Trầm cảm ở người bệnh ung thư: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Rate this post

Trầm cảm là một trong các vấn đề tâm lý mà người bệnh ung thư thường xuyên gặp phải. Theo thống kê cho biết, hiện có khoảng từ 16 đến 25% các đối tượng bệnh ung thư có dấu hiệu khởi phát bệnh trầm cảm ở nhiều mức độ khác nhau. Điều đáng nói cho có đến 35% các trường hợp không được phát hiện nên không thể can thiệp kịp thời. 

Trầm cảm ở người bệnh ung thư
Các đối tượng bệnh ung thư sẽ có nguy cơ bị trầm cảm cao hơn so với người bình thường

Khủng hoảng tâm lý ở người bị ung thư

Bộ Y tế tiến hành đánh giá nhanh về việc chăm sóc giảm nhẹ tại 5 tỉnh thành của nước ta, kết quả nhận thấy hầu hết các bệnh nhân ung thư đều phải chịu đựng nặng nề về mặt tình cảm và tâm lý. Các chuyên gia cho biết rằng, có khoảng 87% người bệnh ung thư luôn cảm thấy buồn bã, chán nản và tuyệt vọng, có đến 48% cảm thấy hoàn toàn hoặc một phần không hài lòng với cuộc sống hiện tại.

Trong thực tế, những người bị ung thư luôn trải qua rất nhiều giai đoạn khủng hoảng về tâm lý. Qua nghiên cứu các nhà khoa học cũng đã chỉ ra được 5 giai đoạn thường gặp ở người bệnh như phủ nhận, phẫn nộ, thương lượng, trầm cảm, chấp nhận. Cụ thể như sau:

  • Giai đoạn phủ nhận: Thông thường đây chỉ là một phản kháng diễn ra tạm thời bởi khi nhận kết quả bị ung thư nhiều người không thể chấp nhận được sự thật đau lòng này. Họ thường phủ nhận bằng cách cho rằng bản thân đang rất khỏe mạnh, chuyện này hoàn toàn không có khả năng xảy ra với họ. Tuy nhiên, sau đó họ cũng sẽ nhanh chóng nhận ra và dần đối mặt với sự việc này.
  • Giai đoạn phẫn nộ: Lúc này người bệnh nhận ra bản thân không thể tiếp tục phủ nhận nữa. Có thể họ sẽ khởi phát các cơn phẫn nộ, giận dữ, đố kỵ. Điều này gây cản trở rất nhiều đối với quá trình giao tiếp với những người xung quanh. Thông thường những đối tượng có tính cách mạnh mẽ trong cuộc sống sẽ có xu hướng bùng phát sự phẫn nộ cao hơn.
  • Giai đoạn thương lượng: Quá trình này sẽ diễn ra với một sự hi vọng bản thân có thể tiếp tục kéo dài hoặc trì hoãn được cái chết của mình. Họ sẽ có xu hướng tìm đến thương lượng để kéo dài sự sống. Ví dụ như “Tôi sẽ làm bất cứ điều gì nếu có thể sống thêm vài năm”, “Tôi sẽ thưởng lớn cho ai cứu sống được tôi”,…
  • Giai đoạn trầm cảm: Khi người bệnh nhận thức được rằng, cái chết đang cận kề và là đều chắc chắn, họ sẽ trở nên im lặng, không muốn gặp gỡ bất cứ ai và hầu hết thời gian chỉ dành để đau buồn, khóc lóc. Giai đoạn này người bệnh sẽ hoàn toàn muốn cắt đứt các mối quan hệ với bệnh tật và tình yêu thương.
  • Giai đoạn chấp nhận: Lúc này người bệnh đã hoàn toàn chấp nhận cái chết và buông xuôi tất cả.

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý

Nguyên nhân người bị ung thư dễ mắc bệnh trầm cảm

Như đã chia sẻ ở trên, những người mắc bệnh ung thư thường phải trải qua nhiều giai đoạn khủng hoảng tâm lý, đặc biệt là tình trạng buồn bã, lo lắng, hoang mang cực độ. Bên cạnh đó, những gánh nặng từ con cái, gia đình, tài chính càng khiến cho họ trở nên bế tắc và tuyệt vọng hơn. Tình trạng suy sụp cảm xúc, tinh thần kéo dài không chỉ khiến cho quá trình điều trị ung thư gặp nhiều khó khăn mà còn gia tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.

Khi phải đối mặt với căn bệnh ung thư quái ác, nhiều người trở nên lo lắng, khủng hoảng về mặt tâm lý, lâu dần xuất hiện các nỗi sợ hãi như:

  • Lo sợ mất đi các mối quan hệ thân thiết
  • Sợ quá trình điều trị không mang lại kết quả.
  • Sợ thuốc điều trị gây ra các tác dụng phụ
  • Lo sợ về kinh phí điều trị bệnh
  • Sợ bệnh sẽ tái phát hoặc để lại biến chứng nguy hiểm về sau.
  • Lo lắng về sự bất định
  • Lo sợ, khủng hoảng khi suy nghĩ về cái chết.

Khi những cảm xúc tiêu cực, lo lắng này cứ kéo dài và không được giải tỏa sẽ khiến cho người bị ung thư dễ mắc phải các triệu chứng của trầm cảm. Người bệnh ung thư sẽ có nhiều khả năng mắc phải bệnh trầm cảm nếu họ có các yếu tố nguy cơ như:

  • Trước đây đã từng được chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm hoặc rối loạn lo âu.
  • Tiền sử người thân trong gia đình có người mắc bệnh trầm cảm hoặc lo âu.
  • Không có sự hỗ trợ, quan tâm, yêu thương từ gia đình hoặc những người thân thiết.
  • Gánh nặng lớn về mặt tài chính.
  • Quá trình điều trị ung thư gặp nhiều khó khăn hoặc thất bại nhiều lần.

Biểu hiện của chứng trầm cảm ở người bệnh ung thư

Trầm cảm ở người bệnh ung thư được xem như một chướng ngại vật rất lớn đối với quá trình điều trị và cải thiện bệnh. Các triệu chứng của bệnh trầm cảm có thể khởi phát không lâu sau khi được chẩn đoán ung thư hoặc có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong và sau quá trình điều trị.

Trầm cảm ở người bệnh ung thư
Chứng trầm cảm xuất hiện ở người bị ung thư sẽ khiến họ luôn cảm thấy mệt mỏi, tuyệt vọng, chán nản.

Nếu những bệnh nhân bị ung thư ít nhất 5 triệu chứng sau đây và kéo dài liên tục trên 2 thì có thể họ đang mắc bệnh trầm cảm.

Các triệu chứng liên quan đến khí sắc

Trầm cảm ở người bệnh ung thư cũng có các biểu hiện tương tự giống như những trường hợp thông thường, đặc trưng với sự trầm buồn, chán nản. Cụ thể như:

  • Luôn cảm thấy buồn chán, ủ rũ, u sầu, không có niềm vui
  • Tinh thần xuống dốc, tuyệt vọng.
  • Trở nên nhạy cảm, dễ bị kích động, hay nóng giận, cáu gắt.
  • Vô cảm, không còn hứng thú đối với những sự kiện, hoạt động xảy ra xung quanh, ngay cả những điều mà trước đây bản thân từng rất yêu thích.
  • Có xu hướng tự cô lập bản thân, không muốn giao tiếp với bất kì ai, thích ở một mình, nhất là những nơi có ít ánh sáng.
  • Không còn động lực để làm việc, thực hiện các công việc hàng ngày, kể cả những việc làm đơn giản nhất.

Các triệu chứng về nhận thức

Bên cạnh đó, bệnh nhân còn có kèm theo một số triệu chứng về nhận thức như:

  • Mất tập trung, giảm chú ý.
  • Trí nhớ suy giảm nghiêm trọng, quên trước quên sau.
  • Khó khăn trong việc đưa ra quyết định, lựa chọn, dù là việc đơn giản.
  • Luôn có cái nhìn tiêu cực, đánh giá mọi thứ vội vàng theo hướng bi quan.
  • Thường xuyên suy nghĩ về cái chết và có ý định muốn tự sát hoặc làm hại chính bản thân.

Các biểu hiện cơ thể

Ngoài những biểu hiện liên quan đến khí sắc hay nhận thức, những đối tượng bệnh ung thư bị trầm cảm thường xuyên than thở về các triệu chứng cơ thể như:

  • Cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, thiếu sức sống, uể oải.
  • Đau nhức chân tay, đau đầu, nhức mỏi toàn cơ thể.
  • Rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, ngủ không sâu giấc, hay mơ gặp ác mộng, tỉnh giấc quá nhiều lần trong đêm hoặc luôn cảm thấy buồn ngủ, ngủ quá nhiều.
  • Rối loạn ăn uống, thay đổi khẩu vị đột ngột. Có thể chán ăn, hay bỏ bữa hoặc thèm ăn không kiểm soát.
  • Chức năng tình dục bị suy giảm, giảm ham muốn.

Các triệu chứng được nêu trên đây cũng có thể xuất hiện bởi quá trình điều trị ung thư kéo dài. Vì thế để có thể biết được cụ thể và chính xác tình trạng sức khỏe của bản thân, bạn nên đến trực tiếp các cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và điều trị đúng cách.

Cách điều trị trầm cảm ở người bị ung thư

Ung thư và trầm cảm là hai căn bệnh cực kì nguy hiểm và có thể cướp đi tính mạng của con người bất cứ lúc nào. Tình trạng trầm cảm ở người bệnh ung thư nếu không được kịp thời phát hiện và áp dụng đúng các biện pháp điều trị chuyên khoa sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, sinh hoạt đời sống và tính mạng của người bệnh.

Người bệnh ung thư bị trầm cảm cần phải được điều trị theo chuyên khoa tâm lý – tâm thần. Thông thường, đối với những trường hợp bị trầm cảm vừa và nặng sẽ được kết hợp đồng thời nhiều biện pháp cải thiện như sử dụng thuốc, trị liệu tâm lý. Còn đối với những bệnh nhân phát hiện kịp thời ở giai đoạn nhẹ có thể nhanh chóng giảm bớt các triệu chứng khi được trao đổi với chuyên gia sức khỏe tâm thần và áp dụng tốt các biện pháp cải thiện tại nhà.

1. Tâm lý trị liệu

Khi các triệu chứng của bệnh trầm cảm còn ở mức độ nhẹ hoặc vừa thì sẽ được cải thiện tốt thông qua quá trình trị liệu tâm lý. Các chuyên gia sức khỏe tâm thần bao gồm nhà tâm lý học, tư vấn viên, bác sĩ khoa tâm thần sẽ giúp cho người bệnh dần tiếp cận được các biện pháp cải thiện kỹ năng đối phó với khó khăn. Đồng thời còn bệnh nhân còn được phát triển và định hình lại suy nghĩ tiêu cực của bản thân, thay đổi chúng thành những điều tích cực.

Trầm cảm ở người bệnh ung thư
Trị liệu tâm lý là phương pháp hiệu quả thường được áp dụng cho người bệnh ung thư bị trầm cảm.

Tùy vào tình trạng sức khỏe, mức độ bệnh, nguyên nhân gây ra bệnh và nhiều yếu tố khác mà các chuyên gia sẽ cân nhắc để tìm liệu pháp phù hợp đối với từng bệnh nhân. Một số liệu pháp có thể áp dụng được cho người bệnh ung thư bị trầm cảm như liệu pháp cá nhân, liệu pháp gia đình, liệu pháp cặp vợ chồng, liệu pháp nhóm.

2. Sử dụng thuốc điều trị

Bên cạnh phương pháp trị liệu tâm lý thì bác sĩ sức khỏe tâm thần có thể cân nhắc lựa chọn một số loại thuốc hỗ trợ điều trị cho người bệnh. Thông thường đối với những tình trạng bệnh nặng, các triệu chứng bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình điều trị ung thư hoặc đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân thì sẽ được kê đơn thuốc để kiểm soát.

Các loại thuốc chống trầm cảm sẽ giúp làm thuyên giảm các triệu chứng khó chịu như lo lắng, buồn bã, chán nản, tuyệt vọng, suy nghĩ tiêu cực, đồng thời hạn chế nguy cơ tự sát. Tuy nhiên, những loại thuốc này có nhiều nguy cơ gây ra các tác dụng phụ không mong muốn như buồn nôn, chóng mặt, khô miệng, mắc ói, đau đầu, choáng váng, suy giảm chức năng tình dục,…

Vì thế người bệnh cần phải tuân thủ đúng theo các chỉ định sử dụng thuốc của bác sĩ điều trị. Đảm bảo uống đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng thời gian và không được tự ý thay đổi liều lượng hoặc ngưng sử dụng thuốc đột ngột. Nếu trong thời gian sử dụng thuốc có xuất hiện các triệu chứng bất thường thì cần thông báo ngay với chuyên gia để được đề xuất biện pháp xử lý kịp thời.

Phòng ngừa trầm cảm ở người bệnh ung thư

Trầm cảm ở người bệnh ung thư nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời sẽ gây nên rất nhiều hậu quả nghiêm trọng. Bên cạnh đó, những đối tượng bệnh ung thư lại có nhiều nguy cơ mắc phải các rối loạn tâm thần, đặc biệt là chứng trầm cảm. Các triệu chứng của bệnh sẽ làm cản trở quá trình điều trị bệnh, đồng thời là yếu tố thúc đẩy có tình trạng ung thư chuyển biến nghiêm trọng hơn.

Trầm cảm ở người bệnh ung thư
Sự quan tâm, đồng viên từ người thân là “liều thuốc” quan trọng đối với sức khỏe tinh thần của người bị ung thư

Do đó, ngay khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư, người bệnh cần phải tìm hiểu và thực hiện một số cách để cân bằng cảm xúc, phòng tránh tốt các rối loạn tâm lý, nhờ đó quá trình cải thiện bệnh cũng đạt được hiệu quả cao hơn. Sau đây là một số các phòng ngừa trầm cảm ở người bệnh ung thư hiệu quả:

  • Tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị ung thư của bác sĩ để tình trạng bệnh được cải thiện tốt hơn.
  • Áp dụng một số biện pháp thư giãn mỗi khi thấy mệt mỏi hoặc tuyệt vọng. Ví dụ như ngồi thiền, yoga, nghe nhạc, đọc sách, xem phim hài, ngâm chân với nước ấm,…
  • Nên trao đổi và hiểu rõ về tình trạng bệnh của bản thân để hạn chế những suy nghĩ tiêu cực, bi quan.
  • Chia sẻ nhiều hơn với những người thân trong gia đình, bạn bè để giải tỏa các áp lực, căng thẳng, buồn phiền của bản thân.
  • Người bệnh nên cố gắng giữ tinh thần thật lạc quan, yêu đời. Có thể tìm kiếm cho mình một sở thích mới mẻ để cảm thấy cuộc sống ý nghĩa và thú vị hơn. Bạn có thể vẽ tranh, chăm sóc cây cảnh, sáng tác nhạc, viết nhật kí,….
  • Người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp nên dành sự quan tâm, chăm sóc nhiều hơn đối với người bệnh. Nên dành cho họ nhiều lời động viên, khuyến khích để họ có thêm động lực chiến đấu với căn bệnh ung thư quái ác.

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu

Bài viết trên đây đã giúp cho bạn đọc hiểu thêm về tình trạng trầm cảm ở người bệnh ung thư. Để phòng chống tốt các triệu chứng trầm cảm, người bệnh ung thư cần phải tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị của bác sĩ, gia đình cũng nên dành nhiều thời gian, sự quan tâm đến bệnh nhân để giúp họ có thêm động lực vượt qua được căn bệnh hiểm nghèo này.

Tham khảo thêm:

ArrayArray
Rate this post
Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *