Hội chứng sợ đi học (Didaskaleinophobia) và cách vượt qua

Nhiều người hay lầm tưởng về việc chỉ những học sinh kém, lười biếng mới có cảm giác sợ đi học, sợ đến trường. Tuy nhiên, trong thực thế thì việc trẻ nhỏ có cảm giác lo sợ quá mức về vấn đề học tập có thể là biểu hiện cảnh báo của hội chứng sợ đi học (Didaskaleinophobia) mà các bậc phụ huynh nên tìm hiểu và quan tâm nhiều hơn. 

Hội chứng sợ đi học
Hội chứng sợ đi học khiến nhiều trẻ nhỏ cảm thấy lo lắng, sợ hãi tột độ khi phải đến trường.

Hội chứng sợ đi học (Didaskaleinophobia) là gì?

Bạn đã có bao giờ tồn tại cảm giác lo sợ mỗi khi chuẩn bị đến trường, vào mỗi buổi sáng thức dậy đều muốn được ngủ thêm và thiếu động lực để đi học. Thậm chí bạn còn có thể nêu ra hàng loạt lý do để không phải đến trường, cố ý giả bệnh để được ở nhà.

Theo nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, không thích đi học chưa hẳn là sự lười biếng của nhiều trẻ nhỏ mà nó có khả năng là dấu hiệu của hội chứng Didaskaleinophobia – hội chứng sợ đi học. Những người mắc phải hội chứng này thường có nỗi sợ kéo dài dai dẳng về việc phải đi học, đến trường.

Không chỉ riêng các em học sinh cấp 1, cấp 2 mà ngay cả những sinh viên đại học cũng có nguy cơ mắc phải hội chứng này. Khi nhắc đến việc phải đến trường sẽ khiến cho các em cảm thấy vô cùng căng thẳng, lo lắng hoặc thậm chí có thể buồn nôn, nôn mửa, ngất xỉu nếu liên tục bị ép buộc đến trường.

Nhiều người hay lầm tưởng rằng chỉ có những học sinh yếu kém, lười biếng mới mắc phải hội chứng sợ đi học. Nhưng trong thực tế nhận thấy rằng, bất kỳ ai, bất kể lứa tuổi nào cũng có thể mắc phải Didaskaleinophobia và thậm chí, những em học sinh có thành tích xuất sắc lại càng có xu hướng phát triển hội chứng này hơn so với bình thường.

Hội chứng sợ đi học
Hội chứng sợ đi học ảnh hưởng đến rất nhiều trẻ em, kể cả những học sinh, sinh viên đại học.

Trong kết quả của một cuộc khảo sát được thực hiện trên 1.040 học sinh của các trường THPT trọng điểm tại TPHCM cho thấy rằng, có đến hơn 65% các trường hợp học sinh chia sẻ về những biểu hiện có liên quan đến hội chứng sợ đi học, trong đó có khoảng hơn 20% là học sinh giỏi và hơn 35% là học sinh khá.

Tuy nhiên, phần lớn các em vẫn chưa biết và hiểu rõ về sự tồn tại của Didaskaleinophobia nên việc phát hiện và can thiệp cũng gặp nhiều sự chậm trễ. Theo chia sẻ của các chuyên gia thì phần lớn những trường hợp được tiến hành thăm khám đều đã xuất hiện các hành vi tiêu cực, mất kiểm soát gây ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập, sức khỏe và chất lượng cuộc sống hàng ngày.

Hiện nay, hội chứng sợ đi học vẫn chưa thực sự được công nhận là một rối loạn tâm thần riêng biệt và chứa có chẩn đoán chính thức dựa theo Sổ tay chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần của Hiệp hội tâm thần Hoa Kỳ phiên bản thứ 5  (DSM-5). Theo nhận định của các nhà khoa học thì đây được xem là một trong các dạng của rối loạn lo âu thường khởi phát sớm ở trẻ từ 4 đến 6 tuổi – thời điểm trẻ bắt đầu tiếp xúc với môi trường học tập.

Chính vì thế, các bậc phụ huynh cần nâng cao hiểu biết của mình về hội chứng sợ đi học, hiểu rõ hơn về các dấu hiệu nhận biết để có thể kịp thời phát hiện và hỗ trợ phù hợp cho trẻ. Nếu được điều trị trong giai đoạn sớm, những trẻ nhỏ mắc phải hội chứng Didaskaleinophobia hoàn toàn có thể phục hồi được tình trạng sức khỏe, cải thiện những hành vi, suy nghĩ sai lệch và cân bằng lại đời sống tích cực.

Biểu hiện của hội chứng sợ đi học

Trong thực tế thì cảm giác chán học, không muốn đến trường thường xuất hiện ở rất nhiều trẻ nhỏ. Chắc hẳn trong chúng ta cũng đã từng trải qua cảm giác lười biếng, không thích việc phải đi học và có thể tạo ra nhiều lý do để trốn tránh cho hoạt động này.

Tuy nhiên, đối với những trường hợp mắc phải hội chứng sợ đi học, các biểu hiện sẽ trở nên đặc trưng, xuất hiện một cách liên tục với mức độ nghiêm trọng, dữ dội hơn so với bình thường. Cảm giác sợ đi học bao trùm lên tâm trí và ảnh hưởng đến hành vi của nhiều trẻ nhỏ, khiến trẻ khó có thể kiểm soát và khống chế hiệu quả.

Hội chứng sợ đi học
Didaskaleinophobia khiến nhiều trẻ không thể tập trung, duy trì khả năng học tập hiệu quả, tích cực.

Cụ thể một số biểu hiện thường gặp ở trẻ mắc hội chứng sợ đi học như:

  • Luôn tồn tại cảm giác sợ hãi khi phải đi học hoặc thậm chí bị căng thẳng, lo lắng quá mức khi có ai đó nhắc đến việc phải đến trường.
  • Có xu hướng tránh né việc trao đổi về các vấn đề học tập, đi học.
  • Một số trường hợp sẽ cảm thấy sợ hãi quá mức về một môn học nào đó, kể cả giáo viên dạy môn học ấy.
  • Bị ám ảnh và hoảng sợ khi nghe tiếng chuông báo thức. Đây là âm thanh gây nên sự sợ hãi tột độ đối với nhiều trẻ đang mắc phải hội chứng sợ đi học, bởi nó là dấu hiệu cảnh báo về việc trẻ phải sắp đến trường.
  • Luôn tìm kiếm nhiều lý do để không phải đi học. Có thể nói dối, giả bệnh để lảng tránh việc phải đến trường.
  • Luôn hy vọng có một sự kiện, tình huống nào đó xảy ra để giúp ngăn chặn việc phải đến trường.
  • Có cảm giác như cơ thể yếu đi, ốm nặng hoặc xuất hiện các triệu chứng “giả” về thể chất bởi tâm lý luôn mong muốn không phải đi học.
  • Nhiều trẻ có xu hướng tự làm tổn thương bản thân, gây ra các vấn đề về sức khỏe để trốn tránh việc đến trường.
  • Nếu bắt buộc phải đi học, trẻ có thể trở nên căng thẳng tột độ, mất kiểm soát về hành vi hoặc thậm chí là nôn mửa, ngất xỉu.
  • Nhiều trẻ thường rơi vào trạng thái rối loạn giấc ngủ, trằn trọc không ngủ được, hay mơ gặp ác mộng vì lo lắng sáng hôm sau sẽ phải đi học.
  • Do cảm giác tiêu cực về trường học nên trẻ khó có thể giữ được sự tập trung khi ở lớp, dễ bị xao nhãng khi học tập. Vì thế, những trẻ mắc hội chứng sợ đi học thường sẽ có kết quả học tập yếu kém, khó đạt được những thành tích như mong muốn.

Các biểu hiện của hội chứng sợ đi học chỉ xuất hiện khi có các yếu tố tác động như suy nghĩ về việc đi học, có ai đó nhắc đến những cụm từ liên quan đến học tập hoặc khi bắt buộc phải đến trường. Ngoài ra, khi ở môi trường khác ngoài trường học trẻ vẫn sẽ  duy trì được trạng thái tâm lý ổn định, đáp ứng tốt các sinh hoạt đời sống hàng ngày.

Hội chứng sợ đi học – Nguyên nhân do đâu?

Các biểu hiện của hội chứng sợ đi học khiến cho nhiều người thường nghĩ rằng trẻ lười biếng nên không muốn đến trường. Không những thế, các bậc phụ huynh còn có xu hướng la mắng, trách phạt hoặc thậm chí là sử dụng đòn roi với con cái để răng đe về thói hư tật xấu này.

Cũng bởi, học tập là một trong các hoạt động quan trọng góp phần xây dựng nên nhiều khía cạnh khác của đời sống. Nó không chỉ mang đến cho con người những kiến thức, kỹ năng vững chắc mà còn tạo ra một tầm nhìn rộng lớn giúp cho cuộc sống của họ dần được nâng cao và phát triển tốt đẹp hơn.

Chính vì thế, bất kỳ bậc phụ huynh nào cũng mong muốn con cái có thể học tập thật tốt, đạt được nhiều thành tích xuất sắc để tạo tiền đề vững chắc cho tương lai. Vì thế, việc hỗ trợ xác định rõ nguyên nhân khiến cho trẻ mắc phải hội chứng sợ đi học cũng là một trong các bước cần thiết để kịp thời hỗ trợ khắc phục, cải thiện lành mạnh cho trẻ nhỏ, từ đó giúp trẻ xây dựng lại khả năng học tập tích cực hơn.

Hội chứng sợ đi học
Các trải nghiệm tiêu cực tại trường lớp có thể gây ám ảnh và hình thành nỗi sợ đi học ở trẻ

Dưới đây là một số yếu tố có thể ảnh hưởng và làm khởi phát hội chứng Didaskaleinophobia như:

1. Các trải nghiệm tiêu cực tại trường học

Đây có thể được xem là nguyên nhân phổ biến gây nên những nỗi sợ kéo dài dai dẳng đối với việc đi học của nhiều trẻ nhỏ. Nếu trước đây trẻ đã từng là nạn nhân của bạo lực học đường, thường xuyên bị la mắng, trách phạt tại lớp, bị bạn bè cô lập, trêu ghẹo thì trẻ có thể hình thành tâm lý lo sợ, không thích đến trường.

2. Áp lực học tập quá lớn

Trong các cuộc khảo sát thực tế nhận thấy rằng, áp lực học tập cũng có thể là lý do khiến cho nhiều trẻ trở nên e ngại việc đến trường. Các kỳ vọng quá lớn đến từ ba mẹ, thầy cô, bạn bè khiến cho nhiều trẻ cảm thấy “sợ” việc học. Đặc biệt là cảm giác căng thẳng, lo lắng khi không đạt được những thành tích đáng mong đợi khiến trẻ dần mất động lực.

3. Thiếu sự quan tâm của gia đình

Nhiều trẻ nhỏ do thiếu hụt tình yêu thương và sự quan tâm của gia đình nên có xu hướng không muốn rời xa tổ ấm của mình, lo ngại về việc sẽ bị bỏ rơi nếu trẻ rời xa ba mẹ. Đây được xem là một trong các biểu hiện của chứng rối loạn lo âu chia ly mà nhiều trẻ thường mắc phải. Nó khiến cho trẻ hình thành suy nghĩ, nếu đến trường trẻ sẽ không thể ở cạnh ba mẹ, gia đình hoặc thậm chí sẽ bị chia cắt, ruồng bỏ.

4. Sự bảo bọc của gia đình

Các chuyên gia tâm lý cũng cho biết rằng, sự bao bọc, che chở quá mức của gia đình cũng có thể khiến nhiều trẻ hình thành tâm lý ỷ lại, khó thích ứng với sự thay đổi của môi trường. Khi trẻ đã quen với sự nuông chiều của ba mẹ thì khi bắt buộc phải bước vào môi trường học tập với những quy tắc nghiêm ngặt hơn sẽ khiến trẻ cảm thấy hoảng sợ, căng thẳng tột độ.

5. Ảnh hưởng từ các khiếm khuyết học tập

Những sự hạn chế trong quá trình học tập có thể khiến cho các em hình thành nên nỗi sợ quá mức về việc phải đến trường. Trong các nghiên cứu khoa học nhận thấy rằng, những trẻ chậm nói, chậm phát triển ngôn ngữ, khả năng vận dụng tư duy, nhận thức kém cũng sẽ có xu hướng mắc phải hội chứng Didaskaleinophobia cao hơn so với bình thường.

6. Những nỗi sợ liên quan đến việc đi học

Một số ám ảnh trên đường đi học như bị chó rượt, đi qua nghĩa trang, kẹt xe, đường đi học khó khăn,…có thể khiến cho nhiều trẻ cảm thấy ám ảnh và hình thành nỗi sợ to lớn. Mặc dù các yếu tố này không xuất phát từ trường học nhưng nó có liên quan đến việc phải đến trường nên cũng có thể xem là nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ mắc phải hội chứng sợ đi học.

Mặc dù có khá nhiều giả thuyết về nguyên nhân gây ra hội chứng sợ đi học nhưng cho đến hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định được lý do cụ thể và chính xác về tình trạng này. Trong thực tế, đây chỉ là những yếu tố có khả năng làm gia tăng nguy cơ chứ không thể quyết định được hoàn toàn tỷ lệ mắc phải Didaskaleinophobia của con người. Cũng bởi, không phải tất cả những ai trải qua những vấn đề nêu trên cũng sẽ bị hội chứng sợ đi học.

Hội chứng Didaskaleinophobia ảnh hưởng thế nào?

Như đã chia sẻ, học tập là điều cần thiết và rất quan trọng đối với mỗi con người. Hành trình học tập không chỉ mang đến cho chúng ta tri thức mà còn giáo dục cả về cảm xúc, hành vi, tình cảm và đạo đức làm người.

Chính vì thế, đối với những trường hợp trẻ mắc phải hội chứng sợ đi học sẽ tạo nên những mặt cản trở đối với quá trình tiếp nhận kiến thức, thông tin và rèn luyện kỹ năng. Những đứa trẻ này nếu không sớm được khắc phục tốt trạng thái tâm lý, điều chỉnh nỗi sợ phù hợp sẽ làm trẻ mất đi nhiều cơ hội để tạo dựng các tiền đề vững chắc cho sự phát triển, ổn định trong tương lai.

Hội chứng sợ đi học
Phần lớn những trẻ bị Didaskaleinophobia sẽ không thể đạt được thành tích học tập tốt do ảnh hưởng bởi nỗi sợ thường trực.

Hội chứng sợ đi học khiến cho trẻ nhỏ luôn tồn tại những sự lo lắng, căng thẳng khi phải đến trường. Điều này làm cho trẻ không thể tập trung, chú ý hoàn toàn vào việc học, thường hay lơ là, xao nhãng hoặc thậm chí có những hành vi chống đối trong lúc học tập. Cũng chính vì thế mà thành tích học của trẻ sẽ bị ảnh hưởng rất lớn, trẻ thường không theo kịp tốc độ của bạn bè, dễ bỏ lỡ những kiến thức quan trọng.

Một số trẻ do căng thẳng quá mức có thể thực hiện các hành vi chống đối, gây tổn thương đến bản thân hoặc thậm chí là nôn ói, ngất xỉu khi được đưa đến trường. Tình trạng này không chỉ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ mà còn có thể làm cản trở đến quá trình học tập, tiếp thu kiến thức của các bạn cùng trang lứa.

Ngoài ra, những biểu hiện bất thường của trẻ cùng với thành tích học tập yếu kém có thể khiến cho trẻ trở thành tâm điểm của mọi sự trêu chọc, chỉ trích của bạn bè, thầy cô. Điều này càng khiến cho tâm lý của trẻ trở nên tồi tệ, những ám ảnh về trường học càng bị gia tăng và có nguy cơ phát triển thành các rối loạn tâm thần nguy hiểm hơn, cụ thể như trầm cảm, rối loạn cảm xúc, rối loạn hành vi, rối loạn lo âu,…

Cách vượt qua hội chứng sợ đi học

Hiện tại vẫn chưa có các phương thức cụ thể về việc chẩn đoán hội chứng sợ đi học. Thông thường, các bác sĩ chuyên khoa sẽ dựa vào những biểu hiện đặc trưng của trẻ nhỏ, thời gian kéo dài và các yếu tố liên quan để đưa ra nhận định cụ thể, xác thực nhất.

Quá trình chẩn đoán Didaskaleinophobia có thể mất nhiều thời gian và dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe tâm thần khác nên cần được tiến hành bởi những bác sĩ giàu kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn cao. Sau khi đưa ra được kết luận cuối cùng, bác sĩ sẽ tư vấn và trao đổi trực tiếp cùng với gia đình, phụ huynh của trẻ để có thể đưa ra phương pháp hỗ trợ can thiệp phù hợp nhất.

Việc điều trị và cải thiện hội chứng sợ đi học sẽ được kết hợp nhiều biện pháp khác nhau, phổ biến nhất là sử dụng trị liệu tâm lý, hỗ trợ từ thuốc cùng với những thay đổi tích cực trong sinh hoạt, giáo dục tại nhà. Cụ thể về các biện pháp sẽ được áp dụng như:

1. Trị liệu tâm lý

Hội chứng sợ đi học tuy chưa được công nhận là một chứng rối loạn tâm thần riêng lẻ nhưng nó được hỗ trợ can thiệp giống như một triệu chứng đặc trưng của rối loạn lo âu vì thế, trị liệu tâm lý chính là phương pháp chủ chốt mang đến nhiều lợi ích tích cực cho quá trình điều trị. Tùy vào tình trạng sức khỏe, mức độ nghiêm trọng của mỗi trẻ mà các chuyên gia tâm lý sẽ cân nhắc để lựa chọn liệu pháp can thiệp phù hợp nhất.

Thông thường, liệu pháp nhận thức và hành vi (CBT) sẽ được ưu tiên áp dụng bởi nó có hiệu quả tích cực trong việc điều chỉnh, loại bỏ những suy nghĩ, cảm xúc không phù hợp và giúp bệnh nhân dần hình thành những nhận thức, hành vi đúng đắn hơn. Đồng thời, trong một số trường hợp, chuyên gia cũng có thể cân nhắc để áp dụng liệu pháp hành vi biện chứng (DBT), liệu pháp tiếp xúc, liệu pháp cá nhân, liệu pháp nhóm để giúp trẻ dần khắc phục tốt các triệu chứng tiêu cực của Didaskaleinophobia.

Qua quá trình trao đổi và trị liệu trực tiếp cùng với chuyên gia tâm lý, nhà trị liệu, trẻ nhỏ sẽ dần hiểu rõ về những cảm xúc, hành vi sai lệch của mình, từ đó kiểm soát và loại bỏ nỗi sợ vô lý để cân bằng lại trạng thái tâm lý tích cực hơn. Không những thế, chuyên gia còn giúp cho trẻ trang bị thêm những kỹ năng cần thiết để duy trì và xây dựng đời sống lành mạnh, phục vụ tốt cho quá trình học tập và phát triển bản thân trong tương lai.

Hội chứng sợ đi học
Trung tâm NHC ứng dụng trị liệu tâm lý trong việc khắc phục, cải thiện hội chứng sợ đi học cho trẻ.

Tuy nhiên, để có thể nhận được những lợi ích từ trị liệu tâm lý, các bậc phụ huynh cũng cần tìm hiểu và cân nhắc lựa chọn địa chỉ uy tín, chất lượng để trẻ được hỗ trợ tốt hơn. Hiện nay, trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam chính là đơn vị nhận được nhiều sự đánh giá tích cực từ nhiều bệnh nhân mắc phải các rối loạn tâm thần hoặc những vấn đề tâm lý liên quan đến cuộc sống.

NHC hỗ trợ áp dụng thành công phương pháp trị liệu tâm lý với quy trình bày bản, khoa học cùng đội ngũ master coach giàu kinh nghiệm, luôn tận tâm với từng khách hàng. NHC cam kết sẽ đồng hành cùng bạn trong và sau quá trình trị liệu để đảm bảo rằng bạn sẽ cân bằng tốt trạng thái tâm lý để tìm kiếm được sự hạnh phúc, vui vẻ trong học tập và cuộc sống.

2. Sử dụng thuốc hỗ trợ

Việc dùng thuốc đối với những trẻ bị hội chứng sợ đi học chỉ được cân nhắc chỉ định khi các biểu hiện lo sợ, căng thẳng diễn ra quá mức hoặc trẻ nhỏ có kèm theo các triệu chứng của rối loạn tâm thần khác như trầm cảm, rối loạn học tập, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn hành vi,…Các loại thuốc được kê đơn sử dụng sẽ có hiệu quả tích cực trong việc kiểm soát và làm thuyên giảm các triệu chứng nguy hiểm, giúp trẻ đáp ứng tốt quá trình trị liệu tâm lý.

Tuy nhiên, phần lớn những loại thuốc hỗ trợ tâm thần đều có khả năng gây ra một vài tác dụng phụ, nhất là đối với trẻ em. Do đó, các bậc phụ huynh cần phải theo dõi, quan sát và chú ý thật kỹ trong quá trình cho trẻ dùng thuốc, kịp thời thông báo về những triệu chứng khác lạ, bất thường để bác sĩ chuyên khoa hỗ trợ ngăn chặn, khắc phục tốt nhất.

3. Các biện pháp hỗ trợ tại nhà

Nguyên nhân dẫn đến hội chứng sợ đi học của trẻ nhỏ có thể đến từ các lối sống tiêu cực hoặc do ảnh hưởng từ môi trường sống hàng ngày của trẻ nhỏ. Chính vì thế, song song với biện pháp hỗ trợ chuyên khoa về tâm lý thì các bậc phụ huynh cũng cần chú ý nhiều hơn đến việc xây dựng, cân bằng lại thói quen sinh hoạt hàng ngày, giúp trẻ thư giãn, ổn định tinh thần tốt hơn ngay tại nhà.

Hội chứng sợ đi học
Ba mẹ cần dành nhiều thời gian quan tâm, chia sẻ và động viên trẻ học tập.

Cụ thể một số biện pháp cần được thực hiện như:

  • Tìm kiếm các giải pháp thư giãn lành mạnh và phù hợp với độ tuổi của trẻ. Các bậc phụ huynh có thể tìm kiếm và tạo điều kiện thuận lợi để trẻ giải trí, thư giãn, loại bỏ căng thẳng, phiền muộn bằng những hoạt động đơn giản như nghe nhạc, thiền định, hít thở sâu, chơi với thú cưng,…
  • Chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ, gia tăng bổ sung các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng có lợi cho thể chất và tinh thần.
  • Khuyến khích trẻ tập luyện thể dục nhiều hơn để dễ dàng kiểm soát stress, lo lắng và mang đến những cảm giác tích cực, lạc quan.
  • Thường xuyên chia sẻ, trò chuyện với con để có thể hiểu rõ những suy nghĩ, cảm xúc của con. Thông qua đó, các bậc phụ huynh cũng biết được cách hỗ trợ, điều chỉnh nhận thức phù hợp đối với trẻ.
  • Tránh tạo áp lực, kỳ vọng học tập quá lớn đối với trẻ. Hãy luôn động viên, san sẻ những khó khăn, mệt mỏi trong quá trình học tập, cùng trẻ tháo gỡ những trở ngại liên quan đến trường lớp để tạo dựng tinh thần thoải mái giúp trẻ học tập hiệu quả hơn.
  • Phụ huynh cũng cần gặp gỡ và trao đổi kỹ lưỡng với nhà trường, giáo viên trực tiếp giảng dạy trẻ về vấn đề sức khỏe hiện tại của trẻ nhỏ, từ đó cùng nhau đưa ra các biện pháp hỗ trợ, chương trình học phù hợp cho trẻ.
  • Hỗ trợ lên kế hoạch và sắp xếp thời gian học tập phù hợp. Đồng thời hãy đưa ra những phần thưởng, mục tiêu nho nhỏ để con có thêm động lực cố gắng, phấn đấu học tập nhiều hơn.

Hội chứng sợ đi học gây nên nhiều ảnh hưởng đối với trẻ nhỏ vì thế cần được hỗ trợ phát hiện và can thiệp trong giai đoạn sớm. Mong rằng qua thông tin chia sẻ trong bài viết, các bậc phụ huynh có thể hiểu rõ hơn về Didaskaleinophobia để có biện pháp hỗ trợ tốt nhất cho trẻ, tạo điều kiện thuận lợi để trẻ học tập thoải mái, phát triển toàn diện trong tương lai.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *