Trẻ tự làm đau mình: Nguyên nhân và cách Ba Mẹ xử lý
Đôi khi trẻ tự làm đau mình mà chúng không biết được hành động này cảnh báo không ít tình trạng nghiêm trọng. Nếu phát hiện trẻ thường xuyên có hành vi tự gây tổn thương, cảm thấy cô đơn, dễ stress mọi người cần phải nhận biết sớm để có biện pháp can thiệp phù hợp cho trẻ.
Dấu hiệu cho thấy trẻ đang tự làm đau mình
Nếu mọi người có nghi ngờ rằng một đứa trẻ đang tự gây tổn thương cho bản thân, hãy gần gũi chúng cùng sự thông cảm và thấu hiểu hoặc cung cấp hỗ trợ tâm lý cần thiết. Dưới đây là những dấu hiệu để nhận biết trẻ tự làm đau mình:
- Trẻ có những vết thương không rõ nguyên nhân, có thể là cắn, cào, vết thương từ các vật sắc nhọn
- Trẻ có những vết thương lặp lại ở cùng một vị trí hoặc ở nhiều vị trí trên cơ thể.
- Trẻ có thể có thói quen cố tình tự làm đau mình như đâm, gãi thường xuyên làm những hành động này mà không cần có bất kỳ lý do rõ ràng.
- Tổn thương có thể xuất hiện khi trẻ đang gặp phải áp lực tinh thần hoặc căng thẳng.
- Trẻ từ chối hoặc cảm thấy không thoải mái khi bàn luận về tình trạng tự làm tổn thương mình.
- Có những dấu hiệu khác của vấn đề tâm lý như rối loạn lo âu ở trẻ em, trầm cảm ở trẻ em hoặc hành vi tự tổn thương khác.
Nguyên nhân khiến trẻ tự làm đau mình
Trẻ tự làm đau mình là một hành vi đáng chú ý đối với các bậc phụ huynh và nhà trường, tình trạng này thường đưa ra cảnh báo về các vấn đề nghiêm trọng đang diễn ra. Việc nhận biết và hiểu rõ nguyên nhân để có cách can thiệp phù hợp sẽ giúp trẻ vượt qua một cách an toàn và hiệu quả.
1. Nguyên nhân không phải từ bệnh lý
Trẻ em có thể tự làm đau mình vì nhiều lý do khác nhau, từ việc khám phá cơ thể đến việc thu hút sự chú ý từ mọi người xung quanh. Tuy nhiên, không phải lúc nào các tình trạng này cũng là dấu hiệu của một loại bệnh, dưới đây là một số trường hợp không phải bệnh lý nhưng cũng không được coi thường:
- Trẻ em có thể tự làm đau mình để thu hút sự chú ý từ cha mẹ, điều này thường xảy ra khi trẻ cảm thấy bị bỏ rơi hoặc không được quan tâm nhiều.
- Một số trẻ tự làm tổn thương bản thân do cảm xúc không ổn định hoặc không biết cách giải phóng cảm xúc tiêu cực.
- Trẻ em thường tò mò về cơ thể của chúng dẫn đến các em tự làm đau mình để khám phá cơ thể hoặc thử sức chịu đựng của bản thân.
- Trẻ có thể tự làm đau mình do phản ứng với môi trường xung quanh chẳng hạn như khi chúng cảm thấy không thoải mái với ánh sáng, âm thanh hoặc mùi hương.
- Thói quen như bứt tóc, gãi da hoặc ấn vào một vị trí cụ thể trên cơ thể của trẻ mà không rõ lý do.
2. Nguyên nhân do bệnh lý
Bên cạnh tình trạng trẻ tự hủy hoại bản thân gây ra một số trường hợp không phải bệnh lý. Dưới đây là một số trường hợp khi trẻ tự làm đau mình có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý cụ thể:
2.1 Tự kỷ
Trong một số trường hợp, trẻ tự làm đau mình có thể là một dấu hiệu của tự kỷ.
Ví dụ trẻ tự lấy vật sắc nhọn để cắt tay mình mà không có sự hiểu biết về nguy hiểm hoặc mục đích của hành động đó. Điều này có thể là một biểu hiện khả năng cảm nhận cảm xúc của trẻ tự kỷ.
2.2 Rối loạn hành vi cảm xúc
Trẻ tự làm đau mình có thể là một cách để chúng xử lý cảm xúc khi không biết cách thể hiện ra bên ngoài một cách đúng đắn. Điều này có thể ám chỉ đến sự khó chịu hoặc cảm giác bất an không được giải quyết.
Một đứa trẻ có thể phản ứng bằng cách tự đập đầu vào tường sau khi gặp một tình huống xung đột với bạn bè hoặc gia đình. Thực hiện hành động này để trẻ thể hiện sự tức giận hoặc khó chịu mà chúng không biết cách diễn tả.
2.3 Rối loạn tăng động, giảm chú ý (ADHD)
Trẻ tự gây tổn thương cho bản thân có thể là một cách mà chúng thực hiện khi gặp khó khăn trong việc tập trung hoặc kiểm soát cảm xúc, hành vi.
Chẳng hạn như một số trẻ thường xuyên tự gãi hay cắn da trong những tình huống căng thẳng. Trẻ có xu hướng làm như vậy với mục đích giải tỏa sự hồi hộp hoặc để giữ bình tĩnh, một đặc điểm rất phổ biến của ADHD.
Cách Ba Mẹ xử lý khi thấy con tự làm đau mình
Khi phát hiện con mình tự làm đau, là bố mẹ, điều quan trọng nhất là phản ứng một cách bình tĩnh và nhạy cảm, đồng thời tạo môi trường an toàn để con có thể chia sẻ. Dưới đây là các bước bố mẹ có thể làm để xử lý tình huống này:
1. Giữ bình tĩnh
Phản ứng đầu tiên của bố mẹ thường là lo lắng, hoảng sợ, hoặc thậm chí giận dữ. Tuy nhiên, việc giữ bình tĩnh là rất quan trọng để không khiến trẻ cảm thấy bị đe dọa, sợ hãi hoặc tội lỗi hơn. Hãy cho trẻ thấy rằng bạn quan tâm và sẵn sàng lắng nghe.
2. Không chỉ trích hoặc phán xét
Đừng la mắng, trách móc hay chỉ trích hành vi tự làm đau của trẻ. Điều này có thể khiến trẻ cảm thấy bị cô lập và ngăn cản chúng chia sẻ thêm. Hãy thể hiện rằng bạn hiểu hành động này có thể là dấu hiệu của nỗi đau tinh thần mà trẻ đang chịu đựng.
3. Tạo không gian để con chia sẻ
Hãy tìm cách trò chuyện với con trong một không gian an toàn và không áp lực. Sử dụng các câu hỏi nhẹ nhàng như:
- “Con cảm thấy như thế nào khi làm vậy?”
- “Có điều gì khiến con lo lắng hoặc buồn bã không?”
Hãy tôn trọng những gì con chia sẻ, không ngắt lời hay ép buộc chúng phải nói ngay lập tức.
4. Khẳng định tình yêu thương và sự ủng hộ
Hãy chắc chắn rằng con biết bố mẹ luôn ở bên cạnh để hỗ trợ. Đôi khi, trẻ tự làm đau vì cảm thấy cô đơn hoặc không được yêu thương. Hãy nhắc nhở con rằng bạn luôn sẵn sàng giúp đỡ, dù có bất kỳ khó khăn nào.
5. Giúp con học cách đối phó lành mạnh
Trẻ có thể không biết cách xử lý cảm xúc của mình một cách lành mạnh. Bố mẹ có thể cùng con tìm hiểu các kỹ năng quản lý cảm xúc, như hít thở sâu, viết nhật ký, vẽ tranh, hoặc tập thể dục để giải tỏa căng thẳng thay vì tự làm đau.
6. Xây dựng môi trường tích cực tại nhà
Hãy đảm bảo rằng trẻ cảm thấy an toàn và thoải mái tại nhà. Bố mẹ cần tạo môi trường để trẻ có thể tự do bày tỏ cảm xúc và ý kiến của mình mà không sợ bị phê phán. Hãy dành thời gian trò chuyện và chơi cùng trẻ, giúp xây dựng mối quan hệ gần gũi và đáng tin cậy.
7. Xây dựng môi trường an toàn cho trẻ
Để xây dựng một môi trường an toàn, trước hết mọi người cần phải hiểu rõ về vấn đề tự làm đau mình ở trẻ em. Tạo một môi trường mà chúng có thể cảm thấy thoải mái và tin tưởng để chia sẻ về cảm xúc của mình, không bị đánh giá hoặc bị trách móc. Điều này đòi hỏi sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè, và nhà trường.
Hãy để các vật dụng như dao, kéo hoặc bất kỳ vật dụng nào gây nguy hiểm đến trẻ ra xa tầm tay của chúng. Đồng thời, trẻ em cần được giảng dạy về cách nhận biết và giải quyết cảm xúc của chúng một cách tích cực cũng như tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần thiết.
Trẻ em phải được cung cấp các kỹ năng tự chăm sóc, học cách xây dựng mối quan hệ tích cực và kỹ năng giải quyết vấn đề để chúng tự tin xây dựng môi trường an toàn cho mình.
8. Hỗ trợ tư vấn, trị liệu tâm lý từ chuyên gia
Nếu tình trạng tự làm đau mình của trẻ em trở nên nghiêm trọng, việc tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chuyên gia tâm lý học là vô cùng cần thiết. Những chuyên gia này có thể cung cấp các phương pháp và kỹ thuật hỗ trợ hiệu quả.
Nhà trị liệu sẽ tiến hành một cuộc đánh giá cẩn thận đối với những dấu hiệu của hành vi trẻ tự làm đau mình. Họ có thể trò chuyện với trẻ, quan sát hành vi, hỏi ý kiến từ gia đình và nhà trường.
Trẻ em có thể được hướng dẫn tham gia vào các buổi tư vấn cá nhân hoặc tập thể để giúp chúng hiểu rõ hơn và học cách quản lý cảm xúc của mình. Liệu pháp Nhận Thức – Hành Vi (CBT) là một phương pháp hiệu quả được sử dụng trong việc điều trị nhiều vấn đề tâm lý, bao gồm cả hành vi tự làm đau ở trẻ.
Ví dụ trẻ em bị rối loạn hành vi cảm xúc do tự làm đau mình, trong quá trình trị liệu tâm lý từ chuyên gia trẻ sẽ học cách nhận biết, thay đổi suy nghĩ và hành vi tiêu cực. Chúng sẽ kiểm soát được cảm xúc không để có những hành động tự đánh mình.
9. Giám sát và đồng hành cùng trẻ
Theo dõi chặt chẽ hành vi của con mà không làm trẻ cảm thấy bị giám sát quá mức. Đồng thời, đồng hành cùng con trong các hoạt động hàng ngày, từ việc học tập đến giải trí, để trẻ không cảm thấy cô đơn hoặc bị bỏ rơi.
Việc xử lý một cách nhạy cảm, thấu hiểu và chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ từ chuyên gia là rất quan trọng trong quá trình giúp trẻ vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Trẻ tự làm đau mình bằng cách làm tổn thương bản thân, hội chứng này đang trở nên phổ biến, đáng lo ngại hơn cần được can thiệp càng sớm càng tốt. Mọi người cần thấu hiểu, chia sẻ yêu thương và hỗ trợ để giúp trẻ phát triển một cách lành mạnh và hạnh phúc.
Có thể bạn quan tâm:
- Rối loạn giấc ngủ ở trẻ tự kỷ: Dấu hiệu nhận biết và Điều trị
- Thực trạng trẻ nghiện điện thoại: Cha mẹ cần sớm can thiệp
- Rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!