Hội chứng sợ rắn (Ophidiophobia): Nỗi sợ hãi rất khó kiểm soát

Rắn là một trong những loài động vật khá nguy hiểm và nó cũng chính là nỗi ám ảnh của rất nhiều người, đặc biệt là những ai kinh sợ loài bò sát. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy sợ rắn ngay cả khi xem hình ảnh, liên tưởng đến rắn thì có nhiều khả năng bạn đang mắc phải hội chứng sợ rắn – một trong các rối loạn ám ảnh cụ thể phổ biến hiện nay. 

Hội chứng sợ rắn
Rắn là loại động vật bò sát có khả năng gây hại cho con người.

Thế nào là hội chứng sợ rắn (Ophidiophobia)?

Hội chứng sợ rắn hay còn có tên khoa học là Ophidiophobia, là một trong các dạng rối loạn lo âu ảnh hưởng đến rất nhiều người, kể cả trẻ em và người trưởng thành. Hội chứng tâm lý này gây nên nỗi sợ quá mức, kéo dài dai dẳng và phi lý về loài rắn.

Trong thực tế thì cảm giác sợ rắn được xem là một trong những điều bình thường mà nhiều người gặp phải. Rắn là loài động vật bò sát và đôi lúc cũng gây nên nhiều nguy hiểm cho sức khỏe, tính mạng của con người. Chính vì thế, việc sợ hãi rắn không có gì quá mới lạ bởi nó xảy ra theo phản xạ tự nhiên của mỗi người.

Tuy nhiên, cũng chính vì thế mà việc phân biệt, phát hiện sớm các biểu hiện của hội chứng sợ rắn và tình trạng sợ rắn thông thường sẽ gặp nhiều trở ngại. Cũng bởi, theo chia sẻ của các chuyên gia thì Ophidiophobia thường có biểu hiện đại trà ở cấp độ nhẹ, cảm giác sợ hãi của người bệnh cũng tương tự như tình trạng sợ rắn bình thường.

Hội chứng sợ rắn
Ophidiophobia gây ra nỗi sợ đối với tất cả loài rắn, kể cả những loài vô hại.

Đối với những người mắc hội chứng sợ rắn ở mức độ nhẹ, họ có thể chỉ cảm thấy sợ hãi những loài rắn có kích thước to, khổng lồ hoặc những loại rắn có khả năng gây hại. Tuy nhiên, nếu hội chứng sợ rắn phát triển đến mức độ cao hơn thì người bệnh sẽ có xu hướng sợ cả những loài rắn vô hại, sợ khi nhìn thấy hình ảnh của rắn hoặc có ai đó nhắc về rắn.

Mặc dù có sự phổ biến nhất định nhưng hiện nay DSM-5 vẫn chưa công nhận hội chứng sợ rắn như một rối loạn tâm thần cụ thể. Việc nhận biết thường dựa trên các biểu hiện, cảm giác sợ hãi, hành vi mất kiểm soát của người bệnh.

Dấu hiệu nhận biết bạn đang mắc hội chứng sợ rắn

Như đã chia sẻ, biểu hiện đặc trưng nhất của hội chứng sợ rắn đó chính là nỗi sợ, nỗi ám ảnh quá mức về loài rắn. Tuy nhiên, chúng ta cần phân biệt rõ giữa hội chứng sợ rắn và hội chứng sợ động vật.

Cụ thể, những người mắc phải hội chứng sợ rắn chỉ sợ duy nhất loài rắn. Nếu họ sợ cả những loài khác như thằn lằn, cá sấu, giun, rồng Kamado,….thì đó là hội chứng sợ động vật bò sát.

Hội chứng sợ rắn
Hội chứng sợ rắn gây nên nỗi sợ quá mức, phi lý về loài rắn.

Để có thể nhận biết tốt Ophidiophobia, bạn cần dựa vào những biểu hiện cụ thể sau:

  • Luôn có cảm giác sợ hãi quá mức về loài rắn. Nỗi sợ kéo dài dai dẳng và gây ám ảnh đến đời sống.
  • Có xu hướng tránh né tất cả những địa điểm, hoạt động nào có nguy cơ cao gặp rắn như sở thú, rừng rậm,…
  • Nỗi sợ tồn tại phi lý, sợ ngay cả khi xem hình ảnh của rắn hoặc nghe nói về rắn.
  • Mặc dù biết rõ nỗi sợ không phù hợp nhưng khó có thể tự kiểm soát cảm xúc và hành vi của bản thân.

Ngoài ra, những người mắc phải hội chứng sợ rắn còn xuất hiện hàng loạt các triệu chứng thể chất tương tự như khi đang đối mặt với nguy hiểm. Cụ thể như:

  • Run sợ, tay chân ra nhiều mồ hôi
  • Tim đập nhanh liên hồi
  • Khó thở, thở gấp
  • Tức ngực
  • Căng cơ
  • Khóc, la hét, bỏ chạy
  • Ngất xỉu

Tùy vào mức độ nghiêm trọng của nỗi sợ mà người bệnh sẽ có những biểu hiện khác nhau. Nếu sự sợ hãi do Ophidiophobia gây nên nhiều cản trở đối với đời sống thì bạn cần nhanh chóng tìm cách khắc phục, loại bỏ để hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực có thể xảy ra.

Nguyên nhân gây ra hội chứng sợ rắn

Tương tự như các chứng ám ảnh sợ hãi cụ thể khác, hội chứng sợ rắn hiện nay vẫn chưa được xác định một cách rõ ràng về nguồn gốc, nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn có nhiều giả thuyết, kết luận khác nhau về lý do làm khởi phát nỗi sợ quá mức này.

Theo chia sẻ, rắn được xếp vào những loài bò sát có nguy cơ gây hại cao. Loài động vật không chân này có nhiều kích thước, chủng loại khác nhau. Có những loài có khả năng gây độc cực nguy hiểm, thậm chí có thể cướp đi tính mạng của con người. Chính vì thế, việc tồn tại nỗi sợ rắn cũng là điều khá dễ hiểu và nó có thể dễ dàng lý giải bằng nhiều lý do.

Tuy nhiên, hội chứng sợ rắn lại gây ra những nỗi sợ phi lý, quá mức và kéo dài dai dẳng. Tại sao lại như thế?

1. Do ám ảnh tâm lý từ quá khứ

Nỗi sợ của con người thường được hình thành và phát triển dựa trên những trải nghiệm trong cuộc sống. Nếu ở quá khứ, đặc biệt là thuở bé, bạn đã từng có những ký ức tiêu cực liên quan đến rắn thì nỗi sợ có thể đeo bám và phát triển thành Ophidiophobia.

Những ký ức tồi tệ về rắn trong quá khứ là nguyên nhân phổ biến gây nên Ophidiophobia.

Cụ thể, nếu lúc nhỏ bạn đã từng bị rắn cắn, bị hù dọa bởi rắn, xem bộ phim kinh dị về rắn,…thì những di chứng tâm lý đó nếu không được giải tỏa tốt sẽ dần biến thành hội chứng sợ rắn ở nhiều mức độ khác nhau. Não bộ của bạn sẽ ghi nhớ về hình ảnh của loài rắn và sẽ tự nảy sinh những phản ứng sợ hãi, căng thẳng khi yếu tố đó xuất hiện.

2. Do di truyền

Trong một vài nghiên cứu khoa học cũng có chia sẻ về yếu tố di truyền ảnh hưởng đến chứng ám ảnh sợ hãi. Các chuyên gia cho biết rằng, nỗi sợ có thể bị tác động bởi gen, nếu trong gia đình có người từng mắc hội chứng sợ rắn hoặc các ám ảnh liên quan thì tỷ lệ mắc phải ở các thế hệ sau cũng sẽ cao hơn so với bình thường. Tuy nhiên giả thuyết này vẫn chưa được chứng minh cụ thể và còn gặp phải nhiều tranh cãi.

3. Do ảnh hưởng văn hóa, mê tín

Ở một số quốc gia, người dân cho rằng rắn là loại động vật gắn liền với những điều tiêu cực, rủi ro, ma mị. Ngoài ra, một số câu chuyện lưu truyền như rắn là loài động vật có khả năng thôi miên, mang đến điều xui rủi,…làm nhiều người cảm thấy lo lắng, hoang mang. Cũng chính niềm tin này khi đã hình thành và được truyền đạt lâu dài sẽ tác động lớn đến tâm lý và gây ra nỗi sợ về loài rắn.

4. Do môi trường sống

Môi trường sống và giáo dục cũng có thể là yếu tố góp phần làm gia tăng nguy cơ phát triển hội chứng sợ rắn. Nếu ngay từ nhỏ, bạn đã được nghe quá nhiều chia sẻ, lời răn đe về sự nguy hiểm, đáng sợ của loài rắn thì nỗi sợ của bạn về nó cũng sẽ dần được gia tăng theo thời gian, lâu ngày sẽ biến thành Ophidiophobia.

Hội chứng sợ rắn có gây ảnh hưởng gì không?

Trong thực tế thì hội chứng sợ rắn không gây nên quá nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe và đời sống sinh hoạt hàng ngày của con người. Đặc biệt là những người sống tại thành thị, nguy cơ gặp rắn hiện nay cũng ít hơn so với ở nông thôn nên việc khởi phát nỗi sợ cũng sẽ thấp hơn.

Tuy nhiên, khi nỗi sợ trở nên quá mức và gây ám ảnh kể cả khi suy nghĩ, nhìn thấy hình ảnh của rắn thì nó cũng sẽ cản trở một phần đối với sinh hoạt đời sống của người bệnh. Họ sẽ bị hạn chế khi không thể đến một vài địa điểm nhất định như vườn thú, khu bảo tồn thiên nhiên, rừng rậm, triển lãm động vật,…

Bên cạnh đó, nỗi sợ có thể gây ám ảnh và khiến người bệnh luôn trong trạng thái lo lắng, sợ hãi, hoang mang. Họ có thể bị ảnh hưởng về giấc ngủ, cảm thấy khó ngủ và lo sợ tăng cao khi màn đêm buông xuống, sợ hãi việc rắn có thể tấn công và xuất hiện vào bất cứ lúc nào.

Đặc biệt hơn, nếu không biết cách kiểm soát cảm xúc hiệu quả, tình trạng Ophidiophobia có khả năng sẽ phát triển mạnh mẽ hơn trở thành những vấn đề tâm lý, tâm thần nguy hiểm. Đối với những trường hợp này cần có biện pháp can thiệp chuyên khoa và mất nhiều thời gian để kiểm soát, loại trừ nỗi sợ hiệu quả.

Cách kiểm soát hội chứng sợ rắn

Cho dù vẫn chưa được công nhận cụ thể trong DSM-5 nhưng hội chứng sợ rắn vẫn sẽ được hỗ trợ can thiệp bằng các biện pháp tương tự như chứng rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi. Tùy vào tình trạng của mỗi người mà các chuyên gia sẽ khuyến khích áp dụng những phương pháp hiệu quả sau:

1. Trị liệu tâm lý

Trị liệu tâm lý được xem như biện pháp tối ưu nhất có thể giúp khắc phục tốt tình trạng Ophidiophobia ở hầu hết mọi đối tượng khác nhau. Bằng cách trò chuyện, trao đổi trực tiếp, chuyên gia tâm lý sẽ hiểu rõ hơn về nỗi sợ của bệnh nhân, từng bước tìm hiểu về nguồn gốc gây sợ và đưa ra biện pháp can thiệp hiệu quả.

Hội chứng sợ rắn
Trị liệu tâm lý giúp kiểm soát và loại bỏ tận gốc nỗi sợ do Ophidiophobia gây ra.

Phần lớn các trường hợp mắc phải hội chứng sợ rắn thì liệu pháp tiếp xúc được ưu tiên áp dụng phổ biến. Người bệnh sẽ được đối diện với chính nỗi sợ của mình trong môi trường an toàn với mức độ từ thấp đến cao. Lúc này, chuyên gia tâm lý sẽ hỗ trợ hướng dẫn về các biện pháp thư giãn, chống chọi lại căng thẳng, lo lắng để bệnh nhân từng bước vượt qua sự sợ hãi của bản thân.

Ngoài ra, liệu pháp nhận thức và hành vi, liệu pháp thôi miên, liệu pháp thư giãn,…cũng sẽ được kết hợp hiệu quả để giúp cho quá trình can thiệp đạt được thành công tốt nhất. Người bệnh cần phải tin tưởng, đáp ứng tốt các liệu pháp theo hướng dẫn của chuyên gia để giúp cho tình trạng Ophidiophobia mau chóng được cải thiện.

2. Sử dụng thuốc

Việc dùng thuốc có khả năng kiểm soát và làm giảm bớt cảm giác lo lắng, sợ hãi, hạn chế hành vi tiêu cực. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ mang tính chất tạm thời và hỗ trợ trong thời gian ngắn, người bệnh vẫn sẽ có lại cảm giác lo sợ, căng thẳng nếu không sử dụng thuốc.

Tuy nhiên, đối với những trường hợp cần thiết, các biểu hiện của hội chứng sợ rắn trở nên nặng nề, có kèm theo các triệu chứng tâm lý tồi tệ thì cần được hỗ trợ sử dụng để mang đến hiệu quả tốt hơn. Việc dùng thuốc cần được thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, tránh việc tự ý mua thuốc về uống sẽ gây ra nhiều hệ quả nguy hiểm, thậm chí có thể chết người.

3. Hỗ trợ tại nhà

Để giúp cho quá trình khắc phục mang đến hiệu quả tốt nhất, bản thân người bệnh cũng nên tìm kiếm và áp dụng một số biện pháp can thiệp tại nhà. Dưới đây là một vài gợi ý:

Viết nhật ký giúp bạn giải tỏa căng thẳng, lo lắng, kiểm soát nỗi sợ rắn hiệu quả, an toàn.
  • Trang bị những liệu pháp thư giãn, giải tỏa căng thẳng. Ví dụ như hít thở sâu, thiền định, tập yoga,…
  • Tìm hiểu về loài rắn để biết cách phân biệt giữa những loại nguy hiểm cần tránh xa và những loại vô hại.
  • Viết nhật ký cũng là một trong những giải pháp hữu hiệu giúp kiểm soát nỗi sợ hiệu quả, đồng thời nó cũng gia tăng nhận thức của bạn về sự sợ hãi vô lý về loài rắn.
  • Đăng ký tham gia vào các hội nhóm của những người cùng mắc hội chứng sợ hãi để được chia sẻ kinh nghiệm hiệu quả.
  • Chú ý đến chế độ sinh hoạt hàng ngày, nghỉ ngơi, thư giãn, ăn uống, làm việc khoa học và lành mạnh.

Trên đây là những chia sẻ về hội chứng sợ rắn (Ophidiophobia) sẽ giúp bạn đọc dễ dàng hơn trong việc nhận biết và khắc phục nỗi sợ của bản thân. Việc can thiệp khắc phục trong giai đoạn sớm sẽ giúp bạn hạn chế được những ảnh hưởng đối với chất lượng cuộc sống và làm giảm nguy cơ phát triển các rối loạn tâm thần khác.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *