Điểm mạnh của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ cần khám phá

Nhiều người thường có quan niệm rằng một người khi bị thiếu hụt một khía cạnh, kỹ năng nào đó thì sẽ được bù đắp bằng một năng lực khác, chẳng hạn những người bị khiếm thị thường có thính giác giác cực kỳ tốt. Vậy đây là điểm mạnh của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ và làm thế nào để khai thác và phát triển hết tiềm năng này?

Khám phá những điểm mạnh của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ

Chậm phát triển ngôn ngữ là tình trạng trẻ có thể nói được, phát âm đúng từ ngữ nhưng vốn từ lại cực kỳ hạn hẹp, thậm chí chính những điều con nói con cũng không thể hiểu có ý nghĩa gì. Trẻ thường nói năng lộn xộn, thiếu logic, dùng những từ ngữ kỳ lạ khiến cha mẹ không thể đáp ứng được nhu cầu của trẻ.

điểm mạnh của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ
Khám phá điểm mạnh của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ được rất nhiều người quan tâm

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ chậm phát triển ngôn ngữ, chẳng hạn như do trẻ thường xuyên xem TV, bị ảnh hưởng bởi âm thanh một chiều của các thiết bị vô tuyến; trẻ bị tổn thương thính giác làm giảm khả năng tiếp nhận ngôn ngữ; các cơ quan hoạt động của cơ miệng phối hợp không ăn ý hoặc cũng có thể liên quan đến rối loạn phổ tự kỷ.

Trẻ chậm nói, không giao tiếp linh hoạt như các bạn đồng trang lứa khiến phụ huynh cực kỳ lo lắng đến tương lai của con, đặc biệt khi đến tuổi đi học, đi làm. Tuy nhiên nhiều người đã cho rằng khi một người thiếu hụt về khía cạnh này thì sẽ có những nổi bật ở khía cạnh khác. Vậy liệu điểm mạnh của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ là gì?

Để giải đáp băn khoăn này, 2 nghiên cứu đã được thực hiện như sau

Khám phá nghiên cứu bởi Kenn Apel, Alan G.Kamhi và Lauren K.Nelson

Bộ ba nhà nghiên cứu Kenn Apel, Alan G.Kamhi và Lauren K.Nelson là những chuyên gia thực hiện đề tài “Cognitive Strengths and Weaknesses in Language-Impaired Children” (dịch nghĩa: Thế mạnh và điểm yếu về nhận thức của trẻ em chậm phát triển ngôn ngữ) để tìm kiếm và khai phá những điểm mạnh của nhóm trẻ này.

điểm mạnh của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ
Nghiên cứu bởi Kenn Apel, Alan G.Kamhi và Lauren K.Nelson cho thấy nhóm trẻ chậm phát triển ngôn ngữ dù có thể hoàn thành bài tập nhưng tỷ lệ thấp hơn nhóm trẻ bình thường

Nghiên cứu này được thực hiện vào năm 1987 trên 30 trẻ chia làm 2 nhóm với số trẻ bằng nhau. Trong đó 1 nhóm sẽ toàn những chậm phát triển ngôn ngữ và nhóm còn lại là những đứa trẻ phát triển bình thường về mọi mặt. Nội dung thực hiện nghiên cứu với những đứa trẻ này là trong lĩnh vực phân biệt-học tập.

Cụ thể, trẻ sẽ được cung cấp danh sách các bài toán gồm hai dạng là có thông tin đầu vào rõ ràng và một dạng là không đưa ra các dữ liệu đầu vào. Cả hai nhóm trẻ đều cùng tìm kiếm lời giải cho các bài toán này. Kết quả cuối cùng cho thấy, tỷ lệ giải các bài toán có dữ liệu đầu vào đều cao hơn đối với cả hai nhóm trẻ này.

Điều này cũng có nghĩa là không có các điểm mạnh của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ trong khả năng tìm ẩn số, logic, phán đoán nhanh nhạy. Chưa kể tỷ lệ giải thành công các bài tập trung khả năng của trẻ bình thường cao hăn nhóm còn lại. Theo các chuyên gia, lý giải cho điều này có thể cho rằng trẻ chậm phát triển ngôn ngữ có khả năng mã hóa thông tin kém hơn bình thường.

Như vậy, trong trong những nghiên cứu đầu tiên về điểm mạnh của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ đã không cho những kết quả tốt. Tuy nhiên vẫn có thể rằng, trong nghiên cứu này trẻ chậm phát triển ngôn ngữ vẫn có thể hoàn thành được các bài tập chứ không hoàn toàn không làm được nên đây cũng là một dấu hiệu tích cực.

Khám phá nghiên cứu bởi Michelle C. St Clair, Ailsa J. Russell và Anessa Lloyd-Esenkaya

Chương trình nghiên về điểm mạnh của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ được thực hiện năm 2020 do bộ 3 nhà khoa học  Michelle C. St Clair, Ailsa J. Russell và Anessa Lloyd-Esenkaya tiến hành. Nghiên cứu này theo xu hướng đánh giá về mặt tinh thần, tích cách, tâm lý chung, khả năng tương tác của nhóm trẻ đặc biệt này.

“What Are the Peer Interaction Strengths and Difficulties in Children with Developmental Language Disorder? A Systematic Review” (Dịch nghĩa): Thế mạnh và khó khăn khi tương tác với bạn bè ở trẻ rối loạn phát triển ngôn ngữ là gì? Một đánh giá có hệ thống).

điểm mạnh của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ
Trẻ chậm phát triển trí tuệ thường gặp khó khăn trong giao tiếp và thể hiện cảm xúc

Các nghiên cứu về điểm mạnh của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ này đã đưa ra những kết luận như sau

  • Ở nhóm trẻ chậm phát triển ngôn ngữ có xu hướng lo lắng, căng thẳng, sợ hãi nhiều hơn trong các tình huống xã hội, nghĩa là các hoạt động mà ter cần ra ngoài, cần đến nơi đông người hay các hoạt động phải tương tác với người khác. Con cũng khó khăn trong việc diễn tả cảm xúc của bản thân trong các tình huống này nên thường có xu hướng bám cha mẹ quá mức, không thể làm gì một mình.
  • Khả năng giải quyết tranh luận, xung đột, mâu thuẫn kém đặc biệt bộc lộ rõ ở những đứa trẻ đến tuổi đi học. Bản chất do thiếu hụt về ngôn ngữ nên trẻ không hiểu người khác nói gì, không có đủ vốn từ để thể hiện nhu cầu cá nhân hay cảm xúc  và trẻ cũng dễ bị bạn bè trêu chọc, cô lập. Trong các tình huống này trẻ chậm phát triển vốn từ có thể có xu hướng kích động, bốc đồng, dùng bạo lực để giải quyết tâm lý khó chịu của bản thân.
  • Khó khăn trong việc giao tiếp nên hầu như không thể kết bạn, không có bạn bè khi đến độ tuổi đến trường.
  • Dễ cảm thấy cô độc, lạc lõng trong các cuộc trò chuyện do không hiểu người khác nói gì và cũng không thể diễn đạt suy nghĩ bằng lời nói

Như vậy rõ ràng trong các nghiên cứu này cũng chưa thể xác định điểm mạnh của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ, mặt khác lại phát hiện thấy rất nhiều khó khăn về mặt tinh thần và giao tiếp của con. Đây đều là những vấn đề có thể nhìn thấy rõ ràng chứ không cần phải thông qua các nghiên cứu.

Điểm mạnh của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ vẫn cần được khai thác

Rất nhiều phụ huynh thực sự băn khoăn về việc vì sao không có bất cứ điểm mạnh của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ. Thực tế xét nhiều khía cạnh riêng, không phải tất cả trẻ đều có chung đặc điểm này. Việc trẻ có năng lực nào nổi bật hay không còn liên quan đến nhiều yếu tố khác, chẳng hạn như nguyên nhân, tình trạng hay độ tuổi của con.

điểm mạnh của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ
Khám phá cá nhân từng trẻ vẫn có thể có những điểm mạnh riêng biệt

Chẳng hạn ở những trẻ bị khiếm thính dẫn tới không có khả năng tiếp nhận ngôn ngữ thường có giác quan số 6, khả năng cảm nhận cực kỳ nhạy bén, điều này nằm giúp họ bảo vệ bản thân trước các tình huống nguy hiểm. Hay ở trẻ tự kỷ nếu thuộc nhóm Tự kỷ thông thái  thường có trí nhớ cực kỳ tốt, thậm chí có những tài năng vượt trội về hội họa, toán học hay vật lý.

Dù vậy, cũng có thể không tìm thấy các điểm mạnh của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ khi con còn quá nhỏ hay thuộc nhóm thiểu năng trí tuệ, tự kỷ nặng.. Nói chung, cần xem xét rất nhiều yếu tố, tính toán cá nhân từng trường hợp để đánh giá riêng về các ưu/ nhược điểm của từng trẻ. Các nghiên cứu trên chỉ thể hiện một phần chung những điểm yếu của trẻ.

Xem thêm: Top 10 trung tâm dạy trẻ chậm phát triển tại Hà Nội đáng tin cậy

Hướng phát triển các điểm mạnh của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ

Như đã nói, nếu đánh giá riêng biệt từng cá nhân thì vẫn có thể phát hiện được các điểm mạnh của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ. Hoặc cho dù không có nhưng nếu trẻ được can thiệp sớm, có hướng phát triển đúng cách vẫn có thể cải thiện phần nào các các khía cạnh thiếu hụt để nâng cao chất lượng đời sống, gia tăng giá trị bản thân cho trẻ.

điểm mạnh của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ
Phụ huynh cần tạo nhiều cơ hội để khai thác, tìm kiếm được tiềm năng của con

Để sớm khai phá và phát triển các điểm mạnh của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ, phụ huynh cần lưu ý một số vấn đề sau

  • Xác định chính xác nguyên nhân trẻ chậm phát triển ngôn ngữ để có hướng can thiệp đúng cách, phù hợp, có hiệu quả nhất. Trẻ có vốn từ ít ỏi, nói chuyện lộn xộn do rất nhiều nguyên nhân nên phụ huynh tuyệt đối không được chủ quan.
  • Phát triển ngôn ngữ là nền tảng quan trọng để phát triển nhận thức, điều chỉnh hành vi và giảm bớt các thiếu hụt của trẻ. Phụ huynh nên tăng cường các hoạt động giao tiếp với trẻ hằng ngày, cho trẻ tham gia các hoạt động âm ngữ trị liệu để bổ sung vốn từ, cách phát âm chính xác hơn
  • Giáo dục chuyên biệt là môi trường có thể giúp trẻ chậm phát triển ngôn ngữ cải thiện đáng kể các điểm yếu về ngôn ngữ, giao tiếp, hành vi. Các thầy cô giáo hay chuyên gia tại đây còn có thể khai phá các điểm mạnh của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ thông qua quá trình giao tiếp và học tập hằng ngày.
  • Đăng ký cho con tham gia các chương trình phát triển về nhận thức, thể chất, nghệ thuật để khám phá các năng lực tiềm ẩn của con. Đôi khi có những năng lực nếu không có cơ hội thể hiện sẽ bị ẩn giấu, do đó phụ huynh nên tạo mọi điều kiện để con có thể phát huy các thế mạnh của bản thân
  • Giữ tinh thần bé luôn vui vẻ, thoải mái, tích cực, không bắt ép trẻ học tập quá mức vì sẽ càng làm tăng sự kích thích, bốc đồng, tiêu cực làm giảm chất lượng học tập cho con.

Nhìn chung, điểm mạnh của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ vẫn chưa được khám phá một cách rõ ràng bởi còn liên quan đến rất nhiều yếu tố khác nhau. Dù vậy phụ huynh không nên tiêu cực, lo lắng mà cần hướng tới việc can thiệp, điều trị, làm mọi cách để giúp con khắc phục những đặc điểm thiếu hụt, mang lại những giá trị tích cực hơn cho cuộc sống, sức khỏe của trẻ.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *