Thuốc trầm cảm cho phụ nữ mang thai và lưu ý khi dùng
Quá trình điều trị trầm cảm cho phụ nữ mang thai hoàn toàn có thể áp dụng biện pháp hóa dược trị liệu. Tuy nhiên, bệnh nhân cần phải sử dụng thuốc đúng theo các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để hạn chế được tối đa các tác dụng phụ của thuốc làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Mang thai là một hành trình mang đến nhiều cảm xúc tuyệt vời cho phụ nữ, tuy nhiên trong giai đoạn này các mẹ bầu cũng phải đối mặt với rất nhiều áp lực, căng thẳng. Bên cạnh đó, sự thay đổi hormone nội tiết tố cũng khiến cho phụ nữ trở nên nhạy cảm, mệt mỏi hơn rất nhiều. Điều này cũng là nguyên nhân chủ yếu có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm khi mang thai.
Mẹ bầu bị trầm cảm có thể gây nên rất nhiều hậu quả nguy hiểm và nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ lẫn thai nhi. Tuy nhiên, tình trạng này hoàn toàn có thể cải thiện được nếu các mẹ bầu sớm phát hiện bệnh và áp dụng đúng theo các phương pháp điều trị mà bác sĩ đưa ra.
Thông thường đối với những trường hợp bệnh nhẹ, các triệu chứng bệnh còn khá mơ hồ và chưa ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe thì có thể được hướng dẫn những biện pháp cải thiện ngay tại nhà. Tuy nhiên, các triệu chứng trầm cảm giai đoạn nhẹ lại khá khó nhận biết vì thế hầu hết các trường hợp tiến hành thăm khám đều đã chuyển biến nặng hơn. Lúc này cần phải kết hợp nhiều biện pháp chữa bệnh như trị liệu tâm lý, sử dụng thuốc.
Một số loại thuốc trầm cảm cho phụ nữ mang thai
Trong thực tế, quá trình cải thiện bệnh trầm cảm cho các mẹ bầu hoàn toàn có thể sử dụng đến thuốc điều trị, bệnh nhân sẽ được dùng thuốc theo sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Mặt khác, các loại thuốc chống trầm cảm đều có nhiều nguy cơ gây ra những tác dụng phụ vì thế các mẹ bầu cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định dùng thuốc của bác sĩ để đảm bảo được an toàn.
Tùy thuộc vào mức độ, nguyên nhân gây bệnh và nhiều yếu tố khác mà các bác sĩ sức khỏe tâm thần sẽ cân nhắc đến việc lựa chọn loại thuốc phù hợp nhất đối với từng bệnh nhân. Một số loại thuốc trầm cảm cho phụ nữ mang thai như:
- Một số chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRIs)
Đây được xem là một trong các lựa chọn được ưu tiên đối với những trường hợp mẹ bầu cần đến sự hỗ trợ của thuốc. Nhóm thuốc này bao gồm citalopram (Celexa), fluoxetine (Prozac) và sertraline (Zoloft).
Tuy nhiên, nhóm thuốc này cũng sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ra một số tác hại xấu đến mẹ bầu và thai nhi. Điển hình như sự gia tăng khả năng chảy máu nghiêm trọng sau khi sinh con (hay còn gọi là xuất huyết sau sinh), trẻ sinh ra nhẹ cân, sinh non.
Trong hầu hết các nghiên cứu chuyên khoa nhận thấy nhóm thuốc chống trầm cảm này sẽ không liên quan đến tình trạng dị tật bẩm sinh của trẻ nhỏ. Thế nhưng thuốc paroxetine (Paxil) cũng có liên quan một phần đến yếu tố làm gia tăng nguy cơ bị dị tật tim thai.
- Các chất ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrine (SNRI)
SNRI cũng là một nhóm thuốc được lựa chọn thường xuyên trong quá trình điều trị trầm cảm cho phụ nữ mang thai. Nhóm thuốc này sẽ bao gồm duloxetine (Cymbalta) và venlafaxine (Effexor XR). Tuy nhiên, trong một số nghiên cứu nhận thấy rằng việc sử dụng nhóm thuốc SNRI vào giai đoạn cuối thai kì có thể liên quan đến tình trạng xuất huyết sau sinh.
- Bupropion (Wellbutrin)
Bupropion (Wellbutrin) là loại thuốc được sử dụng cho cả việc điều trị trầm cảm và cai thuốc lá. Mặc dù loại thuốc này không phải là lựa chọn đầu tiên cho những trường hợp bị trầm cảm khi mang thai nhưng nó có thể được áp dụng đối với những phụ nữ không thể đáp ứng tốt với các loại thuốc khác. Kết quả nghiên cứu cũng nhận thấy rằng khi sử dụng thuốc Bupropion trong quá trình mang thai có thể liên quan đến dị tật tim thai.
- Thuốc chống trầm cảm ba vòng
Mặc dù các loại thuốc chống trầm cảm ba vòng được sản xuất và áp dụng từ rất lâu nhưng đây không phải là lựa chọn đầu tiên đối với những trường hợp trầm cảm khi mang thai. Thông thường, nếu bệnh nhân không thể đáp ứng được các loại thuốc khác thì sẽ được cân nhắc chỉ định dùng nhóm thuốc này.
Nortriptyline (Pam Bachelor) là loại thuốc chống trầm cảm được ưu tiên sử dụng cho phụ nữ đang mang thai. Còn đối với Clomipramine thì được nghiên cứu là có liên quan đến một số dị tật bẩm sinh ở thai nhi, bao gồm cả tình trạng khuyết tật tim. Các chuyên gia còn cho biết thêm, khi sử dụng nhóm thuốc này vào tam cá nguyệt thứ 2 hoặc thứ 3 thì sẽ làm gia tăng nguy cơ xuất huyết sau sinh.
Lưu ý: Một số loại thuốc không nên sử dụng cho phụ nữ đang mang thai như:
- Các chất ức chế monoamin oxydase (MAOIs): Nhóm thuốc này sẽ bao gồm phenelzine (Nardil) và tranylcypromine (Parnate) sẽ không được khuyến khích sử dụng cho những phụ nữ đang có thai. Bởi những loại thuốc này có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển và hình thành của thai nhi.
- Paroxetine SSRI (Paxil): Sẽ không được chỉ định sử dụng cho các trường hợp bị trầm cảm khi đang mang thai. Trong nhiều nghiên cứu nhận thấy rằng loại thuốc này sẽ có liên quan đến sự hình thành các khuyết tật tim thai ở trẻ nhỏ.
Lưu ý cần nhớ khi dùng thuốc điều trị trầm cảm khi mang thai
Quyết định sử dụng thuốc cho phụ nữ đang mang thai cần phải cân nhắc kỹ lưỡng để cân bằng giữa rủi ro và lợi ích. Các chuyên gia cho biết rằng, nếu mẹ bầu sử dụng thuốc trong khoảng 3 tháng cuối của thai kì có thể làm cho trẻ sơ sinh gặp phải một số triệu chứng như khó chịu, bồn chồn, ăn kém, suy hô hấp kéo dài ít nhất 1 tháng. Đồng thời việc sử dụng thuốc không đúng cách cũng có thể gây ra hàng loạt các hậu quả nghiêm trọng, thậm chí đe dọa đến tính mạng của mẹ và thai nhi.
Vì thế, để đảm bảo an toàn các mẹ bầu khi điều trị trầm cảm bằng thuốc cần lưu ý một số điều sau đây:
- Người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về sử dụng khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa.
- Các đối tượng đã từng bị trầm cảm không được tùy ý sử dụng lại đơn thuốc cũ hoặc dùng chung đơn thuốc với bệnh nhân khác.
- Mẹ bầu tuyệt đối không được sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, ma túy trong thời gian mang thai hoặc điều trị bệnh trầm cảm.
- Bệnh nhân cần phải tuân thủ nghiêm ngặt đúng theo các chỉ định sử dụng thuốc của bác sĩ (uống đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng giờ,…)
- Tuyệt đối không được tự ý thay đổi liều lượng của thuốc hoặc ngừng sử dụng thuốc đột ngột.
- Chú ý theo dõi và quan sát các biểu hiện của cơ thể về tinh thần. Ngay khi nhận thấy các biểu hiện bất thường cần thông báo ngay với bác sĩ để được hướng dẫn xử lý kịp thời.
- Bổ sung nhiều nước mỗi ngày, không được sử dụng thuốc khi bụng đói.
- Kiên trì sử dụng thuốc đúng theo phác đồ của chuyên gia. Tuy nhiên nếu đã tuân thủ đúng chỉ định sử dụng thuốc nhưng các triệu chứng bệnh không có dấu hiệu được thuyên giảm thì cần trao đổi lại với bác sĩ. Lúc này bác sĩ sức khỏe tâm thần sẽ cân nhắc đến việc thay đổi liều lượng hoặc áp dụng một loại thuốc điều trị khác phù hợp hơn.
Một số lưu ý khi kê đơn thuốc điều trị cho phụ nữ mang thai:
- Lựa chọn các loại thuốc chống trầm cảm ít gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
- Ưu tiên áp dụng các loại thuốc mang lại hiệu quả tốt.
- Kê đơn thuốc sử dụng đơn giản cho người bệnh, mỗi ngày chỉ cần uống thuốc 1 lần.
- Cố gắng áp dụng liều lượng thuốc thấp nhất có thể.
Cách hạn chế các ảnh hưởng do uống thuốc trầm cảm khi mang thai
Như đã chia sẻ ở trên, việc điều trị bằng thuốc thường sẽ được cân nhắc áp dụng cho các trường hợp bị trầm cảm nặng khi mang thai, người bệnh có xuất hiện những biểu hiện nguy hiểm như tự làm hại bản thân hoặc có ý định muốn tự sát. Tuy nhiên, quá trình dùng thuốc có thể gây ra một số tác hại nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi, đôi lúc có thể gây ra những vấn đề tiêu cực, dị tật ở trẻ nhỏ.
Do đó, để hạn chế bớt các ảnh hưởng do uống thuốc trầm cảm, phụ nữ mang thai cũng cần chú ý đến một số vấn đề như sau:
- Chủ động thăm khám và chữa bệnh càng sớm càng tốt. Nếu có thể sớm phát hiện bệnh ở giai đoạn nhẹ và áp dụng đúng các biện pháp điều trị thì sẽ hạn chế được nguy cơ chuyển biến của bệnh, lúc này các mẹ bầu cũng chưa cần sử dụng đến thuốc chống trầm cảm.
- Đối với những phụ nữ đang mắc phải căn bệnh trầm cảm thì không nên mang thai. Tốt nhất bạn nên tập trung điều trị bệnh triệt để sau đó trao đổi thật kỹ với bác sĩ chuyên khoa về mong muốn sinh con của mình.
- Quá trình sử dụng thuốc cho phụ nữ đang mang thai cần được quan sát và theo dõi kỹ lưỡng. Mẹ bầu cũng cần phải tuân thủ đúng theo các yêu cầu dùng thuốc của bác sĩ, uống thuốc đúng liều lượng, đúng thuốc và nhất quán về thời gian. Bên cạnh đó, người bệnh tuyệt đối không được tự ý thay đổi liều lượng của thuốc, nhất là không được ngừng sử dụng thuốc chống trầm cảm đột ngột.
- Nếu trong quá trình điều trị trầm cảm bằng thuốc, mẹ bầu có nhu cầu sử dụng thêm bất kì loại thuốc nào cũng cần phải thông báo và tham khảo ý kiến của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý sử dụng bởi có những loại thuốc sẽ tương tác lẫn nhau.
- Phụ nữ bị trầm cảm khi mang thai nên cân nhắc đến việc áp dụng điều trị bằng phương pháp tâm lý trị liệu nếu nhận thấy các triệu chứng bệnh chưa quá nặng nề. Biện pháp này cũng được rất nhiều chuyên gia khuyến khích áp dụng cho các đối tượng như trẻ em, người già cao tuổi, phụ nữ đang mang thai hoặc sau khi sinh con. Trị liệu tâm lý sẽ sử dụng ngôn ngữ để tiếp cận và điều trị cho bệnh nhân. Người bệnh sẽ được trao đổi trực tiếp với nhà trị liệu và dần nhìn nhận ra những vấn đề của bản thân để thay đổi phù hợp hơn. Sau quá trình trị liệu, người bệnh sẽ được phục hồi một cách tự nhiên mà không cần đến sự can thiệp của thuốc. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn được hướng dẫn về cách kiểm soát cảm xúc, xử lý các vấn đề khó khăn trong cuộc sống để hạn chế được tình trạng tái phát bệnh về sau. Tuy nhiên, đối với phương pháp này đòi hỏi các mẹ bầu phải kiên trì và nỗ lực nhiều để có thể nhanh chóng đẩy lùi căn bệnh nguy hiểm.
- Trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng thuốc để điều trị thì bản thân bệnh nhân cùng những thành viên trong gia đình nên chú ý chăm sóc và quan sát đến các biểu hiện của người bệnh. Nếu nhận thấy các triệu chứng bất thường thì cần nhanh chóng thông báo với chuyên gia để được hướng dẫn cách khắc phục.
- Người bệnh cần phải thường xuyên thăm khám đúng theo lịch hẹn của bác sĩ. Việc thăm khám định kì sẽ giúp bạn nắm rõ được tình trạng sức khỏe, đồng thời kịp thời ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra cho mẹ và thai nhi.
- Song song với đó, các mẹ bầu bị trầm cảm cũng nên chú ý nhiều hơn đến chế độ ăn uống mỗi ngày của mình. Cần phải đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng trong bữa ăn, bổ sung nhiều rau xanh, hoa củ quả tươi và những thực phẩm giàu khoáng chất, vitamin. Ngoài ra, phụ nữ mang thai cũng phải hạn chế các món ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm béo gây hại.
- Thường xuyên tập thể dục thể thao và vận động mỗi ngày cũng giúp tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ đẩy lùi các triệu chứng trầm cảm hiệu quả. Các mẹ bầu nên lựa chọn những bộ môn nhẹ nhàng, đơn giản như yoga, thiền định, đi bộ, bơi lội,…để tập luyện mỗi ngày.
- Giấc ngủ cũng là yếu tố rất quan trọng đối với sức khỏe thai kì. Việc có được một giấc ngủ chất lượng sẽ giúp các mẹ bầu ổn định được tâm trạng tốt hơn, cơ thể tràn đầy năng lượng tích cực. Do đó, người bệnh cần chú ý đảm bảo giấc ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, tránh tình trạng thức khuya, tốt nhất là nên ngủ trước 23 giờ. Nếu cảm thấy khó ngủ bạn có thể thử áp dụng một số liệu pháp hỗ trợ tự nhiên như ngâm chân với nước ấm, xoa bóp, massage cơ thể, sử dụng tinh dầu thơm,….
- Để hạn chế các áp lực, căng thẳng và lo lắng trong quá trình mang thai, các mẹ bầu cũng nên chủ động đăng kí học các lớp tiền sản. Việc có thể nắm rõ các kỹ năng và kiến thức sinh sản sẽ giúp phụ nữ cảm thấy an tâm hơn, giảm bớt các gánh nặng về tinh thần.
- Những người thân trong gia đình, đặc biệt là chồng nên dành nhiều thời gian quan tâm và chia sẻ với người bệnh. Việc có thể cởi mở, tâm sự những khúc mắc trong lòng cũng giúp cho các mẹ bầu cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn.
Bài viết trên đây đã đưa ra thông tin về một số loại thuốc trầm cảm dành cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên người bệnh cần tiến hành thăm khám và chẩn đoán chính xác tại các cơ sở chuyên khoa uy tín để được bác sĩ cân nhắc kỹ lưỡng về việc sử dụng thuốc và kê đơn thuốc phù hợp nhất.
Tham khảo thêm:
- Trầm Cảm Sau Sinh: Nguyên nhân, biểu hiện và hướng chữa trị
- Uống thuốc trầm cảm khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Cách phòng ngừa trầm cảm khi mang thai mẹ bầu nên biết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!