Rối loạn lo âu bệnh tật: Dấu hiệu nhận biết và khắc phục
Rối loạn lo âu bệnh tật (chứng nghi bệnh) là căn bệnh tâm thần gặp chủ yếu ở người trưởng thành – đặc biệt là người cao tuổi. Hội chứng này đặc trưng bởi tình trạng lo âu thái quá, vô căn cứ về việc bản thân mắc các bệnh lý nghiêm trọng. Nếu không được điều trị, chứng nghi bệnh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Rối loạn lo âu bệnh tật là gì?
Rối loạn lo âu bệnh tật (Illness anxiety disorder) hay chứng nghi bệnh, hoang tưởng về bệnh tật là một rối loạn tâm thần đặc trưng bởi sự lo lắng và sợ hãi thái quá về việc bản thân mắc các bệnh lý nghiêm trọng – ngay cả khi hoàn toàn không có triệu chứng thực thể. Đôi khi nó còn được gọi là Hypochondriasis/ Hypochondria.
Những người mắc chứng rối loạn lo âu sợ bệnh tật luôn cho rằng các triệu chứng mà cơ thể gặp phải (dù không nghiêm trọng) đều là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe. Nỗi ám ảnh, lo sợ này gần như không thuyên giảm dù đã được kiểm tra y tế và chẩn đoán hoàn toàn không mắc các bệnh lý nghiêm trọng.
Tâm lý lo âu quá mức do chứng nghi bệnh gây ra gần như không thể kiểm soát. Mặc dù cơ thể hoàn toàn không có vấn đề nhưng sự lo lắng kéo dài có thể khiến người bệnh rơi vào trạng thái uể oải, thiếu năng lượng và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống.
Rối loạn lo âu nói chung và rối loạn lo âu sợ bệnh tật nói riêng có thể nghiêm trọng dần theo thời gian nếu không được chữa trị. Mức độ lo lắng có thể tăng lên khi có các yếu tố gây stress và tuổi tác cao. Chưa có thống kê cụ thể về số người bị rối loạn lo âu sợ bệnh tật ở nước ta. Tuy nhiên ở Hoa Kỳ, tỷ lệ mắc chứng bệnh này khá cao, dao động từ 0.8 – 8.5% dân số với tỷ lệ cân bằng giữa nam và nữ.
Dấu hiệu nhận biết rối loạn lo âu bệnh tật
Người bị rối loạn lo âu bệnh tật luôn có ý nghĩ về việc bản thân đang mắc phải các căn bệnh nghiêm trọng. Ý nghĩ này luôn đi kèm với tâm lý lo âu và căng thẳng quá mức. Với sự lo lắng thái quá, bản thân người bệnh luôn cho rằng các triệu chứng thể chất (dù không nghiêm trọng) cũng đều là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe.
Rối loạn lo âu bệnh tật thường tiến tiến triển mãn tính nhưng có thể chữa trị hoàn toàn nếu được thăm khám sớm và điều trị đúng cách. Một số trường hợp bệnh kéo dài suốt cả cuộc đời và bản thân người bệnh phải học cách sống chung với hội chứng này.
Các dấu hiệu của bệnh rối loạn lo âu bệnh tật thường gặp gồm:
- Thường trực cảm giác lo lắng và ý nghĩ bản thân đang mắc phải các bệnh nghiêm trọng
- Luôn quy chụp tất cả các triệu chứng và cảm giác cơ thể đều do các bệnh lý nghiêm trọng gây ra
- Không có cảm giác yên tâm ngay cả khi đã được bác sĩ chẩn đoán khỏe mạnh, hoàn toàn không có vấn đề sức khỏe bất thường
- Chú ý nhiều đến các biểu hiện bất thường của cơ thể
- Liên tục kiểm tra các dấu hiệu bệnh tật trên cơ thể (thường xuyên tìm các tổn thương trên da, hay quan sát họng, mắt, mũi,…)
- Tìm gặp bác sĩ nhiều lần vì luôn có cảm giác bất an. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể né tránh bệnh viện/ phòng khám vì sợ bị chẩn đoán mắc các bệnh nan y
- Tình trạng lo âu quá mức về việc mắc các bệnh nặng khiến người bệnh trở nên mệt mỏi, đau khổ, u uất và dần dần không thể tiếp tục học tập, làm việc như bình thường
- Thường xuyên tìm kiếm các thông tin trên internet với hy vọng tìm ra bệnh lý mà cơ thể gặp phải
Cảm giác lo sợ bản thân mắc bệnh nặng thường xảy ra sau khi người thân và bạn bè được chẩn đoán mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Tuy nhiên, tình trạng này có thể thuyên giảm ngay sau khi đã kiểm tra sức khỏe. Ở người mắc chứng nghi bệnh, nỗi lo sợ về việc bản thân mắc các bệnh nặng có xu hướng kéo dài liên tục trong ít nhất 6 tháng và không giảm đi ngay cả khi đã được bác sĩ chẩn đoán hoàn toàn khỏe mạnh.
Thống kê cho thấy, khoảng 60% trường mắc chứng nghi bệnh đi kèm với các rối loạn tâm thần khác như rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn sợ hãi và rối loạn trầm cảm. Ở những trường hợp có các bệnh tâm thần kết hợp, triệu chứng có xu hướng nghiêm trọng và phức tạp hơn.
Tham khảo thêm: 4 bài test rối loạn lo âu – Áp dụng để kiểm tra mức độ rối loạn lo âu về bệnh tật của bạn.
Nguyên nhân gây rối loạn lo âu bệnh tật
Tương tự như các rối loạn lo âu khác, nguyên nhân gây rối loạn lo âu bệnh tật chưa được xác định. Các chuyên gia cho rằng, sự lo lắng quá mức về tình trạng sức khỏe của cơ thể có thể là hệ quả do nhiều yếu tố tác động như yếu tố gia đình, môi trường sống, sang chấn tâm lý trong quá khứ, nhân cách,…
Dưới đây là một số nguyên nhân có thể gây ra chứng nghi bệnh:
- Yếu tố gia đình: Những người mắc hội chứng rối loạn lo âu bệnh tật thường có cha mẹ qua đời hoặc phải sống chung với các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Điều này tạo ra nỗi sợ và ám ảnh về việc bản thân mắc các bệnh nặng do di truyền từ những người thân trong gia đình.
- Nhân cách: Các chuyên gia tâm lý học nhận thấy rằng, đa phần những người mắc chứng nghi bệnh có tính cách cầu toàn, khắt khe với bản thân hoặc tự yêu chiều bản thân quá mức. Với tính cách này, chỉ với 1 triệu chứng nhỏ cũng làm phát sinh suy nghĩ cơ thể mắc các bệnh lý nghiêm trọng.
- Sang chấn tâm lý: Tương tự như các căn bệnh tâm thần khác, sang chấn tâm lý có vai trò quan trọng trong hình thành chứng rối loạn lo âu sợ bệnh tật. Trong đó thường gặp nhất là sang chấn do có tiền sử bị bạo hành về tình dục, thể chất hoặc đã từng trải qua căn bệnh nghiêm trọng trong quá khứ. Những sự việc này khiến bản thân người bệnh luôn có cảm giác cơ thể mắc bệnh.
Ngoài những nguyên nhân trên, rối loạn lo âu sợ bệnh tật cũng có thể xuất hiện do có các yếu tố tác động như:
- Tiếp cận với nhiều thông tin về bệnh tật trên Internet, ti vi,…
- Thường xuyên xem các chương trình, bộ phim phản ánh các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng
- Đang sinh sống trong môi trường dịch bệnh hoành hành, chưa thể kiểm soát
- Người cao tuổi có nguy cơ mắc hội chứng này cao hơn người trẻ do tỷ lệ bệnh tật tăng lên đáng kể khi tuổi tác lên cao.
- Bị căng thẳng kéo dài.
- Người có tính cách hay lo lắng, suy nghĩ cũng có nguy cơ mắc chứng nghi bệnh cao hơn bình thường
Ảnh hưởng của chứng rối loạn lo âu sợ bệnh tật
Rối loạn lo âu sợ bệnh tật đặc trưng bởi tình trạng quan tâm thái quá đến sức khỏe thể chất, với nỗi sợ quá mức, vô căn cứ và thậm chí là hoang đường về việc bản thân mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Ngay cả khi đã kiểm tra y tế, sự lo lắng vẫn tiếp diễn và gần như không thể kiểm soát. Điều này gây ra rất nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe thể chất, tinh thần và chất lượng cuộc sống.
Một số ảnh hưởng của hội chứng rối loạn lo âu sợ bệnh tật:
- Sự lo lắng quá mức không thể kiểm soát có thể gây ra nhiều mâu thuẫn và vấn đề trong quan hệ gia đình, hôn nhân
- Giảm hiệu suất lao động do luôn dành nhiều thời gian để suy nghĩ về việc cơ thể mắc bệnh. Ngoài ra, người mắc chứng nghi bệnh cũng thường xuyên nghỉ làm để đến bệnh viện/ phòng khám kiểm tra sức khỏe.
- Rối loạn lo âu sợ bệnh tật gây ra áp lực tài chính do giảm hiệu suất lao động và kiểm tra sức khỏe nhiều quá mức.
- Sự lo lắng quá mức về bệnh tật kéo dài khiến bệnh nhân rơi vào trạng thái u uất, sợ hãi tột độ và đau khổ. Tình trạng này kéo dài tạo ra một vòng luẩn quẩn không lối thoát khiến bản thân người bệnh gần như không thể duy trì các hoạt động sinh hoạt, học tập và làm việc như trước.
- Tăng nguy cơ mắc các căn bệnh tâm thần khác như trầm cảm, rối loạn nhân cách, rối loạn ám ảnh cưỡng chế (thường thuộc nhóm triệu chứng ám ảnh sợ bị nhiễm bệnh),…
- Sự lo âu và căng thẳng quá mức ở bệnh nhân rối loạn lo âu sợ bệnh tật có thể làm nghiêm trọng các bệnh lý sẵn có. Ngoài ra, hội chứng này còn gia tăng nguy cơ bị đau nửa đầu, viêm đại tràng co thắt, rối loạn giấc ngủ,…
Rối loạn lo âu sợ bệnh tật có thể kéo dài trong nhiều tháng hoặc thậm chí là nhiều năm. Trong đó, có khoảng 30% trường hợp hồi phục tốt và có thể chữa trị dứt điểm. Phần lớn những trường hợp có đáp ứng tốt đều có sự hợp tác trong quá chữa trị, có địa vị xã hội (hoặc tài chính vững vàng) và thường không đi kèm với các vấn đề sức khỏe thể chất/ tâm thần khác.
Chẩn đoán bệnh rối loạn lo âu sợ bệnh tật
Rối loạn lo âu sợ bệnh tật được chẩn đoán thông qua triệu chứng lâm sàng. Chẩn đoán bệnh dựa trên tiêu chuẩn DSM-5 được công bố từ Sổ tay Chẩn đoán và Thống kê rối loạn tâm thần.
Các tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn lo âu sợ bệnh tật:
- Người bệnh luôn có sự lo lắng thái quá, thậm chí là vô căn cứ về việc cơ thể mắc các bệnh lý nghiêm trọng
- Bản thân người bệnh gần như không có các triệu chứng thực thể hoặc có nhưng mức độ nhẹ, hoàn toàn không phải là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng
- Người bệnh có xu hướng né tránh đến bệnh viện hoặc liên tục tìm gặp bác sĩ để xác định được bệnh lý mà cơ thể mắc phải
- Tình trạng nghi bệnh kéo dài ít nhất trong vòng 6 tháng
Ngoài đánh giá tâm lý, bác sĩ cũng sẽ khai thác về tiền sử bệnh lý, gia đình và tình trạng sử dụng rượu bia, chất gây nghiện. Sự lo lắng quá mức về bệnh tật cũng thể là một triệu chứng của rối loạn lo âu lan tỏa và rối loạn dạng cơ thể. Vì vậy, bác sĩ sẽ đánh giá kỹ trước khi đưa ra chẩn đoán cuối cùng.
Các phương pháp điều trị rối loạn lo âu sợ bệnh tật
Tương tự như các dạng rối loạn lo âu khác, rối loạn lo âu sợ bệnh tật có thể được cải thiện bằng cách sử dụng thuốc và trị liệu tâm lý. Như đã đề cập, chỉ có khoảng 30% trường hợp phục hồi tốt sau khi được điều trị. Những trường hợp có đáp ứng kém nên duy trì điều trị và xây dựng lối sống lành mạnh để chế ngự sự lo lắng thái quá. Đồng thời cải thiện hiệu suất lao động và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Các phương pháp điều trị rối loạn lo âu sợ bệnh tật:
1. Trị liệu tâm lý
Trị liệu tâm lý là lựa chọn tối ưu trong điều trị rối loạn lo âu sợ bệnh tật. Trong đó, liệu pháp hành vi nhận thức (CBT) được đánh giá mang đến cải thiện rõ rệt đối với chứng nghi bệnh. Liệu pháp này giúp người bệnh tìm ra nguyên nhân của các triệu chứng thực thể (nếu có) và có các biện pháp thích nghi phù hợp.
Ngoài ra, liệu pháp nhận thức hành vi còn giúp người bệnh trang bị kỹ năng để kiểm soát sự lo âu quá mức mà không cần phải đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe liên tục. Đồng thời thay đổi phản ứng của bản thân trước cảm giác và những triệu chứng của cơ thể.
Thông qua liệu pháp hành vi, người bệnh có thể cải thiện các hoạt động sinh hoạt, duy trì hiệu suất lao động – học tập và các mối quan hệ xã hội. Ngoài ra, trị liệu tâm lý còn cải thiện một số căn bệnh tâm thần đi kèm như trầm cảm, rối loạn ám ảnh cưỡng chế và rối loạn lo âu lan tỏa. Trong một số trường hợp, bệnh nhân sẽ được điều trị bằng liệu pháp tiếp xúc và liệu pháp thư giãn nhằm kiểm soát stress.
2. Sử dụng thuốc
Người bị rối loạn lo âu sợ bệnh tật thường xuyên bị căng thẳng thần kinh do luôn suy nghĩ và lo sợ về việc bản thân mắc các bệnh lý nghiêm trọng. Bên cạnh trị liệu tâm lý, bác sĩ có thể chỉ định dùng thêm một số loại thuốc để giảm sự lo lắng và các cảm xúc tiêu cực do chứng nghi bệnh gây ra.
Lựa chọn ưu tiên trong điều trị bằng thuốc là các chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRIs). Nhóm thuốc này có hiệu quả cải thiện tâm trạng, giảm lo âu và căng thẳng. SSRIs mang lại cải thiện tích cực và ít tác dụng phụ nên được sử dụng phổ biến. Các nhóm thuốc khác chỉ được cân nhắc khi loại thuốc này không mang lại hiệu quả.
3. Các biện pháp cải thiện
Bên cạnh sử dụng thuốc và trị liệu tâm lý, bệnh nhân mắc chứng nghi bệnh cũng nên áp dụng thêm một số biện pháp cải thiện để nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần. Các biện pháp hỗ trợ phần nào có thể giảm bớt sự lo âu thái quá và cân bằng các cảm xúc tiêu cực.
Các biện pháp cải thiện rối loạn lo âu sợ bệnh tật:
- Trang bị những phương pháp thư giãn, kiểm soát stress như liệu pháp thư giãn luyện tập, kỹ thuật thở theo kiểu khí công,… để có thể trấn an và chế ngự sự lo lắng quá mức.
- Tập thể dục 30 phút mỗi ngày để nâng cao sức khỏe thể chất và làm dịu tâm trạng.
- Tham gia các hoạt động xã hội để giảm thời gian suy nghĩ về việc bản thân mắc bệnh. Ngoài ra, các công tác thiện nguyện còn là nguồn cảm hứng để bản thân người bệnh sống có lý tưởng và lạc quan hơn.
- Caffeine, cồn và nicotin có thể gia tăng sự lo lắng và làm nghiêm trọng các triệu chứng thực thể hiện có. Điều này có thể tăng mức độ nặng nề của chứng nghi bệnh. Chính vì vậy, bệnh nhân cần tránh sử dụng thuốc lá, đồ uống chứa cồn, trà đặc, cà phê,… trong thời gian điều trị.
- Các thông tin về bệnh tật trên internet có thể là tác nhân tiêu cực làm nghiêm trọng chứng nghi bệnh. Do đó, nên tránh tiếp xúc với những thông tin này để điều chỉnh sự lo lắng thái quá của bản thân.
- Tự tạo niềm vui cho bản thân bằng cách trò chuyện với bạn bè, mua sắm, du lịch, đọc sách, nghe nhạc thư giãn, tắm nước ấm, liệu pháp mùi hương,… Các hoạt động này giúp giảm đi phần nào sự căng thẳng và mang đến cảm giác thư giãn, thoải mái.
- Xây dựng chế độ ăn hợp lý với thành phần dinh dưỡng cân bằng và đa dạng.
Phòng ngừa rối loạn lo âu sợ bệnh tật
Không có biện pháp ngăn ngừa rối loạn lo âu sợ bệnh tật hoàn toàn. Tuy nhiên, nguy cơ mắc bệnh có thể giảm đi đáng kể nếu áp dụng một số biện pháp sau:
- Nếu nhận thấy cơ thể lo lắng quá mức và thường xuyên có những nỗi sợ vô lý, nên chủ động tìm gặp bác sĩ chuyên khoa. Thăm khám sớm giúp kiểm soát tốt các triệu chứng và giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của bệnh đối với chất lượng cuộc sống.
- Học cách đối phó với căng thẳng, tránh để stress kéo dài gây ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần.
- Chứng nghi bệnh có nguy cơ tái phát cao. Do đó, cần điều trị lâu dài và tổ chức lối sống khoa học, lành mạnh để phòng ngừa tình trạng tái phát.
- Người thân, bạn bè cần chú ý đến những biểu hiện bất thường của người bệnh và nên chủ động chia sẻ, lắng nghe. Sau đó, nên khuyến khích bệnh nhân tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị sớm.
Rối loạn lo âu bệnh tật (chứng nghi bệnh) ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe thể chất, tinh thần và chất lượng cuộc sống. Chính vì vậy, bản thân người bệnh cần có sự chủ động trong việc thăm khám và điều trị.
Tham khảo thêm:
- Rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
- Rối loạn lo âu xã hội là gì? Dấu hiệu nhận biết và điều trị
- Bài thuốc nam chữa rối loạn lo âu từ các thảo dược thiên nhiên
- 9 Cách vượt qua rối loạn lo âu đơn giản tại nhà bạn nên áp dụng
Bài viết này chính xác là thứ tôi đang tìm kiếm và nó hầu như rất giống với tình trạng hiện tại của tôi
giống thì đi khám đi còn gì nữa
mình đang khám và chữa rồi
ở đâu vậy bạn
trung tâm nhc
Mình luôn trong trạng thái cơ thể lo lắng quá mức và thường xuyên có những nỗi sợ vô lý và ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống. Làm cách nào để chữa khỏi căn bệnh này bây giờ?
thay đổi lối sống nhé bạn
không biết nên thay đổi như nào luôn
tăng cường vận động, ăn uống sinh hoạt điều độ, có thời gian thư giãn nghỉ ngơi hợp lý này
phải biết mình bị như nào đã mới chữa được chứ nên tốt nhất đi khám tâm lý trước tiên
vâng mình cũng đang định vậy
khó chịu và lo lắng nhiều khi phải đối mặt với áp lực công việc và cuộc sống nó kéo dai hơn 2 tháng nay thì em con nên đi khám không
an toàn nhất là là nên khám
nói chung cải thiện càng sớm càng tốt cho cuộc sống
lo âu của tôi thường xuất hiện mà không cần đến tình huống căng thẳng cụ thể và gần đây tôi hay lo lắng mình bị bệnh này bệnh nọ có phải tôi bị bệnh như bài viết đề cập không
lo thường xuyên thì chắc có khi đúng rồi
hình như tôi cũng đang bị như thế
cái này cũng chỉ là một nỗi sợ thôi, đi trị liệu tâm lý là hết, chứ uống thuốc chỉ ổn định được lúc có thuốc thôi. mấy cái này trung tâm tam lý trị liệu làm ok, tìm bên uy tín ấy. ai chưa có bên nào thì thử xem ở Trung tâm NHC xem nhé
ủa cái tâm lý nhc này có gì hót mà nhiều người nhắc đến vậy
Lúc nào cũng sợ bị bệnh thì đã phải là rối loạn lo âu chưa nhỉ?
có nhé
Làm sao để có thể tự điều chỉnh được tâm lý khi mình đang bị như này ạ? Mình cảm thấy khó quá
có gì khó đâu lên kế hoạch điều độ sinh hoạt là ổn mà
không hết ý ạ
liệu rằng mình làm đúng chưa, nếu đúng mà vẫn vậy thì đi khám chữa trị là vừa
Có bệnh viện hoặc trung tâm nào có thể trị được vấn đề này k, ông chồng mình hình như đang bị vấn đề này
đến trung tâm NHC đi bạn
Bác tôi hiện tại bị tiểu đường và đã từng phẫu thuật tim, mặc dù đang được điều trị ổn định ở bệnh viện nhưng thường xuyên lo âu và đòi đi viện kiểm tra suốt. Trung tâm có thể hỗ trợ bác tôi được không ?
trải nghiệm bệnh tật lâu quá làm con người ta sợ hãi
động viên và chia sẻ tán gẫu với bác cho bác quên đi
Mẹ mình đi khám bác sỹ chẩn đoán tiểu đường, từ đó bà lúc nào cũng lo lắng, suy nghĩ nhiều, lại mệt mỏi và mất ngủ. Mình đưa mẹ đi khám và bác sỹ có kê thuốc giảm lo âu, nhưng mình cũng không muốn để mẹ uống nhiều thuốc như vậy. Mình có tìm hiểu về trị liệu tâm lý và đưa mẹ đến NHC, thật may là nhân viên và chuyên gia ở bên đó rất tận tâm, hiện tâm lý của mẹ mình đã ổn định và thoải mái hơn nhiều. Mọi người có thể tham khảo thêm nhé.
Hic mình có nhiều biểu hiện như bài viết. Khám ở đâu để chắc ạ. Quá mệt mỏi luôn ấy!
tham khảo xem cái nào gần thì đến
Một loại bệnh về sợ bệnh, lạ à nha. Giờ lắm hội chứng quá nhỉ.
mẹ mình hồi xưa có bị bệnh ung thư tuyến giáp và đã cắt bỏ, giờ 6 tháng đi tái khám 1 lần, nhưng từ lúc đó là mẹ mình sợ, ngoài uống thuốc bệnh viện mẹ còn tự lấy thuốc nam thuốc bắc uống tá lả rồi bữa đang đi tự dưng choáng rồi bị té mình có cho đi chợ rẫy thì họ khám và chụp não thì không bị sao nhưng mẹ mình cứ khẳng định mẹ bị triệu chứng tai biến thế là đi khắp nơi lấy thuốc tai biến uống, rồi thấy đầu gối đau thì tự phán bị giãn tĩnh mạch và đi lấy thuốc uống nhưng mình cho đi bv 175 thì chỉ là bệnh lý về đầu gối nhẹ thôi, bây giờ vì uống nhiều thuốc quá bao tử đau giờ đi lấy thuốc bao tử ở đh y dược uống và cứ tự động mua thêm thuốc ngoài uống, mình không khuyên được nên không biết mẹ mình có mắc bệnh này không nữa, miệng thì cứ nói mẹ không uống mẹ chết mất nhưng 1 hộp thuốc uống 1-2 viên cái thấy không bớt là bỏ, mình cảm giác mẹ mình có dấu hiệu nghiện uống thuốc. ai có kinh nghiệm cho mình lời khuyên với.