Nghiện công việc (Workaholism) là gì? Dấu hiệu và cách xử lý
Nghiện công việc là một tình trạng đang khá phổ biến và ngày càng nhiều người mắc phải hiện nay. Việc này gây ra rất nhiều hệ quả nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến bản thân, gia đình và cả xã hội. Suốt ngày chỉ biết làm việc khiến con người trở nên uể oải, mệt mỏi, thiếu năng lượng và mất đi giá trị cuộc sống.
Nghiện công việc là gì?
Khái niệm nghiện công việc cũng giống như phụ thuộc liên tục một cách không lành mạnh vào công việc. Nó khiến con người không thể ngừng làm việc và họ có thể làm gần như nguyên một ngày. Đây được xem là một hiện tượng rối loạn tâm thần và ám ảnh cưỡng chế về việc phải làm việc.
Nghiện làm việc cũng giống như những sự nghiện khác như: nghiện ma túy, nghiện hút thuốc, nghiện bia rượu, nghiện điện thoại, nghiện mạng xã hội,… Nó nói lên việc con người biết được hậu quả xấu mà việc nghiện gây ra nhưng không thể ngừng hoặc kiềm chế lại cơn nghiện đó.
Nghiện công việc khiến con người chỉ biết “lao đầu” vào những nhiệm vụ, deadline, vấn đề liên quan đến công việc. Họ sẵn sàng dành ra cả ngày chỉ để làm việc, làm hết việc này đến việc kia, nếu dừng lại bản thân họ sẽ làm thấy rất bứt rứt và khó chịu. Khi nghiện công việc, con người quên đi mọi thứ xung quanh và chỉ tập trung làm.
Yêu công việc, yêu lao động là đúng, nhưng vấn đề này lại hoàn toàn khác. Con người nghiện công việc họ sẽ không biết cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân, họ không cảm giác bất cứ việc gì quan trọng hơn làm việc. Họ phát triển những tâm lý, tình cảm phụ thuộc vào công việc mà không cần quan tâm đến việc khác.
Những người nghiện công việc sẽ không chỉ làm giờ hành chính mà họ còn thường xuyên làm ngoài giờ. Họ luôn đến sớm và bắt đầu công việc trước mọi người, đồng thời họ cũng kết thúc công việc sau tất cả nhưng về nhà vẫn tiếp tục làm việc. Hầu như ngoài lúc ngủ thì họ luôn xoay quanh công việc đến đôi khi quên cả ăn và vệ sinh.
Đây là một cách “yêu” công việc rất độc hại, nó gây ra rất nhiều hệ lụy nghiêm trọng ảnh hưởng đến nhiều thứ xung quanh người nghiện công việc. Đôi khi họ “bỏ quên” nhiều thứ và cũng dần “quên” đi chính mình.
Xem thêm: Hội chứng Burnout: khiến cơ thể thấy kiệt sức nơi làm việc
Tại sao nhiều người nghiện làm việc?
Nguyên nhân gây ra nghiện công việc hoặc xu hướng làm việc quá mức có thể rất đa dạng và khác nhau ở mỗi người.
Tuy nhiên, một số yếu tố dưới đây có thể góp phần hình thành hành vi workaholism:
- Văn hóa và môi trường làm việc: Các ngành công nghiệp hoặc nơi làm việc đề cao giờ làm việc kéo dài, sự cạnh tranh quá mức, coi trọng việc luôn sẵn sàng làm việc và nâng cao năng suất lao động có thể khuyến khích hành vi “nghiện công việc”.
- Sợ thất bại hoặc mất việc: Một số người có thể sợ thất bại hoặc sợ bị đuổi việc và tin rằng giá trị bản thân gắn liền với thành tựu của họ. Điều này thúc đẩy họ làm việc quá sức để duy trì cảm giác kiểm soát và an toàn.
- Muốn kiếm thật nhiều tiền: Nhiều người có xuất phát điểm từ nghèo khó, khi lớn lên họ muốn thoát khỏi nó hoặc một số người có tâm lý muốn có thật nhiều tiền để mua nhà, mua xe, đi du lịch.. và giải pháp của họ là làm việc và làm việc. Từ đó tạo ra chứng nghiện công việc, làm không ngừng nghỉ như thành một thói quen.
- Cơ chế đối phó và né tránh: Một số người có thể sử dụng công việc như một cách để đối phó khi họ đang trải qua các vấn đề cá nhân hoặc cảm xúc khó khăn. Việc dấn thân vào công việc có thể giúp họ tạm tránh khỏi những khía cạnh khác trong cuộc sống đang gây căng thẳng hoặc bất mãn.
- Mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống: Nghiện công việc có thể xuất phát từ sự thiếu cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân. Họ không nhận biết được cái nào cần ưu tiên, từ đó dẫn đến việc tập trung quá mức vào công việc.
Đối tượng dễ nghiện công việc
Trên thế giới ghi nhận hiện nay, số lượng người nghiện công việc đang ngày càng tăng lên, đặc biệt là sau đại dịch Covid – 19. Có lẽ do đã bị trì trệ công việc quá lâu nên họ mong muốn được cải thiện nhanh chóng tình hình công việc của mình dẫn đến mất kiểm soát và trở thành “con nghiện” của công việc mà không hay biết.
Nghiện công việc xảy ra ở mọi giới tính và đối với những lứa tuổi nào đã đi làm cũng có thể mắc phải vấn đề này. Nhiều quốc gia đang báo động về tình trạng nghiện việc làm quên đi cả những mối bận tâm khác trong cuộc sống như: gia đình, bạn bè, người yêu, nhu cầu cá nhân,… Họ dường như chỉ quan tâm và chăm lo cho công việc.
Báo cáo ghi nhận cho thấy thì phụ nữ thường sẽ có xu hướng dễ mắc phải việc nghiện công việc này hơn đàn ông. Có nhiều nguyên nhân cho thấy điều này, phụ nữ thường sẽ cầu toàn và mong cầu sự hoàn hảo hơn đàn ông. Vì thế trong công việc, họ luôn muốn hoàn thành tất cả một cách hoàn hảo và không có sai sót, dẫn đến nghiện việc.
Phụ nữ đôi khi cũng muốn chứng minh thực lực và khả năng của mình không hề thua kém nam giới, họ làm được mọi việc có thể tốt hơn cả người nam. Chính vì suy nghĩ đó mà họ luôn mải mê làm việc, cố gắng hết sức để đạt được nhiều thành tựu, dần căng thẳng dẫn đến kiệt sức vì không chăm lo, bồi dưỡng bản thân.
Ngoài người có “chủ nghĩa hoàn hảo” thì những người có tính tự mãn cao cũng sẽ dễ nghiện công việc. Bởi họ không bao giờ cảm thấy hài lòng và luôn tham công tiếc việc, họ luôn muốn bản thân mình phải giỏi nhất. Vì thế dần sa đà vào việc làm việc không nghỉ ngơi để khẳng định vị trí của mình trong tập thể và xã hội.
Đa số người trẻ tuổi thường dễ mắc phải tình trạng nghiện công việc, vì trong tâm lý của họ nghĩ rằng mình còn nhiều thời gian hưởng thụ nên cứ cố gắng làm việc để kiếm thật nhiều tiền, mà quên mất những giá trị trong cuộc sống. Còn người lớn tuổi họ biết cách cân bằng và trân trọng từng khoảnh khắc cuộc sống bên người thân hơn.
Dấu hiệu của một người nghiện công việc
Việc nghiện công việc cũng không phải khó để nhận ra, nhưng những người nghiện việc thường không công nhận mình đang gặp vấn đề hoặc thường không đồng tình với những người khác khi đánh giá về cách họ làm việc. Một số dấu hiệu giúp nhận biết bản thân hoặc những người xung quanh có đang mắc phải chứng nghiện việc hay không.
1. Luôn tìm cách để làm việc
Bạn luôn muốn làm việc và tìm mọi cách để được làm việc. Có thể công việc của bạn kéo dài đến hơn 15 tiếng/ ngày và trong khoảng thời gian đó bạn cũng không nghỉ ngơi trừ những nhu cầu cấp thiết. Ngay cả trong ngày nghỉ bạn cũng sẽ làm việc, vì nếu không cảm giác sẽ rất chán nản và thiếu động lực.
Khi không có mặt ở nơi làm việc, bạn cũng sẽ tìm cách như làm việc trên điện thoại, máy tính lúc ở nhà hoặc bất kỳ vị trí nào miễn có thể tiếp tục được công việc của mình. Hầu như, những ngày nghỉ phép của bạn chỉ đếm trên “đầu ngón tay” và đôi khi là không có, bạn luôn muốn làm việc kể cả lúc đau bệnh hay sức khỏe suy yếu.
Ngay cả khi mệt mỏi, bạn vẫn muốn làm việc vì nghĩ rằng việc cố gắng tập trung vào làm sẽ giúp bạn quên đi stress, căng thẳng và lo âu. Có thể do tâm lý muốn trốn tránh cuộc sống và những mâu thuẫn ở xung quanh, nên bạn bắt đầu làm việc không ngừng nhằm tạo ra một cuộc sống tách biệt với thế giới.
2. Không có sở thích, nhu cầu cá nhân
Không có bất cứ sở thích hoặc nhu cầu đặc biệt của cá nhân vì đơn giản “công việc” chính là sở thích lớn nhất của bạn. Bạn nghĩ rằng mình đang làm những điều mình yêu thích thì không có gì là sai nhưng quên mất một điều đó là cân bằng những yếu tố khác cũng quan trọng không kém.
Việc không có cho mình sở thích về bất cứ lĩnh vực nào cũng là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy bạn chỉ yêu và chú tâm vào công việc đến mức quên cả bản thân mình. Công việc trở thành nguồn động lực duy nhất và chỉ có làm việc mới khiến bạn dễ chịu, đôi khi sự dễ chịu ấy diễn ra trong một cơ thể suy yếu nhưng bạn cũng không quan tâm.
Những sở thích trước đây như thể thao, du lịch, chăm sóc thú cưng, hát ca, đi chơi với bạn bè, mua sắm,… dần cũng không còn được bạn quan tâm tới. Mọi sự tập trung và ưu tiên duy nhất đó chính là công việc. Và đây là một sự “dấn thân” vô cùng độc hại và không lành mạnh.
3. Không để người khác làm thay
Vì theo chủ nghĩa hoàn hảo và đôi khi bị bất ổn trong sức khỏe tinh thần nên bạn thường sẽ không giao công việc cho bất kỳ ai phụ trách. Cố sức làm từ những việc nhỏ nhặt nhất vì nghĩ chỉ bản thân mình làm thì mới có thể thành công còn giao cho người khác chắc chắn sẽ thất bại.
Bạn ôm đồm và chịu trách nhiệm rất nhiều việc cùng một lúc vì không tin tưởng để giao cho ai. Đôi khi tâm trạng bạn rất bất ổn và trở nên bực tức vì không thể xử lý hết được tất cả công việc. Bạn cố làm hết việc, không dám giao cho người khác làm vì sợ làm không đúng, không hoàn hảo như cách làm của bạn.
Những căng thẳng và mệt mỏi đó lâu dần sẽ biến thành những căn bệnh tâm lý nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của bạn rất nhiều. Đôi khi, công việc bạn cố làm lại không mang lại những kết quả và thành tựu như bạn mong muốn vì nó không được hỗ trợ hay đóng góp bởi bất kỳ ai.
4. Luôn căng thẳng, mệt mỏi
Chú tâm vào công việc quá mức mà quên đi việc chăm lo cho sức khỏe của bản thân thì chắc chắn sẽ khiến bản luôn căng thẳng và mệt mỏi. Tuy trí não muốn làm việc nhưng cơ thể đã quá uể oải và không còn năng lượng để làm việc, dẫn đến càng cố gắng càng dễ khiến bản thân rơi vào tình trạng sức khỏe nguy hiểm.
Một số các bệnh lý phổ biến nếu làm việc quá nhiều như: đột quỵ, tim mạch, ung thư, mất ngủ, giảm khả năng trí tuệ, vô sinh,… đây là những bệnh lý vô cùng nguy hiểm nếu bạn chỉ suốt ngày làm việc.
Ngoài ra, bạn cũng có thể mắc phải các bệnh về tâm lý cũng nghiêm trọng và phức tạp không kém như: trầm cảm, stress, rối loạn lo âu,… mà bạn có thể cũng không thể nhận biết được. Nếu không biết cách cân bằng cuộc sống, đến khi sức khỏe không chịu nổi sẽ khiến bạn gục ngã và có khi là cả đời cũng không thể làm việc lại.
5. Mọi tâm lý, cảm xúc phụ thuộc vào công việc
Bạn nhận ra dù vui, buồn, giận dữ hay lo lắng đều phụ thuộc và xoay quanh công việc. Công việc tốt, hoàn thành nhiều thì bạn vui, còn công việc trì trệ, kết quả xấu thì bạn buồn. Đây cũng là một phản ứng bình thường khi làm việc, nhưng nó dần ảnh hưởng đến cả cuộc sống bên ngoài khi không có sự xuất hiện của công việc.
Bạn buồn chán và tức giận ngay khi không làm việc điều này gây ảnh hưởng rất nhiều đến bản thân, gia đình và xã hội. Mọi tâm lý đều phụ thuộc và bị tác động bởi công việc, khiến bạn dần bị công việc dẫn dắt và điều khiển mình chứ không phải bạn đang làm chủ công việc.
Xem thêm: Dấu hiệu nhận biết bị quá tải công việc và Các hệ lụy gây ra
Hậu quả của chứng nghiện công việc
Việc “nghiện” công việc chắc chắn sẽ mang lại rất nhiều tác hại và hậu quả nghiêm trọng trong sức khỏe và cuộc sống của con người. Bạn dần quên mất bản thân mình là ai mà chỉ chú tâm vào làm việc mà bất chấp thời gian, sức khỏe và các mối bận tâm khác.
Việc tiếp tục làm dụng và phụ thuộc vào công việc một cách phản khoa học sẽ càng khiến bạn thất bại và “mất” nhiều hơn là “được”. Bởi lẽ không có cái gì quá nhiều mà có thể mang lại kết quả tốt đẹp.
1. Mắc các bệnh lý nghiêm trọng
Như đã nói, đây là một biểu hiện và nó cũng là một hậu quả nghiêm trọng của tình trạng nghiện công việc. Không chỉ sức khỏe thể chất mà còn ảnh hưởng đến cả sức khỏe tinh thần, khiến bản thân lúc nào cũng mệt mỏi, căng thẳng và thiếu năng lượng một cách trầm trọng.
Đã có rất nhiều người ngất xỉu và có khi là đột quỵ trong lúc làm việc vì đã làm trong khoảng thời gian quá dài đến mức quên ăn, quên ngủ dẫn đến tình trạng gục ngã vì đuối sức. Khi cơ thể đạt tới giới hạn đỉnh điểm nó sẽ “bùng nổ”, lúc này cho dù có muốn làm việc cũng không thể.
Làm việc quá nhiều cũng khiến cơ thể không được vận động và thể dục thể thao dẫn đến thiếu sức khỏe và năng lượng. Ở trong văn phòng hoặc nhà quá nhiều sẽ không thể hấp thụ được ánh sáng mặt trời và trao đổi chất với thiên nhiên dễ khiến tinh thần mệt mỏi và đau xương khớp.
2. Thiếu kết nối với các mối quan hệ
Việc chỉ “lao đầu” vào làm cũng khiến các mối quan hệ bị rạn nứt. Vì bạn không có thời gian để gặp gỡ, giao tiếp, chăm sóc và củng cố thêm tình cảm cho mối quan hệ, nên rất dễ dẫn đến trường hợp hiểu lầm, mâu thuẫn và tan vỡ. Vì chỉ chú tâm vào công việc nên bạn cảm thấy những mối quan hệ không còn quan trọng và đáng quan tâm.
Mối quan hệ chỉ có thể tốt đẹp hơn nếu chúng ta biết nuôi dưỡng và xây dựng tình cảm mỗi ngày. Nếu bạn mãi mải mê với công việc mà quên mất những người quan trọng xung quanh mình, đến một lúc dừng công việc lại bạn sẽ không còn có thể thấy họ bên cạnh nữa.
3. Mất niềm tin và hy vọng trong cuộc sống
Bạn sẽ cảm thấy chẳng còn gì nếu công việc thất bại, bạn phụ thuộc vào nó đến mức không còn thấy thứ gì tươi đẹp và đáng trân trọng hơn công việc. Nếu mất công việc, đối với bạn gần như là mất tất cả, bạn không còn bất cứ hy vọng hay niềm tin về một tương lai tốt đẹp hơn mà chỉ lo sợ về những thứ liên quan đến công việc hiện tại.
Niềm tin và kỳ vọng của bạn đặt để hết ở công việc, nên dù vui hay buồn bạn cũng chỉ có mỗi công việc. Điều này khiến cuộc sống trở nên u uất, buồn chán và tẻ nhạt. Cả ngày chỉ làm việc mà không quan tâm đến bất kỳ thú vui nào khác, dần bản thân trở thành “nô lệ” của công việc mà không có mục tiêu nào để phấn đấu trong cuộc sống.
4. Khiến bản thân bị tụt hậu
Mãi chú tâm vào công việc nên khiến con người trở nên trượt dài và tụt hậu so với xã hội bên ngoài. Bạn làm việc mà quên mất cần phải trau dồi và trải nghiệm để tiến bộ hơn. Tuy làm việc nhiều nhưng bản thân lại không phát triển, chỉ mãi “giậm chân tại chỗ” vì không cho mình có cơ hội được học hỏi và rèn luyện.
Làm việc suốt ngày khiến bản thân không cập nhật những điều mới mẻ của xã hội, bạn không cho mình thời gian để có thể học hỏi thêm những kinh nghiệm từ người khác. Vì tính bảo thủ nhưng lại muốn hoàn hảo gây ra cho bạn rất nhiều cản trở trên con đường thăng tiến vì bản thân bạn đang tụt hậu hơn so với nhiều người khác.
Xem thêm: Phân tích 10 tác hại của stress trong công việc cần cẩn trọng
Giải pháp cho người nghiện công việc
Nghiện công việc gây ra rất nhiều tác hại đến cho cuộc sống của con người, nó khiến bạn dần đánh mất bản thân và thất bại trong chính cuộc đời của mình. Vì thế cần tìm ra giải pháp xử lý sớm để có thể điều chỉnh được vấn đề này. Chỉ cần bạn muốn được cải thiện thì chắc chắn sẽ có kết quả tốt.
Dưới đây là 5 cách xử lý, giúp bạn sớm thoát khỏi tình trạng nghiện công việc và cân bằng lại cuộc sống của mình.
1. Cân bằng lại công việc và cuộc sống
Điều cần thiết nhất đó là biết cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân của bạn. Làm việc là tốt nhưng phải trong giới hạn thời gian hợp lý vì xung quanh bạn còn rất nhiều thứ khác khiến bạn phải quan tâm và xử lý. Chỉ nên làm việc trong giờ làm, hạn chế tối đa làm việc ngoài giờ và dành thời gian nghỉ ngơi cho bản thân mình.
Cần đảm bảo làm việc nhưng các sinh hoạt cần thiết khác như: ăn, uống, ngủ, tắm, đi vệ sinh,… vẫn phải được thực hiện khi cơ thể có nhu cầu. Không được bỏ qua những nhu cầu đó chỉ để làm việc sẽ gây ra những hệ lụy nghiêm trọng khiến bạn không thể làm việc được nữa trong tương lai.
Không đem tâm lý, cảm xúc của công việc đến các mối quan hệ xung quanh bạn vì họ cần con người thật của bạn hơn là người của công việc. Hãy tập thoải mái, thư giãn và tận hưởng những giây phút ngoài giờ làm để bản thấy cuộc sống có giá trị và động lực hơn. Điều này cũng giúp năng suất làm việc của bạn hiệu quả hơn.
2. Giao tiếp và hoạt động ngoài trời nhiều hơn
Ngoài thời gian làm việc, hãy để bản thân được vận động và tiếp xúc với môi trường bên ngoài nhiều hơn. Cố gắng tuân thủ nguyên tắc đã đề ra đó là “làm đúng giờ” để tránh ảnh hưởng đến các sinh hoạt khác. Hoạt động ngoài trời sẽ khiến sức khỏe của bạn được cải thiện đáng kể.
Nói chuyện, giao tiếp và quan tâm nhiều hơn đến những mối quan hệ quan trọng trong cuộc sống bạn, vì chỉ có họ mới bên bạn cả đời chứ không phải công việc. Dành thời gian bên họ nhiều hơn, giúp đỡ và chia sẻ để bạn có thêm nhiều động lực và niềm vui trong cuộc sống.
Bạn cũng có thể dành thời gian để học thêm hoặc tham gia một khóa học cải thiện các kỹ năng mình còn thiếu để giúp ích được cho công việc. Gặp gỡ và làm quen với những người nhiều kinh nghiệm và tài giỏi để có thể học hỏi và trau dồi thêm khả năng và kiến thức của mình.
3. Chấp nhận sự giúp đỡ
Hãy biết san sẻ và phân chia công việc hợp lý, vì không phải lúc nào bạn cũng có thể giải quyết được tất cả mọi việc. Đừng nghĩ bản thân giỏi nhất, vì ngay cả nhân viên ít kinh nghiệm cũng có thể đóng góp được những ý tưởng và chiến lược rất táo bạo. Cố gắng mở lòng để có được nhiều ý kiến đóng góp và hoàn thiện công việc tốt hơn.
Sản sẻ áp lực công việc cũng sẽ khiến năng suất làm việc và chất lượng công việc của bạn tốt hơn. Mỗi người một việc sẽ giúp các phần đều được chỉnh chu và đầu tư kỹ lưỡng hơn là chỉ mình bạn làm tất cả các việc thì chất lượng công việc sẽ không thể hiệu quả và chính xác hoàn toàn.
4. Thăm khám bác sĩ tâm lý
Nếu cảm thấy tình hình của vấn đề nghiện công việc không được cải thiện và tiến triển, hãy dành thời gian đến bác sĩ tâm lý để được kiểm tra và trị liệu hợp lý. Các bác sĩ sẽ thăm hỏi và đánh giá tình trạng của bạn thông qua bảng câu hỏi về việc nghiện công việc. Điều này sẽ giúp xác định được tình hình bệnh dễ dàng và chính xác hơn.
Phương pháp trị liệu để có thể khắc phục được tình trạng này có thể được chỉ định là liệu pháp hành vi nhận thức (CBT). Nó sẽ giúp bạn hiểu thêm về vấn đề của mình và sau đó bác sĩ sẽ chỉ bạn cách đối phó lại những mong muốn và nhu cầu làm việc. Giúp bản có thể kiểm soát và khống chế được các hành vi không hợp lý của mình.
Các bác sĩ sẽ cho bạn thấy được các tác hại của việc làm việc quá nhiều, từ đó sẽ can thiệp giúp bạn giảm thiểu được các hành vi làm việc không kiểm soát. Việc thăm khám cũng giúp bạn kiểm tra xem mình có đang mắc phải bệnh tâm lý không. Từ đó, bạn có thể được chữa trị và khắc phục kịp thời, tránh các biến chứng nghiêm trọng.
Nghiện công việc (Workaholism) không còn nằm trong phạm vi yêu thích hay đam mê công việc nữa, mà nó là một tình trạng nghiêm trọng cần được khắc phục sớm. Con người khi mắc phải nghiện công việc, sẽ khiến bản thân bỏ quên đi những thứ quan trọng xung quanh và những cả mối quan hệ tốt đẹp trong cuộc sống, đôi khi là đánh mất cả chính mình.
Có thể bạn quan tâm:
- Mối liên hệ nghiện rượu bia và trầm cảm bạn nên biết
- Mất động lực làm việc nên làm gì để vượt qua sự chán nản?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!