Cách phân biệt giữa trầm cảm và tự kỷ bạn nên biết

Rate this post

Trầm cảm và tự kỷ là hai căn bệnh khác nhau, tuy nhiên có rất nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa các triệu chứng, cơ chế gây bệnh, nguyên nhân, biến chứng của từng bệnh. Tuy nhiên việc phân biệt chính xác giữa trầm cảm và và tự kỷ là điều hết sức cần thiết cho quá trình điều trị, để các chuyên gia có thể tìm ra được phương pháp chữa bệnh phù hợp, hạn chế các hệ lụy nguy hiểm.

phân biệt giữa trầm cảm và tự kỷ
Làm thế nào để phân biệt được giữa trầm cảm và tự kỷ?

Cách phân biệt giữa trầm cảm và tự kỷ bạn nên biết

Trầm cảm và tự kỷ là hai căn bệnh nguy hiểm và rất phổ biến, nó có thể xuất hiện ở hầu hết mọi đối tượng và tiềm ẩn nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu không thể phát hiện kịp thời. Trong thực tế, các biểu hiện của hai chứng bệnh này cũng có phần tương tự nhau, đặc biệt là ở trẻ em.

Người bệnh thường có khí sắc trầm buồn, chán nản, ngại giao tiếp, không cởi mở với những người xung quanh, kể cả những người thân trong gia đình. Do đó, rất nhiều người thường nhầm lẫn và không thể phân biệt được cụ thể về hai bệnh lý này.

Tuy nhiên, xét về góc độ y khoa thì trầm cảm và tự kỷ khác nhau về mọi mặt, từ biểu hiện, cơ chế phát bệnh, các hệ lụy cho đến phác đồ điều trị. Do đó, việc nắm được những thông tin và kiến thức để phân biệt chúng sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình cải thiện sức khỏe, hạn chế các nguy cơ tiềm ẩn.

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý
Dưới đây là một số điểm khác nhau giữa trầm cảm và tự kỷ mà bạn nên lưu ý:

1. Khái niệm

Trầm cảm và tự kỷ đều là những căn bệnh liên quan đến thần kinh, tuy nhiên về khái niệm lại hoàn toàn khác nhau.

Khái niệm Trầm cảm Khái niệm Tự kỷ
Trầm cảm là một trong các dạng rối loạn tâm thần phổ biến nhất hiện nay, căn bệnh này có thể khởi phát ở bất kì đối tượng nào. Bệnh lý này khiến cho con người trở nên buồn chán, mệt mỏi, tuyệt vọng, bi quan và mất dần hứng thú đối với cuộc sống xung quanh.

Hiện nay, tỉ lệ mắc bệnh trầm cảm chiếm khoảng 25% và có thể xuất hiện ở bất kì đối tượng nào, từ trẻ nhỏ cho đến người già. Tuy nhiên tỉ lệ mắc bệnh ở phụ nữ sẽ cao hơn so với nam giới.

Tự kỷ không phải là bệnh mà là một hội chứng có liên quan đến sự rối loạn, bất ổn trong hành vi, nhận thức và hệ thần kinh não bộ. Tình trạng này thường khởi phát từ rất sớm và chủ yếu là do bẩm sinh.

Theo thống kê nhận thấy thì cứ khoảng 100 trẻ em thì có khoảng từ 2 đến 5 trẻ mắc phải chứng tự kỷ bẩm sinh. Các triệu chứng của tự kỷ sẽ kéo dài liên tục cho đến suốt đời và hiện chưa có biện pháp điều trị dứt điểm.

2. Nguyên nhân gây bệnh

Về nguyên nhân dẫn đến tình trạng trầm cảm và tự kỷ cũng có phần khác nhau, một bên là do yếu tố bẩm sinh còn một bên là do sự ảnh hưởng và tác động từ bên ngoài. Việc có thể phân biệt và xác định được chính xác về nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp cho quá trình điều trị được hiệu quả hơn.

Trầm cảm Tự kỷ
Trầm cảm có thể khởi phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, chủ yếu là do sự tác động từ môi trường bên ngoài làm cho tinh thần bị sa sút hoặc các áp lực, căng thẳng lâu ngày không được giải tỏa. Bên cạnh đó, căn bệnh này cũng có liên quan đến yếu tố di truyền nhưng cũng cần phải có sự tác động từ bên ngoài mới khiến cho bệnh biểu hiện một cách rõ rệt và mạnh mẽ.

Một số nguyên nhân có thể gây ra bệnh trầm cảm như:

  • Áp lực, căng thẳng đến từ việc học tập, công việc, gia đình, tài chính,…
  • Xảy ra xung đột trong các mối quan hệ gia đình, bạn bè, tình cảm, đồng nghiệp,….
  • Gặp phải một số sự kiện gây sang chấn tâm lý như mất người thân, chiến tranh, phá sản, lạm dụng tình dục,…
  • Sự thay đổi nội tiết tố ở giai đoạn dậy thì, mang thai, sau khi sinh con, tiền mãn kinh, mãn kinh,…
Về nguyên nhân gây ra chứng tự kỷ thì hiện nay vẫn chưa thể xác định cụ thể. Tuy nhiên qua nhiều nghiên cứu khoa học, các chuyên gia cũng cho rằng hội chứng này có liên quan đến yếu tố di truyền và một số tác động diễn ra trong thời kì mang thai.

 

Những yếu tố làm gia tăng nguy cơ bị tự kỷ ở trẻ như:

  • Yếu tố di truyền được xem là yếu tố chủ yếu có liên quan đến tình trạng tự kỷ.
  • Một số tác động xảy ra trong quá trình mẹ mang thai, ví dụ như lạm dụng chất kích thích, thuốc điều trị bệnh, mẹ bị nhiễm virus hoặc bị tuyến giáp, đái tháo đường,…
  • Phụ nữ mang thai sinh sống trong môi trường ô nhiễm trong thời gian kéo dài
  • Xuất hiện những sự bất thường trong cấu trúc não

3. Triệu chứng của bệnh

Xét về triệu chứng biểu hiện thì trầm cảm và tự kỷ cũng có những nét tương đồng với nhau, đặc biệt là đối với những trường hợp bệnh ở trẻ em. Hầu hết các trẻ đều cảm thấy buồn chán, sống khép kín, không muốn giao tiếp, trò chuyện với bất kì ai.

Tuy nhiên các triệu chứng của tự kỷ sẽ khởi phát từ lúc nhỏ, ngay khi trẻ vừa mới chào đời. Còn đối với trầm cảm thì không thể xác định được chính xác thời điểm sẽ phát bệnh, bởi các triệu chứng sẽ hình thành bất cứ lúc nào, có thể sau khi xảy ra biến cố hoặc một thời gian lâu sau đó.

Trầm cảm Tự kỷ
Các triệu chứng của trầm cảm rất đa dạng và phong phú, được đặc trưng bởi trạng thái buồn bã, chán nản, tuyệt vọng và không còn hứng thú đối với những hoạt động xảy ra xung quanh.

 

Một số triệu chứng thường gặp ở người bệnh trầm cảm như:

  • Luôn cảm thấy buồn chán, mệt mỏi, lo âu, bi quan.
  • Rối loạn giấc ngủ, mất ngủ hoặc ngủ rất nhiều.
  • Mất cảm giác ăn ngon miệng, chán ăn, thường xuyên bỏ bữa hoặc thèm ăn không kiểm soát.
  • Dễ bị kích động, nhạy cảm, hay tức giận, khóc lóc không rõ nguyên do.
  • Mất tập trung, giảm trí nhớ.
  • Không còn hứng thú với các sự việc, hoạt động xảy ra xung quanh, kể cả những việc bản thân đã từng rất yêu thích.
  • Luôn cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng, không muốn làm bất cứ việc gì, lười vận động và chỉ muốn nằm hoặc ngồi một chỗ.
  • Ngại giao tiếp, rụt rè, không muốn trò chuyện với bất kì ai.
  • Suy nghĩ đến những điều tiêu cực, cảm thấy bản thân vô dụng, bất tài và tự đổ lỗi cho chính mình.
  • Có xu hướng nghĩ về cái chết và thực hiện hành vi muốn tự sát để giải thoát bản thân.

Các triệu chứng của trầm cảm giai đoạn đầu rất khó nhận biết, bên cạnh đó nhiều người lại rất chủ quan với những cảm xúc tiêu cực của bản thân.Thông thường những trường hợp bị trầm cảm khi được phát hiện đều đã chuyển biến sang giai đoạn nặng, điều này cũng gây trở ngại rất nhiều cho quá trình chữa bệnh .

Những trẻ bị tự kỷ thường sẽ có nhiều khiếm khuyết về hành vi, nhận thức, tư duy và gặp rất nhiều khó khăn trong việc giao tiếp. Do sự suy giảm về mặt trí tuệ và suy nghĩ nên trẻ dần trở nên buồn bã, chán nản.

Các dấu hiệu thường gặp ở người bệnh tự kỷ:

  • Lãnh đạm, thờ ơ, sống khép kín và không quan tâm đến những sự việc xung quanh.
  • Phát triển chậm về ngôn ngữ, nhận thức so với những bạn cùng lứa tuổi. Ví dụ trẻ sẽ chậm nói, chậm đi đứng, không có khả năng bắt chước,….
  • Nhạy cảm với ánh sáng và tiếng ồn nên rất dễ bị rối loạn giấc ngủ, thường xuyên hoảng sợ khi nghe âm thanh lớn.
  • Chỉ quan tâm duy nhất vào một sự việc, đồ vật nào đó mà trẻ yêu thích, ít chú tâm đến con người.
  • Không có nhiều phản ứng khi người khác gọi hoặc trò chuyện, chủ yếu là do trẻ không thể hiểu được.
  • Thiếu biểu cảm khuôn mặt, không biểu lộ cảm xúc quá nhiều, đồng thời không thể hiểu được những hành động, biểu hiện của người đối diện.
  • Không biết cách sử dụng ngôn ngữ giao tiếp, ngôn ngữ cơ thể để trò chuyện, thường không muốn giao tiếp bằng ánh mắt.
  • Có xu hướng tự lặp đi lặp lại một hành động, lời nói, âm thanh nào đó. Sở thích cũng bị hạn hẹp so với độ tuổi.
  • Có thể tự thực hiện các hành vi gây hại đến bản thân hoặc những người xung quanh.

Tự kỷ tuy không thể điều trị được dứt điểm nhưng nếu có thể sớm phát hiện các triệu chứng bệnh sẽ giúp trẻ cải thiện tốt hơn về nhận thức, tư duy từ đó sống hòa nhập hơn với cộng động.

4. Trầm cảm và tự kỷ nguy hiểm thế nào?

Trầm cảm và tự kỷ đều là hai căn bệnh cực kì nguy hiểm, nó có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của người bệnh. Đồng thời các triệu chứng của bệnh còn làm suy giảm chất lượng sống, ảnh hưởng đến các mối quan hệ, thậm chí có thể gây ra những vụ tự sát thảm khốc.

Mỗi căn bệnh đều có những biểu hiện, nguyên nhân và giai đoạn khác nhau, tùy vào từng tình trạng bệnh mà mức độ nguy hiểm sẽ có phần chênh lệch. Tuy nhiên, bệnh trầm cảm nếu có thể phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ giúp người bệnh ngăn chặn được những hệ lụy xấu. Còn những ảnh hưởng của tự kỷ sẽ có xu hướng kéo dài đến hết cuộc đời.

Mặt khác, các biểu hiện ban đầu của bệnh trầm cảm khá khó nhận biết, vì thế người bệnh thường không thể phát hiện ở giai đoạn sớm, dẫn đến rất nhiều ảnh hưởng về sau. Nếu tình trạng bệnh được phát hiện quá muộn sẽ tác động xấu đến cả những cơ quan trong cơ thể, ví dụ như tim, hệ tiêu hóa, dạ dày, phổi,…Điều này cũng sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc phải các chứng bệnh nguy hiểm hơn. Trầm cảm cũng có thể tiến triển thành căn bệnh mãn tính và kéo dài đến hết cuộc đời nếu không được can thiệp sớm.

phân biệt giữa trầm cảm và tự kỷ
Trầm cảm và tự kỷ đều tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tự sát ở người bệnh.

Bên cạnh đó, những trường hợp trẻ bị tự kỷ được xem như một người khiếm khuyết và cần có sự hỗ trợ của gia đình và những người xung quanh. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn có một số trường hợp trẻ tự kỷ có những ưu điểm vượt trội hơn so với người bình thường. Nếu có thể nhận biết và phát huy khả năng này để bù vào những khuyết điểm hiện tại cũng sẽ giúp trẻ ổn định hơn trong cuộc sống.

Tuy nhiên, theo số liệu thống kê nhận thấy thì chỉ có khoảng 2% các đối tượng tự kỷ có khả năng sống độc lập, còn lại phải phụ thuộc vào gia đình và những người thân bên cạnh, đôi lúc họ không thể tự thực hiện được những việc đơn giản nhất như ăn uống, tắm rửa,…Bên cạnh đó, những người bị tự kỷ rất nhút nhát và rụt rè nên dễ bị bắt nạt, đôi lúc còn bị kỳ thị và phân biệt đối xử.

Hầu hết những trẻ mắc bệnh tự kỷ đều không thể tham gia vào các lớp giáo dục như bình thường. Cũng bởi trẻ khó có thể theo kịp được các bạn cùng trang lứa và không thể thích ứng tốt với môi trường đó. Tuy nhiên, nếu có thể sớm nhận biết và áp dụng các biện pháp can thiệp tốt sẽ giúp trẻ dần cải thiện được vấn đề này.

Ngoài ra, các chuyên gia còn cho biết thêm, những người mắc bệnh tự kỷ thường có nhiều khả năng gặp phải các chứng bệnh về rối loạn tâm thần, đặc biệt là trầm cảm. Thông thường các trẻ tự kỷ có rất nhiều tâm tư, trẻ không biết cách thể hiện cảm xúc lâu dần sẽ gây nên những ức chế, bứt rứt trong lòng. Bên cạnh đó nhiều nghiên cứu khoa học còn cho biết rằng những người bị tự kỷ sẽ có nguy cơ tự sát cao hơn cả trầm cảm.

5. Phương pháp điều trị

Việc có thể phân biệt và xác định chính xác trầm cảm và tự kỷ sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình điều trị bệnh. Nếu có thể kịp thời phát hiện các triệu chứng bệnh ở giai đoạn nhẹ và áp dụng được những phương pháp phù hợp sẽ giúp cho tình trạng bệnh nhanh chóng được cải thiện tốt hơn, hạn chế các hậu quả nguy hiểm có thể xảy ra.

Trầm cảm Tự kỷ
Trầm cảm là một dạng rối loạn tâm thần nên hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu người bệnh kịp thời phát hiện và áp dụng các biện pháp can thiệp phù hợp. Thông thường căn bệnh này sẽ được ưu tiên điều trị bằng biện pháp sử dụng thuốc và tâm lý trị liệu. Thời gian điều trị của mỗi bệnh nhân sẽ khác nhau, trung bình sẽ kéo dài khoảng tối thiểu 6 tháng.

Những phương pháp có thể được chỉ định áp dụng điều trị cho các bệnh nhân trầm cảm như:

  • Sử dụng thuốc: Đây là phương pháp mang lại hiệu quả nhanh chóng và thường được áp dụng cho các trường hợp bệnh nặng hoặc bệnh nhân có xuất hiện các hành vi nguy hiểm. Tùy vào mức độ bệnh của mỗi người mà bác sĩ sẽ cân nhắc kê đơn thuốc phù hợp. Một số loại thuốc thường được áp dụng như thuốc chống trầm cảm ba vòng, các chất ức chế monoamin oxydase (MAOIs), thuốc an thần,….Tuy nhiên, đây chỉ là phương pháp hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng bệnh chứ không thể điều trị được tận gốc, do đó người bệnh sẽ được kết hợp thêm một số biện pháp chuyên khoa khác. Bên cạnh đó, những loại thuốc chống trầm cảm thường có nhiều khả năng gây ra các tác dụng phụ không mong muốn, do đó người bệnh cần phải tuân thủ đúng theo các chỉ định dùng thuốc của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
  • Trị liệu tâm lý: Hiện nay, trị liệu tâm lý được xem là phương pháp hàng đầu có thể giúp cải thiện tốt tình trạng bệnh trầm cảm. Với biện pháp sử dụng ngôn ngữ giao tiếp để trò chuyện trực tiếp cùng bệnh nhân mà các chuyên gia tâm lý sẽ dần khai thác được những thông tin cần thiết, biết được rõ các triệu chứng và nguyên nhân gốc rễ của bệnh. Nhờ đó mà chuyên gia cũng hướng dẫn cho người bệnh biết được cách khắc phục các vấn đề đang gặp phải, đồng thời thay đổi những suy nghĩ tiêu cực thành tích cực. Sau quá trình điều trị người bệnh còn được hướng dẫn về cách kiểm soát cảm xúc, đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống để hạn chế tối đa tình trạng tái phát bệnh về sau. Một số liệu pháp tâm lý thường được áp dụng cho người bệnh trầm cảm như trị liệu nhận thức hành vi, trị liệu nhóm, trị liệu gia đình, sử dụng âm nhạc,….
  • Điều trị tại nhà: Song song với những biện pháp điều trị y khoa thì người bệnh trầm cảm cũng được khuyến khích áp dụng các biện pháp cải thiện sức khỏe tại nhà. Bệnh nhân cũng cần nhanh chóng thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi hàng ngày để gia tăng sức đề kháng và ổn định tinh thần tốt hơn.
Hiện nay tình trạng tự kỷ vẫn chưa có bất cứ biện pháp nào có thể điều trị được dứt điểm. Những biện pháp can thiệp chỉ mang tính chất tạm thời và giúp cải thiện được một phần các khiếm khuyết của người bệnh. Sau khi được áp dụng những phương pháp hỗ trợ, bệnh nhân sẽ dần cải thiện được khả năng ngôn ngữ, nhận thức tốt hơn và có thể sống hòa nhập được với cộng đồng. Các chuyên gia cho biết rằng, tất cả các biện pháp can thiệp đối với tự kỷ đều không có tính tuyệt đối. Nếu muốn cải thiện tốt tình trạng bệnh thì cần nhanh chóng áp dụng ngày từ lúc trẻ còn nhỏ, tốt nhất là giai đoạn 36 tháng đầu đời.

Một số biện pháp can thiệp tốt đối với trẻ tự kỷ như:

  • Dùng thuốc: Hiện nay vẫn chưa có bất kì loại thuốc nào có thể điều trị được tình trạng tự kỷ, các loại thuốc được chỉ định áp dụng chỉ có công dụng làm thuyên giảm các triệu chứng bệnh và giúp trẻ tăng cường chức năng hoạt động của não bộ. Một số loại thuốc có thể được áp dụng như thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần, tế bào gốc cho não, thuốc an thần,….
  • Trị liệu tâm lý: Biện pháp này được áp dụng với mục đích đánh thức tiềm thức của người bệnh, đồng thời giúp họ có được nhận thức đúng đắn để dần hòa nhập tốt với cuộc sống. Bên cạnh đó, trị liệu tâm lý cũng là phương pháp giúp phòng tránh nguy cơ mắc phải các chứng bệnh tâm thần, đặc biệt là trầm cảm.
  • Giáo dục tại các môi trường chuyên biệt: Đây được xem là một trong các biện pháp có thể hỗ trợ tốt đối với những trẻ tự kỷ. Cũng bởi trẻ sẽ có nhận thức, suy nghĩ, hành vi kém hơn so với các bạn cùng trang lứa nên cần được giáo dục tại những môi trường riêng biệt. Tại đây trẻ sẽ được dạy những kỹ năng cơ bản, học được cách giao tiếp cần thiết để có thể dần hòa nhập hơn với cuộc sống bình thường. Đồng thời, đối với những trẻ tự kỷ có những khả năng đặc biệt cũng sẽ được quan tâm và tạo điều kiện để trẻ phát huy tốt nhất.
  • Điều trị tại nhà: Bên cạnh việc cho trẻ áp dụng các biện pháp cải thiện nêu trên thì gia đình cũng cần chú ý tạo cho trẻ môi trường phát triển tại nhà thật tốt. Những người thân trong gia đình, đặc biệt cha mẹ nên dành nhiều sự yêu thương và chăm sóc cho trẻ.  Yếu tố gia đình đóng vai trò rất quan trọng và là một trong các nhân tố quyết định đến việc cải thiện nhận thức và hành vi ở trẻ tự kỷ. Cha mẹ cũng có thể đăng kí tham gia các lớp dành cho phụ huynh có con bị tự kỷ để trang bị thêm kiến thức cho bản thân, từ đó biết cách chăm sóc và nuôi dạy con tốt hơn.

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu
Thông tin của bài viết trên đây đã giúp cho bạn đọc biết cách phân biệt giữa trầm cảm và tự kỷ. Tuy nhiên, ngay khi nhận thấy các triệu chứng của bệnh bạn cần tiến hành thăm khám tại những cơ sở uy tín để được các bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán chính xác, từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Tham khảo thêm:

ArrayArray
Rate this post
Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *