Hội chứng sợ nhện (Arachnophobia) có thể khắc phục không?

Hội chứng sợ nhện Arachnophobia thường phổ biến ở rất nhiều người, đặc biệt là trẻ em. Nỗi sợ này đã được hình thành từ thuở sơ khai, khi mà nhện là mối đe dọa trực tiếp đến sự sinh tồn của loài người. Người mắc chứng này có thể khắc phục được nỗi sợ của bản thân thông qua các liệu pháp chăm sóc tâm lý như liệu pháp phơi nhiễm hoặc liệu pháp nhận thức hành vi.

Hội chứng sợ nhện (Arachnophobia) là gì?

Nhện vốn là loài vật có ngoại hình khá “đặc biệt” lông lá rậm rạp, nhiều chân, mắt lồi cùng mùi hương chẳng mấy thơm tho. Chính bởi thế nên có rất nhiều người vốn không hề yêu thích gì loài vật này, thậm chí luôn tìm cách tránh xa và cảm thấy sợ hãi chúng, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Một người khi thấy mà giật mình hoặc tìm cách tránh xa thực tế là một cảm xúc bình thường.

Hội chứng sợ nhện
Với hình thù quái dị, nhện trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng của rất nhiều người

Tuy nhiên với người mắc hội chứng sợ nhện, đây thực sự là một nỗi khiếp đảm kinh hoàng chứ không đơn thuần là một nỗi sợ thông thường. Không cần phải tiếp xúc trực tiếp mà việc chỉ cần nghĩ đến loài vật này cũng có thể khiến những người bệnh run sợ, kinh hãi. Trạng thái lo lắng, hoảng sợ của họ được bộc lộ một cách quá mức rõ rệt thông qua mọi hành vi, biểu cảm của họ.

Arachnophobia là thuật ngữ được kết hợp từ các tiếng Hy Lạp cổ đại, trong đó “Arachne” có nghĩa là nhện và “phobia” là nỗi sợ hãi. Đây là một vấn đề tâm lý nằm trong hội chứng sợ động vật – một trong những nỗi sợ vô lý được biểu hiện quá mức ở con người.

Theo các chuyên gia, nỗi sợ nhện ở con người là cực kỳ phổ biến bởi nó đã được hình thành từ thời xưa xưa, khi con người mới chỉ xuất hiện trên trái đất.  Lúc này, nhện không chỉ là loài động vật thông thường mà được coi là “kẻ thù” vì nọc độc của chúng có thể gây nguy hiểm cho tính mạng của con người.

Thống kê cũng cho thấy có khoảng 40% dân số trên thế giới có nỗi ám ảnh với loài nhện, trong đó đa phần là nữ giới và trẻ em. Hội chứng sợ nhện thuộc nhóm rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi nếu không sớm được khắc phục có thể gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng về cả thể chất lẫn tinh thần, suy giảm chất lượng cuộc sống cuộc sống của mỗi người nên cần có hướng kiểm soát càng sớm càng tốt.

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý

Biểu hiện hội chứng sợ nhện

Như đã nói, mức độ sợ nhện của Arachnophobia trầm trọng hơn rất nhiều. Cảm xúc lo lắng căng thẳng có thể xuất hiện ngay cả khi người đó không tiếp xúc trực tiếp với nhện mà chỉ nhìn nhận thông qua hình ảnh hay clip. Nỗi sợ hãi này có thể cản trở người bệnh với rất nhiều các hoạt động trong đời sống để tránh tối đa việc nhìn thấy hay tiếp xúc với nhện.

Hội chứng sợ nhện
Dù nhìn thấy nhện to hay nhỏ cũng khiến người bệnh hoảng hốt, sợ hãi và tìm cách bỏ chạy nhanh chóng

Cụ thể, một số biểu hiện điển hình của hội chứng sợ nhện như

  • Trạng thái căng thẳng xuất hiện khi nhìn hoặc tiếp xúc với nhện được biểu hiện một cách rõ rệt như nhịp tim tăng nhanh, khô miệng, run rẩy, toát mồ hôi, huyết áp tăng cao, đồng tử giãn rộng, la hét hay bật khóc vì sợ hãi. Thậm chí một số người còn ngất xỉu khi thấy nhện, đặc biệt với những con nhện có kích thước lớn. Trẻ em mắc Arachnophobia có thể la hét, khóc lóc, bấu víu bố mẹ quá mức khi thấy nhện.
  • Có xu hướng bỏ chạy nếu thấy nhện hoặc tìm các tránh né tối đa mọi tình huống, sự kiện có nguy cơ hình thấy hay phải tiếp xúc với nhện.
  • Nếu nhìn thấy hoặc vô tình tiếp xúc với nhện những người này rất có thể sẽ gặp ác mộng vì quá căng thẳng.
  • Luôn có những suy nghĩ tiêu cực cho rằng đây là loại động vật nguy hiểm, luôn có cảm giác như chúng có thể tấn công mình bất cứ lúc nào
  • Hội chứng sợ nhện bao gồm cả nỗi sợ hãi với những thứ liên quan hay có hình ảnh giống nhện, chẳng hạn như thú bông, tranh ảnh hay mạng nhện
  • Nỗi ám ảnh dàn trải khiến một số người có thể không dám ra ngoài để tránh tối đa các tình huống có thể tiếp xúc, chẳng hạn như tại các bụi cây rậm rạp, các ngôi nhà cũ cũng rất dễ xuất hiện loài động vật này

Các cảm xúc của họ đều là thực, tuy nhiên đôi lúc cũng có thể bị đánh giá là giả tạo hay quá mức bởi một người trưởng thành có thể la hét thất thanh khi nhìn thấy một chú nhện nhỏ. Các triệu chứng cũng có thể thay đổi tùy theo mức độ nỗi sợ, chẳng hạn một vài người có thể vẫn dám đi qua những con nhện nhỏ nhưng với những con có kích thước lớn họ có thể ngất xỉu ngay lập tức.

Nguyên nhân gây hội chứng sợ nhện

Rõ ràng nhìn hình dạng những con nhện lông lá với đôi mắt to lồi ra cũng đủ khiến cho không ít người có cảm giác đáng sợ, nổi da gà. Tuy nhiên theo các chuyên gia, nỗi ám ảnh về loài nhện đã được hình thành từ thời cổ đại sơ khai và có liên quan đến vô vàn các yếu tố khác nhau.

Hội chứng sợ nhện
Việc nhiều bộ phim xây dựng hình ảnh loài nhện đáng sợ, tấn công loài người khiến rất nhiều người cho rằng đây là loài vật nguy hiểm

Một số tác nhân được cho là hình thành lên nỗi sợ hãi, ám ảnh quá mức về loài nhện như

  • Yếu tố ngoại hình: một số người mắc hội chứng sợ nhện cho rằng chính phần lông lá cùng đôi mắt của chúng trông thật đáng sợ. Đặc biệt ở những con nhện càng to thì lông lá hay những cái chân, đôi mắt của chúng lại càng rùng rợn hơn. Trẻ nhỏ hay những người có tâm lý yếu khi vô tình nhìn thấy các hình ảnh náy có thể rất dễ cảm thấy ám ảnh. Một số loài nhện cũng có kích thước lớn và hình thù cực kỳ đáng sợ như Nhện lưới phễu Sydney, Nhện Tarantula, Nhện lang thang Brazil, nhện ăn chim Goliath
  • Sự kiện ám ảnh từ quá khứ: một người từng bị nhện cắn hoặc từng bị hù dọa bởi một con nhện có thể mang nỗi ám ảnh khiến mỗi khi họ nhìn thấy một con nhện thì các trải nghiệm trong quá khứ lại tái diễn và khiến họ cảm thấy hoảng sợ.
  • Nọc độc: Trước đây nhện được đánh giá là loài động vật nguy hiểm bởi nọc độc của chúng có thể gây chết người. Thực tế trên thế giới hiện nay có khoảng 43.000 loài nhện nhưng các nhà khoa học mới tìm ra khoảng 30 loài nhện có thể gây chết người mà thôi. Dù vậy thì nỗi sợ này vẫn tồn tại ở rất nhiều người khiến họ luôn tìm cách bảo vệ bản thân tối đa bằng cách tránh xa loài nhện.
  • Yếu tố di truyền: Trong một gia đình nếu có cha hoặc mẹ mắc hội chứng sợ nhện thì rất có thể những đứa con của họ cũng cảm thấy sợ hãi loài động vật này. Mặt khác theo Joshua New và Tasmin German , hệ thống thị giác của con người có thể lưu giữ lại các cơ chế đặc trưng của tổ tiên từ thời xa xưa. Điều này có nghĩa là việc tiềm thức của một người đó sợ nhện chính là chịu ảnh hưởng từ nỗi ám ảnh của tổ tiên trong quá trình tiến hóa trước đó. Biểu đồ sinh học về hệ thống thần kinh cũng đã chỉ ra rằng nỗi ám ảnh hoàn toàn có thể có tính di truyền qua nhiều thế hệ.
  • Ảnh hưởng từ truyền thông: Hiện nay cũng có không ít bộ phim đã tô vẽ hình ảnh những con nhện với hình thù gớm ghiếc, nguy hiểm, có nọc độc và có thể làm chết người, tấn công người. Điều này cũng có thể góp phần hình thành nỗi sợ nhện ngày một tăng lên ở rất nhiều người.

Một số nghiên cứu thực hiện cũng cho thấy rằng ở những người mắc hội chứng sợ nhện Arachnophobia họ cũng luôn cảm thấy rằng những con nhện mà họ nhìn thấy có kích thước to hơn bình thường rất nhiều. Điều này đã chứng tỏ nhận thức của họ đã bị ảnh hưởng bởi cảm xúc của từng người. Tức là khi bạn đã có nhìn nhận cho rằng nhện là loài vật đáng sợ thì dù chúng có kích thước thế nào, chuyển động ra sao thì não bộ bạn vẫn cho rằng đây là loài động vật nguy hiểm và có các phản ứng tự vệ.

Hệ lụy từ hội chứng sợ nhện

Nhện cũng là loài động vật khá phổ biến trong cuộc sống cho dù chúng không được coi là thú cưng như các loài chó. mèo.. Tuy nhiên bạn có thể dễ dàng bắt gặp một góc tường đang được chăng tơ nhện, một khúc gỗ ngoài đường cũng có mạng nhện hay một tán cây nào đó. Nếu chỉ là nỗi sợ bình thường chúng ta hoàn toàn có thể bỏ qua hay làm lơ nó nhưng với nỗi sợ hãi ám ảnh thì hoàn toàn không chỉ đơn giản như vậy.

Hội chứng sợ nhện
Nỗi ám ảnh quá mức về loài nhện có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng đời sống mỗi người

Hội chứng sợ nhện Arachnophobia có thể ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe và tinh thần của mỗi người bệnh. Trong trạng thái hoảng loạn và kích thích khi nhìn thấy nhện, họ sẽ bị tăng huyết áp, nhịp tim đập nhanh bất thường cùng rất nhiều vấn đề khác. Khi không làm chủ được cảm xúc của mình thì các hành vi của những người này cũng dễ bị tác động theo.

Nhiều người vì để trốn tránh nỗi sợ hãi của bản thân, tránh tối đa việc tiếp xúc hay nhìn thấy nhện đã chọn cách ẩn náu trong nhà và từ chối các hoạt động xã hội khác. Đặc biệt nếu những người xung quanh không đáp ứng hay thấu hiểu với nỗi sợ này họ rất dễ rơi vào trạng thái bị cô lập, tự khép mình và dẫn tới nhiều tác nhân khác. Dù vậy nhưng nếu người bệnh không bắt buộc phải tiếp xúc với nhện thì mức độ ảnh hưởng cũng sẽ không quá nghiêm trọng.

Hội chứng sợ nhện có thể khắc phục không?

Nhiều người thường cho rằng nỗi sợ nhện của mình không quá nghiêm trọng nên thường từ chối việc thăm khám và điều trị mà chỉ tìm cách tránh né nhện tối đa. Theo các chuyên gia, nếu hội chứng sợ nhện của một người vượt quá mức cho phép và có ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe và tinh thần mỗi người thì việc thăm khám và điều trị là rất cần thiết.

Thông qua việc trao đổi và làm một số bài test cần thiết, nếu các triệu chứng quá mức về tình trạng sợ nhện đã vượt trên 6 tháng và có ảnh hưởng đến cuộc sống mỗi người sẽ được chẩn đoán là hội chứng sợ nhện Arachnophobia  . Tùy theo mức độ và triệu chứng của từng người, việc điều trị có thể được chỉ định khác nhau nhưng đều chung mục đích là thay đổi nhận thức đúng đắn hơn về nỗi sợ cho bệnh nhân.

Trị liệu tâm lý

Giống như các dạng rối loạn lo âu khác, trị liệu tâm lý là biện pháp chính được hướng tới cho những người mắc hội chứng sợ nhện. Mục đích của tâm lý trị liệu chính là nhằm nâng cao nhận thức cho từng bệnh nhân, giúp người bệnh hiểu rằng mình đang có những nỗi sợ phi lý, từ đó dần thay thế bằng những nhận thức tích cực và đúng đắn hơn, vượt qua nỗi sợ nhện.

Hội chứng sợ nhện
Liệu pháp 2 phút yêu cầu người bệnh chạm vào con nhện trong 120s sẽ thấy nỗi sợ giảm dần

Người bệnh nếu đáp ứng tốt với các liệu pháp tâm lý trị liệu thường mang đến những cải thiện rất tích cực về mặt tinh thần. Bản thân người bệnh cần phải trung thực trong việc chia sẻ những cảm xúc và tình huống mà mình đã từng trải qua trong quá khứ có liên quan đến nỗi sợ này để nhà trị liệu có hướng hỗ trợ tốt nhất.

Một số liệu pháp được đánh giá mang đến hiệu quả cho những người mắc hội chứng sợ chuột như

  • Liệu pháp phơi nhiễm: với liệu pháp này, nhà trị liệu sẽ tạo ra các môi trường. không gian riêng biệt để người bệnh đối diện trực tiếp với nỗi sợ hãi của bản thân, điều này có thể tạo ra cơ chế thích nghi cho cơ thể để giảm dần mức độ căng thẳng. Có nghĩa khi khi cơ thể phải tiếp xúc với một điều gì đó quá nhiều tự động cơ chế phòng bị sẽ không còn, mức độ sợ hãi cũng được giảm đáng kể. Liệu pháp này sẽ được thực hiện theo từng cấp độ, chẳng hạn bắt đầu bằng việc hình hình ảnh con nhện, chơi với con nhện bông, xem chuyển động của loài nhện và tiếp tục cho đến khi người bệnh dám trực tiếp tiếp xúc với những con nhện.
  • Liệu pháp nhận thức hành vi: thông qua liệu pháp này, người bệnh có thể nhận thức rằng hội chứng sợ nhện đã ảnh hưởng đến họ như thế nào, đánh giá được bản chất của nỗi sợ và tìm cách thay đổi những cảm xúc tiêu cực vốn đã được “ghim” rất lâu trong tâm trí họ. Các nhận thức sai lệch dần được thay đổi bằng những cảm xúc, nhìn nhận tích cực hơn, mức độ sợ hãi với loài nhện vì vậy cũng được giảm dần.
  • Liệu pháp thư giãn: để xoa dịu cảm xúc cho các bệnh nhân khi phải đứng trước nỗi sợ, các liệu pháp thư giãn hay kiểm soát cảm xúc cũng được nhà trị liệu hướng dẫn cho người bệnh.

Hai nhà nghiên cứu Marieke Soeter và Merel Kindt đã thực hiện một thử nghiệm, trong đó họ nhốt 45 người mắc hội chứng sợ nhện Arachnophobia vào một phòng kín và yêu cầu họ tham gia một thử nghiệm tên là 120s. Những người này sau đó đã được tiêm một số loại thuốc để hạ huyết áp, sau đó được yêu cầu chạm vào con nhện ( đã được rút nọc độc) với lời hứa sẽ hết bệnh. Kết quả là có 2 trong số những người đã vượt qua thử thách này thậm chí còn muốn cầm nó lên để cưng nựng.

Thuốc và các biện pháp y tế

Không có bất cứ loại thuốc đặc trị cho hội chứng sợ nhện, tuy nhiên bác sĩ có thể chỉ định một vài loại thuốc để kiểm soát cảm xúc, xoa dịu các trạng thái kích thích của người bệnh. Thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm lo âu hay thuốc an thần có thể được chỉ định cho một số bệnh nhân, tuy nhiên cần đảm bảo cần có chỉ định của bác sĩ chuyên môn.

Bên cạnh đó, với những người đang thực hiện các liệu pháp tiếp xúc trực tiếp với nỗi sợ có thể được chỉ định dùng các nhóm thuốc như propranolol để hạ huyết áp và kiểm soát những cơn căng thẳng, giảm các trạng thái lo âu hay kích động quá mức. Tuy nhiên việc dùng các loại thuốc này còn tùy từng trường hợp và bắt buộc cần có sự chỉ định từ bác sĩ chuyên môn.

Đặc biệt, năm 2014, các nhà khoa học cho biết đã thực hiện thành công một cuộc phẫu thuật não cho bệnh nhân mắc hội chứng sợ nhện. Theo đó các bác sĩ đã thực hiện cắt bỏ một phần não, cụ thể là lấy ra một mảnh mô ở phía trái hạch hạnh nhân của người này nhằm hạn chế các triệu chứng co giật do bệnh sarcoidosis gây ra. Sau khi làm phẫu thuật, nỗi sợ nhện của anh biến mất và anh chuyển sang mê mẩn loài 8 chân này.

Điều trị và chăm sóc tại nhà

Thực tế nhện không hoàn toàn là loài vật nguy hiểm như chúng ta vốn hay thường nghĩ, mặt khác chúng còn giúp tiêu diệt muỗi bọ trong nhà. Tỷ lệ khả năng chúng ta có thể gặp nhện độc cũng là rất ít và hầu hết chúng sống nhiều trong các khu rừng nhiệt đới rậm rạp hơn là ngoài môi trường sống hằng ngày. Điều này cũng có thể phần nào giảm bớt sự lo âu của con người trước loài động vật nhiều chân này.

Hội chứng sợ nhện
Tiếp thu những thông tin tích cực về loài nhện, chẳng hạn qua bộ phim Spider Man sẽ giúp bạn có cái nhìn khác về loài vật này

Bản thân người bệnh cũng cần quyết tâm và cố gắng hơn trong suốt quá trình điều trị để mang lại những kết quả tốt nhất cho chính bản thân. Nỗi sợ của bản thân phải do chính mình tự vượt qua chứ không thể lúc nào cũng phụ thuộc hoàn toàn vào bác sĩ tâm thần hay nhà trị liệu được. Một số biện pháp có thể giúp ích cho những người mắc hội chứng sợ nhện như

  • Hạn chế tiếp nhận những thông tin tiêu cực hay hình ảnh ghê rợn của loài nhện để tránh làm tinh thần sợ hãi hay hoảng loạn.
  • Tìm hiểu sâu hơn về loài nhện, chẳng hạn những lợi ích của chúng trong việc giảm nguy cơ về các bệnh truyền nhiễm thông qua việc bắt muỗi, bọ trong nhà. Bạn cũng có thể xem các bộ phim về nhện, chẳng hạn như Spider Man. Một số thống kê cũng chỉ ra bộ phim này cũng làm giảm nỗi sợ nhện ở rất nhiều người.
  • Đảm bảo ngủ đủ giấc, giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, tránh xa căng thẳng mỗi ngày.
  • Thiền, yoga hay các liệu pháp hơi thở đều có thể giúp ích cho người bệnh trong việc kiểm soát cảm xúc, đối diện với nỗi căng thẳng và lo lắng của bản thân
  • Muốn tránh xa nhện hay dọn dẹp các khu vực ao tù nước đọng, tránh để lại các lu hay xô nước, thường xuyên dọn dẹp góc tường sạch sẽ, tránh để nhện chăng tơ.
  • Hạn chế sử dụng bia rượu, thuốc lá và các chất kích thích trong suốt quá trình điều trị
  • Thực hiện đầy đủ những hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ tâm thần và nhà trị liệu trong suốt quá trình điều trị để mang đến hiệu quả tốt nhất.
  • Nhờ đến sự giúp đỡ của gia đình khi cần thiết, chẳng hạn khi muốn xem một bộ phim về loài nhện.

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu
Hội chứng sợ nhện Arachnophobia hoàn toàn có thể vượt qua nếu bản thân người bệnh quyết tâm và dám đối diện với nỗi căng thẳng, sợ hãi của bản thân. Như đã nói, tỉ lệ nhện độc ngoài đời sống hằng ngày cũng khá hiếm, dù vậy bạn vẫn không nên coi chúng là một loại “thú cưng”.

Có thể bạn quan tâm:

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *