Thực trạng cha mẹ bạo hành tinh thần con cái và Cách xử lý

4.1/5 - (47 bình chọn)

Hiện nay, trẻ em không chỉ phải đối diện với vấn nạn bạo lực bằng đòn roi mà đôi khi cha mẹ còn sử dụng những lời lẽ, ngôn ngữ chửi mắng vô cùng thô bạo. Khác với hình thức bạo hành thể xác, khi cha mẹ bạo hành tinh thần con cái tuy không để lại thương tích trên cơ thể nhưng sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý, hậu quả có thể kéo dài cả đời. 

Cha Mẹ Bạo Hành Tinh Thần Con Cái
Cha mẹ bạo hành tinh thần con cái là tình trạng phổ biến và đáng được quan tâm

Thực trạng cha mẹ bạo hành tinh thần con cái đang ở mức báo động

Dựa vào Công ước quyền trẻ em, Luật Chăm sóc bảo vệ trẻ em Việt Nam thì tình trạng bạo lực trẻ em là một hành vi được tiến hành bởi một hoặc một số người có thể là người thân, gia đình, người chăm sóc trẻ gây ra làm tổn hại đến sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ. Tính theo khái niệm này thì có lẽ phải có đến 99% số trẻ em Việt Nam là nạn nhân của tình trạng bạo hành chứ không phải như con số mà UNICEF từng công bố trước đây là 75%.

Trong thời gian gần đây, UNICEF cũng cho biết rằng có khoảng 24% các trường hợp phụ nữ sau khi lập gia đình và có con ở độ tuổi dưới 15 chia sẻ rằng chồng của họ đã từng ít nhất 1 lần thực hiện hành vi bạo lực đối với con cái. Trong số các vụ bạo lực đó thì có khoảng 11% các trường hợp sử dụng đòn roi, đánh, đấm; 15,7% dưới hình thức đẩy ngã, tát, ném đồ vật vào người con cái, còn khoảng 56,6% bạo hành tình thần dưới dạng đe dọa, mắng chửi.

Mặc dù tỉ lệ trẻ em bị bạo hành tinh thần chiếm phần lớn nhưng nhiều người lại chỉ quan tâm đến hình thức bạo hành thể xác mà trở nên thờ ơ, vô tâm đến những tổn thương tinh thần của trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, hành vi cha mẹ bạo hành tinh thần con cái cũng sẽ khó nhận biết, nó không có sự biểu hiện rõ ràng.

Tuy bạo hành tinh thần không gây ra bất kì thương tích nào trên cơ thể nhưng những tổn thương sâu sắc của nó về tâm lý lại có thể kéo dài mãi mãi. Rất nhiều các trường hợp con cái là nạn nhân của hình thức bạo hành này phải sử dụng cả cuộc đời mình để chữa lành những tổn thương về tinh thần do cha mẹ gây ra.

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý

Vì sao cha mẹ lại bạo hành tinh thần con cái?

Cha mẹ chính là bậc sinh thành và nuôi dạy, giáo dục con cái từ khi con vừa mới chào đời. Tuy nhiên, không phải bậc làm cha làm mẹ nào cũng có thể dành cho con tình yêu thương lớn lao. Hiện nay, không ít các trường hợp cha mẹ thường xuyên đánh đập, chửi mắng, bạo hành con cái, thậm chí còn có nhiều người xem con như một công cụ thỏa mãn nhu cầu tình dục.

Về nguyên nhân khiến cho cha mẹ thường xuyên có những hành vi, lời nói thô bạo đối với con cái vẫn chưa được xác định cụ thể. Các chuyên gia cho biết rằng tình trạng này có thể kết hợp từ rất nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung các bậc cha mẹ này đều gặp phải một số vấn đề về mặt tâm lý, ví dụ nhưng từng bị bạo hành lúc nhỏ, stress nặng, trầm cảm, tư duy sai lệch, rối loạn lo âu, áp lực cuộc sống quá lớn,…

Cha Mẹ Bạo Hành Tinh Thần Con Cái
Có thể vì sự tổn thương từng trải qua ở quá khứ mà cha mẹ bạo hành tinh thần con

Hơn thế, một số trường hợp cha mẹ bạo hành tinh thần con cái còn xuất phát từ nhu cầu muốn trả thù bạn đời, trút hết những giận dữ, oán hận lên chính con cái của mình. Những kí ức và trải nghiệm tuổi thơ cũng là một phần lý do khiến cho họ có những cách nuôi dạy con cái lệch lạc. Nếu cha mẹ từng là nạn nhân của vấn nạn này thì nhiều khả năng sau khi có con họ vẫn sẽ tiếp tục áp dụng hành vi đó cho con cái của mình.

Ngoài ra, việc thường xuyên lạm dụng rượu bia, các chất gây nghiện, chất kích thích cũng là nguyên nhân có thể khiến cha mẹ bạo hành tinh thần con cái. Khi cuộc sống không suôn sẻ, gặp phải những điều khó khăn, không thể giải quyết thì họ bắt đầu sa lầy vào con đường nghiện ngập, từ đó lấy cớ về để chửi mắng, la rầy con cái.

Cách nhận biết cha mẹ đang bạo hành tinh thần con cái

Không giống với tình trạng bạo hành thể xác, bạo hành tinh thần hoàn toàn không để lại bất kì sự tổn thương nào về mặt thân thể. Tuy nhiên, những nạn nhân của hình thức bạo hành này lại phải gánh chịu những nỗi đau rất lớn về mặt tinh thần, đôi lúc hậu quả của nó có thể kéo dài vĩnh viễn.

Thông thường rất khó để nhận biết được tình trạng cha mẹ đang bạo hành tinh thần con cái. Hình thức này sẽ thể hiện qua những lời nói chửi mắng, đay nghiến, đe dọa, chì chiết làm ảnh hưởng đến nhân phẩm, danh dự và lòng tự trọng của con người.

Người bạo hành tinh thần có thể sử dụng các hành vi khiến cho nạn nhân cảm thấy tội lỗi, tự dằn vặt bản thân và cho rằng mình là người thất bại, vô dụng và yếu kém. Những lời nói cực đoan mà cha mẹ sử dụng đối với con cái có thể được bao bọc bởi sự yêu thương, họ cho rằng đó là cách giáo dục con cái và giúp con trở nên tốt hơn.

Cha Mẹ Bạo Hành Tinh Thần Con Cái
Cha mẹ bạo hành tinh thần luôn sử dụng các lời lẽ thô bạo, sỉ nhục đối với con cái

Vậy làm sao để có thể nhận biết được tình trạng cha mẹ đang bạo hành tinh thần con cái của mình?

  • Trong mọi hoàn cảnh, cha mẹ luôn có xu hướng muốn trách móc, sử dụng những lời nói khó nghe nhằm đổ lỗi cho con cái.
  • Luôn dùng những lời nói, ngôn ngữ làm tổn thương đến tâm lý của trẻ, không quan tâm đến cảm xúc và những suy nghĩ của trẻ.
  • Những cha mẹ bạo hành tinh thần con cái thường có tính cực đoan, tự ý quyết định tất cả mọi việc mà không cần thông qua ý kiến của con cái, cho dù con đã lớn.
  • Khi cha mẹ gặp phải các áp lực, khó khăn trong cuộc sống hoặc các mối quan hệ sẽ thường trút giận lên con bằng cách quát mắng, đe dọa, chì chiết.
  • Một số trường hợp cha mẹ còn sử dụng những lời nói uy hiếp, gây áp lực lên con cái với mục đích muốn con nghe theo yêu cầu và sự sắp xếp của mình.
  • Thường xuyên sử dụng những lời nói chê bai, phán xét thậm tệ về con cái của mình. Một số bậc phụ huynh còn liên tục gieo vào đầu con cái những tư tưởng lệch lạc, cực đoan như con là đồ vô dụng, con không đáng được sinh ra, vì con mà cha mẹ đã bỏ đi cả tương lai, vì con mà gia đình mình tan vỡ,…
  • Xem con cái như một “thú vui tiêu khiển” và bắt buộc con phải làm đúng theo những gì mà mình mong muốn, kể cả những sinh hoạt, sở thích, lời nói hàng ngày. Đồng thời cha mẹ luôn tự ngụy biện rằng những điều này là xuất phát từ việc muốn con tốt hơn, tất cả đều làm vì con.

Nếu so với hình thức bạo hành thể xác thì bạo hành tinh thần có thể biểu hiện qua rất nhiều dạng, tuy nhiên nó lại rất khó để nhận biết. Trong thực tế, bất kì bậc phụ huynh nào cũng sẽ có lúc la mắng, chửi bới con cái khi con phạm phải những lỗi lầm.

Tuy nhiên, đối với tình trạng cha mẹ bạo hành tinh thần con cái đó chính là sự kiểm soát, tất cả những lời nói và hành vi của họ đều hướng đến mục đích làm tổn thương tinh thần của con. Họ không hề quan tâm đến cảm xúc, suy nghĩ của con mà chỉ muốn thỏa mãn chính bản thân.

Hậu quả của việc cha mẹ liên tục bạo hành tinh thần con cái

Tuy rằng tình trạng bạo hành tinh thần không để lại những vết thương về thể xác nhưng những sự đau khổ trong tâm trí sẽ luôn tồn tại và rất khó để xóa bỏ. Đặc biệt là những trẻ nhỏ vẫn chưa có đủ nhận thức về hành vi bạo hành của cha mẹ, từ đó trẻ cũng có thể bị sai lệch về tư duy, có những suy nghĩ lệch lạc về chính mình.

Cũng bởi những ảnh hưởng nặng nề của nạn bạo hành tinh thần trẻ em để lại mà ngày nay nhiều người cũng đã quan tâm hơn về vấn đề này. Có thể lúc đầu những lời nói la mắng, khiển trách của cha mẹ chỉ với mong muốn giúp con hoàn thiện và trở nên tốt hơn. Tuy nhiên, khi con cái liên tục phạm phải những lỗi sai lầm hoặc cha mẹ chịu quá nhiều các áp lực từ bên ngoài xã hội sẽ khiến cho những lời nói đó trở nên thô bạo và khó nghe hơn.

Cha Mẹ Bạo Hành Tinh Thần Con Cái
Nạn nhân của bạo lực tinh thần sẽ bị tổn thương nghiêm trọng về tâm lý

Một số bậc phụ huynh còn liên tục sử dụng các lời nói chỉ trích nhằm hạ thấp danh dự của con cái, khiến cho lòng tự trọng của con bị giảm đi nghiêm trọng. Nếu hành vi này cứ thường xuyên lặp lại sẽ khiến cho trẻ dễ rơi vào trạng thái khủng hoảng tinh thần, tâm trạng bị dồn nén và trở nên phẫn uất.

Đặc biệt hơn, còn có một số cha mẹ sử dụng sự “im lặng” để tra tấn tinh thần của trẻ nhỏ. Đối với những tâm hồn ngây thơ, nôn nớt của trẻ em thì hình thức trừng phạt này thực sự là một bản án vô cùng nặng nề. Lâu dần trẻ sẽ trở nên nhút nhạt, rụt rè, thiếu sự tự ti vào bản thân, thậm chí có một số trẻ bị tự kỷ, trầm cảm.

Những ảnh hưởng của tệ nạn cha mẹ bạo hành tinh thần con cái không chỉ dừng lại ở đó. Mà nhiều trẻ còn bị tác động đến sự phát triển lâu dài, quá trình hình thành nhân cách cũng trở nên sai lệch. Một số trẻ do không thể chịu được sự bạo hành tàn nhẫn này mà lựa chọn đến cái chết nhằm giải thoát cho chính bản thân.

Cách xử lý thực trạng cha mẹ bạo hành tinh thần con cái

Con cái phải gánh chịu rất nhiều các hậu quả nghiêm trọng nếu thường xuyên bị cha mẹ bạo hành tinh thần. Để có thể thoát khỏi được tình trạng này, bạn nên áp dụng một số biện pháp sau đây:

1. Tìm cách lảng tránh cha mẹ khi cần thiết

Dù biết rằng những lời nói của cha mẹ nhằm mục đích chỉ trích, xúc phạm danh dự của bản thân nhưng đôi lúc bạn cũng sẽ không thể phản kháng lại được. Vì thế cách tốt nhất bạn có thể làm là tránh mặt cha mẹ vào những lúc họ nóng giận, bắt đầu sử dụng những ngôn ngữ thô bạo.

Bạn có thể tránh đi chỗ khác, đến trường, học bài, làm việc nhà hoặc bất kì công việc nào khác. Tuy nhiên, đây chỉ là một biện pháp tạm thời để bạn hạn chế được những tổn thương không đáng có. Cũng bởi có nhiều bậc phụ huynh bắt ép con cái phải ngồi lắng nghe những lời nói đó và cho rằng con đáng phải chịu những điều giày vò này.

2. Cố gắng làm chủ tài chính và xem xét việc ra ở riêng

Trong thực tế, để có thể thay đổi tư duy của những kiểu cha mẹ độc hại hoặc những đối tượng muốn bạo hành con cái là điều vô cùng khó. Đặc biệt, họ có xu hướng muốn kiểm soát và điều khiển con của mình nên dù bạn có bày tỏ mong muốn, suy nghĩ của mình cũng không có ích lợi gì.

Do đó, cách tốt nhất để bạn có thể thoát ra được hoàn cảnh này đó chính là nỗ lực học tập, làm chủ tài chính để có thể dọn ra ở riêng khi đủ tuổi. Chỉ khi bạn độc lập và tự chủ về mọi thứ, nhất là tài chính thì bạn mới có thể tự quyết định được cuộc sống của chính mình.

Cha Mẹ Bạo Hành Tinh Thần Con Cái
Bạn cần phải độc lập tài chính để thoát khỏi sự bạo hành tinh thần của cha mẹ

Tuy nhiên, quyết định này chắc chắn sẽ vướng phải sự phản đối kịch liệt của các bậc phụ huynh cùng các thành viên trong gia đình, thậm chí có thể khiến cho mối quan hệ giữa đôi bên bị rạn nứt. Tuy vậy, bạn cần phải thực sự cứng rắn trong việc này, nếu bạn không đủ mạnh mẽ để thoát ra khỏi “cái bóng” của cha mẹ thì bạn sẽ mãi mãi gánh chịu sự giày vò từ họ.

Mặt khác, việc dọn ra ở riêng không đồng nghĩa với việc bạn hoàn toàn cắt đứt với cha mẹ của mình. Điều này chỉ giúp bạn thoát khỏi sự bạo hành tinh thần của cha mẹ và có thể thoải mái hơn với cuộc sống của chính mình. Bạn cũng cần phải liên lạc và về thăm cha mẹ để vun đắp lại tình cảm gia đình.

3. Tìm đến sự giúp đỡ của người khác

Nếu bạn vẫn chưa đủ tuổi và khả năng để tự lập về cuộc sống thì cách tốt nhất để ngừng trở thành nạn nhân của hành vi bạo hành tinh thần đó chính là nhờ đến sự hỗ trợ của cha mẹ. Bạn có thể chia sẻ những điều mà mình đang trải qua với những người thân thiết xung quanh, tìm kiếm một sự đồng cảm và thấu hiểu để tâm trạng được giải tỏa tốt hơn.

Hoặc nếu cần thiết bạn có thể liên hệ qua đường dây phòng chống bạo hành gia đình để được hỗ trợ tốt nhất. Tại đây bạn sẽ được lắng nghe và nhận được nhiều lời khuyên hữu ích từ các chuyên gia. Nhờ đó mà những tổn thương tinh thần do cha mẹ gây ra cũng sẽ được xoa dịu và giảm đi rất nhiều.

4. Giữ và xây dựng cho bản thân những phẩm chất tốt

Việc thường xuyên phải sống chung và gánh chịu những lời nói bạo hành tinh thần của cha mẹ sẽ khiến con cái bị ảnh hưởng rất nhiều về tính cách, tâm lý và cả nhân phẩm. Vì thế, bản thân nạn nhân của hình thức bạo hành này cần phải biết cách nhìn nhận và xây dựng cho mình một phẩm chất tốt, tích cực.

Thực tế có rất nhiều các trường hợp bị ám ảnh về những câu nói cay độc, đay nghiến của cha mẹ. Họ phải mất một khoảng thời gian dài để có thể ổn định được tâm lý, thậm chí có người còn rơi vào những trạng thái tâm lý bất ổn ngay cả khi đã trưởng thành.

Cha Mẹ Bạo Hành Tinh Thần Con Cái
Giữ mối quan hệ lành mạnh sẽ giúp con giảm bớt tổn thương do bạo hành tinh thần

Vì thế, để tránh được những hậu quả nghiêm trọng này thì bạn cần phải biết cách xây dựng cho mình một lối tư duy lành mạnh, lạc quan. Sau những cuộc bạo hành tinh thần đến từ cha mẹ thì bạn nên tìm cách để giải tỏa tâm trạng của mình. Hãy tìm kiếm những hoạt động thư giãn phù hợp với bản thân như nghe nhạc, xem phim, đọc sách, chăm sóc cây cảnh, ngồi thiền, tập thể dục thể thao,…

Ngoài ra, kết bạn và giữ mối quan hệ với những người có tư duy tích cực, lạc quan cũng giúp bạn phần nào quên đi những nỗi buồn phiền. Họ còn có thể tiếp thêm cho bạn nguồn năng lượng tươi mới và giúp bạn cảm thấy tự tin hơn về bản thân mình.

5. Nếu cần thiết hãy tiến hành can thiệp tâm lý

Việc cha mẹ thường xuyên bạo hành tinh thần con cái sẽ để lại những tổn thương sâu sắc về mặt tâm lý, một số trẻ còn có nguy cơ mắc phải các bệnh rối loạn nghiêm trọng. Nếu liên tục gánh chịu những nỗi đau tinh thần này trong khoảng thời gian dài còn khiến cho con cái mất dần sự tự tin, cảm thấy tiêu cực, bi quan về cuộc sống. Đồng thời trẻ cũng sẽ có những suy nghĩ quan niệm méo mó về bản thân, từ đó gây nên nhiều sự cản trở trong quá trình trưởng thành.

Vì thế, nếu thực sự cần thiết thì bạn nên tìm gặp các chuyên gia tâm lý để được tư vấn và hỗ trợ tốt hơn. Thông qua các buổi trao đổi và trò chuyện sẽ giúp cho tâm trạng và cảm xúc của bạn được giải tỏa nhanh chóng. Từ đó những suy nghĩ lệch lạc cũng sẽ dần được loại bỏ, thay vào đó là những tư duy tích cực, lạc quan.

Hơn thế, nhờ vào quá trình tâm lý trị liệu mà bản thân bạn cũng sẽ học được cách kiểm soát cảm xúc. Các chuyên gia sẽ rèn luyện thêm cho bạn những kỹ năng sống cần thiết để có thể đối phó tốt với những lời nói thô bạo, hành hung về mặt tinh thần của cha mẹ.

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu
Thông tin bài viết trên đây đã giúp cho bạn đọc hiểu thêm về thực trạng cha mẹ bạo hành tinh thần con cái và đưa ra một số cách xử lý hiệu quả. Nếu đang là nạn nhân của tình trạng bạo hành này thì bạn cần phải chủ động tìm kiếm sự giúp đỡ trong thời gian sớm nhất, trang bị cho bản thân đầy đủ các kỹ năng cần thiết để phòng tránh được các tổn thương tâm lý.

Tham khảo thêm:

ArrayArray
4.1/5 - (47 bình chọn)
Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *