Sự liên hệ giữa trầm cảm và bệnh vô sinh hiếm muộn
Trầm cảm và bệnh vô sinh hiếm muộn có mối liên hệ chặt chẽ, tác động qua lại với nhau và đều gây ra rất nhiều hệ lụy đến tiêu cực cho người mắc phải. Người trầm cảm có thể gia tăng các vấn đề về sinh sản và ngược lại, người vô sinh hiếm muộn rất dễ dẫn đến trầm cảm vì áp lực. Hiểu và có hướng phòng tránh các vấn đề này từ sớm sẽ giúp nâng cao chất lượng đời sống, tinh thần và sức khỏe của những đối tượng này.
Mối liên hệ giữa trầm cảm và bệnh vô sinh hiếm muộn
Thể chất và tinh thần là 2 vấn đề có mối liên quan mật thiết với nhau và tác động qua lại lẫn nhau. Chẳng hạn khi bạn thấy cơ thể mệt mỏi thì tinh thần cũng uể oải, chán nản hơn hẳn hay khi bạn đang cảm thấy buồn phiền về một điều gì đó tự nhiên cũng thấy ăn uống không ngon miệng, đau đầu, choáng váng. Hàng loạt các vấn đề sức khỏe và tinh thần nghiêm trọng khác đều cũng được hình thành từ những yếu tố này.
Để làm rõ hơn về điều này, hãy cùng Tạp chí tâm lý học tìm hiểu về mối liên hệ giữa trầm cảm và bệnh vô sinh hiếm muộn. Kết quả khảo sát được thực hiện bởi Trung tâm hỗ trợ sinh sản của trường đại học Harvard cho thấy khoảng 1,3tr người dân Hoa Kỳ có khoảng 1,3 triệu phải tìm đến các dịch vụ tư vấn và điều trị chứng vô sinh, hiếm muộn đều có các dấu hiệu về tâm lý.
Xét rộng hơn, có thể nhìn nhận hai khía cạnh rằng thấy rằng trầm cảm có thể là một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh vô sinh hiếm muộn và ngược lại, người vô sinh hiếm muộn cũng có tỷ lệ cao mắc trầm cảm hay các rối loạn tâm lý khác. Hai vấn đề này tương tác qua lại mật thiết với nhau và đều làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hạnh phúc tương lai của mỗi người.
Trầm cảm làm tăng nguy cơ vô sinh hiếm muộn
Trầm cảm là một vấn đề tâm lý được đặc trưng bởi sự tụt giảm khí sắc, mệt mỏi, tuyệt vọng, mất hứng thú, rối loạn giấc ngủ, suy kiệt về mặt cảm xúc. Người bị trầm cảm có thể do hàng loạt các nguyên nhân như áp lực gia đình, những ám ảnh từ quá khứ, stress kéo dài, sang chấn tinh thần, cuộc sống không hạnh phúc.. Tất cả những cảm xúc tiêu cực diễn ra trong thời gian dài không được giải tỏa sẽ khiến năng lượng cạn kiệt và dẫn tới trầm cảm.
Theo các chuyên gia, trầm cảm kéo dài hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở người bệnh và làm tăng nguy cơ mắc bệnh vô sinh hiếm muộn. Điều này có nghĩa là nhiều người đã có các triệu chứng trầm cảm trước khi đến điều trị vô sinh hiếm muộn hay nói chính xác hơn là trước thời điểm trầm cảm khả năng sinh sản của họ hoàn toàn bình thường.
Nghiên cứu được thực hiện trên 42.000 phụ nữ đang cần phải theo dõi về khả năng sinh sản thì có đến 35% người đã từng bị trầm cảm trước đó. Nghiên cứu khác được thực hiện tại Bắc California trên 352 nữ giới và 274 nam giới đang gặp các vấn đề về sinh sản thì cũng có đến 56% nữ giới và 32% nam giới có các biểu hiện và trầm cảm trầm cảm, đồng thời 76% nữ giới và 61% nam giới trong số này cũng thường trong trạng thái lo lắng quá mức.
Cụ thể, một số yếu tố từ tác động từ trầm cảm làm tăng nguy cơ bệnh vô sinh hiếm muộn như
- Căng thẳng stress kéo dài: các nghiên cứu đã chỉ ra stress có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng sinh dục, làm thay đổi nội tiết tố của cơ thể, gây ra hàng loạt các vấn đề như rối loạn rụng trứng, rối loạn chu kỳ kinh, rối loạn xuất tinh, giảm khả năng thụ thai. Trong khi đó người bị trầm cảm luôn sống trong căng thẳng tâm trí trong suốt thời gian dài nên khả năng mang thai ngày càng giảm sút.
- Lạm dụng chất kích thích: để giải tỏa những trạng thái tiêu cực, tuyệt vọng của bản thân, hầu hết người trầm cảm đều có xu hướng lạm dụng rượu bia, thuốc lá, cà phê, chất kích thích khác. Tuy nhiên việc lạm dụng các chất kích thích này trong thời gian dài sẽ gây ra giảm ham muốn, rối loạn chức năng tình dục ở cả nam và nữ giới. Đặc biệt nam giới bị trầm cảm nếu thường xuyên hút thuốc, uống rượu bia và dùng ma túy sẽ dễ mắc bệnh vô sinh hiếm muộn vì bị thay đổi cấu trúc tinh hoàn, giảm nồng độ testosterone, gia tăng tỷ lệ tinh trùng chết, khó cương cứng. Trong khi đó nữ giới cũng bị rối loạn kinh nguyệt, giảm chất lượng trứng, khó thụ thai.
- Các nhóm thuốc trong điều trị trầm cảm: Các loại thuốc được chỉ định trong trầm cảm thường gây ra rất nhiều tác dụng phụ không mong muốn, đặc biệt nếu dùng trong thời gian dài, một trong số đó chính là các vấn đề về sinh sản, đặc biệt là các nhóm thuốc hướng thần, thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin.
- Rối loạn giấc ngủ: một yếu tố khiến trầm cảm và bệnh vô sinh hiếm muộn trở nên có mối quan hệ mật thiết với nhau chính là do mất ngủ, thiếu ngủ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các hormone thức – ngủ melatonin và cortisol sẽ làm tăng khả năng giải phóng hormone sinh sản cần thiết ở cả nam và nữ, tuy nhiên việc thiếu ngủ sẽ cản trở điều này. Bệnh nhân trầm cảm thường khó ngủ, thức khuya, thậm chí suốt đêm và ngủ vào ban ngày, lâu dần sẽ dẫn tới rối loạn các hormone sinh sản.
- Trầm cảm làm giảm ham muốn: Rõ ràng những người trầm cảm thường có xu hướng cô lập bảo thân, không muốn tiếp xúc với ai, nhu cầu cho chuyện chăn gối của người bệnh cũng giảm đáng kể. Hoặc ngay khi quan hệ, vì không có hứng thú nên thời gian cả hai cũng không kéo dài dẫn tới khả năng thụ thai thành công cũng rất hạn chế.
- Chế độ sống thiếu khoa học: nhịp số sinh học bị xáo trộn, thiếu khoa học ở người trầm cảm cũng là yếu tố khiến chất lượng tinh trùng, trứng bị giảm sút và dễ mắc bệnh vô sinh hiếm muộn hơn.
Không chỉ trầm cảm và bệnh vô sinh hiếm muộn mới có mối liên kết với nhau mà tình trạng stress nặng trong thời gian dài, lo âu hay hàng loạt các rối loạn tâm thần khác cũng tác động rất xấu đến khả năng sinh sản ở cả nam và nữ.
Bệnh vô sinh hiếm muộn gây trầm cảm
Người gặp những khó khăn về sinh sản cũng có nguy cơ cao bị trầm cảm, đặc biệt là phụ nữ. Và nếu bị mắc trầm cảm trong hoàn cảnh này khả năng mang thai thành công càng thấp hơn, thậm chí có thể dẫn đến các hành vi tiêu cực khác để giải tỏa bản thân khỏi những cảm xúc khó khăn và đau khổ. Hơn hết nếu bị trầm cảm trong thời gian điều trị vô sinh thì sẽ làm giảm tiên lượng tiến triển điều trị của bệnh rất nhiều.
Bệnh vô sinh hiếm muộn và trầm cảm có mối tương chặt chẽ và có thể hình thành từ những yếu tố sau
- Áp lực từ việc sinh nở: áp lực này không chỉ từ gia đình mà còn từ những lời của những người xung quanh. Thực tế có những trường hợp dù cả hai vợ chồng đều không quá muốn có em bé nhưng luôn bị gia đình hai bên thúc giục, bị những người xung quanh đàm tiếu về việc không có con dẫn tới tâm trí luôn trong trạng thái tiêu cực, mệt mỏi, tuyệt vọng. Đặc biệt người phụ nữ nếu không sinh nở được luôn mang nhiều áp lực hơn, bị chê trách, hạ thấp danh dự, thậm chí bị ép phải ly dị.
- Kết quả điều trị: trầm cảm và bệnh vô sinh hiếm muộn đều không phải là những căn bệnh dễ dàng điều trị. Đặc biệt những gia đình mắc vô sinh hiếm muộn có thể phải tốn rất nhiều thời gian, công sức và cả tiền bạc để tìm kiếm tia hy vọng nhưng hành trình này cũng vô cùng gian nan. Việc có những kết quả thăm khám không khả quan, đã thử nhiều lần nhưng đều chưa có tiến triển tốt cũng khiến cho rất nhiều cặp vợ chồng cảm thấy áp lực và dễ rơi vào trầm cảm hơn.
- Ảnh hưởng từ các loại thuốc: Các nhóm thuốc được dùng trong điều trị vô sinh hiếm muộn đều làm thay đổi nội tiết tố, do đó có thể ảnh hưởng đến tâm trí, tinh thần của người bệnh. Một số có thể dễ kích động, cáu gắt, khó chịu kết hợp cùng những áp lực bên ngoài nên mắc trầm cảm.
- Vấn đề tài chính: như đã nói, hành trình điều trị vô sinh hiếm muộn không chỉ tiêu tốn nhiều thời gian, công sức mà còn cả tiền bạc nhưng không phải lúc nào cũng mang lại kết quả. Có những người tốn hàng trăm triệu, hàng tỷ đồng, phải đi ra nước ngoài để mong kiếm được một mụn con. Tuy nhiên không phải gia đình nào cũng có đủ nguồn tài chính để phục vụ cho các nhu cầu này, thậm chí nhiều người phải đi vay mượn khắp nơi. Áp lực tài chính, áp lực nợ nần đổ dồn trên vai nhưng vẫn chưa có kết quả khiến những người này không tránh rơi vào tuyệt vọng.
Trầm cảm và bệnh vô sinh hiếm muộn cùng những hệ lụy
Như đã nói, yếu tố tâm lý và sức khỏe luôn có mối liên quan mật thiết với nhau. Một người nếu bị trầm cảm và bệnh vô sinh hiếm muộn đồng thời thường cảm thấy cực kỳ tuyệt vọng, chán nản, mất hy vọng vào cuộc sống. Ở những người bị vô sinh hiếm muộn nhưng có tinh thần quá tiêu cực cũng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng kết quả điều trị cuối cùng.
Trầm cảm và bệnh vô sinh hiếm muộn có mối liên hệ mật thiết, tương tác qua lại với nhau và tác động trực tiếp đến cuộc sống hạnh phúc mỗi người. Nhiều cặp đôi dù rất yêu nhau nhưng việc không có con lại khiến cho tình cảm của họ có khoảng cách, chưa kể 1 trong hai người luôn trong tâm trạng tiêu cực, dễ kích động.
Thực tế với sự phát triển của nền y tế hiện đại như ngày nay, những người bị vô sinh hiếm muộn đã có những tiên lượng tốt hơn, có nhiều hy vọng hơn trước. Tuy nhiên do tinh thần luôn tiêu cực, stress, sinh hoạt không khoa học, dễ kích thích khiến khả năng thành công bị giảm đáng kể, thậm chí là sảy thai vì đã quá căng thẳng.
Nhiều người sau nhiều lần thử thất bại trở nên chán nản, cảm thấy bản thân vô dụng, tự trách cứ mình, luôn tự dằn vặt mình. Đặc biệt khi nếu người phụ nữ là người không thể mang thai thường bị những người xung quanh chê trách, coi thường, bị bắt ly hôn. Một số người khi nhân kết quả vô sinh nhưng bác sĩ lại không khéo léo khi thông báo dẫn tới bệnh nhân đau khổ và tuyệt vọng. Rất nhiều trong số đó đã nghĩ đến việc tiêu cực nhất chính là tự tử vì không thể chịu được áp lực.
Trầm cảm cùng vô sinh hiếm muộn cần làm gì?
Dù gặp vấn đề nào trước, trầm cảm hay vô sinh hiếm muộn nhưng việc mắc hai căn bệnh này đồng thời cũng gây ra rất nhiều hệ lụy không mong muốn đến sức khỏe, tinh thần và cả cuộc sống của cả gia đình chứ không chỉ đơn giản là cá nhân của người bệnh. Vậy khi mắc trầm cảm và bệnh vô sinh hiếm muộn người bệnh cần phải làm gì?
Bản thân người bệnh đầu tiên cần phải cực kỳ bình tĩnh, nhanh chóng thăm khám tại các bệnh viện lớn uy tín và thực hiện theo những chỉ dẫn chuyên môn của bác sĩ. Với nền y học hiện đại ngày nay đã mang đến rất nhiều tiên lượng tốt cho các bệnh nhân vô sinh hiếm muộn và thực tế cũng có rất nhiều bệnh nhân đã đạt được thành công chào đón những đứa con ra đời sau rất nhiều khó khăn.
Mặt khác nếu tỉ lệ thấp, một biện pháp khác cũng đáng để các cặp vợ chồng tham khảo, cho dù chi phí có thể tốn kém hơn chính là thụ tinh nhân tạo. Nhiều cặp vợ chồng hiện nay cũng đã lựa chọn phương pháp này và những đứa con được chào đời hoàn toàn khỏe mạnh, xinh đẹp, thông minh, hạnh phúc, phát triển toàn toàn bình thường và đạt được những thành công lớn.
Tuy nhiên, dù là với phương pháp nào nhưng chỉ khi tinh thần tích cực, thoải mái thì tỉ lệ thành công chắc chắn sẽ cao hơn. Do đó việc điều trị hiếm muộn song song với vô sinh cũng là điều cực kỳ cần thiết. Bạn có thể tham khảo việc dùng thuốc, trị liệu tâm lý kết hợp với một lối sống lành mạnh, suy nghĩ đến những điều tích cực hơn thì sẽ thấy tinh thần nhẹ nhàng hơn hẳn. Chăm sóc tâm lý cho những người vô sinh hiếm muộn cũng là vấn đề được nhiều bác sĩ chỉ định hiện nay.
Mặt khác, vai trò của người chồng/ vợ trong gia đình mà một trong hai bị trầm cảm và bệnh vô sinh hiếm muộn cũng cực kỳ quan trọng. Mắc bệnh là điều không ai mong muốn và bản thân họ vốn đã rất đau khổ nên người bạn đời tuyệt đối không nên chỉ trích hay làm tổn thương người đầu ấp chăn gối với mình hằng ngày. Động viên tinh thần, quyết tâm, chia sẻ chính là liều thuốc tốt nhất để xoa dịu những lắng lo, đau khổ cho tâm trí người bệnh.
Và, thực sự, cho dù đứa con là sự kết nối chắc chắn nhất trong tình yêu nhưng điều này hoàn toàn không có nghĩa là chỉ khi vợ chồng có con mới có được hạnh phúc. Tất nhiên vẫn không thể phủ nhận được điều này nhưng khi cả hai thực sự tôn trọng, yêu thương và vì nhau thì dù có con hay không, họ vẫn có cách để biến cả hai trở nên hạnh phúc. Kể cả chỉ có hai người cùng chung sống với nhau hay xin con nuôi cũng đều có thể tạo ra được một tổ ấm vững chắc.
Tất nhiên, nghe thì có vẻ đơn giản nhưng việc một người nào đó bị vô sinh dẫn tới trầm cảm hay ngược lại, vì trầm cảm nên dẫn tới vô sinh vẫn là vấn đề rất nghiêm trọng. Nhưng chỉ cần cả hai vợ chồng luôn yêu thương, thấu hiểu, biết lắng nghe chia sẻ và thực sự vì nhau thì mọi khó khăn đều hoàn toàn có thể vượt qua.
Giảm thiểu nguy cơ trầm cảm và bệnh vô sinh hiếm muộn
Với những người đang mắc trầm cảm và bệnh vô sinh hiếm muộn đồng thời sẽ được điều trị song song bằng thuốc lẫn các liệu pháp tâm lý để mang lại những cải thiện tốt nhất cả về thể chất lẫn tinh thần. Hiện nay một số bệnh viện phụ sản cũng đã tham khảo việc đưa các liệu pháp tinh thần trong điều trị để giảm thiểu mức độ căng thẳng, lo âu quá mức cho các bệnh nhân vô sinh hiếm muộn nhằm tăng tỷ lệ thụ thai cao hơn.
Mặc dù trầm cảm và vô sinh hiếm muộn là hai vấn đề sức khỏe hoàn toàn khác biệt nhau nhưng lại có mối tương quan với nhau rất mạnh mẽ. Việc thay đổi một chế độ sống khoa học lành mạnh, tích cực, tinh thần thoải mái, có thể mang đến lợi ích cho tất cả mọi người, không chỉ để phòng tránh nguy cơ trầm cảm hay vô sinh hiếm muộn.
Một số biện pháp có thể làm giảm nguy cơ trầm cảm và bệnh vô sinh hiếm muộn cho tất cả mọi người như
- Duy trì thói quen sống khoa học, tập luyện thể dục thể thao hằng ngày vừa tốt cho tinh thần, vừa tốt cho sức khỏe sinh sản. Các nghiên cứu đã chỉ ra việc tập thể dục đều đặn hằng ngày có thể giúp giảm nguy cơ vô sinh do rối loạn rụng trứng ở phụ nữ đồng thời gian tăng chất lượng tinh trùng ở nam giới.,
- Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học lành mạnh, tăng cường các nhóm rau xanh và trái cây, các loại hạt. Đặc biệt những cặp vợ chồng muốn mang thai có thể tăng cường bổ sung các nhóm thực phẩm như Acid folic, kẽm, vitamin B12, hoặc trao đổi thêm cùng bác sĩ nếu có dự định mang thai
- Đảm bảo duy trì giấc ngủ đầy đủ mỗi ngày, hạn chế việc thức khuya hay ngủ dậy muộn kéo dài.
- Tránh xa việc sử dụng, bia rượu, thuốc lá và các chất kích thích là điều cực kỳ quan trọng nếu muốn phòng tránh trầm cảm và bệnh vô sinh hiếm muộn
- Hạn chế các loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe như các loại đồ ăn nhanh, đồ ăn đã được chiên xào nhiều lần, đồ ăn không đảm bảo vệ sinh an toàn…
- Duy trì cân nặng hợp lý, tránh tăng hay giảm cân quá nhanh
- Hạn chế việc tiếp xúc quá nhiều với các thiết bị công nghệ bởi đây cũng là một trong những yếu tố có thể gây vô sinh hiếm muộn và cũng không tốt cho hệ thống thần kinh
- Khám tiền hôn nhân, đảm bảo cả hai có khả năng sinh sản bình thường trước khi cưới để sớm có hướng giải quyết, tránh các tình huống sau khi kết hôm mới phát hiện một trong hai vô sinh sẽ gây ra rất nhiều rắc rối
- Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, hướng đến những giá trị tích cực hơn mỗi ngày, hạn chế để các vấn đề tiêu cực làm tinh thần đau khổ
Việc được chẩn đoán trầm cảm và bệnh vô sinh hiếm muộn là điều không có ai là mong muốn. Hơn hết trầm cảm không chỉ làm ảnh hưởng đến sinh sản hay vô sinh hiếm muộn không chỉ làm tăng nguy cơ trầm cảm mà còn gây ra hàng loạt vấn đề khác. Do đó trong trường hợp này, cả vợ và chồng, dù ai là người mắc bệnh cũng phải thực sự bình tĩnh để giải quyết vấn đề.
Trầm cảm và bệnh vô sinh hiếm muộn có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, đòi hỏi mỗi người cần nhanh chóng thay đổi lối sống khoa học, lành mạnh hơn để phòng tránh các vấn đề này từ ngay bây giờ. Hy vọng những chia sẻ trên đây của Tạp chí tâm lý học đã mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích và hiểu rõ hơn về sự liên kết giữa hai căn bệnh này, từ đó có hướng phòng tránh phù hợp hơn.
Có thể bạn quan tâm:
- Tâm lý bất ổn là gì? Dấu hiệu và Hướng khắc phục hiệu quả
- Trầm cảm thể thao – Mặt trái đằng sau những kỉ lục đỉnh cao
- Nguy cơ trầm cảm do mạng xã hội – Hồi chuông cảnh báo giới trẻ
- Cách kiểm soát cảm xúc sau biến cố
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!