Hội chứng Megalophobia: Ám ảnh với những thứ siêu to khổng lồ

Nếu bạn cảm thấy sợ hãi trước những con tàu to lớn, những tòa nhà cao khổng lồ thì nhiều khả năng bạn đang mắc hội chứng Megalophobia hay còn gọi là nỗi sợ với những thứ to lớn. Nỗi ám ảnh này có thể gây nên nhiều sự cản trở trong đời sống, sinh hoạt hàng ngày của con người nếu không được khắc phục sớm. 

Megalophobia
Nếu hình ảnh này khiến bạn cảm thấy sợ hãi thì nhiều khả năng bạn đang mắc chứng Megalophobia

Thế nào là hội chứng Megalophobia?

Con người tồn tại rất nhiều nỗi sợ khác nhau, có những nỗi sợ xuất phát từ những điều vô hại khó lý giải được. Có người cảm thấy sợ độ cao, sợ công nghệ, sợ động vật, sợ không gian kín hoặc thậm chí có những nỗi sợ liên quan đến những thứ to lớn, khổng lồ. Đây là tình trạng mà một người cảm thấy vô cùng sợ hãi, ám ảnh quá mức đối với những thứ siêu tô khổng lồ, hay còn được gọi với tên là Megalophobia.

Hội chứng lạ lùng này khiến cho nhiều người cảm thấy vô cùng lo sợ, hoảng loạn, khó chịu hoặc thậm chí là ngất xỉu khi nhìn thấy những vật có kích thước to lớn, vĩ mô như mặt trăng, mặt trời, máy bay, những chiếc tàu lớn, bức tượng khổng lồ,…Một số trường hợp còn cảm thấy sợ hãi trước những con vật to lớn hoặc bất kì đồ vật nào có kích thước to như xe container, tủ lạnh, tivi,…

Theo chia sẻ của các chuyên gia thì Megalophobia chính là một trong các dạng của rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi hay còn được nhiều người biết đến như một chứng ám ảnh sợ hãi cụ thể. Bản thân người mắc chứng Megalophobia có thể nhận biết được nỗi sợ phi lý và kì quặc của mình nhưng họ không biết làm thế nào để kiểm soát và làm thuyên giảm nó.

Đặc biệt là với những người sống ở thành phố lớn, xung quanh đều là những căn nhà chọc trời, những công trình vĩ mô, những thiết bị to lớn. Vì thế, cần phải nhanh chóng cải thiện tốt nỗi sợ hãi này để tránh gây ra những tác hại tiêu cực và làm cản trở đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của con người.

Cách nhận biết nỗi sợ về những thứ khổng lồ (Megalophobia)

Biểu hiện đặc trưng nhất của những người mắc phải hội chứng ám ảnh sợ hãi cụ thể đó chính là nỗi sợ kéo dài dai dẳng và biểu hiện quá mức đối với các sự việc, tình huống gây ám ảnh. Những người có nỗi sợ về những thứ to lớn cũng thế, họ sẽ cảm thấy vô cùng lo lắng, hoảng ợ khi phải đối diện với những tòa nhà cao tầng, những bức tượng to lớn, những chiếc thuyền khổng lồ. Khi phải đối diện với những thứ quá to lớn sẽ khiến cho họ cảm thấy khó chịu, đứng ngồi không yên, bứt rứt, mất kiểm soát, hoặc thậm chí có người còn ngất xỉu do quá hoảng sợ.

Một số triệu chứng thường gặp ở người Megalophobia như:

  • Luôn cảm thấy lo lắng, bất an, sợ hãi quá mức, biểu hiện nỗi sợ không tương thích với mức độ nguy hiểm của sự vật, hiện tượng. Cảm thấy hoảng loạn, run sợ trước những thứ có kích thước to lớn hoặc đơn giản là những thứ lớn ho so với bản thân họ.
  • Nhạy cảm với mọi thứ xung quanh, từ những cây cối, tòa nhà, màn hình lớn, máy bay cho đến những công trình kiến trúc, những bức tượng vĩ đại.
  • Có xu hướng tránh né những tình huống có khả năng tiếp xúc với những thứ khổng lồ, không bao giờ đến sân bay, nhà ga hoặc các ngôi nhà cao tầng, nhiều người có thể tự nhốt mình trong nhà, cô lập với thế giới bên ngoài.
  • Hạn chế và né tránh việc đề cập đến những thứ to lớn, từ chối xem những bức tranh, phim ảnh có khả năng xuất hiện các vật khổng lồ.
  • Người mắc chứng Megalophobia dường như không có quá nhiều mối quan hệ thân thiết.
  • Nỗi sợ những thứ to lớn, khổng lồ cũng khiến cho nhiều người bị giới hạn về cơ hội làm việc, họ thường lựa chọn những việc làm tự do, làm việc tại nhà để tránh việc tiếp tiếp xúc và nhìn thấy những điều to lớn khiến họ sợ hãi.

Không những thế, chỉ khi liên tưởng, suy nghĩ hoặc vô tình nhìn thấy những tòa nhà cao tầng, những con vật to lớn trên tạp chí, báo đài cũng đủ khiến họ cảm thấy hoảng sợ. Trong các trường hợp này, người mắc chứng Megalophobia sẽ xuất hiện ngay các triệu chứng thể chất như:

  • Đổ mồ hôi
  • Run rẩy
  • Nhịp tim tăng cao
  • Thở gấp, hơi thở yếu ớt, khó thở
  • Chóng mặt, choáng váng
  • Buồn nôn
  • Tức ngực, đau thắt ở ngực
  • Mất kiểm soát
  • Ngất xỉu

Mỗi người sẽ có mức độ sợ hãi khác nhau với những thứ to lớn, khổng lồ. Tuy nhiên, sự kéo dài dai dẳng và liên tục của nỗi sợ có thể gây nên nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe và đời sống hàng ngày của con người. Đặc biệt là với sự phát triển của xã hội ngày nay, con người phát minh ra rất nhiều những thứ vĩ mô, những điều to lớn. Chính vì thế, bạn không thể nào tránh né hoàn toàn được việc tiếp xúc với những thứ to lớn.

nhận biết nỗi sợ những thứ khổng lồ
Người bị Megalophobia sẽ luôn cảm thấy sợ hãi đối với những thứ to lớn, khổng lồ.

Nguyên nhân gây ra Megalophobia

Megalophobia là hội chứng có thể gặp ở bất kì đối tượng nào, kể cả trẻ em cho đến những người già lớn tuổi. Tuy nhiên, cho đến hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định cụ thể về nguyên nhân gây ra nỗi sợ hãi phi lý này. Theo một số giả thuyết thì hội chứng sợ hãi và ám ảnh những thứ lo lớn có thể liên quan đến những trải nghiệm tồi tệ đã từng xảy ra trong quá khứ hoặc yếu tố di truyền, ảnh hưởng của các vấn đề tâm lý khác.

Cụ thể một số nguyên nhân thường được nhắc đến như:

1. Trải nghiệm tồi tệ trong quá khứ

Trong thực tế, không có ai vừa mới sinh ra đã tồn tại nỗi sợ về những thứ to lớn, khổng lồ. Nỗi sợ chỉ hình thành sau những kinh nghiệm sống, những trải nghiệm không tốt đẹp từng diễn ra trong quá khứ khiến một người bị ám ảnh quá mức. Megalophobia cũng có nhiều khả năng xuất phát từ những cảm xúc tồi tệ đã từng xảy ra, đặc biệt là ở thời thơ ấu.

Theo nghiên cứu, khi một người từng trải qua những sự kiện tổn thương, đau buồn và ảm ảnh trong quá khứ thì bộ não sẽ ghi nhớ lại cảm xúc đó. Nó sẽ được kích hoạt khi bạn đối mặt lại với những tình huống tương tự, não bộ báo tín hiệu về sự nguy hiểm khiến bạn cảm thấy sợ hãi, lo lắng và không thể kiểm soát tốt.

Ví dụ như lúc nhỏ bạn đã từng chứng kiến cảnh tượng một tòa nhà cao tầng đổ sập ngay trước mắt. Sự kiện tàn khốc này gây cho bạn nỗi ám ảnh quá lớn khiến bạn dần cảm thấy sợ hãi, hoảng loạn khi nhìn thấy những tòa nhà quá cao lớn hoặc những vật khổng lồ ngoài sức tưởng tượng.

nguyên nhân gây Megalophobia
Megalophobia có thể xuất phát từ những trải nghiệm tiêu cực trong quá khứ

2. Tác động từ gia đình

Một điều mà nhiều người thường khó nhận biết đó chính là sự sợ hãi cũng có thể bị ảnh hưởng bởi những hành vi, phản ứng và cảm xúc của gia đình. Đặc biệt là trẻ nhỏ thường có xu hướng bắt chước theo người lớn, những người thân thiết và thường xuyên gần gũi với trẻ. Ngay cả khi không cùng huyết thống nhưng những phản ứng sợ hãi vẫn có thể tác động lớn đối với một đứa trẻ.

Do đó, nếu gia đình, người thân hoặc những người chăm sóc chính cho trẻ mắc chứng Megalophobia hoặc có những nỗi sợ tương tự thì trẻ cũng có nhiều khả năng phát triển nỗi sợ này. Kết quả của nhiều cuộc nghiên cứu nhận thấy rằng, gia đình là một trong các yếu tố góp phần quan trọng đối với cơ chế bệnh sinh của nhiều vấn đề, bệnh lý tâm thần, tâm lý, trong đó có Megalophobia.

3. Yếu tố di truyền

Vấn đề này tuy vẫn chưa được chứng minh cụ thể nhưng theo nghiên cứu nhận thấy thì hầu hết những vấn đề về sức khỏe tâm lý, tâm thần đều có sự liên quan đến yếu tố di truyền. Theo đó, nỗi sợ hãi về những thứ to lớn, khổng lồ cũng có nhiều nguy cơ phát triển bởi di truyền. Các chuyên gia cho biết thì hầu hết những người mắc chứng Megalophobia đều có người thần từng mắc phải hội chứng này hoặc ác rối loạn liên quan như rối loạn trầm cảm, rối loạn hoảng sợ, rối loạn lo âu, rối loạn ám ảnh sợ khác,….

Megalophobia di truyền
Nỗi sợ những thứ khổng lồ là một loại rối loạn tâm lý và có thể di truyền từ bố mẹ sang con cái.

4. Các vấn đề tâm lý

Megalophobia nhiều khả năng phát triển ở những đối tượng đang mắc phải một trong các chứng rối loạn tâm thần, tâm lý như:

  • Rối loạn lo âu lan tỏa
  • Rối loạn hoảng sợ
  • Rối loạn ám ảnh cưỡng chế
  • Rối loạn trầm cảm
  • Các hội chứng ám ảnh sợ hãi cụ thể khác như sợ biển, sợ máy bay, sợ độ cao, sợ thang máy,….

5. Ảnh hưởng từ phim ảnh, báo đài

Với sự phát triển của công nghệ, thời đại 4.0 hiện nay thì dù bạn ở nông thôn hay thành thị cũng có thể tiếp xúc được gần với báo đài, phim ảnh. Những bộ phim viễn tưởng nói về đại dương, quái vật hay những bài báo kể về những trận tai nạn thảm khốc từ máy bay, các tòa nhà cao tầng, những con tàu lớn khiến nhiều người dần xuất hiện nỗi sợ quá mức về những thứ khổng lồ. Đặc biệt là những người nhút nhát, nhạy cảm, thường hay lo nghĩ sẽ dễ bị ảnh hưởng và tác động bởi thông tin báo đài, truyền thông.

Megalophobia ảnh hưởng như thế nào?

Megalophobia nếu cứ kéo dài dai dẳng sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đối với chất lượng đời sống của nhiều người, nhất là những ai đang sinh sống tại các đô thị, thành phố lớn hoặc gần biển. Việc tồn tại một nỗi sợ quá mức và phi lý khiến cho nhiều người bị hạn chế trong cách sinh hoạt, không thể thoải mái ngắm nhìn và chiêm ngưỡng những công trình, kiến trúc hoặc những thứ đồ sộ, vĩ mô.

Theo thời gian, nỗi sợ sẽ lớn dần và xâm chiếm lấy tâm trí, nhận thức của con người. Nhiều trường hợp nghiêm trọng còn tự nhốt mình trong nhà, không dám bước chân ra đường, tự cô lập với xã hội bên ngoài. Họ dường như chỉ quanh quẩn trong phòng, trong ngôi nhà của mình và luôn sợ hãi, lo lắng quá mức khi bắt buộc phải bước chân ra ngoài.

Những người mắc hội chứng Megalophobia thường sẽ không có quá nhiều bạn bè và họ cũng liên tục từ chối việc gặp gỡ, giao lưu trực tiếp với người khác. Hầu hết các mối quan hệ của họ điều được duy trì dựa trên mạng xã hội, họ có xu hướng trò chuyện qua các ứng dụng công nghệ hơn là trao đổi trực tiếp bên ngoài.

Megalophobia
Nỗi sợ những thứ to lớn khiến bạn không thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những công trình vĩ đại

Đồng thời, do nỗi sợ những thứ to lớn biểu hiện quá mức khiến cho nhiều người dần mất đi nhiều cơ hội làm việc. Họ thường lựa chọn những công việc có thể làm tại nhà và đặc biệt là không liên quan đến những thứ to lớn như máy bay, xe tải, nhà cao tầng, các công trình kiến trúc đồ sộ,…Điều này gây cản trở rất nhiều đối với cuộc sống của họ, không thể phát triển tốt các tiềm năng của mình, đánh mất đi nhiều cơ hội quý báu.

Đặc biệt hơn, những trường hợp mắc chứng Megalophobia còn có nhiều khả năng gặp phải các chứng lo âu khác, lúc này nỗi sợ của họ còn được nhân đôi hơn so với lúc ban đầu. Người bệnh có thể bị mất kiểm soát, không thể tự chủ được hành vi của mình, trở nên kích động, nóng giận vô cớ hoặc thậm chí là gây tổn thương cho bản thân và những người xung quanh.

Những nỗi sợ bao trùm lên suy nghĩ, cảm xúc, hành vi khiến cho nhiều người dần rơi vào bế tắc, tuyệt vọng. Nhiều trường hợp tìm đến bia rượu, các chất kích thích, chất gây nghiện độc hại nhằm giải tỏa những cảm xúc tồi tệ, kiểm soát nỗi sợ hãi vô lý của bản thân. Tuy nhiên, điều này gây ảnh hưởng sâu sắc đối với sức khỏe, làm gia tăng nguy cơ mắc phải các vấn đề tâm thần nguy hiểm hơn.

Cách vượt qua nỗi sợ với những thứ to lớn

Sổ tay chẩn đoán và Thống kê về các rối loạn tâm thần (DSM-5) vẫn chưa ghi nhận hội chứng Megalophobia nên việc chẩn đoán chứng sợ hãi này thường sẽ dựa vào tiêu chuẩn chẩn đoán của chứng rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi. Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám sức khỏe tổng quát, xem xét triệu chứng lâm sàng và tìm hiểu về tiền sử bệnh lý cá nhân, gia đình, các trải nghiệm tiêu cực đã từng xảy ra trong quá khứ.

Đồng thời, người bệnh cũng sẽ được yêu cầu thực hiện bài test kiểm tra tâm lý để có thể xác định rõ về mức độ sợ hãi. Một người được cho là mắc phải chứng Megalophobia cần phải đáp ứng đủ các tiêu chí như sau:

  • Tồn tại một nỗi sợ vô lý, kỳ quặc, không tương xứng với mức độ nguy hiểm của sự vật, sự việc gây sợ hãi.
  • Thường xuyên né tránh các đối tượng, sự vật to lớn, khổng lồ.
  • Khi tiếp xúc hoặc nhìn thấy những thứ to lớn, đồ sộ sẽ trở nên hoảng loạn, kích động, lo lắng, choáng váng, sợ hãi tột độ.
  • Nỗi sợ hãi gây cản trở và ảnh hưởng đến chất lượng đời sống.

Một điều may mắn là hiện nay hội chứng Megalophobia hoàn toàn có thể khắc phục được bởi nhiều biện pháp khác nhau. Thông thường, trị liệu tâm lý là phương pháp sẽ được ưu tiên áp dụng đối với hầu hết các trường hợp mắc chứng ám ảnh sợ hãi cụ thể. Đối với những trường hợp nghiêm trọng sẽ được cân nhắc để dùng thêm một vài loại thuốc hỗ trợ để giúp nâng cao hiệu quả điều trị.

1. Trị liệu tâm lý

Trị liệu tâm lý là phương pháp sử dụng ngôn ngữ giao tiếp để có thể tác động và trị liệu sức khỏe tâm lý cho con người. Nhà trị liệu sẽ trao đổi trực tiếp cùng với bệnh nhân để khai thác về cảm xúc, suy nghĩ, hành vi của họ. Đồng thời, quá trình trò chuyện còn hỗ trợ chuyên gia tìm ra được nguyên nhân gốc rễ gây ra những cảm xúc tiêu cực ở người bệnh, từ đó giúp họ khắc phục và cải thiện tốt hơn.

chữa chứng Megalophobia
Trị liệu tâm lý giúp bạn hiểu và điều chỉnh tốt nỗi sợ vô lý của mình về những thứ to lớn.

Đối với các trường hợp mắc chứng Megalophobia, chuyên gia sẽ áp dụng liệu pháp phơi nhiễm, liệu pháp nhận thức hành vi để kiểm soát và cải thiện nỗi sợ hãi vô lý của người bệnh. Đồng thời, nhà trị liệu còn có thể kết hợp thêm việc trị liệu nhóm, liệu pháp gia đình, liệu pháp thư giãn để giúp bệnh nhân mau chóng khắc phục và vượt qua nỗi ám ảnh của mình.

  • Liệu pháp nhận thức và hành vi (CBT): Mục đích chính của liệu pháp này đó chính là kiểm soát và làm giảm bớt cảm xúc lo lắng, sợ hãi, bất an. Chuyên gia tâm lý sẽ trò chuyện trực tiếp cùng với người bệnh để có thể đi sâu vào tâm lý, cảm xúc, suy nghĩ của bệnh nhân, giúp họ dần tháo gỡ những nút thắt, tổn thương, ám ảnh trong lòng. Chuyên gia sẽ hỗ trợ bệnh nhân điều chỉnh suy nghĩ theo hướng tích cực hơn, cải thiện tốt nỗi sợ đối với những thứ to lớn, từ đó thay đổi phản ứng, hành vi phù hợp.
  • Liệu pháp phơi nhiễm: Phần lớn các trường hợp mắc phải chứng ám ảnh sợ hãi cụ thể đều sẽ được áp dụng liệu pháp này, đặc biệt là tình trạng Megalophobia với những nỗi sợ hãi phi lý về những thứ to lớn, khổng lồ. Bệnh nhân sẽ được hướng dẫn tiếp xúc với các yếu tố gây ám ảnh và những cách kiểm soát, ứng phó với nỗi sợ hãi của mình. Lâu dần, người bệnh sẽ thích ứng tốt hơn với những sự vật, tình huống gây ám ảnh, kiểm soát tốt hành vi, phản ứng tiêu cực của mình.

2. Dùng thuốc

Thông thường thì những trường hợp mắc phải hội chứng Megalophobia không nhất thiết phải sử dụng thuốc. Tuy nhiên, nếu nỗi sợ hãi biểu hiện quá mức và gây ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống thì có thể được hỗ trợ khắc phục bằng một số loại thuốc. Thuốc được sử dụng cho các trường hợp sợ hãi những thứ to lớn thường không có tác dụng điều trị tận gốc nhưng sẽ giúp cải thiện và làm thuyên giảm được nỗi sợ vô lý của người bệnh, đồng thời hạn chế những hậu quả tiêu cực có thể xảy ra.

Một số loại thuốc chống trầm cảm, thuốc chống lo âu, thuốc an thần có thể được sử dụng thường xuyên trong trường hợp này. Người bệnh cần nghiêm túc trong việc sử dụng thuốc, đảm bảo thực hiện đúng theo các hướng dẫn sử dụng mà bác sĩ chỉ định. Tuyệt đối không được tự ý ngừng sử dụng đột ngột hoặc thay đổi liều lượng của thuốc khi chưa có sự đồng ý của chuyên gia.

3. Khắc phục tại nhà

Bên cạnh việc áp dụng tốt các biện pháp điều trị của bác sĩ chuyên khoa thì những người mắc chứng Megalophobia cần phải biết cách cân bằng và duy trì lối sống lành mạnh, góp phần cải thiện và khắc phục tốt nỗi sợ hãi vô lý của mình đối với những vật to lớn, khổng lồ.

chữa megalophobia tại nhà
Hãy đối mặt với nỗi sợ hãi của mình bằng cách chia sẻ với người khác để họ đồng cảm và hỗ trợ bạn vượt qua. Dần dần bạn sẽ có nhiều thiện cảm hơn với những thứ khổng lồ, vĩ đại ngoài kia.

Một số điều cần thực hiện như:

  • Cải thiện chất lượng giấc ngủ, đảm bảo ngủ đủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày và duy trì giấc ngủ sâu, chất lượng. Nếu cảm thấy khó ngủ, bạn có thể áp dụng thử các biện pháp hỗ trợ như sử dụng tinh dầu thơm, nghe nhạc, ngồi thiền, ngâm chân với nước ấm, massage trước khi ngủ.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều thực phẩm dinh dưỡng, tăng cường ăn nhiều rau xanh, hoa củ quả, các loại thực phẩm tươi tốt cho sức khỏe.
  • Rèn luyện thói quen tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe tổng thể, tăng cường sức đề kháng, giảm lo âu, căng thẳng, stress.
  • Mở lòng, tâm sự và chia sẻ nhiều hơn với những người xung quanh. Hãy nói cho họ biết về nỗi sợ hãi của bạn để mọi người có thể thông cảm và hỗ trợ bạn tốt hơn.
  • Tham gia vào các hoạt động cộng động hoặc những hội nhóm chia sẻ về các hội chứng ám ảnh sợ hãi cụ thể để có thêm nhiều bạn bè, chia sẻ những kinh nghiệm hữu ích.

Trên đây là một số thông tin về hội chứng sợ hãi những thứ to lớn, khổng lồ (Megalophobia). Với sự phát triển của xã hội hiện nay, nỗi sợ này gây ảnh hưởng to lớn đối với đời sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Chính vì thế cần phải được can thiệp và khắc phục thật sớm để hạn chế được những tác động tiêu cực.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *