Áp lực đồng trang lứa: Nguyên nhân, tác hại và cách vượt qua

Áp lực đồng trang lứa hiện diện ờ mọi độ tuổi, kể cả ở trẻ em, thanh thiếu niên, hay người trưởng thành. Áp lực vô hình này khiến chúng ta luôn cảm thấy kém cỏi, thất bại, mệt mỏi và có nhiều suy nghĩ tiêu cực hơn.

Peer pressure là gì
Áp lực đồng trang lứa là vấn đề đang gặp phải ở rất nhiều người trẻ hiện nay

Áp lực đồng trang lứa (Peer pressure) là gì?

Áp lực đồng trang lứa, hay Peer pressure, là thuật ngữ miêu tả một cá nhân chịu tác động, ảnh hưởng từ những người đồng lứa tuổi, hoặc cùng một nhóm xã hội nhưng được cho là thành công hơn, hạnh phúc hơn.

Các tác động này có thể xuất phát từ chính cá nhân, hoặc do các yếu tố xung quanh tác động. Học sinh, thanh thiếu niên, hay người đi làm đều chịu áp lực với nhiều hình thức khác nhau.

Chẳng hạn một người có thể cảm thấy bản thân mình kém cỏi, vô dụng khi nhìn thấy bạn cũ đã mua nhà, mua ô tô. Trong khi đó, họ vẫn ở nhà thuê, đi xe trả góp.

Hay một em học sinh có thể bị áp lực đồng trang lứa khi bị phụ huynh suốt ngày so sánh với “con nhà người ta”. Cha mẹ luôn cho rằng bạn này, bạn kia học giỏi mà không công nhận thực lực của trẻ.

Các tiêu chuẩn đánh giá của xã hội trở thành một thước đo chuẩn mực khắt khe. Chúng tác động tiêu cực đến tâm lý của mỗi người. Hầu hết ai cũng từng có một giai đoạn cảm thấy mình thua kém bạn bè.

Peer pressure là con dao hai lưỡi. Một mặt, áp lực có thể giúp con người cố gắng nhiều hơn để đạt tới thành công. Nhưng mặt khác, áp lực có thể phá hủy ý chí và sự tự tin của chúng ta.

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý

Biểu hiện của áp lực đồng trang lứa (Peer pressure)

Tùy từng độ tuổi, tính cách, cách suy nghĩ và nhận thức mà các biểu hiện của áp lực đồng trang lứa được thể hiện theo các khác nhau. Tuy nhiên, một số biểu hiện điển hình bao gồm:

  • Luôn cảm thấy căng thẳng, stress về việc phải cố gắng hơn
  • Luôn cho rằng mình thua kém bạn bè, dù cố gắng bao nhiêu cũng không bằng họ
  • Vì cố gắng quá nhiều nên luôn trong trạng thái mệt mỏi, kiệt sức, tinh thần uể oải
  • Bồn chồn, lo lắng thường xuyên không rõ nguyên nhân
  • Luôn cảm giác bị mọi người coi thường, thiếu tự tin vào bản thân
  • Rối loạn giấc ngủ vì suy nghĩ quá nhiều
  • Có nhiều suy nghĩ tiêu cực về bản thân và đối tượng được so sánh
  • Trỏ nên cáu gắt nếu những người xung quanh nói về các vấn đề năng lực, công việc, tương lai
  • Luôn muốn thể hiện bản thân để chứng tỏ rằng mình không hề thua kém
  • Ít gặp gỡ những người xung quanh hơn do sợ bị nhắc về các vấn đề học tập, công việc…
  • Luôn luôn có tâm lý so sánh mình với bạn bè xung quanh. Đặc biệt chỉ so sánh với những người có đời sống, công việc tốt hơn. Không quan tâm đến những người bằng hay kém năng lực hơn bản thân

Cách thể hiện áp lực của mỗi người sẽ khác nhau. Một số người thể hiện thái độ bất lực, ganh ti rõ ràng. Cũng có những người dồn nén trong lòng khiến bản thân mệt mỏi, căng thẳng.

Nguyên nhân dẫn đến áp lực đồng trang lứa

Áp lực đồng trang lứa có thể xuất hiện từ bên trong mỗi con người do tính cách, suy nghĩ, hoặc chịu tác động trực tiếp từ môi trường bên ngoài. Một số nguyên nhân thường gặp bao gồm:

Ảnh hưởng từ lối sống tập thể

Ở phương Đông, con người thường được nuôi dạy trong nền văn hóa tập thể (collectivism) Cốt lõi của nền văn hóa này là tư tưởng luôn hướng đến những người xung quanh, đề cao thứ hạng, năng lực.

nguyên nhân gây áp lực đồng trang lứa
Sống trong một tập thể xuất sắc làm bản thân bạn trở nên chìm nghỉm.

Trong khi đó ở phương Tây, người dân đề cao chủ nghĩa cá nhân (individualism), và chỉ quan tâm đến các giá trị cá nhân. Do đó, xu hướng ‘so sánh xã hội’ (social comparison) ở phương Đông sẽ nặng nề hơn.

Hiểu một cách đơn giản thì ở Phương Đông, hành vi và lời nói của một người dễ bị ảnh hưởng bởi những người xung quanh. Họ quan tâm đến cái nhìn và giá trị của số đông.

Trong khi đó người Phương Tây luôn quan trọng cảm xúc của chính mình. Họ thích sự độc lập, riêng tư, không quan tâm quá nhiều đến số đông.

Sống trong một môi trường tập thể khiến con người muốn được hòa nhập, được chú ý. Tâm lý sợ khác người, sợ bị đánh giá xấu khiến chúng ta mãi mê chạy theo người khác một cách cực đoan.

Ví dụ, những người trưởng thành thường ngại đến các cuộc họp lớp. Họ sợ bản thân mình trở thành người kém cỏi, thất bại trong mắt bạn bè thành đạt.

Ảnh hưởng từ định kiến xã hội

Một câu nói rất quen thuộc của các bậc cha mẹ Việt Nam chính là “nhìn con nhà người ta mà xem”. Câu nói này cho thấy định kiến về thành công, năng lực, và vị trí trong xã hội đã trở nên thâm căn cố đế.

Thói quen so sánh đã hình thành từ trong tiềm thức của mỗi người từ thời thơ ấu. Do đó, việc những tư tưởng này phát triển thành stress hay áp lực đồng trang lứa là điều khó tránh khỏi.

Định kiến xã hội do con người tạo ra, tự nâng tầm nó lên, và tự tạo áp lực cho chính mình. Chẳng hạn, mọi người luôn mặc định người thành công là giám đốc, kỷ sư, bác sĩ,…

Còn những người buôn bán, hay lao động tay chân là người không được học hành đoàng hoàng. Nhưng thực tế, doanh thu của những người bán hàng giỏi còn cao hơn người đi làm văn phòng gấp đôi, gấp ba.

Ảnh hưởng từ mạng xã hội

Mạng xã hội thực sự là một con dao hai lưỡi. Nó có thể đem đến cho bạn vô vàn thông tin hữu ích thú vị. Mạng xã hội giúp mọi người giải trí và kết giao bạn bè, nhưng đồng thời cũng khiến ta tiêu cực hơn.

Áp lực đồng trang lứa là gì
Mạng xã hội giúp kết nối mọi người với nhau nhưng đồng thời cũng gây ra nhiều áp lực hơn

Thói quen chia sẻ cuộc sống lên mạng xã hội, dù là ảo hay thật, đều gây áp lực đồng trang lứa khủng khiếp đến nhiều người. Điều này không chỉ gói gọn trong những mối quan hệ quen biết, mà còn được rộng mở ra rất nhiều.

Chỉ cần mở Facebook lên, bạn lại cảm thấy áp lực vì nay thấy bạn A khoe xe, mai thấy bạn B khoe nhà. Càng nhìn, bạn lại càng thấy bản thân kém cỏi. Đây là một trong những yếu tố kích phát trầm cảm do mạng xã hội.

Xem thêm: Nguy cơ trầm cảm do mạng xã hội – Hồi chuông cảnh báo giới trẻ

Tư tưởng và nhận thức chưa phù hợp

Không thấu hiểu bản thân, không tin vào chính mình khiến chúng ta mất tự tin. Những người coi thường, tự hạ thấp bản thân mình luôn gặp những áp lực đồng trang lứa.

Đặc biệt ở học sinh, suy nghĩ của các em còn rất non nớt, kiến thức xã hội còn yếu nên dễ bị tác động. Trẻ luôn muốn bản thân mình trở nên nổi bật, trở nên “ngầu hơn” nên dễ áp lực phải vượt trội hơn người khác.

Mặt khác, hầu hết chúng ta chỉ nhìn nhận vấn đề theo cách mà bản thân muốn. Chẳng hạn, chúng ta ghen tị, tủi thân khi thấy người khác thành công. Nhưng không ai biết, những người đó thiếu thốn tình cảm, hoặc bị bệnh nặng.

Trong khi đó, bạn chưa thành công về tài chính nhưng lại luôn có những người yêu thương, ủng hộ và bảo vệ. Mỗi người đều có những điều bản thân có mà người khác thì không.

Áp lực đồng trang lứa tích cực hay tiêu cực?

Bất cứ vấn đề nào cũng có cả hai mặt tích cực và tiêu cực. Áp lực đồng trang lứa có thể chính là “cú hích” đưa bạn lên cao hơn, nhưng cũng có thể đẩy bạn xuống “vực sâu” của sự tuyệt vọng.

Mặt tích cực của Peer pressure là gì?

Một câu nói thường được dùng nhiều trong kinh doanh chính là “No pressure, no diamonds”, dịch ra nghĩa là “Không có áp lực, không có kim cương”.

Câu này nghĩa là, áp lực có thể giúp bạn thành công, tỏa sáng và cứng cỏi hơn. Sự thành công của những người bạn xung quanh có thể khích lệ bạn nỗ lực hơn, cố gắng hơn để đạt đến điều mình mong ước.

ảnh hưởng của áp lực đồng trang lứa
Áp lực đồng trang lứa có thể biến thành động lực giúp bạn thành công

Việt Nam cũng có câu “gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” ý chỉ việc tiếp xúc, nhìn nhận những tấm gương tốt trước mắt sẽ đem đến cho bạn những điều tốt đẹp tích cực hơn.

Mặt tiêu cực của Peer pressure

Bên cạnh tính tích cực, áp lực đồng trang lứa cũng gây ra những ảnh hưởng tiêu cực. Một điều đáng buồn là hầu hết mọi người chịu tác động tiêu cực hơn là những áp lực tích cực.

Một số vấn đề tiêu cực mà áp lực đồng trang lứa có thể đem lại như:

  • Dễ thất bại hơn do chỉ muốn thành công nhanh chóng
  • Làm mọi việc vội vàng không suy nghĩ, không nhìn nhận vấn đề thấu đáo
  • Rời xa những mối quan hệ tích cực, dễ bị người xấu lôi kéo
  • Lo lắng bị về thứ hạng, công việc hay tiền đồ nên luôn căng thẳng, mệt mỏi, tránh né
  • Tính tình nóng nảy, dễ xảy ra tranh cãi hơn, đặc biệt với những người thân trong gia đình.
  • Dễ bị lừa gạt, tác động bởi những lời kích động, khích tướng từ người khác.
  • Giảm lòng tự trọng và sự tự tin
  • Tinh thần tiêu cực, sa sút, thường xuyên thiếu ngủ làm tăng nguy cơ trầm cảm, rối loạn lo âu
  • Thay đổi suy nghĩ, hành vi khiến họ không còn là chính mình
  • Có xu hướng tìm đến bia rượu, thuốc lá hay các chất kích thích để giải tỏa áp lực.
  • Suy giảm chất lượng sức khỏe do thường xuyên làm việc quá sức

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu

Làm thế nào để vượt qua áp lực đồng trang lứa?

Thực tế, không ai là không trải qua áp lực đồng trang lứa. Càng lớn thì áp lực này càng nghiêm trọng. Tuy nhiên, chúng ta không nên để chúng chi phối tinh thần. Vậy, làm sao để loại bỏ áp lực đồng trang lứa hiệu quả?

Tin tưởng, thấu hiểu bản thân để vượt qua áp lực đồng trang lứa

Không cần phải chạy theo số đông. Trên thế gian này mỗi người là một cá thể độc lập, và bạn không cần phải giống ai. Độc lập, mang bản sắc riêng không đồng nghĩa với “cá biệt”

Bạn hoàn toàn có thể làm mình nổi bật nhờ thế mạnh của bản thân. Hãy thử bình tâm và suy nghĩ lại mình thực sự thích điều gì, thế mạnh là gì.

Chẳng hạn bạn yêu thích nghệ thuật hay viết lách có thể thử viết kịch bản, làm biên tập, viết báo… Bạn có thể thất bại, nhưng đam mê sẽ cho bạn niềm tin, không lùi bước mà quyết tâm để thành công hơn.

vượt qua áp lực đồng trang lứa
Luôn tự động viên chính mình rằng mình sẽ làm được, tin tưởng vào bản thân

Ngoài ra bạn cũng có thể lên kế hoạch cuộc đời. Hãy lập ra từng cột mốc trong cuộc sống để thực hiện thay vì quá vội vàng, học theo người khác. Bạn là chính bạn, không cần chạy theo xu hướng để hòa nhập.

Cuộc sống của bạn đã thực sự hạnh phúc hay chưa?

Mỗi người đều có hai mặt cuộc sống. Chia sẻ sự thành công, xa hoa không có nghĩa là họ hạnh phúc. Nhiều người chỉ chia sẻ những điều tích cực, mà giấu nhẹm những vấn đề tiêu cực.

Do đó đừng bị áp lực đồng trang lứa khi thấy bạn bè xung quanh giàu có, thành công. Bạn không cần dằn vặt khi thấy mình kém cỏi, tủi hổ. Hãy thử nhìn nhận một cách tích cực về bản thân hiện tại.

Bạn cần biết bản thân mình đang cần gì và có thể làm được gì. Không nên học người khác chạy theo những thứ phù du. Bạn sẽ bỏ quên những điều quý giá mà bản thân sở hữu.

Chia sẻ vấn đề với người thân

Nếu phụ huynh hay gia đình khiến bạn bị áp lực đồng trang lứa, bạn hãy dành thời gian để nói chuyện thẳng thắn với họ. Mọi người sẽ không thể biết bạn muốn điều gì nếu bạn không chia sẻ.

Nhiều người có ý tốt, nhưng cách họ thể hiện lại mang tính tiêu cực. Do đó bạn cần nói ra để hai bên thấu hiểu nhau. Đôi khi việc tạo áp lực chì vì muốn bạn tốt hơn, thành công hơn mà thôi.

Mặt khác gia đình, bạn bè cũng luôn là một nguồn động lực to lớn giúp bạn có sức mạnh tiến đến thành công. Những mệt mỏi tiêu cực, chán nản cũng dần được vơi bớt khi được nói ra.

Việc nói chuyện với một người tâm lý cũng giúp bạn cảm thấy thư giãn, tin vào chính mình hơn cả. Trải lòng nhiều hơn có thể hạn chế nguy cơ trầm cảm hay rối loạn lo âu.

Yêu thương chính mình

Những áp lực lớn khiến bạn chỉ biết cố gắng, cố gắng và không ngừng cố gắng. Bạn chạy theo số đông mà quên mất đi dành thời gian cho bản thân mình.

Bên ngoài, bạn có vẻ rất thành công nhưng thâm tâm lại chẳng hề cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc. Bạn mệt mỏi khi luôn phải đeo mặt nạ, cảm thấy như không còn là chính mình.

cách vượt qua Peer pressure
Hãy luôn yêu thương chính mình.

Do đó dù như thế nào, bạn cùng đừng quên bản thân mình và gia đình mới thực sự là quan trọng. Mỗi một bước tiến mới đạt được thành công, hãy tự thưởng cho bản thân để tự khích lệ.

Tâm lý trị liệu

Áp lực đồng trang lứa là hội chứng phổ biến mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em, học sinh và sinh viên. Ám ảnh trong việc so sánh bản thân với người khác khiến họ tự ti, tạo áp lực lớn về tinh thần.

Phương pháp trị liệu tâm lý từ nhà trị liệu sẽ giúp bạn cân bằng cảm xúc, giải tỏa căng thẳng. Từ đó, bạn yêu thương bản thân mình và có suy nghĩ tích cực hơn.

Nếu bạn không thể giúp mình tự vượt qua áp lực đồng trang lứa, bạn có thể tìm đến sự đồng hành, hỗ trợ chuyên nghiệp của các chuyên gia tâm lý trị liệu. 

Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam là đơn vị tiên phong trong trị liệu tâm lý, chữa lành tâm bệnh tại Việt Nam. Phương pháp trị liệu tâm lý NHC Việt Nam không sử dụng thuốc, không can thiệp vào cơ thể.

Người bệnh không lo tác dụng phụ và không để lại biến chứng sau này. Phương pháp này đặc biệt phù hợp với độ tuổi thanh thiếu niên, mẹ bầu, phụ nữ sau sinh. 

vượt qua áp lực đồng trang lứa
Tư vấn tâm lý có thể giúp bạn vượt qua áp lực đồng trang lứa.

Để thêm thông tin chi tiết về liệu trình trị liệu tâm lý, quý khách xin vui lòng liên hệ qua số hotline 096 589 8008 hoặc để lại thông tin tại đây

Cuộc sống là cần tiến về phía trước nhưng cũng cần biết như thế nào là vừa đủ. Hài lòng với những gì mình đang có, tận hưởng những giá trị tích cực trong cuộc sống sẽ giúp bạn cảm thấy hạnh phúc hơn rất nhiều.

Có thể bạn quan tâm:

Bình luận

  1. Hoàng Thị Nga says: Trả lời

    Hiện nay áp lực đồng trang lứa nhiều thực sự luôn ạ, nhìn quanh thấy ai cũng thành đạt, có sự nghiệp, gia đình và công việc thấy tủi thân, bất lực ghê gớm

    1. Hiền Thảo says: Trả lời

      Chuẩn luôn ạ, vẫn biết tự an ủi bản thân là ai cũng có hành trình riêng, không ai giống ai, không nên so sánh nhưng đôi khi vẫn có những khoảnh khắc không khống chế được mình và từ đó chịu áp lực. Nếu đc thì mng nên đến các trung tâm tâm lý để đc tham vấn vấn, hỗ trợ. Cá nhân mình thấy NHC khá oke, bên này chị giám đốc hay được mời tham gia mấy chương trình truyền hình vtv. Mình cũng thấy có bài viết này khá hay, mọi người có thể đọc thêm: https://tamlytrilieunhc.com/ap-luc-tu-ban-be-14519.html

  2. Lê Dương Thẩm Chi says: Trả lời

    xảy ra ở độ tuổi từ tiểu học đến trưởng thành có khi cả về già luôn

    1. Đinh Tường Vi says: Trả lời

      trẻ con thì tự ti kiểu trẻ con không có đồ chơi này nọ còn người lớn thì hiểu chuyện rồi tự ti gì nhỉ

      1. Lê Dương Thẩm Chi says: Trả lời

        nhiều thứ lắm bạn, công việc, thu nhập, sự thành công …

        1. Đinh Tường Vi says: Trả lời

          ai cũng có công việc riêng, mục đích riêng sao phải tự ti nhỉ

          1. Lê Dương Thẩm Chi says:

            đấy là bạn nghĩ vậy chứ ví dụ 2 người cũng làm một công việc nhưng khác cty rồi một người trễn trệ ở ghế giám đốc một người thì chỉ là nhân viên quèn thì hỏi xem có tự ti không, cũng chả suy nghĩ quá đi ý

          2. Đinh Tường Vi says:

            cũng phải mình hiểu rồi đôi khi mình cũng có cảm giác này một vài lần nhưng chỉ thoáng qua mình cũng không nghĩ ngợi gì nhiều

          3. Lê Dương Thẩm Chi says:

            đó những người tâm lý hay suy nghĩ hay họ có bất ổn tâm lý sẵn thì họ dễ bị tư ti rồi dễ suy nghĩ tiêu cực lắm

          4. Đinh Tường Vi says:

            suy nghĩ tiêu cực là chả làm ăn được gì đâu vì chả còn mục tiêu và sự phấn đấu nữa

          5. Lê Dương Thẩm Chi says:

            đó là tác hại mà bài viết nêu đó

          6. Đinh Tường Vi says:

            giờ ngẫm lại đồng trang lứa của em nhiều người thành công lắm ý giờ toàn các sếp xịn xò cả

          7. Lê Dương Thẩm Chi says:

            thành công sẽ đến chúng ta nỗ lực chỉ là sớm hay muộn thôi

    2. Vũ Thu Hiền says: Trả lời

      người lớn tự ti rất nhiều tuy suy nghĩ đã chín rồi cơ mà cũng hay đem so sánh này nọ lắm nhất là so sánh con cái rồi nhà cửa

      1. Lê Dương Thẩm Chi says: Trả lời

        tân gia tân dủng rồi con học này học nó là hay dễ bị so sánh lắm nhất là chị em phụ nữ hay nói bóng nói gió

        1. Vũ Thu Hiền says: Trả lời

          em phụ nữ nhưng chả bao giờ kể về gia đình nhiều quá, ai hỏi gì thì chả lời thôi

          1. Lê Dương Thẩm Chi says:

            ý mình là phần nhiều ý, chị em là hay kiểu khoe khoang các thứ lắm

  3. Ánh Dương says: Trả lời

    đứng núi này trông núi nọ là không ổn rồi

    1. Đàm Quang Lê says: Trả lời

      câu này hay mà thấm này

      1. Ánh Dương says: Trả lời

        muốn không tạo áp lực cho mình thì không nên so sánh với người khác, bất kể việc gì cũng vậy

        1. Đàm Quang Lê says: Trả lời

          tốt nhất là việc mình mình làm cứ phải là hết mình còn việc thiên hạ kệ thiên hạ bạn nhỉ

          1. Ánh Dương says:

            chuẩn đét có phấn đấu có kiên trì có sự nỗ lực với mục tiêu của mình mới thành công được chứ cứ nhìn người khác rồi phấn đấu thì chỉ có chạy theo người ta thôi

    2. B.T.A Tuấn Anh says: Trả lời

      cơ mà trong cuộc sống thì đôi lúc cũng va chạm nhau vấn đề này chứ chả nhẽ chị không suy nghĩ gì hả

      1. Ánh Dương says: Trả lời

        có chứ cơ mà nó sẽ chỉ là thoáng qua chứ không nghĩ nhiều vì nghe kể thì sướng tai thật nhưng khi làm nó lại là chuyện khác em ạ thế nên cũng cần sự phù hợp, có thể mình sắp đào được mỏ vàng rồi nhưng đừng vì nhìn thấy người khác đào nhanh hơn mà mình bỏ cuộc

        1. B.T.A Tuấn Anh says: Trả lời

          nghe triết lý nhỉ cứ như chị đã học về các khóa tâm lý rồi ý

          1. Ánh Dương says:

            chị học qua mấy khóa rồi mà học được nhiều bài học mà thấm lắm, tiền là quan trọng đấy nhưng sau này còn có nhiều thứ quan trọng hơn cả tiền

  4. Nhi Chunnie says: Trả lời

    thời học sinh cũng hay ganh tị bạn bè có điện thoại rồi có tiền đi nét lắm

    1. Hoàng Minh Tiến says: Trả lời

      ui thời đó nhiều người thế lắm không chỉ mỗi bạn đâu

      1. Nhi Chunnie says: Trả lời

        thấy chúng bạn có điện thoại mà thèm thuồng ghê về xin mẹ không được rồi khóc xong bị ăn đòn thế là cuối cùng tự tích tiền mua nhưng đến khi mua được thì điện thoại đó hết hot rồi

        1. Hoàng Minh Tiến says: Trả lời

          tuổi học sinh thì khoe mẽ nhiều lắm nhất là xe đạp xe máy cái thời mà dream với xgame lên ngôi ý đua nhau có bằng được

          1. Nhi Chunnie says:

            công nhận xong lại gắn còi gắn lông cho đẹp bóp inh ỏi lên ai còi to hơn thì là xịn hơn

  5. Hải Đăng says: Trả lời

    Đúng luôn ạ, đôi khi cảm thấy mệt mỏi lắm! Mà nhiều người bố mẹ, gia đình còn không hiểu cho, cứ so sánh này nọ và như vậy đã làm tổn thương đến mình

  6. Chi Nguyễn says: Trả lời

    Mình là đứa hay suy nghĩ nhiều, lại còn hay lướt mạng xã hội nữa. Vào Facebook, chẳng cần lướt lâu để mình gặp bài viết của một người bạn cấp 2 “khoe” bản thân vừa được làm việc ở một công ty lớn. Lướt thêm chút nữa là thấy những bài báo chia sẻ về bạn này dành học bổng đi Mỹ, Châu Âu du học hay đàn em khóa dưới đạt giải nhất ở một cuộc thi kia. Mình thực sự cảm thấy áp lực và bắt đầu so sánh bản thân với những người này. Mình đã cố gắng giữ bản thân đừng suy nghĩ quá nhiều nhưng nói thì dễ, làm thì rất khó! Đôi khi dành vài phút ngắn ngủi của mình để vào phần story trên Instagram thôi đã đủ khiến mình cảm thấy vô cùng áp lực. Thậm chí với những người không quen, chưa từng một lần nói chuyện hay gặp gỡ nhưng vẫn khiến mình cảm thấy rất bất an

    1. Minh Anh says: Trả lời

      Ở lứa tuổi này, mình thấy chúng ta còn trẻ, vẫn đang loay hoay, chưa biết bản thân thực sự muốn gì. Do đó, chúng ta tự lấy người khác, những người gần giống chúng ta nhất để làm thước đo cho bản thân. Khi người trẻ không đạt được những điều mình mong muốn, họ sẽ cảm thấy mình đang thụt lùi so với tất cả. Bản thân mình cũng đã từng như vậy, từng so sánh, cảm thấy bản thân phải “gồng” lên để cố gắng hơn mỗi ngày. Khoảng thời gian đó, tinh thần của mình tiêu cực hơn, có thể dễ trở nên cáu gắt nếu những người xung quanh nói về các vấn đề năng lực, công việc, tương lai. Nếu các bạn thấy mình ko ổn thì có thể đến gặp các chuyên gia, họ có kinh nghiệm giúp các bạn nhìn rõ hơn bản thân mình, giải pháp để vượt qua khúc mắc. Ở nước ngoài thì mình ko rõ như thế nào nhưng trong nước có NHC nhé, mình hay đọc bài viết bên này để cảm thấy tốt hơn

      1. Chi Nguyễn says: Trả lời

        Vậy bây giờ bạn thế nào rồi ạ? Đã cải thiện được vấn đề của mình chưa?

        1. Minh Anh says: Trả lời

          Giờ mình đã khá hơn rất nhiều rồi ạ! Mình thấy việc đầu tiên cần làm để loại bỏ cảm giác “áp lực đồng trang lứa” chính là đối diện và chấp nhận. Chấp nhận không đồng nghĩa với cam chịu. Chấp nhận áp lực này giống như chấp nhận việc có lúc bạn sẽ bị điểm kém hay không đủ tiền để mua một món đồ bạn thích chẳng hạn. Chấp nhận để nhìn nhận đúng thực tế, đúng sự thật và đây là điều mà bất cứ ai trong chúng ta đều sẽ phải trải qua. Nếu đang trải qua giai đoạn cảm xúc này, hãy chủ động tìm cách để thoát khỏi nó. Đừng để “áp lực đồng trang lứa” trở thành gánh nặng bởi cũng giống tuổi dậy thì, ai rồi cũng phải trải qua loại áp lực này ít nhất một lần trong đời. Hãy dùng nó để làm động lực của mình để cố gắng, hoàn thiện mỗi ngày vì không ai trong chúng ta hoàn hảo cả! Cứ bình tĩnh đi thôi, đi đường của mình ấy!

  7. Huyền Dương says: Trả lời

    Thay đổi cách suy nghĩ, biến áp lực thành động lực, tin tưởng vào chính bản thân mìn là cách để chúng ta vượt qua áp lực đồng trang lứa. Thực tế không ai là không có giai đoạn bị áp lực với bạn bè, càng lớn thì áp lực vô hình này lại càng lớn theo, đủ thứ chuyện từ gia đình, bạn bè, xã hội. Việc nhìn nhận và giải quyết vấn đề theo một cách khác bạn sẽ thấy nhiều giá trị tốt đẹp hơn trong cuộc sống này ở bản thân mà đôi khi những người khác cùng cảm thấy ghen tị với bạn mà bạn không hề hay biết. Mọi người có thể tham khảo thêm bài viết này, một số cách rất hay và áp dụng khá đơn giản: https://tamlytrilieunhc.com/cach-giai-toa-ap-luc-cuoc-song-13695.html

  8. Mai Mai says: Trả lời

    Có một câu quote mình thấy khá thú vị không biết ở sách nào đó là “No Pressure, No Diamond” – không áp lực thì không có kim cương. Một phần nào đó mình thấy cũng đúng, những áp lực từ xã hội và những người xung quanh, ở một mức độ nào đó vừa phải sẽ giúp mỗi người chúng mình tiến bộ và phát triển hơn. Khi nào bạn còn biến áp lực đó thành hành động và không để áp lực đó ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tinh thần và thể chất, đó có thể coi là một áp lực tốt. Tuy nhiên theo mình thấy, áp lực xấu đang ngày càng nhiều hơn khi ai cũng có nhu cầu “khoe mẽ”, “đánh bóng” bản thân trên MXH.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *