Hội chứng sợ bị bỏ rơi (Monophobia) là gì? Cách vượt qua

5/5 - (1 bình chọn)

Hội chứng sợ bị bỏ rơi (Monophobia) là một dạng của rối loạn lo âu. Nó khiến con người luôn cảm thấy sợ hãi và lo lắng về việc bị bỏ rơi và phải đối mặt với những tình huống một mình. Có rất nhiều biểu hiện cho thấy người đang mắc phải hội chứng này và cũng có nhiều cách giúp chẩn đoán và điều trị hiệu quả.

Hội chứng sợ bị bỏ rơi (Monophobia) là gì?

Hội chứng sợ bị bỏ rơi hay còn gọi là Hội chứng sợ sự cô độc (tên Tiếng Anh: Monophobia), là một dạng rối loạn lo âuám ảnh cưỡng chế về việc sợ cô đơn và bị bỏ rơi. Họ sẽ có một nỗi ám ảnh cực độ về việc bị cô lập hoặc bị bỏ lại một mình, khiến người mắc luôn cảm thấy căng thẳng, lo lắng.

Hội chứng sợ bị bỏ rơi (Monophobia) là gì?
Hội chứng sợ bị bỏ rơi (Monophobia) khiến con người cảm thấy sợ hãi và lo lắng khi phải nghĩ hoặc tiếp xúc với những hoàn cảnh cô đơn, một mình.

Hội chứng sợ bị bỏ rơi có thể đi kèm thêm các rối loạn lo âu và ám ảnh khác như: rối loạn lo âu chia ly, rối loạn căng thẳng sau sang chấn tâm lý (PTSD), rối loạn hoảng sợ,… Đây là một hội chứng khá nguy hiểm, nó không lạ nhưng cũng ít ai có thể vượt qua một cách dễ dàng.

Cùng như bao hội chứng rối loạn lo âu khác, đối với Monophobia, người mắc sẽ mang một tâm lý kinh sợ và lo lắng, dẫn đến các hành vi hoảng loạn khi phải nghĩ hoặc đối mặt với việc ở một mình. Hội chứng này không giống với hội chứng sợ khoảng rộng hay rối loạn lo âu chia ly.

Hội chứng này lo sợ tất cả nhưng tình huống chỉ có một mình họ đối mặt. Bất kể là tình huống đó có thật hay chỉ do họ tưởng tượng, nó cũng khiến bệnh nhân trở nên lo lắng. Đôi khi chỉ là một tình huống giả định và không hề gây ảnh hưởng gì đến họ, nhưng bệnh nhân vẫn trở nên mất kiểm soát và ám ảnh.

Những bệnh nhân mắc phải hội chứng này sợ tất cả những tình huống hay sự việc nào khiến họ phải tự một mình giải quyết hay đối mặt. Ví dụ như ở nhà một mình, lo sợ sẽ có hỏa hoạn, trộm cướp, các thiên tai,.. nhưng không có ai giúp đỡ và chỉ có đơn độc một mình xử lý.

Tuy là nỗi sợ phi lý, nhưng chắc chắn họ đã trải qua điều gì đó rất đáng sợ về việc bị bỏ rơi, khiến họ luôn mang trong mình nỗi ám ảnh nặng nề ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần lẫn thể chất. Chỉ khi có người kế bên họ mới có thể kết thúc được nỗi sợ và quay lại tình trạng bình thường.

Xem thêm: 10 Tác hại của cô đơn đến cuộc sống có thể làm bạn bất ngờ

Nguyên nhân gây ra hội chứng sợ bị bỏ rơi

Những hội chứng về những nỗi sợ thường sẽ do rất nhiều nguyên nhân tạo ra, vì thế rất khó để có thể xác định được một nguyên nhân chính yếu. Nhưng đa phần những người sợ bị bỏ rơi, chắc chắn họ đã trải qua một vấn đề nào đó, dù là chủ quan hay khách quan cũng sẽ liên đới đến việc họ có một ấn tượng không hề tốt với việc cô đơn, biệt lập.

Phần lớn, đối tượng mắc phải hội chứng này thường là những trẻ em đã trải qua một sự việc gì đó. Đến khi trưởng thành, nỗi sợ ấy vẫn đeo bám và ám ảnh mỗi khi họ phải đối diện với việc gì đó một mình.

Sang chấn tâm lý

Đây có lẽ là nguyên nhân hợp lý nhất để chứng minh cho hội chứng Monophobia này. Việc bệnh nhân từng bị những sang chấn tâm lý về việc bị bỏ rơi trong quá khứ, dẫn đến ám ảnh và trở nên lo sợ bất thường về sau. Những trải nghiệm đau thương trong cuộc đời có thể trở thành một “nhát dao” đe dọa tâm lý của người đó đến suốt đời.

Những lý do có thể khiến những bệnh nhân sang chấn và tổn thương tâm lý, gây ra tình trạng sợ hãi khi ở một mình như: cha mẹ ly hôn, phải tự lập và xa gia đình sớm, đối diện với việc bị lạm dụng một mình, bạo lực gia đình, mất người thân, chia tay, bị bắt cóc, bị tai nạn khi ở một mình,…

Tất cả những tình huống trên đều khiến một người, nhất là trẻ em dễ bị chấn thương tâm lý và gây ra những nỗi sợ hãi. Dù cho đến sau này, họ đã trưởng thành và mạnh mẽ hơn nhưng vẫn rất khó để nguôi ngoai và quên đi những trải nghiệm đau thương trong quá khứ.

Di truyền

Mỗi một nỗi sợ đều có thể xuất phát từ nguyên nhân di truyền, do các thế hệ trước từng sợ hãi sự cô độc và một mình, dẫn đến thế hệ con cháu cũng mắc hội chứng tương tự. Đây là lý do khó có thể giải thích nhưng cũng rất nhiều trường hợp đã từng bị như vậy. Các bệnh nhân cho biết, trong gia đình họ cũng có người đã từng mắc giống họ.

Bên trong cơ thể của người mắc hội chứng sợ bị bỏ rơi hoặc các nỗi sợ khác đều sẽ phát sinh ra một loại gen RB FOX1, gọi là gen lo lắng. Loại gen này sẽ mạnh mẽ nếu người bệnh có những triệu chứng nghiêm trọng và nó cũng có khả năng di truyền đến với những thế hệ sau.

Nguyên nhân gây ra hội chứng sợ bị bỏ rơi
Những đứa trẻ cũng bị di truyền hoặc ảnh hưởng bởi cha mẹ đã từng mắc hội chứng sợ bị bỏ rơi.

Những đứa con không hề hiểu vì sao mình hoảng sợ khi ở một mình, có thể là bẩm sinh hoặc có thể chúng từng chứng kiến cha mẹ đã phải đối diện với sự cô độc trong tình trạng bấn loạn. Trẻ em sẽ có khả năng học theo hoặc bắt chước những hành vi của người xung quanh, từ đó vô tình hình thành một nỗi sợ không cơ sở về việc một mình.

Sự tác động của thần kinh, não bộ

Cơ quan kiểm soát nỗi sợ (hạt hạnh nhân) trong bệnh nhân sẽ nhỏ hơn rất nhiều so với người bình thường. Vì thế những người này có xu hướng dễ hoảng sợ và kinh động trước những sự việc phải ở một mình. Những chất dẫn truyền dây thần kinh trong não bộ cũng không cân bằng và hoạt động bất ổn định, dẫn đến lo âu và căng thẳng.

Ngoài ra, não bộ cũng bị ảnh hưởng, suy yếu và dễ sinh ra lo sợ khi con người không sinh hoạt và ăn uống lành mạnh. Lạm dụng quá nhiều chất độc hại dẫn đến các chức năng của não bộ không có đủ dinh dưỡng để có thể phát triển và hoạt động bình thường.

Bị tác động bởi người khác

Nỗi sợ cũng bị tác động bởi yếu tố ngoại cảnh khi nghe một người nào đó diễn tả nỗi sợ của họ về việc phải ở một mình, bị bỏ lại hoặc bị cô độc cũng khiến người nghe dễ có xu hướng bị hoảng sợ theo. Mặc dù, họ chưa hề trải qua vấn đề đó, nhưng khi nghe kế vẫn khiến tâm trí họ rối ren và ám ảnh theo một cách vô thức.

Có thể xảy ra đối với những người quá nhạy cảm nên họ yếu đuối, dễ bị tác động bởi những thứ mạnh mẽ xung quanh. Khiến cho những người này luôn tưởng tượng và ám ảnh tình huống kinh khủng nào đó mà mình phải trải qua một mình. Nỗi sợ bắt đầu hình thành và càng lớn mạnh hơn khi họ cứ suy diễn và cường điệu hóa nỗi sợ.

Xem thêm: Hội chứng cô đơn giữa gia đình – Nghịch lý của cuộc sống

Biểu hiện của hội chứng sợ bị bỏ rơi

Những người mắc hội chứng sợ bị bỏ rơi không thể suy nghĩ đơn giản như người bình thường khi trải qua cảm giác cô độc, họ luôn sợ hãi rằng bất cứ chuyện gì cũng có thể xảy ra và khiến họ gặp nguy hiểm. Cho dù có các biện pháp phòng chống hoặc bảo vệ như: camera, bình chữa cháy, thiết bị chống trộm, vũ khí phòng thân, vệ sĩ,…

Chỉ cần họ ở trong một khoảng không gian mà chỉ có một mình cũng khiến họ trở nên “lạnh gáy” và sợ hãi cực độ. Cũng tương tự như những hội chứng rối loạn lo âu khác, Monophobia cũng có các biểu hiện đặc trưng khi phải đối diện với nỗi sợ hãi của mình. Một số triệu chứng nổi bật có thể kể đến như:

  • Lo lắng, hoảng loạn và sợ hãi khi phải trải qua cảm giác một mình.
  • Buồn nôn, khó chịu, đau bụng.
  • Tim đập nhanh, khó thở.
  • Choáng váng, ngất xỉu.
  • Bồn chồn, lo lắng ngay cả khi nghĩ đến việc một mình.
  • Run rẩy, đổ mồ hôi.
  • Khô miệng.
  • Luôn cảm thấy tách biệt và đơn độc trong một tập thể.
  • Luôn sợ mọi người ghét bỏ và cô lập.
Biểu hiện của hội chứng sợ bị bỏ rơi
Người mắc hội chứng luôn cảm thấy lo lắng, sợ hãi khi đối mặt với việc ở một mình.

Những triệu chứng này không nhất thiết phải xảy ra cùng lúc với nhau. Tùy vào thể trạng và tình hình bệnh của người mắc sẽ có ra những biểu hiện khác nhau, mức độ nghiêm trọng cũng sẽ khác nhau.

Những người mắc hội chứng sợ bị bỏ rơi cực kỳ nhạy cảm với việc suy nghĩ hay đối diện với việc bị bỏ lại phía sau và không thể hòa nhập với tình huống chung của mọi người. Luôn cảm thấy bản thân bị ghét bỏ và lạc lõng giữa xã hội, nỗi ám ảnh khiến họ dần trở nên xa cách và luôn cảm nhận rằng mình bị thiếu thốn tình cảm.

Họ cần được quan tâm, chia sẻ để giải tỏa được nỗi căng thẳng, sợ hãi. Hội chứng sẽ được kết luận là bệnh chỉ khi nó đã kéo dài từ 6 tháng trở lên và ngày càng nghiêm trọng. Nó gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống và sự tự tin, độc lập của mỗi con người.

Những tác động của hội chứng sợ bị bỏ rơi

Giống như những nỗi sợ khác, Monophobia khiến con người gặp ảnh hưởng rất nhiều trong cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày, gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Vì thế nếu phát hiện ra những điều bất thường, hãy kiểm tra và xác định để được điều trị và xử lý kịp thời.

  • Con người luôn cảm thấy sợ hãi, lo lắng, bất an: Việc này cũng dễ hiểu vì khi họ chưa giải quyết được nỗi sợ của mình, họ sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi và lo sợ. Nó làm chi phối đến mọi khía cạnh trong cuộc sống như: công việc, học tập, tình cảm, những mối quan hệ kinh doanh,… Dần dần, nó khiến con người trở nên yếu đuối, thiếu động lực và mất tập trung.
  • Sinh ra các bệnh tâm lý: Sự sợ hãi của hội chứng kéo dài, chắc chắn sẽ gây ra những căn bệnh tâm lý nghiêm trọng, khó chữa, ảnh hưởng đến cả cuộc đời. Một số vấn đề tâm lý dễ phát sinh như: rối loạn tâm thần, stress, trầm cảm, rối loạn lo âu lan tỏa,… Con người chỉ mãi “chiến đấu” với nỗi sợ và bệnh tật, khiến không thể tận hưởng và vui vẻ trong cuộc sống.
  • Luôn phụ thuộc vào người khác: Hội chứng sợ bị bỏ rơi sẽ khiến con người luôn phải phụ thuộc vào những người xung quanh vì nỗi sợ hãi đã làm họ mất đi khả năng tự chủ trong cuộc sống. Con người luôn bị cuốn vào những cảm xúc tiêu cực gây ảnh hưởng đến tâm trạng, lối sống, suy nghĩ và hành vi. Họ bị phụ thuộc quá mức vào người khác vì sợ bản thân bị cô lập và bỏ rơi.
  • Không có mối quan hệ bền vững: Đa phần những người mắc hội chứng thường sẽ rất cô đơn, nên họ luôn cố làm quen với nhiều người để không bị một mình. Vì thế, ai họ cũng làm quen mà không chọn lọc, dẫn đến ai cũng quen nhưng không ai thân thiện. Đôi khi, họ cũng bị rơi vào những mối quan hệ độc hại, bị lợi dụng và quỵ lụy vào những mối quan hệ đó quá mức.
  • Mắc các bệnh về thể chất: Không chỉ tâm lý mà thể chất cũng bị ảnh hưởng không kém. Vì chỉ mãi tập trung vào nỗi sợ nên khiến cơ thể luôn trong tình trạng căng thẳng, lo sợ và mệt mỏi, dẫn đến tình trạng suy yếu và sinh ra bệnh tật. Một số các bệnh như: suy nhược, đau đầu, mất ngủ, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim,…

Xem thêm: Nỗi sợ hãi là gì? Nguyên nhân và cách vượt qua nỗi sợ hãi

Chẩn đoán và điều trị hội chứng sợ bị bỏ rơi

Hội chứng sợ bị bỏ rơi (Monophobia) là một căn bệnh không nên xem thường, nó có thể nhẹ lúc đầu nhưng càng về sau nó càng chuyển biến nghiêm trọng và gây ảnh hưởng đến cuộc sống. Vì thế cần được kiểm tra và điều trị sớm nếu cảm thấy có các dấu hiệu bất thường về việc phải ở một mình.

Chẩn đoán

Để chẩn đoán chính xác được hội chứng này, bệnh nhân cần đảm bảo nỗi sợ đã kéo dài trong hơn 6 tháng thì mới có thể kết luận là bệnh. Đối với những căn bệnh tâm lý, các bác sĩ sẽ không thể làm xét nghiệm hay chẩn đoán bằng hình ảnh, con số một cách cụ thể.

Điểu cần làm đó chính là bệnh nhân phải chia sẻ thật lòng về tình hình bệnh của mình. Các bác sĩ sẽ hỏi thăm và tham khảo bệnh nhân thông qua các câu hỏi xoay quanh về vấn đề của nỗi sợ. Những câu hỏi khảo sát này sẽ giúp các bác sĩ tâm lý có cái nhìn khách quan hơn về tình hình và phương hướng phát triển của căn bệnh.

Bác sĩ cũng có thể khai thác thêm về tiền sử bệnh lý của bệnh nhân trong quá khứ, để xem có các căn bệnh nào gây ra nỗi sợ bị bỏ rơi hay không. Ngoài ra, có thể thực hiện thêm một vài bài kiểm tra đơn giản căn cứ vào tiêu chí chẩn đoán ám ảnh của DSM-5 để có cái nhìn tổng quan và chính xác hơn về tình hình của nỗi sợ.

Tìm hiểu được nguyên nhân và thời điểm xảy ra hội chứng cũng là một cách hiệu quả để các bác sĩ có thể biết rõ được vấn đề của căn bệnh. Khi biết được nguồn gốc, xuất xứ cụ thể của hội chứng, sẽ giúp việc điều trị trở nên dễ dàng và triệt để hơn. Vì thế bệnh nhân không được chủ quan mà phải quan tâm đến tình trạng bệnh của mình.

Điều trị

Sau khi chẩn đoán, bệnh nhân sẽ được điều trị tùy vào tình trạng bệnh, nếu không quá nghiêm trọng có thể cải thiện và chữa trị tại nhà. Nếu trong trường hợp bệnh khá phức tạp và nghiêm trọng cần được can thiệp bởi trị liệu tâm lý hoặc thuốc. Tuy nhiên vẫn cần kết hợp chữa trị tại nhà để đạt được kết quả nhanh chóng hơn.

Chẩn đoán và điều trị hội chứng sợ bị bỏ rơi
Việc được điều trị bằng liệu pháp tâm lý sẽ giúp cải thiện được tình trạng của hội chứng.
  • Điều trị bằng liệu pháp tâm lý

Tùy theo nhu cầu và mục đích của bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp trị liệu tâm lý phù hợp. Việc trị liệu bằng phương pháp tâm lý sẽ giúp cho bệnh nhân thấu hiểu được vấn đề của mình và giải quyết nó một cách chủ động hơn. Ngoài ra, các bác sĩ cũng có thể nắm bắt rõ được tình hình của bệnh và điều hướng trị liệu một cách thích hợp, an toàn.

Có 2 phương pháp trị liệu phổ biến nhất và rất thường được những chuyên gia tâm lý áp dụng để điều trị các nỗi sợ, ám ảnh và rối loạn lo âu:

Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT): Đây là phương pháp không còn quá xa lạ trong việc điều trị các bệnh tâm lý. Hầu như, căn bệnh tâm lý nào cũng có thể cải thiện được qua phương pháp này. Nó sẽ giúp cho bệnh nhân thấu hiểu và xác định rõ được vấn đề đang mắc phải và sau đó bác sĩ sẽ giúp chỉ cách đối phó và chống chọi lại nỗi sợ. Dần biết cách xử lý và vượt qua được nó.

Liệu pháp tiếp xúc: Liệu pháp này cũng mang lại nhiều hiệu quả và chuyển biến tích cực cho những bệnh nhân mắc hội chứng sợ hãi. Bệnh nhân sẽ được thực hiện những nhiệm vụ đối mặt với nỗi sợ của mình một cách thực tế từ mức độ dễ đến khó. Khi tiếp xúc và làm quen dần với nỗi sợ, bệnh nhân sẽ không còn lo sợ nữa.

Ngoài ra, các bác sĩ cũng có thể chia sẻ và trò chuyện cùng bệnh nhân để có thể khiến tâm trạng bệnh nhân cảm thấy thoải mái hơn. Giúp bệnh nhân đối diện với nỗi sợ của mình một cách dũng cảm và mạnh mẽ nhất. Cố gắng đương đầu và vượt qua nó, sẽ giúp người bệnh biết cách xử lý và giải quyết được nỗi sợ.

  • Điều trị bằng thuốc

Nếu việc điều trị bằng liệu pháp tâm lý không thành công hoặc có tiến triển quá chậm, thì các bác sĩ có thể kê đơn cho bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc đặc trị có thể làm giảm tình trạng lo sợ. Những loại thuốc này giúp bệnh nhân bình tĩnh hơn, bớt căng thẳng và lo sợ hơn.

Tuy nhiên, những loại thuốc này không dùng để chữa riêng cho hội chứng sợ bỏ rơi, mà nó chỉ giúp làm giảm đi những triệu chứng. Những triệu chứng làm ảnh hướng đến suy nghĩ, cảm xúc, sức khỏe và hành vi của con người trong cuộc sống.

Một số loại thuốc thường được kê đơn để điều trị như: Thuốc giải lo âu, thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRIs), thuốc chẹn beta, thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần,… Những loại thuốc này sẽ giúp cho các triệu chứng được giảm và cải thiện được những nỗi sợ đang tồn tại.

Lưu ý, bệnh nhân không nên sử dụng thuốc tùy tiện cũng như không được uống quá liều chỉ định của bác sĩ. Mọi vấn đề liên quan đến việc sử dụng thuốc, cần hỏi và tham khảo ý kiến của bác sĩ, để có thể được tư vấn và hỗ trợ kịp thời. Tránh tự ý uống bừa bãi sẽ gây ra những hậu quả và tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe.

  • Điều trị tại nhà

Điều trị tại nhà đối với những trường hợp bệnh nhẹ và nỗi sợ chưa ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống. Bên cạnh đó, thì những phương pháp tại nhà cũng phần nào giúp tình trạng bệnh đang diễn biến nặng được cải thiện và thuyên giảm nhanh chóng hơn.

Yoga hoặc thiền

Đây là cách tập luyện thể dục vừa mạnh về thể chất và khỏe lẫn tinh thần. Yoga và thiền luôn là những bộ môn giúp tâm trạng trở nên bình tĩnh và ổn định hơn. Giúp tâm trí được thả lỏng, thư giãn giải tỏa được mọi căng thẳng và phiền muộn. Thiền định cũng đã giúp cải thiện rất nhiều các bệnh như: rối loạn lo âu, trầm cảm, stress,…

Chẩn đoán và điều trị hội chứng sợ bị bỏ rơi
Thiền định có thể giúp cơ thể được thư giãn và giảm bớt tình trạng căng thẳng, lo âu.

Trong quá trình luyện tập thiền và yoga, bệnh nhân sẽ có thể tập trung vào bên trong của mình và quên đi thực tại xung quanh, giúp đối diện và giải quyết nỗi sợ một cách hiệu quả hơn. Cải thiện được những tình trạng căng thẳng, mệt mỏi, lo lắng, giúp cơ thể được thả lỏng, giải tỏa cảm xúc, xua tan đi những nỗi lo sợ, cô đơn.

Giữ cơ thể thoải mái

Tập hít sâu và giúp cơ thể luôn thoải mái mới có thể giúp tinh thần ổn định vượt qua được nỗi sợ. Cố gắng không để bản thân phải rơi vào những suy nghĩ tiêu cực, bế tắc và cùng cực. Hãy luôn cho mình một sự lạc quan, tích cực và vui vẻ để cuộc sống có thêm nhiều động lực.

Đừng mãi suy nghĩ về những chuyện đau buồn từ khứ, tập cách chấp nhận và buông bỏ những thứ đã qua. Tha thứ cho người khác cũng là đang tha thứ cho bản thân mình. Cố gắng thư giãn, lắng nghe bản thân và chữa lành từ sâu bên trong tâm hồn. Từ đó, bạn sẽ thấy còn rất nhiều thứ đáng để bạn quan tâm và trân trọng hơn là nỗi sợ đó.

Ăn uống và sinh hoạt lành mạnh

Thiết lập cho mình một chế độ sinh hoạt và ăn uống thật lành mạnh, tránh xa những thứ vô bổ và gây hại đến sức khỏe. Tăng cường vận động, thể dục thể thao để cơ thể có đề kháng chống lại bệnh tật. Ăn, uống, ngủ, nghỉ đúng giờ giấc và hợp lý, cho mình cơ hội để giao lưu thêm với nhiều người và tạo mối quan hệ bền vững.

Thực đơn ăn uống cần thêm nhiều rau xanh và các thực phẩm khác có lợi cho sức khỏe. Cần cung cấp đầy đủ và đa dạng các loại dinh dưỡng để cơ thể được khỏe mạnh. Ngoài ra, cũng cần tránh những thực phẩm quá béo, quá nhiều gia vị, cay nóng hoặc các chất kích thích sẽ khiến cơ thể dễ căng thẳng, lo âu và kích thích sợ hãi nhiều hơn.

Hội chứng sợ bị bỏ rơi (Monophobia) khiến con người luôn ám ảnh một nỗi sợ phi lý về việc mình sẽ bị bỏ rơi và cô lập khỏi mọi người xung quanh. Khiến họ luôn trong tình trạng bất an, gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống. Cần được kiểm tra và điều trị nhanh chóng để tránh các hậu quả nghiêm trọng về sau.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *