Chứng sợ gương (Catoptrophobia): Làm gì để vượt qua?

Chứng sợ gương là một dạng của rối loạn lo âu được xếp vào loại ám ảnh cụ thể với nỗi sợ phi lý và quá mức kéo dài dai dẳng về hầu hết những gì có liên quan đến gương. Không có quá nhiều trường hợp mắc phải chứng sợ hãi này nhưng những ảnh hưởng của nó đối với đời sống và sức khỏe con người cũng vô cùng lớn. 

Catoptrophobia
Catoptrophobia là thuật ngữ nói về chứng sợ gương với nỗi sợ tột độ, phi lý và kéo dài dai dẳng.

Chứng sợ gương (Catoptrophobia) là gì?

Catoptrophobia hay còn gọi là chứng sợ gương là một rối loạn lo âu được xếp và loại ám ảnh cụ thể khá hiếm gặp. Những người mắc phải hội chứng này sẽ tồn tại một nỗi sợ hãi kinh hoàng và phi lý về những chiếc gương hoặc những vật có khả năng phản chiếu hình ảnh. Họ luôn cho rằng ẩn sâu trong những chiếc gương là những điều tồi tệ, đáng sợ và có thể gây hại cho bản thân. Nỗi sợ hãi kéo dài liên tục gây ảnh hưởng đến các sinh hoạt đời sống hàng ngày và thậm chí là tác động đối với sức khỏe của mỗi người.

Tương tự như những chứng ám ảnh sợ cụ thể khác, chứng sợ gương có thể làm gián đoạn và cản trở rất nhiều các khía cạnh về đời sống của con người. Những người mắc chứng Catoptrophobia sẽ có nhiều xu hướng từ chối tất cả các tình huống, địa điểm có nguy cơ đối diện với nỗi sợ của họ. Nỗi sợ cứ liên tục xâm chiếm lấy tinh thần và tâm trí của họ khiến cho cơ thể dần bị suy nhược, mệt mỏi và làm giảm đi khả năng vận động, làm việc của cá nhân.

Tuy gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng nhưng cho đến hiện nay, chứng sợ gương vẫn chưa được công nhận là một rối loạn tâm thần trong DSM- 5 (Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần, Phiên bản Thứ năm). Nhưng bạn cũng đừng quá quan ngại vì hội chứng này vẫn có thể khắc phục được bằng nhiều biện pháp khác nhau, bệnh nhân hoàn toàn có thể vượt qua được nỗi sợ phi lý của mình về gương và ổn định tốt cuộc sống.

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý

Cách nhận biết chứng sợ gương

Tùy thuộc vào từng mức độ nghiêm trọng của nỗi sợ và những trải nghiệm, tính cách, kinh nghiệm của mỗi người mà biểu hiện của Catoptrophobia sẽ khác nhau theo mỗi trường hợp. Tuy nhiên, triệu chứng đặc trưng và dễ nhận biết nhất của những người mắc hội chứng sợ gương đó chính là nỗi sợ tột độ và khó kiểm soát đối với những chiếc gương hoặc những vật có khả năng phản chiếu.

Catoptrophobia
Người mắc chứng Catoptrophobia sẽ luôn cảm thấy sợ hãi, lo lắng thái quá khi đối diện với những vật phản chiếu.

Để nhận biết một người có đang mắc phải chứng sợ gương hay không, bạn có thể dựa vào các triệu chứng sau đây:

  • Cảm thấy sợ hãi, thường xuyên xuất hiện các cơn hoảng loạn khi tiếp xúc hoặc nghĩ về những chiếc gương, những hình ảnh hưởng phản chiếu trong gương.
  • Có hành vi tránh né, từ chối tiếp xúc hoặc đến những nơi có nguy cơ phải đối diện với nỗi sợ.
  • Sự sợ hãi biểu hiện ở mức độ thái quá, không phù hợp với hoàn cảnh và sự nguy hiểm của đối tượng.
  • Nỗi sợ kéo dài gây ảnh hưởng đến cảm xúc, sức khỏe và các sinh hoạt đời sống hàng ngày.

Bên cạnh đó, khi  bắt buộc hoặc vô tình tiếp xúc với những chiếc gương hoặc những thứ phản chiếu, họ sẽ xuất hiện hàng loạt các biểu hiện về cơ thể như:

  • Cơ thể run rẩy, tay chân luống cuống
  • Tim đập nhanh
  • Khó thở, thở gấp
  • Đau tức ngực
  • Toát mồ hôi
  • Chóng mặt, choáng váng
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Căng cơ
  • Chướng bụng, khó tiêu
  • Ngất xỉu hoặc bỏ chạy

Các triệu chứng nêu trên sẽ liên tục xuất hiện và kéo dài tối thiểu trong vòng 6 tháng. Một số trường hợp người bệnh có thể hiểu rõ về những sự không phù hợp và quá mức đối với nỗi sợ của mình về gương nhưng không có khả năng để kiểm soát và khống chế chúng.

Nguồn gốc hình thành nỗi sợ quá mức về gương

Hầu hết các chứng ám ảnh sợ hãi hiện nay vẫn chưa thể tìm ra được nguyên nhân chính xác gây ra nỗi sợ phi lý và chứng sợ gương cũng không nằm trong số ngoại lệ. Tuy nhiên, theo như nghiên cứu và tìm hiểu thì các chuyên gia cũng nhất trí về sự ảnh hưởng của yếu tố di truyền và môi trường. Cụ thể một số lý do thường được nhắc đến như:

Catoptrophobia
Chứng sợ gương có thể khởi phát từ những trải nghiệm tiêu cực từ trong quá khứ.
  • Trải nghiệm tiêu cực từ trong quá khứ: Gương là một trong các vật dụng cần thiết và hữu ích trong đời sống hàng ngày, mức độ nguy hiểm của nó cũng khá thấp đối với đời sống. Tuy nhiên, vẫn có những trải nghiệm tồi tệ có thể liên quan đến gương như bị thương do những mảnh vỡ của gương, nhìn thấy những điều không tốt qua gương,…Nếu tuổi thơ đã từng có những ám ảnh nghiêm trọng về gương thì nỗi sợ này có thể đeo bám và phát triển bất cứ lúc nào khi trưởng thành.
  • Do di truyền: Các nhà nghiên cứu cho biết rằng, hầu hết các chứng rối loạn lo âu đều có khả năng di truyền. Vì thế, nếu trong gia đình có người thân từng mắc phải các chứng ám ảnh sợ hãi hoặc những vấn đề tâm lý có liên quan. Hoặc nỗi sợ này cũng có thể được hình thành qua quá trình học tập bởi những cảm xúc, hành vi, cử chỉ của những người xung quanh. Đặc biệt là trẻ nhỏ dễ bị tác động và học hỏi từ bố mẹ.
  • Ảnh hưởng từ các quan niệm, văn hóa: Mỗi quốc gia sẽ có những văn hóa khác nhau và ở mỗi vùng miền cũng sẽ có những tín ngưỡng, niềm tin riêng biệt. Cụ thể là ở nước ta có những điều kiêng kỵ về gương, chẳng hạn như không được làm vỡ gương vì đó là một điềm báo về những sự tồi tệ, không được đặt gương đối diện với giường nằm hoặc gương cũng gắn liền với nhiều câu chuyện ma quái, kinh dị khiến nhiều người cảm thấy rùng rợn và sợ hãi.

Nguyên nhân gây ra nỗi sợ về gương hiện vẫn còn là một ẩn số và chưa được xác định một cách cụ thể nhất. Tuy nhiên, dù nó xuất phát từ bất kì lý do nào cũng cần được can thiệp và khắc phục tốt để hạn chế gây ra những ảnh hưởng đối với đời sống và sức khỏe của con người.

Catoptrophobia có nguy hiểm không?

Cũng tương tự như các chứng sợ hãi khác, chứng sợ gương không gây tác động trực tiếp đến sức khỏe hoặc đe dọa đến tính mạng của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, nỗi sợ phi lý kéo dài dai dẳng sẽ làm cản trở và gián đoạn nghiêm trọng đối với các sinh hoạt đời sống của con người. Những người mắc chứng sợ hãi này sẽ có nhiều xu hướng thực hiện các hành vi né tránh, từ chối tiếp xúc với các tình huống gây lo lắng, căng thẳng và làm xuất hiện các cơn hoảng sợ.

Gương là một vật dụng cần thiết đối với đời sống của mỗi con người. Mỗi ngày trước khi bước chân ra đường bạn cần chỉnh chu về mặt hình thức bên ngoài, xem lại diện mạo, cách phối đồ đã phù hợp chưa. Tuy nhiên, đối với những người mắc chứng sợ gương, họ dường như không thể tiếp xúc và nhìn thấy vóc dáng, hình hài của bản thân.

Cuộc sống của họ luôn cần sự hỗ trợ của những người xung quanh, họ luôn phải nhờ đến người thân để có thể điều chỉnh tốt về diện mạo bên ngoài bởi bản thân họ không thể tự nhìn thấy điều đó qua gương. Đây được xem như một thiệt thòi lớn đối với bản thân những người mắc chứng Catoptrophobia, họ không thể chiêm ngưỡng và tận hưởng cảm giác được ngắm nhìn mình qua gương.

Catoptrophobia
Nỗi sợ phi lý về gương gây nên nhiều cản trở và sự gián đoạn trong đời sống của con người.

Bên cạnh đó, với cuộc sống hiện đại ngày nay, dường như gương và các vật phản chiếu luôn được hiện diện khắp mọi nơi như màn hình điện thoại, cửa kính, mặt nước, kính chiếu hậu,…Khi mắc phải nỗi sợ này, dường như bạn không thể tiếp xúc với bất kì thứ gì có khả năng phản chiếu hình ảnh và bị hạn chế rất nhiều trong các sinh hoạt đời sống. Thậm chí có nhiều trường hợp không dám bước chân ra khỏi nhà vì lo lắng sẽ nhìn thấy gương trên đường.

Mặt khác, những người Catoptrophobia còn vô cùng cảm thấy mặc cảm và tự ti về chính nỗi sợ của mình. Họ có thể hiểu được sự phi lý trong nỗi sợ nhưng không có cách nào để kiểm soát tốt các cơn bộc phát của mình. Do đó, họ lựa chọn cách tự tách biệt với xã hội, thu mình lại trong bốn góc tường và dần trở nên tuyệt vọng, đau khổ. Nhiều người còn tìm đến rượu bia, các chất kích thích, chất gây nghiện để giải tỏa những cảm xúc tiêu cực. Thế nhưng đây chỉ là biện pháp giải tỏa tạm thời và nó cũng để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe, khiến cơ thể dần suy kiệt.

Trong thực tế thì việc không có sự xuất hiện của gương không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe con người. Tuy nhiên, nếu nỗi sợ cứ kéo dài dai dẳng và xâm chiếm lấy tâm trí, tác động đến hành vi của cá nhân thì nó có thể khiến họ phải đối diện với nguy cơ phát triển các vấn đề sức khỏe tâm thần nguy hiểm hơn, điển hình là rối loạn lo âu lan tỏa và trầm cảm. Người bệnh sẽ luôn ở trong trạng thái căng thẳng, mệt mỏi, buồn phiền và lo lắng khiến họ không thể tập trung vào bất cứ công việc gì, làm chất lượng đời sống tụt giảm đáng kể.

Làm sao để vượt qua chứng sợ gương?

Catoptrophobia là một chứng sợ hãi hiếm gặp nhưng những ảnh hưởng của nó là vô cùng to lớn, đặc biệt là đối với đời sống sinh hoạt hàng ngày của mỗi cá nhân. Chính vì thế, nếu đang mắc phải chứng sợ gương, bạn cũng nên cân nhắc đến việc thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt để kiểm soát tốt nỗi sợ, nâng cao chất lượng đời sống tốt hơn.

Tuy rằng chưa được công nhận cụ thể trong DSM – 5 nhưng chứng sợ gương vẫn có thể được chữa khỏi bằng nhiều phương pháp, phổ biến nhất là trị liệu tâm lý với các liệu pháp nổi trội như liệu pháp phơi nhiễm, liệu pháp nhận thức và hành vi, liệu pháp thôi miên. Đồng thời cũng có thể kết hợp dùng thêm một vài loại thuốc để hỗ trợ khống chế các triệu chứng lo lắng, sợ hãi quá mức.

Để hiểu thêm về các phương pháp khắc phục chứng sợ gương, bạn đọc nên tham khảo thông tin sau:

1. Trị liệu tâm lý

Trị liệu tâm lý là một trong các phương pháp được đánh giá cao về hiệu quả và mức độ an toàn trong việc áp dụng cải thiện các vấn đề về sức khỏe tâm thần, trong đó có chứng rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi, cụ thể hơn là chứng sợ gương. Đây là liệu pháp sử dụng ngôn ngữ giao tiếp là phương tiện chính để có thể tiếp xúc và tác động đến tâm trí, nhận thức, suy nghĩ và hành vi của con người, từ đó giúp họ dần điều chỉnh và thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn.

Catoptrophobia
Tâm lý trị liệu có thể giúp bạn thay đổi cảm xúc, nhận thức, nỗi sợ và hành vi né tránh liên quan đến gương.

Đối với các trường hợp mắc phải chứng Catoptrophobia, chuyên gia tâm lý sẽ thăm khám, đánh giá và cân nhắc để lựa chọn liệu pháp cải thiện phù hợp nhất cho từng bệnh nhân. Một số liệu pháp thường được áp dụng phổ biến và mang lại hiệu quả vượt trội nhất đó chính là:

  • Liệu pháp phơi nhiễm: Đây được xem là liệu pháp vàng trong quá trình can thiệp nhằm để cải thiện và khống chế tốt nỗi sợ về một thứ gì đó cụ thể. Chuyên gia tâm lý sẽ giúp cho người bệnh dần tiếp xúc với gương hoặc các vật phản chiếu trong môi trường an toàn, đảm bảo họ có thể vượt qua chúng theo từng cấp độ khác nhau. Bắt đầu bằng cách gợi ý cho bệnh nhân suy nghĩ về hình ảnh của mình được hiện diện trên gương, xem những hình ảnh về gương và dần được tiếp xúc, trải nghiệm thực tế để nhìn thấy mình trước gương. Nhiệm vụ chính của chuyên gia tâm lý trong liệu pháp này đó chính là hỗ trợ người bệnh các biện pháp để thư giãn, đối phó và vượt qua tốt nỗi sợ của mình.
  • Liệu pháp nhận thức và hành vi (CBT): Mục đích chính của việc áp dụng liệu pháp này đó chính là giúp cho người bệnh xác định được rõ những cảm xúc, nhận thức và nỗi sợ chưa phù hợp của mình để có thể dần điều chỉnh theo chiều hướng đúng đắn, phù hợp hơn, nhờ đó mà các hành vi tránh né cũng được thuyên giảm đáng kể.
  • Liệu pháp thôi miên: Đối với một số trường hợp, chuyên gia tâm lý có thể thực hiện liệu pháp thôi miên đối với những người mắc chứng sợ gương. Bệnh nhân sẽ được đưa vào một trạng thái tĩnh để có thể đi sâu vào tiềm thức, khai thác về những kí ức tồi tệ trong quá khứ, tìm ra nguyên nhân cốt lõi của nỗi sợ và giúp họ đối phó tốt với điều đó.

2. Sử dụng thuốc

Các chứng ám ảnh sợ hãi hoặc cụ thể là chứng sợ gương không cần phải sử dụng đến thuốc điều trị. Tuy nhiên, trong một vài tình huống cần thiết, các triệu chứng hoặc nỗi sợ biểu hiện quá mức và làm ảnh hưởng đối với sức khỏe, cản trở nghiêm trọng đối với đời sống của người bệnh thì sẽ được cân nhắc để chỉ định dùng thêm một vài loại thuốc để kiểm soát.

Một số loại thuốc có thể được kê đơn như thuốc chống trầm cảm, thuốc chống lo âu, thuốc chẹn beta,….Tuy rằng các loại thuốc này không có tác dụng để điều trị và loại bỏ triệt để nỗi sợ nhưng nó góp phần giúp kiểm soát và làm thuyên giảm các triệu chứng nguy hiểm, hạn chế sự khởi phát của các cơn hoảng sợ bất chợt.

Việc dùng thuốc cần được theo dõi và hướng dẫn cụ thể của bác sĩ chuyên khoa. Cũng bởi các loại thuốc này đều có khả năng gây ra một số tác dụng phụ ngoài ý muốn. Bệnh nhân thường được yêu cầu dùng trong thời gian ngắn để hỗ trợ tốt cho quá trình cải thiện và khống chế nỗi sợ. Nếu nhận thấy có bất kì dấu hiệu bất thường nào xảy ra trong thời gian dùng thuốc thì cần thông báo ngay với bác sĩ để được thăm khám và hướng dẫn xử lý kịp thời, tránh những tình huống đáng tiếc có thể xảy ra.

3. Biện pháp tại nhà

Những thói quen, cách sinh hoạt hàng ngày cũng là yếu tố góp phần quan trọng trong quá trình cải thiện và khắc phục nỗi sợ hãi vô lý về gương do Catoptrophobia gây ra. Người bệnh cần tuân thủ và kiên trì theo sát liệu trình điều trị của chuyên gia, đồng thời cũng nên xây dựng lại lối sống của mình, điều chỉnh theo hướng tích cực hơn bằng các cách sau đây:

  • Chú ý nhiều hơn đến chế độ ăn uống hàng ngày, tăng cường bổ sung các dưỡng chất thiết yếu qua những loại thực phẩm tươi sống, giàu dinh dưỡng. Nên ăn nhiều rau xanh, các loại thịt cá, các loại hạt bổ dưỡng. Đồng thời cần hạn chế việc chế biến món ăn quá nhiều gia vị, dùng những thực phẩm béo, những đồ ăn chế biến sẵn chứa nhiều chất bảo quản.
  • Tăng cường tập luyện thể dục thể thao, mỗi ngày nên dành ra khoảng 15 phút để luyện tập các bộ môn đơn giản như đi bộ, chạy bộ, bơi lội, yoga, thái cực quyền, đánh cầu lông. Theo nghiên cứu, khi cơ thể vận động đúng cách không chỉ giúp tăng cường sức khỏe thể chất mà còn hỗ trợ giảm stress, mệt mỏi, lo lắng, bảo vệ tốt cho sức khỏe tinh thần.
  • Rèn luyện thói quen ngủ và thức dậy cùng một thời điểm trong ngày, kể cả ngày nghỉ để có được đồng hồ sinh học lành mạnh. Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể của mỗi người, vì thế bạn cần đảm bảo ngủ đủ giấc, ngủ sâu để thể chất và tinh thần luôn khỏe mạnh. Nếu khó ngủ do quá căng thẳng, sợ hãi vì chứng sợ gương thì bạn có thể thử thư giãn trước khi ngủ bằng cách thiền định, tập yoga, ngâm chân với nước ấm, nghe nhạc, dùng tinh dầu thơm, uống trà thảo mộc, vận động nhẹ,…
  • Tích cực tham gia vào các hoạt động bên ngoài xã hội để gia tăng những trải nghiệm và kết nối thêm nhiều mối quan hệ mới.
  • Trang bị cho bản thân những kỹ năng để ứng phó tốt với căng thẳng, vượt qua những khó khăn, thử thách và trở ngại trong cuộc sống, rèn luyện kỹ năng kiểm soát cảm xúc và hành vi.
  • Chủ động chia sẻ và tâm sự nhiều hơn với những người thân thiết như bạn bè, người thân, đồng nghiệp. Đừng luôn cố gắng chịu đựng và đối diện với mọi thứ một mình. Khi gặp trở ngại hoặc cụ thể là khi phải trải qua những cảm xúc tồi tệ do chứng sợ gương gây ra, bạn hãy chia sẻ nó để nhận được những sự đồng cảm và hỗ trợ từ mọi người xung quanh.

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu
Trên đây là một số thông tin hữu ích và cần thiết dành cho những người đang trải qua những cảm xúc tiêu cực đến từ chứng sợ gương (Catoptrophobia). Nỗi sợ phi lý này hoàn toàn có thể khắc phục tốt nếu bạn kiên trì áp dụng các biện pháp điều trị của chuyên gia và dần thay đổi lối sống theo chiều hướng tích cực, lành mạnh hơn.

Tham khảo thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *