Nghiện mua sắm (Omniomania): Hệ quả và cách kiểm soát
Mua sắm là một trong những nhu cầu phổ biến đối với đời sống của mỗi con người. Chúng ta thường mua sắm dựa trên tính hữu dụng và giá trị tương xứng của món hàng hoặc đôi khi mua sắm cũng là cách để giải tỏa cảm xúc tiêu cực. Tuy nhiên, việc mua sắm quá nhiều, mất kiểm soát lại gây nên nhiều ảnh hưởng tiêu cực, đặc biệt là tài chính, tình trạng này còn được gọi là nghiện mua sắm.
Nghiện mua sắm (Omniomania) là gì?
Nghiện mua sắm hay còn được gọi là Omniomania, là một trong các tình trạng xuất hiện phổ biến hiện nay, đặc biệt là ở phái nữ. Những người mắc phải chứng Omniomania thường sẽ có nhiều xu hướng mua sắm một cách quá mức. Họ liên tục mua sắm một cách mất kiểm soát, mua tất cả những gì mà họ nhìn thấy, kể cả những thứ không cần thiết.
Nếu trước đây tình trạng nghiện mua sắm chỉ diễn ra ở hình thức mua trực tiếp thì ngày nay nó còn nhân rộng hơn với việc mua sắm online, chỉ cần vài thao tác đơn giản là bạn đã có thể “chốt đơn” dù ở bất kỳ đâu. Tình trạng này khiến cho nhiều người khó có thể kiểm soát được hành vi mua sắm của mình và để lại rất nhiều hệ lụy nghiêm trọng đối với bản thân, gia đình.
Theo tâm lý học thì nghiện mua sắm là hành vi rối loạn khiến nhiều người liên tục bị thôi thúc mua sắm, họ khó có thể tự kiểm soát và ngăn chặn hành vi của bản thân. Các chuyên gia cho biết rằng, phần lớn những người mắc phải Omniomania thường dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, tiêu cực, lo lắng, cô đơn, buồn tủi,…và chính hành vi mua sắm là biện pháp giúp họ giải tỏa cảm xúc, mang đến sự dễ chịu, thoải mái nhất định cho tinh thần.
Trong nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, việc mua sắm có khả năng kích hoạt phản ứng trong não bộ, nó giúp giải phóng tốt hàm lượng hormone endorphin và dopamine giúp con người cảm thấy hạnh phúc, vui sướng và hài lòng. Tuy nhiên, “liều thuốc an thần” này chỉ có tác dụng một cách tạm thời và sau cơn nghiện, họ sẽ cảm thấy vô cùng hối hận, thậm chí những cảm xúc tồi tệ lại càng tăng cao hơn.
Các nhà nghiên cứu khoa học cũng đã thực hiện nhiều thử nghiệm để tìm hiểu rõ hơn về tâm lý của những người mắc phải chứng nghiện mua sắm. Họ tiến hành trên 100 người đang mắc phải chứng Oniomania và nhận thấy khi những người này thực hiện hành vi mua sắm, cơ thể của họ dần tiết ra chất cacbolin có khả năng kích thích thần kinh, tạo cảm giác hưng phấn, hạnh phúc.
Ngược lại, nếu bị kiềm hãm về nhu cầu mua sắm hoặc không thể đến được những trung tâm, cửa hàng mua sắm thì họ sẽ dần rơi vào trạng thái tiêu cực, bứt rứt, khó chịu, căng thẳng tột độ hoặc thậm chí có thể mất kiểm soát hành vi, đập phá đồ đạt, la hét, chống đối dữ dội. Nghiện mua sắm cũng tương tự như các trạng thái nghiện chất khiến cho người nghiện rơi vào vòng luẩn quẩn, căng thẳng – mua sắm – hài lòng – đau khổ – tiếp tục mua sắm.
Chứng nghiện mua sắm gây nên nhiều ảnh hưởng đối với đời sống của con người, thậm chí với những trường hợp nghiêm trọng còn có thể phát triển thành chứng rối loạn mua sắm cưỡng chế, tác động mạnh đến chất lượng sống và cả sức khỏe tinh thần. Tuy nhiên, hiện nay, Omniomania vẫn chưa thực sự được công nhận cụ thể là một dạng rối loạn hành vi và các biện pháp can thiệp chủ yếu sẽ dựa vào sự cố gắng của chính người nghiện.
Các dấu hiệu cho thấy bạn đang nghiện mua sắm
Mua sắm được xem là nhu cầu thiết yếu của mỗi chúng ta. Trong cuộc sống, bạn sẽ luôn cần mua sắm những món đồ cần thiết để phục vụ tốt cho nhu cầu của bản thân, gia đình. Do đó, chúng ta cần biết cách phân biệt cụ thể giữa nhu cầu mua sắm bình thường và chứng nghiện mua sắm để có cách khắc phục hiệu quả, phù hợp.
Hiểu theo một cách đơn giản thì hành vi mua sắm được xem là bình thường khi những mặt hàng, món đồ được mua dựa trên nhu cầu thiết yếu và phù hợp với kinh tế của bản thân. Việc mua sắm sẽ tập trung vào các nhu cầu cơ bản của cuộc sống, nó đáp ứng tốt cuộc sống, tinh thần và không gây ảnh hưởng đến các khoản chi tiêu khác.
Tuy nhiên, đôi lúc bạn cũng sẽ có nhiều xu hướng mua sắm một cách phung phí, chấp nhận bỏ tiền mua những món đồ chưa thực sự cần thiết hoặc đó chỉ là sự ham muốn nhất thời. Bạn có thể bỏ tiền ra mua một chiếc túi hiệu đắt tiền và cảm thấy hối hận về điều đó. Hành vi này gây thiệt hại lớn về kinh tế nhưng nó chỉ xảy ra đôi lần và bạn hoàn toàn có thể kiểm soát ở mức độ nhất định.
Ngược lại, đối với những người nghiện mua sắm, họ thường có xu hướng bị thôi thúc về hành vi này và không thể kiểm soát. Để biết rằng bạn có đang nghiện mua sắm hay không, hãy xem những biểu hiện cụ thể sau đây:
- Dành phần lớn thời gian chỉ để mua sắm: Bạn có thể ngồi hàng giờ đồng hồ để lướt xem các trang bán hàng trực tuyến, coi livestream trên các nền tảng mạng xã hội, lượn lờ trong các trung tâm mua sắm, siêu thị, cửa hàng bán đồ,…để phục vụ cho nhu cầu “chốt đơn” của mình.
- Luôn cảm thấy bị thôi thúc mua sắm: Người mắc phải chứng Omniomania luôn có cảm giác muốn được liên tục mua sắm. Họ hoàn toàn không thể kiểm soát được hành vi của bản thân và luôn cảm thấy khó chịu, bứt rứt, bồn chồn, lo lắng khi không được mua sắm.
- Mua sắm để giải tỏa cảm xúc: Theo nhiều nghiên cứu khoa học cho biết rằng, những người mắc phải chứng nghiện mua sắm thường dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, lo lắng, buồn phiền nên họ có xu hướng mua sắm để giải tỏa những cảm xúc tiêu cực. Hành vi mua sắm giúp bạn cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc, thoải mái và hài lòng. Tuy nhiên, sau cơn nghiện bạn sẽ lại rơi vào bi quan, buồn chán.
- Mua sắm bất chấp: Đối với người nghiện mua sắm, họ sẵn sàng mượn nợ để thỏa mãn nhu cầu của bản thân. Họ có thể vay tiền khắp mọi nơi hoặc thực hiện hành vi trộm cắp, cướp đoạt tài sản để đáp ứng được cơn nghiện của bản thân.
- Không chấp nhận lời khuyên: Dù đã được người thân, bạn bè, gia đình khuyên ngăn và đưa ra hàng loạt các hệ quả có thể xảy đến đối với hành vi mua sắm vô tội vạ nhưng bản thân người nghiện khó có thể dừng việc mua sắm, thậm chí họ có thể trở nên cáu gắt, chống đối những ai muốn ngăn cấm họ mua sắm.
- Chán nản ngay sau khi mua sắm: Người mắc phải chứng nghiện mua sắm thường chỉ cảm thấy vui vẻ, hứng thú và thỏa mãn khi họ mua sắm, chốt đơn. Tuy nhiên, sau khi vừa cầm món đồ đã mua họ lại có cảm giác hụt hẫng, chán nản và hoàn toàn không thấy hạnh phúc khi sở hữu được món đồ đó.
- Che giấu các khoản đã chi tiêu: Để phục vụ tốt cho nhu cầu được mua sắm, những con nghiện thường tìm kiếm nhiều công việc khác nhau để gia tăng thu nhập hoặc họ mở nhiều thẻ tín dụng để có thêm cơ hội được mua sắm. Tuy nhiên, khi được hỏi về các khoản chi tiêu hoặc giá trị thực của món đồ thì họ sẽ có nhiều xu hướng che giấy hoặc nói dối để tránh bị người khác soi mói.
Biểu hiện nghiện mua sắm thường khác nhau ở mỗi trường hợp nhưng nhìn chung họ sẽ có xu hướng gia tăng nhu cầu mua sắm và hành vi này thường sẽ làm ảnh hưởng lớn đến tài chính, vượt quá khả năng chi tiêu và dễ vướng vào nợ nần. Theo chia sẻ của những người nghiện mua sắm, họ thường bị ám ảnh quá mức về những món đồ được chào bán và khó có thể kiểm soát và kiềm chế bản thân, họ sẵn sàng tìm mọi cách để có thể mua được món đồ đó.
Vì sao nhiều người nghiện mua sắm?
Nghiện mua sắm hiện nay đang là vấn đề xuất hiện khá phổ biến, đặc biệt là ở phụ nữ. Để nói về nguyên nhân gây ra chứng Omniomania, các nhà nghiên cứu cũng chia sẻ một vài yếu tố như sau:
1. Do bản năng mua sắm
Trong nhiều kết quả nghiên cứu khoa học nhận thấy rằng, phụ nữ có xu hướng nghiện mua sắm nhiều hơn gấp nhiều lần so với đàn ông bởi họ bị ảnh hưởng từ gen. Đây được xem là một trong cá bản năng sơ khai mà phần lớn phụ nữ đều sở hữu.
Theo chia sẻ của các nhà tâm lý học thì hành vi mua sắm của phụ nữ được xem là bình thường và nó diễn ra một cách tự nhiên theo đúng quy luật cuộc sống. Bản năng này được sinh ra từ thời sơ khai, lúc đó đàn ông sẽ phụ trách việc săn bắn còn phụ nữ sẽ hỗ trợ hái lượm, đi tìm kiếm những loại rau, loại quả thơm ngon, phù hợp.
Điều đó dần được ứng dụng theo thời gian và đến thời nay, phụ nữ vẫn giữ thói quen lượn lờ ở chợ, trung tâm thương mại, cửa hàng để chọn mua những món đồ rẻ đẹp. Việc mua sắm khi đã trở thành thói quen thì theo thời gian nó có thể phát triển thành “nghiện” nếu chúng ta không biết cách kiểm soát hiệu quả và phù hợp.
2. Sự phát triển của công nghệ
Nếu trước đây việc mua sắm chỉ được thực hiện bằng hình thức trực tiếp hoặc gọi điện giao hàng thì ngày nay chỉ cần vài phút lướt điện thoại bạn đã có thể chốt được vài chục đơn hàng trực tuyến. Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, các sàn thương mại điện tử trở nên phổ biến hơn, chẳng hạn như Shopee, Lazada, Facebook, Zalo, Tiktok,….phục vụ tốt hơn cho nhu cầu mua sắm của tất cả các lứa tuổi, đối tượng.
Hơn thế, việc thanh toán thẻ, chuyển khoản ngày đang được sử dụng một cách thuận lợi hơn, chỉ cần vài thao tác đơn giản bạn đã có thể thanh toán được đơn hàng thành công. Khi hình thức thanh toán trở nên dễ dàng hơn thì việc mua sắm cũng sẽ gia tăng nhiều hơn.
Bên cạnh đó, các nhà tâm lý học cũng chia sẻ thêm, việc thanh toán bằng thẻ, thanh toán online khi mua sắm sẽ làm giảm cảm giác tiếc nuối hơn so với thanh toán bằng tiền mặt. Chính vì thế mà nhiều người sẵn sàng vung tiền để mua sắm, xem đó như một phương pháp giải tỏa cảm xúc hiệu quả.
3. Do cơ chế đối phó căng thẳng
Theo số liệu thống kê thực tế cho thấy rằng, những người bị nghiện mua sắm thường cảm thấy áp lực, căng thẳng trong cuộc sống, thậm chí có những trường hợp bị trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, stress kéo dài,…Khi trạng thái cảm xúc không được ổn định và cân bằng tốt, não bộ sẽ thúc đẩy các hành vi thư giãn để giúp giải tỏa hiệu quả, trong đó mua sắm cũng được xem là một giải pháp được nhiều người áp dụng.
4. Do tính cách
Nghiện mua sắm thường có khả năng khởi phát cao ở những người có lòng tự trọng thấp, nhạy cảm. Họ có xu hướng hay tự so sánh bản thân với mọi người xung quanh và luôn cố gắng có được những thứ mà người khác đang sở hữu.
Chính tính cách này đã thôi thúc họ thực hiện hành vi mua sắm, họ sẵn sàng mua những món đồ đắt tiền, xa hoa và vượt quá khả năng tài chính của bản thân để trở nên “sang chảnh” hơn trong mắt người khác. Mua sắm giúp họ có được cảm giác tự tin hơn, thậm chí có nhiều người nghĩ rằng địa vị xã hội của họ sẽ được nâng cao nếu họ mua sắm nhiều hơn.
5. Do điều kiện kinh tế
Nghiện mua sắm cũng có khả năng bị ảnh hưởng do điều kiện kinh tế. Đối với những người nguồn lực kinh tế tốt hoặc gia đình đầy đủ điều kiện thì họ cũng có nhiều xu hướng sử dụng tiền một cách mất kiểm soát, mua sắm vô tội vạ. Do không phải lo lắng quá mức về việc chi tiêu nên họ sẵn sàng mua sắm ngay cả khi không cần thiết hoặc xem việc mua sắm giống như một thú vui hàng ngày.
Omniomania gây ảnh hưởng thế nào?
Mặc dù hiện nay vẫn chưa có bất kỳ số liệu cụ thể và chính xác nào về số lượng người đang mắc chứng nghiện mua sắm nhưng nhìn chung chúng ta cũng có thể hình dung được những ảnh hưởng to lớn của nó đối với đời sống. Trong thực tế có không ít các trường hợp do mua sắm quá đà, mất kiểm soát nên dẫn đến tình trạng nợ nần, vay lãi khắp nơi.
Nhu cầu mua sắm tăng cao khiến cho túi tiền của bạn vụt bay trong phút chốc, thậm chí nhiều người còn liên tục vay nợ bạn bè, người thân, vay tín dụng,…để phục vụ cho việc mua sắm. Khi tình trạng nghiện trở nên nghiêm trọng, số lượng vay nợ cũng trở nên khổng lồ khiến cho bạn không còn khả năng chi trả, lúc này bạn cũng có xu hướng thực hiện hành vi phạm pháp như trộm cắp, cướp đoạt tài sản,….
Ngoài ra, khi đã trở thành nghiện, người bệnh thường khó có thể kiểm soát được hành vi của bản thân, đặc biệt là khi cơn nghiện xuất hiện. Dù đã được người thân, bạn bè khuyên ngăn nhưng họ thường không lắng nghe, thậm chí có xu hướng chống đối, phản kháng khiến cho mối quan hệ dần bị rạn nứt.
Bên cạnh đó, chứng nghiện mua sắm còn gây ảnh hưởng lớn đến hiệu suất làm việc. Bởi phần lớn họ sẽ dành thời gian để lướt web, tìm kiếm món đồ muốn sở hữu nên dễ bị lơ là công việc, học tập và khó có thể hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, nhiều trường hợp còn bị thất nghiệp trong thời gian dài.
Đặc biệt hơn, đối với những người nghiện mua sắm do ảnh hưởng từ các rối loạn tâm thần, nếu không được sớm can thiệp sẽ khiến cho tình trạng bệnh càng trở nên nghiêm trọng và tồi tệ hơn. Theo số liệu đã ghi nhận được, mỗi năm có khoảng 30% các trường hợp nghiện mua sắm bị suy sụp tinh thần và rơi vào trạng thái tiêu cực nghiêm trọng cần được can thiệp bởi chuyên gia.
Cách kiểm soát chứng nghiện mua sắm
Như đã chia sẻ, mặc dù khá phổ biến nhưng hiện nay nghiện mua sắm vẫn chưa được DMS-5 công nhận là một dạng rối loạn tâm thần cụ thể. Chính vì thế mà việc hỗ trợ can thiệp và cải thiện đa phần sẽ dựa trên ý thức, sự cố gắng của chính người nghiện. Đồng thời, các biện pháp trị liệu tâm lý cũng sẽ được cân nhắc áp dụng tùy vào từng trường hợp để giúp họ dần loại bỏ tốt trạng thái tiêu cực, thay đổi đúng về nhận thức và hành vi.
Cụ thể một số biện pháp được khuyến khích áp dụng cho người nghiện mua sắm như:
1. Can thiệp tâm lý
Phần lớn những người bị nghiện mua sắm khi đến điều trị cũng sẽ được ưu tiên áp dụng các liệu pháp tâm lý để giúp họ dần nhận thức rõ về hành vi sai lệch và điều chỉnh theo chiều hướng tích cực, đúng đắn hơn. Theo chia sẻ của các chuyên gia thì chứng Omniomania thường bị ảnh hưởng do tâm lý căng thẳng, tiêu cực kéo dài. Chính vì thế việc can thiệp cũng sẽ được tập trung vào các biện pháp giải tỏa tâm lý, thư giãn để giúp người nghiện thay đổi hành vi tốt hơn.
Thông thường thì các chuyên gia tâm lý sẽ trò chuyện, trao đổi trực tiếp cùng với bệnh nhân để có thể đánh giá cụ thể về mức độ nghiện của họ. Hiện nay, nhận thức và hành vi là liệu pháp thường xuyên được ứng dụng hiệu quả, giúp người nghiện nhận thức tốt về hành vi mua sắm chưa phù hợp và dần cho biện pháp khắc phục tích cực hơn.
Ngoài ra, các chuyên gia còn kết hợp thêm một số liệu pháp giúp thư giãn, kiểm soát căng thẳng để giúp người nghiện vượt qua được những ám ảnh, lo lắng trong tâm trí, từ đó giảm thiểu tối đa hành vi mua sắm quá đà. Người nghiện còn được trang bị thêm một số kỹ năng cơ bản như kỹ năng giải tỏa stress, kỹ năng quản lý chi tiêu,…để phòng tránh tốt nguy cơ tái phát về sau.
2. Sử dụng thuốc
Nghiện mua sắm hiện nay vẫn chưa có bất kỳ loại thuốc điều trị đặc hiệu nào được công nhận và sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, đối với một số trường hợp nghiện có kèm theo các biểu hiện của rối loạn tâm thần như trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, kích động quá mức thì sẽ được cân nhắc để kê đơn thuốc hỗ trợ phù hợp.
Mặc dù thuốc được chỉ định không có tác dụng loại bỏ tận gốc cơn nghiện nhưng nó sẽ hỗ trợ tích cực trong việc kiểm soát hành vi, giảm bớt căng thẳng, lo lắng để người nghiện đáp ứng tốt hơn với các biện pháp can thiệp khác, đặc biệt là trị liệu tâm lý. Tuy nhiên, những loại thuốc được dùng lại có khả năng gây ra tác dụng phụ ngoài ý muốn nên người dùng cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định dùng thuốc của bác sĩ.
3. Tự “cai” nghiện
Bên cạnh các biện pháp hỗ trợ can thiệp thì bản thân người nghiện mua sắm cũng phải biết cách tự kiểm soát và điều chỉnh hành vi sai lệch của mình. Cụ thể, để loại bỏ chứng Omniomania hiệu quả, bạn cần:
- Không đi mua sắm một mình: Nếu bản thân không thể tự kiểm soát hành vi mua sắm thì tốt nhất bạn nên đến những trung tâm, cửa hàng, chợ,…cùng với bạn bè, người thân và đặc biệt là những ai có khả năng quản lý tài chính tốt. Khi có người cùng đi, bạn cũng sẽ dễ dàng hơn trong việc cân nhắc mua hàng, người đồng hành cũng sẽ đưa ra lời khuyên phù hợp cho những lựa chọn của bạn.
- Ngừng sử dụng các app mua sắm: Để ngăn chặn tình trạng “chốt đơn” mất kiểm soát, tốt nhất bạn hãy gỡ bỏ những ứng dụng mua sắm trên điện thoại, đồng thời xóa liên kết thanh toán trực tuyến.
- Kiểm soát chi tiêu: Cách tốt nhất để cai nghiện mua sắm đó chính là học cách quản lý và kiểm soát chi tiêu hiệu quả. Người nghiện chỉ nên để một khoản tiền vừa đủ trong tài khoản mua sắm hoặc chỉ mang theo số tiền cần thiết khi ra ngoài để tránh chi tiêu hoang phí. Ngoài ra, bạn cũng cần có một danh sách những món đồ đã mua trong tháng để dễ dàng thống kê khoản chi, từ đó biết cách điều chỉnh hợp lý hơn.
- Tìm kiếm hoạt động thư giãn lành mạnh hơn: Mục đích chính của việc mua sắm đối với con nghiện đó chính là giải tỏa cảm xúc tiêu cực, căng thẳng, lo âu. Vì thế, bạn hoàn toàn có thể tìm kiếm những hoạt động thư giãn tích cực hơn để tự đánh lạc hướng bản thân và dần loại bỏ thói quen mua sắm tiêu cực. Chẳng hạn, bạn có thể dành thời gian để chơi thể thao, học thêm ngôn ngữ mới, chăm sóc thú cưng, dọn dẹp nhà cửa,….Bất kỳ hoạt động nào có thể mang đến sự vui vẻ, lạc quan, hạnh phúc đều có thể được áp dụng trong trường hợp này.
- Chia sẻ với bạn bè, người thân: Khi nhận thấy được tình trạng nghiện mua sắm của bản thân, trước hết bạn nên chia sẻ vấn đề này với những người xung quanh để tìm kiếm sự giúp đỡ. Đồng thời, đây cũng là biện pháp tốt để tránh việc vay tiền khắp nơi, hạn chế cảnh nợ nần chồng chất, rạn nứt quan hệ tình cảm xã hội.
Nghiện mua sắm là một trong các tình trạng xuất hiện phổ biến, đặc biệt là với sự phát triển của công nghệ, việc mua hàng càng trở nên đơn giản, thuận lợi, nhanh chóng. Mong rằng qua những chia sẻ trong bài viết này, bạn đọc sẽ nhận biết được các dấu hiệu nghiện và biết cách tìm kiếm biện pháp can thiệp, khắc phục hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm:
- Nghiện công việc: Dấu hiệu, hệ lụy và cách khắc phục hiệu quả
- 9 Cách Cai Nghiện Game Cho Trẻ Ngay Tại Nhà Cha Mẹ Nên Thử
- Nạn nghiện cờ bạc, cá độ online khiến nhiều gia đình điêu đứng
- Nghiện game Online: Thực trạng báo động và giải pháp khắc phục
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!