyền thông, hiểu sớm về trầm cảm và bản thân họ hoàn toàn có thể nhận ra rằng, mình đang ở trong nỗi tiêu cực, u uất. Khi người trẻ nhận ra được điều này thì họ cũng ý thức được mức độ nghiêm trọng, có thể tự phát tín hiệu, từ tìm cách giúp đỡ bản thân bằng việc gặp bác sĩ hay nói với người nhà chứ không hề phủ nhận như trước đây.

Tuy nhiên cần hiểu rằng, bản chất của trầm cảm là một vấn đề tâm lý cá nhân nhưng để giải thoát thì nên có sự hỗ trợ từ nhiều người. Bởi nếu bản thân một người tự “đánh bay” nỗi tiêu cực ra khỏi tâm trí thì chắc chắn không thể mắc trầm cảm. Mặt khác cũng không phải người người trẻ nào cũng sẵn sàng công nhận rằng mình bị trầm cảm nên luôn cần có sự đồng hành của nhiều yếu tố khác.

Điều trị y tế

Hiện nay chưa có bất cứ loại thuốc hay biện pháp nào được công nhận là có thể chữa khỏi trầm cảm ở giới trẻ . Hầu hết các loại thuốc hay các biện pháp điều trị y tế khác như kích thích sóng não hay liệu pháp ánh sáng đều hướng tới việc cân bằng các hóa chất trong não bộ nhằm giảm các trạng thái tiêu cực quá mức, ngăn ngừa các hành vi tự hủy hoại bản thân.

trầm cảm ở giới trẻ
Việc dùng một số loại thuốc sẽ giúp cân bằng các hóa chất não bộ để hạn chế các hành vi tiêu cực

Tuy nhiên các nhóm thuốc này, chẳng hạn như sertraline, paroxetine, fluoxetine, citalopram đều được đánh giá có rất nhiều tác dụng phụ như mệt mỏi, mệt nhiều, uể oải hơn, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.. Bác sĩ cần phải kê đơn dùng kéo dài trong vài tháng, tùy tình trạng của từng người. Dù vậy, người trầm cảm khi dùng thuốc một thời gian dài sẽ dễ rơi vào tình trạng mất cảm xúc, không biết bản thân đang thực sự vui hay buồn.

Dù vậy việc dùng thuốc vẫn được đánh giá cần thiết với nhiều trường hợp, đặc biệt với các tình trạng trầm cảm ở giới trẻ nặng và kéo dài. Người bệnh cần đảm bảo dùng thuốc đúng liều lượng, đúng loại, tuyệt đối không được lạm dụng thuốc quá liều hay thay đổi đơn thuốc vì đều có thể làm ảnh hưởng đến kết quả điều trị.

Trị liệu tâm lý

Chăm sóc tâm lý đang là liệu pháp được hướng đến nhiều hiện nay với tình trạng trầm cảm ở giới trẻ. Mục tiêu của các liệu pháp tâm lý chính là khám phá được gốc rễ căn nguyên vấn đề, từ đó tìm cách loại bỏ dần đồng thời điều chỉnh suy nghĩ, nhận thức của người trầm cảm theo hướng đúng đắn hơn. Các liệu pháp này được thực hiện thông qua chính việc trò chuyện và không dùng bất cứ loại thuốc nào.

Hiện nay nhu cầu chăm sóc tâm lý cũng vốn dĩ được quan tâm nhiều hơn nên tỷ lệ trầm cảm ở giới trẻ được cải thiện nhờ các liệu pháp tâm lý cũng được tăng cao đáng kể. Nhiều bạn trẻ ngay khi cảm thấy tâm lý bất ổn cũng tự mình tìm đến các chuyên gia tâm lý để được trò chuyện, giải đáp, tìm cách tháo gỡ những nút thăm trong tâm lý, từ đó dần tìm lại sự bình ổn và tích cực hơn.

Thực tế cho dù các liệu pháp tâm lý vẫn gây ra nhiều tranh cãi nhưng không thể phủ nhận rằng, có rất nhiều người cảm thấy được ai ủi, có thể nhìn nhận lại vấn đề của bản thân mình thông qua việc trò chuyện này. Nhà trị liệu cũng thiết lập các cuộc trò chuyện nhóm, các bài tập thực hành để mỗi người tự khám phá chính mình và tìm về trạng thái cân bằng của cảm xúc.

Chế độ sinh hoạt lành mạnh

Trầm cảm ở giới trẻ luôn song song với một lối sinh hoạt vô tổ chức, bỏ bê bản thân, tự hủy hoại về cả mặt tinh thần và thể chất của mỗi người. Do đó muốn vượt qua trầm cảm mỗi người cũng phải xây dựng lại chế độ sống lành mạnh, khoa học bởi khi thể chất khỏe khoắn, tinh thần cũng sẽ phấn chấn sáng khoái hơn hẳn một cơ thể chỉ cảm thấy uể oải và mệt mỏi vì thiếu ngủ.

trầm cảm ở giới trẻ
Một lối sinh hoạt lành mạnh luôn giúp ích rất nhiều cho người trầm cảm

Một số chế độ sinh hoạt có ích cho người trẻ bị trầm cảm như

  • Đảm bảo ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày để cơ thể và các cơ quan khác luôn được nghỉ ngơi và nạp đủ năng lượng. Duy trì thói quen ngủ trong một khung giờ nhất định, thiết kế không gian yên tĩnh, ánh sáng vừa vặn, hạn chế tiếng ồn để có thể ngủ ngon nhất, tránh bị giật mình thức giấc.
  • Thay đổi thói quen chỉ nằm một chỗ bằng việc ra ngoài tập thể dục mỗi ngày. Nghiên cứu đã chứng minh việc vận động không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn sản sinh thêm nhiều hormone tích cực để đẩy lùi trầm cảm ở giới trẻ. Bạn có thể đi bộ mỗi ngày, chạy bộ, đạp xe, bơi lội hay tập yoga đều là những bộ môn cực kỳ có ích cho sức khỏe tinh thần
  • Bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể một cách hợp lý, tăng cường các nhóm chất lành mạnh từ rau xanh, trái cây, các loại hạt, các loại đạm từ thực vật để thay thế cho các món ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, thức ăn đóng hộp… Dinh dưỡng cũng đã được chứng minh có thể đem đến những tác động tích cực cho sức khỏe tinh thần với các trường hợp trầm cảm ở giới trẻ
  • Tuyệt đối không sử dụng bia rượu, thuốc lá hay các loại đồ uống có cồn, chất kích thích. Dùng chung thuốc điều trị trầm cảm với các chất này còn có thể gây ngộ độc nên cực kỳ nguy hiểm
  • Dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn để tinh thần được nạp đầy năng lượng, tránh xa căng thẳng và tiêu cực bởi trầm cảm ở giới trẻ có thể bùng nổ và nghiêm trọng hơn bất cứ lúc nào
  • Tắm nước ấm, dùng các loại trà thảo dược, thư giãn với tinh dầu, massage toàn thân cũng là cách giúp giảm căng thẳng stress, lo âu hiệu quả

Vượt qua trầm cảm ở giới trẻ bằng việc thay đổi suy nghĩ

Bác sĩ thường luôn khuyến khích người trầm cảm nên sống cùng gia đình hay người thân để có người bên cạnh chăm sóc, hỗ trợ đồng thời cũng là để “giám sát”, tránh nguy cơ người bệnh có hành vi hủy hoại bản thân. Không thể phủ nhận, trầm cảm ở giới trẻ rất cần có những người xung quanh cùng đồng hành, nhưng quan trọng vẫn nhất chính là bản thân người bệnh.

Có những trường hợp dù những người xung quanh luôn cố gắng bên cạnh, giúp đỡ họ nhưng tâm lý họ lại không chấp nhận mở lòng đón nhận, vẫn luôn mắc kẹt ở quá khứ. Không phải tất cả các trường hợp trầm cảm ở giới trẻ đều có cải thiện sau điều trị nếu tinh thần họ mãi nghĩ không thông, không chịu chia sẻ bởi không ai có thể biết bạn đau ở đâu nếu bạn không lên tiếng.

Thay đổi cách suy nghĩ, chấp nhận mở lòng chia sẻ cũng có nghĩa là bạn đang cho chính mình cơ hội. Và rõ ràng, việc thực hiện điều này không khó bởi tất cả đều nằm ở chính bản thân bạn mà thôi. Vậy người trầm cảm cần phải làm gì?

  • Chia sẻ trung thực, thẳng thắn với bác sĩ, nhà trị liệu, không nên dấu diếm bất cứ vấn đề gì. Nguyên tắc đạo đức trong trị liệu tâm lý chính là đảm bảo tính tuyệt mật cho thân chủ nên bạn bạn có thể yên tâm khi chia sẻ bất cứ bí mật nào
  • Tìm kiếm sự giúp đỡ từ chính những người xung quanh. Trầm cảm ở giới trẻ có thể bắt nguồn từ chính việc người đó luôn giấu giếm những nỗi buồn, những khó khăn của bản thân. Trò chuyện, chia sẻ, tìm kiếm sự đồng cảm chính là nhu cầu của tất cả con người và bạn không cần phải cảm thấy ngại ngùng, xấu hổ với việc này
  • Học cách nhìn nhận vấn đề nhẹ nhàng hơn, theo nhiều chiều hướng khác nhau. Bất cứ vấn đề nào cũng có 2 mặt  và khi chúng ta biết cách thay đổi góc nhìn thì đôi khi vấn đề cũng biến biến một cách tích cực hơn
  • Suy nghĩ tiêu cực cũng được nhưng quan trong là làm thế nào để nhanh chóng loại bỏ nó ra khỏi đầu để không ảnh hưởng đến cảm xúc của chúng ta. Chơi thể thao, vận động, hát hò, viết nhật ký, trò chuyện, đi du lịch hay thậm chí là khóc, hãy làm những điều mà bạn cảm thấy thoải mái nhất nhưng vẫn không gây hại cho bản thân
  • Thiền nguyện có thể giúp bạn xoa dịu cảm xúc, tìm về sự cân bằng trong cuộc sống, nhìn nhận được mọi thứ với con mắt nhẹ nhàng hơn. Thiện nguyện thực sự có thể giúp ích cho nhiều tình trạng trầm cảm ở giới trẻ hay với những người đang sống trong căng thẳng, lo âu không lối thoát. Hiện nay cũng có rất nhiều ngôi chùa tổ chức các khóa tu ngắn ngày mà bạn có thể tham khảo
  • Làm thiện nguyện cũng có thể là một liều thuốc hữu ích cho trái tim chỉ chằng chịt những vết thương của bạn. Chúng ta thường cảm thấy bản thân vô dụng, cảm thấy rằng những thứ xui xẻo lên xuất hiện ở cuộc đời của mình, cảm thấy rằng không ai cần mình hết. Thế nhưng khi tham gia thiện nguyện, bạn sẽ thấy rằng còn rất nhiều người khó khăn và khổ sở hơn, rằng bạn đã làm được rất nhiều điều mà không phải ai cũng làm được, điều này cũng rất có ích cho tình trạng trầm cảm ở giới trẻ.
  • Tham gia các hoạt động xã hội, các hoạt động giúp gia tăng kỹ năng mềm để biết các ứng phó trước các tình huống gây căng thẳng

Trầm cảm ở giới trẻ vẫn đang có xu hướng tăng cao cho dù hầu như tất cả mọi người hiện nay đều đang hiểu rõ hơn về căn bệnh nguy hiểm này. Xây dựng lối sống tích cực, nhìn nhận các vấn đề theo nhiều chiều hướng, học cách mở lòng chia sẻ, học hỏi để gia tăng cả kỹ năng mềm và cứng đều là những biện pháp cần thiết để phòng tránh nguy cơ trầm cảm cho tất cả mọi người.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *