Kiểm soát con cái quá mức và các hệ lụy cần biết

5/5 - (1 bình chọn)

Cha mẹ thường kiểm soát con cái quá mức vì lo sợ con sẽ nhiễm phải thói hư tật xấu và chểnh mảng trong quá trình học tập. Tuy nhiên, cách giáo dục này của các bậc phụ huynh lại vô tình khiến trẻ phải đối mặt với những hệ lụy lâu dài.

Nhận biết cha mẹ kiểm soát con cái quá mức

Giữa cha mẹ và con cái luôn tồn tại mối liên hệ vô hình. Trách nhiệm của bố mẹ là cung cấp cho con những nhu cầu cần thiết để học tập, phát triển về thể chất và tinh thần. Trong quá trình trưởng thành, gia đình cần có sự quan tâm và quản lý trẻ đúng mực để tránh tình trạng trẻ nhiễm phải thói hư tật xấu.

Thực tế, rất nhiều gia đình không quan tâm con cái khiến con lầm đường lạc lối khi còn ở tuổi vị thành niên. Những đứa trẻ không được giáo dục tốt có thể trở thành những thành phần bất hảo trong tương lai với các hành vi lệch lạc như trộm cắp, sử dụng chất gây nghiện, lừa đảo, lạm dụng thể chất, tình cảm,…

Ngược lại, cũng có không ít bố mẹ đang kiểm soát con cái quá mức. Quản lý con cái là điều cần thiết để giúp con sống có khuôn phép và tuân thủ các quy tắc. Tuy nhiên, kiểm soát thái quá sẽ khiến trẻ ngột ngạt và không thể phát huy hoàn toàn năng lực của bản thân.

cha mẹ muốn kiểm soát con cái
Cha mẹ kiểm soát con cái quá mức sẽ luôn kiểm tra mạng xã hội, tin nhắn, lịch sử cuộc gọi,…

Cha mẹ kiểm soát con cái quá mức thường sẽ có những biểu hiện như:

  • Không cho con cái quyết định bất cứ vấn đề gì trong cuộc sống. Bố mẹ thường tự đưa ra quyết định mà không thông báo với trẻ hoặc đề nghị trẻ nghe theo quyết định của mình.
  • Kiểm soát giờ giấc học tập, vui chơi và tất cả những sự kiện xảy ra trong cuộc sống của trẻ. Nếu trẻ sinh hoạt và học tập sai giờ giấc, bố mẹ thường tỏ ra không hài lòng và yêu cầu trẻ chỉnh đốn lại.
  • Yêu cầu trẻ chỉ được kết bạn với những trẻ ngoan ngoãn, học giỏi, không được chơi với bạn có tính xấu và kết quả học tập kém. Thậm chí, phụ huynh có thể bắt ép trẻ chấm dứt mối quan hệ với một số bạn bè mà bố mẹ cho là không nên chơi cùng.
  • Thường xuyên kiểm tra cặp sách, điện thoại, nhật ký, mạng xã hội,… của con.
  • Cha mẹ kiểm soát con cái luôn muốn con dành sự ưu tiên cho gia đình và việc học. Những vấn đề khác như bạn bè, vui chơi, sở thích,… của trẻ đều bị coi nhẹ.
  • Đặc điểm chung của những bậc phụ huynh kiểm soát con cái là luôn đặt cho con áp lực học tập và tỏ ra không hài lòng nếu con không đạt được kết quả cao. Ngoài ra, bố mẹ thường định hướng sẵn cho con hướng đi và ngành nghề trong tương lai.
  • Thậm chí, nhiều bố mẹ còn kiểm soát cả những mối quan hệ tình cảm của con. Khi còn đi học, bố mẹ sẽ lấy lý do con cần tập trung cho việc học để ngăn cấm. Tuy nhiên khi con đã trưởng thành, bố mẹ có thể sẽ ép buộc con lựa chọn người phù hợp với gia đình thay vì chọn người mà con thực sự có tình cảm.

Vì sao bố mẹ kiểm soát con cái quá mức?

Trong mắt cha mẹ, con cái vẫn luôn là một đứa trẻ non nớt và cần được bảo vệ. Đặc điểm của các bậc cha mẹ Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng là kiểm soát con cái quá mức. Khi còn nhỏ, sự hiểu biết của con về thế giới còn hạn chế. Do đó, con cần sự bảo bọc của bố mẹ và thường vâng lời, ngoan ngoãn thực hiện những yêu cầu từ người lớn.

Khi trẻ lớn hơn, tư duy đã có những phát triển nhất định nên con sẽ hình thành suy nghĩ và quan điểm riêng. Lúc này, suy nghĩ của con và bố mẹ có thể không giống nhau. Đồng thời, trẻ có thể yêu cầu bố mẹ tôn trọng quyền riêng tư và cho phép trẻ tự đưa ra lựa chọn cho những vấn đề trong cuộc sống. Tuy nhiên, cha mẹ đã quen với việc bao bọc và quản lý con nên không đồng tình với vấn đề này. Nhiều bậc phụ huynh còn nghĩ rằng những thay đổi của con là do nhiễm thói hư tật xấu từ bạn bè.

Cha mẹ kiểm soát con cái quá mức thường bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:

  • Nguyên nhân cốt lõi là do quan niệm của người Á Đông về quyền lực của bố mẹ đối với cuộc sống của con. Hiện nay, quan niệm này đã thay đổi ít nhiều nhưng các bậc phụ huynh vẫn cho rằng, con cái do mình sinh ra nên bản thân có quyền kiểm soát và đưa ra quyết định thay con.
  • Cha mẹ kiểm soát con cái quá mức cũng có thể bắt nguồn từ tình yêu thương vô điều kiện, lo sợ con vấp ngã và gặp phải những vấn đề khó khăn trong cuộc sống.
  • Những người kiểm soát con cái thái quá thường bị ảnh hưởng bởi cách giáo dục của bố mẹ. Vì vậy khi có con cái, họ cũng sẽ tiếp tục áp dụng cách giáo dục này đối với con của mình.
  • Một số phụ huynh kiểm soát con cái quá mức do chứng kiến những đứa trẻ đồng trang lứa hư hỏng và gây ra những tội lỗi nghiêm trọng vì gia đình thiếu quan tâm, không biết cách răn đe và giáo dục. Ngoài ra, bố mẹ có thể quản lý con chặt chẽ hơn do từng phải trải qua những sang chấn tâm lý như con từng mắc bệnh nặng suýt qua đời, con từng hư hỏng, anh chị em trong nhà bị nhiễm thói hư tật xấu,…

Nhìn chung, việc kiểm soát con cái quá mức đều bắt nguồn từ tình yêu thương và mong muốn con hình thành tính cách tốt, đạt được thành công trong cuộc sống. Tuy nhiên, cách giáo dục này vô tình khiến trẻ phải đối mặt với nhiều vấn đề ở cả hiện tại và tương lai.

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý

Hệ lụy trẻ phải đối mặt khi bị kiểm soát thái quá

Quản lý con cái là yếu tố giúp cha mẹ định hướng con phát triển những tính cách tốt và tránh nhiễm phải thói hư tật xấu. Tuy nhiên, việc này cần phải được tiết chế chừng mực để đảm bảo trẻ thoải mái phát triển và phát huy những thế mạnh của bản thân.

Nếu cha mẹ kiểm soát con cái quá mức, trẻ sẽ phải đối mặt với những hệ lụy nghiêm trọng như:

1. Tính cách nhút nhát, thiếu tự tin

Sống với bố mẹ kiểm soát quá mức sẽ khiến trẻ trở nên thiếu tự tin và nhút nhát. Nguyên nhân là vì trẻ chưa bao giờ chủ động trong cuộc sống và không biết cách đưa ra lựa chọn, quyết định. Trong các cuộc thảo luận khi học nhóm, trẻ thường lắng nghe và đồng tình với mọi người mà không hề có bất cứ ý kiến nào.

cha mẹ kiểm soát con cái
Tình trạng kiểm soát con cái quá mức sẽ khiến trẻ trở nên tự ti, nhút nhát và sống khép kín

Việc bị áp đặt và kiểm soát quá mức khiến trẻ trở nên nhút nhát, sống khép kín và không cởi mở với bạn bè. Thông thường, những trẻ được nuôi dạy tốt sẽ phải tư duy để tìm ra hướng giải quyết cho những vấn đề khó khăn trong cuộc sống. Tuy nhiên, trẻ bị cha mẹ kiểm soát quá mức đã quen với sự bảo bọc của gia đình. Khi phải đối mặt với khó khăn, trẻ không biết làm thế nào để đối mặt và vượt qua.

Tính cách nhút nhát, thiếu tự tin của trẻ sẽ ảnh hưởng đáng kể đến quá trình học tập. Vì không biết cách tranh luận và thiếu tự tin nên trẻ có thể không bày tỏ quan điểm, suy nghĩ của mình. Về lâu dài, tình trạng này sẽ giới hạn năng lực và kỹ năng của trẻ. Kết quả là trẻ trở nên mờ nhạt trong lớp học và khó đạt được thành tích nổi bật dù có năng lực.

2. Thiếu kỹ năng xã hội

Bên cạnh việc nâng cao kiến thức, trẻ cũng cần được trang bị kỹ năng xã hội. Kỹ năng xã hội thường được hình thành từ cách ứng xử trong gia đình và trường học. Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể dạy cho trẻ một số kỹ năng để dễ dàng kết bạn và xử lý tình huống.

Kỹ năng xã hội là chìa khóa dẫn đến thành công. Trẻ có kỹ năng sẽ biết cách thể hiện năng lực, kiểm soát tốt những vấn đề trong cuộc sống, biết cách mở rộng các mối quan hệ, giải quyết mâu thuẫn,… Tuy nhiên, việc cha mẹ kiểm soát con cái quá mức lại vô tình khiến trẻ thiếu đi những kỹ năng cần thiết.

Trước tiên, việc bố mẹ kiểm soát con quá chặt chẽ và không cho con quyền quyết định sẽ khiến trẻ mất đi kỹ năng quản lý thời gian, sắp xếp những nhiệm vụ trong cuộc sống, tư duy, suy luận để đưa ra quyết định,… Ngoài ra, việc cấm đoán con trong vấn đề kết bạn cũng khiến cho trẻ thiếu kỹ năng giao tiếp.

Vì không có kỹ năng xã hội nên trẻ không thể tự mình giải quyết được những khó khăn trong học tập cũng như cuộc sống. Trẻ có thể chia sẻ để nhờ bố mẹ giúp đỡ hoặc có thể đối mặt, giải quyết vấn đề theo cách tiêu cực nhất. Nếu không được cải thiện, con trẻ sẽ gặp nhiều vấn đề phiền toái khi trưởng thành.

3. Khó mở rộng và duy trì các mối quan hệ

Trẻ bị cha mẹ kiểm soát quá mức thường không được phép kết bạn và đi chơi với bạn bè. Trẻ thường bị bố mẹ la mắng nếu kết bạn tùy tiện và không có quyền lựa chọn bạn bè thân thiết. Đối với những bậc phụ huynh kiểm soát con cái quá mức, họ thường ép con chơi với một số bạn bè có thành tích học tập tốt để tiến bộ mà quên mất con cũng cần những người bạn thực sự.

Giới hạn việc kết bạn của con sẽ khiến trẻ không biết cách kết bạn và duy trì các mối quan hệ lâu dài. Khi còn nhỏ, đây có thể không phải là vấn đề lớn. Tuy nhiên khi bước vào tuổi trưởng thành, việc thiếu hụt kỹ năng kết bạn sẽ khiến trẻ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống cũng như công việc.

cha mẹ kiểm soát con cái
Quản lý con cái thái quá sẽ khiến trẻ thiếu những kỹ năng cần thiết như kỹ năng giao tiếp, xử lý vấn đề,…

Nếu chẳng may bố mẹ mất sớm hoặc không thể tiếp tục bảo bọc, trẻ  sẽ phải đối mặt với sang chấn tâm lý do cuộc sống thực tế khác xa với tưởng tượng của bản thân. Giờ đây trẻ phải tự mình đối mặt và vượt qua những khó khăn trong cuộc sống mà không hề có gia đình hỗ trợ.

Hơn nữa, vì không có bạn bè thực sự nên trẻ không biết cách chia sẻ và giãi bày những vấn đề bản thân đang gặp phải. Dần dần, những cảm xúc tiêu cực sẽ dồn nén khiến tâm trạng trẻ trở nên nặng nề và u uất.

4. Con cái thiếu tính trách nhiệm và sống phụ thuộc

Hệ lụy thường thấy nhất khi cha mẹ kiểm soát con cái quá mức là trẻ thiếu tính trách nhiệm và sống phụ thuộc. Khi sống chung với bố mẹ, trẻ đã quen với việc được bảo bọc và quan tâm. Do đó khi rời xa vòng tay của gia đình, trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn trong công việc và các mối quan hệ vì không có tinh thần trách nhiệm, sống ích kỷ và phụ thuộc.

Dẫu biết rằng bố mẹ kiểm soát con cái quá mức là mong muốn con được phát triển trong môi trường lành mạnh. Tuy nhiên, điều này vô tình “giết chết” sự tự lập và khiến con hình thành tính ỷ lại, luôn mong chờ người khác giúp đỡ và giải quyết những vấn đề khó khăn của bản thân. Vì đã quen với việc được quan tâm và bảo vệ nên khi đối mặt với thực tế, trẻ có thể hình thành những suy nghĩ lệch lạc.

5. Nổi loạn và bốc đồng

Bên cạnh những trẻ hình thành tính cách nhút nhát và tự ti, một số trẻ bị cha mẹ kiểm soát con cái quá mức trở nên bốc đồng và nổi loạn. Khi con cái có những hành vi này, bố mẹ quy chụp rằng do con hư hỏng và càng siết chặt vấn đề quản lý mà không biết rằng nguyên nhân sâu xa là do bản thân.

cha mẹ kiểm soát con cái
Một số trẻ có thể trở nên nổi loạn, bốc đồng do bị cha mẹ kiểm soát một cách thái quá

Khác với trẻ nhỏ, trẻ bước vào tuổi dậy thì sẽ có thay đổi sâu sắc về tâm sinh lý. Lúc này, trẻ bắt đầu hình thành những suy nghĩ riêng và muốn được đối xử như một người trưởng thành. Việc kìm kẹp và kiểm soát quá mức sẽ khiến con cảm thấy ngột ngạt và áp bức. Để đối kháng với bố mẹ, con sẽ có những lời nói và hành vi nổi loạn. Tuy nhiên, rất ít bố mẹ tìm hiểu nguyên nhân sâu xa mà luôn quy chụp do con hư hỏng vì gia đình quản lý chưa chặt chẽ.

6. Dễ mắc phải các vấn đề tâm lý

Kiểm soát con cái quá mức gây ra những cảm xúc tiêu cực cho trẻ. Nếu tình trạng tiếp diễn trong một thời gian dài, trẻ sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề tâm lý như:

Trẻ ở tuổi vị thành niên bắt đầu ý thức sâu sắc về lời nói và hành vi của bố mẹ. Khi đối mặt với sự kìm kẹp quá mức, trẻ rất dễ gặp phải các vấn đề tâm lý với những thay đổi về lời nói và hành vi. Tuy nhiên để tránh sự chú ý của bố mẹ, trẻ có thể che giấu bản thân và chỉ có những lời nói, hành vi khác thường trong phạm vi trường học.

7. Khó thành công trong cuộc sống

Ngoài những ảnh hưởng ngắn hạn, trẻ bị cha mẹ kiểm soát quá mức cũng phải đối mặt với nhiều ảnh hưởng lâu dài. Với tính cách nhút nhát, thiếu tự tin, không có tinh thần trách nhiệm, sống phụ thuộc và thiếu kỹ năng xã hội, trẻ sẽ rất khó thành công trong cuộc sống dù sở hữu năng lực không hề thua kém những người khác.

Cha mẹ kiểm soát con cái quá mức cần phải làm gì?

Cha mẹ kiểm soát con cái quá mức không ý thức được hành vi của mình gây hại như thế nào đến tính cách và cuộc sống của con về lâu dài. Thay vào đó, nhiều bậc phụ huynh cho rằng, việc quản lý chặt chẽ sẽ giúp con hình thành tính cách tốt và không dính vào những tệ nạn xã hội. Tuy nhiên,  kiểm soát con cái thái quá cũng gây ra những ảnh hưởng nặng nề không kém.

Các bậc phụ huynh đang kiểm soát con cái quá mức nên thay đổi bản thân để giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất, tinh thần và tư duy. Có như vậy, con trẻ mới trang bị đủ năng lực và kỹ năng cần thiết để bước vào cuộc sống. Những lời khuyên sau sẽ giúp bố mẹ điều chỉnh cách giáo dục và ứng xử phù hợp hơn:

1. Hãy để con có không gian riêng

Khi con đã lớn khôn và bày tỏ mong muốn có không gian riêng, bố mẹ nên đồng ý với yêu cầu của con cái. Khi có không gian riêng, trẻ sẽ phải chủ động trong việc sắp xếp thời gian để kịp hoàn thành những nhiệm vụ trong ngày. Ngoài ra, điều này cũng sẽ giúp trẻ rèn tính trách nhiệm và chủ động hơn trong cuộc sống.

cha mẹ kiểm soát con cái
Cha mẹ nên cho con không gian riêng để con hình thành tính trách nhiệm và chủ động

Tuy nhiên, bố mẹ vẫn nên đặt ra những quy định cho con cái như hoàn thành bài tập và thực hiện đầy đủ việc nhà. Ngoài ra, nên đưa ra quy định về thời gian vui chơi và giới hạn thời gian trẻ đi chơi cùng bạn bè. Khi đưa ra những quy tắc, bố mẹ nên trao đổi để lắng nghe ý kiến của con. Giữa bố mẹ và con cái nên có sự thỏa thuận để đưa ra những quy định phù hợp nhất. Từ đó trẻ sẽ cảm thấy thoải mái khi thực hiện và không có cảm giác bản thân bị kìm kẹp trong chính gia đình của mình.

Để con cái có không gian riêng là điều cần thiết khi con bước vào tuổi vị thành niên. Tuy nhiên, gia đình cũng cần có sự quản lý chừng mực để giới hạn trẻ, tránh tình trạng trẻ sống quá phóng khoáng và nhiễm thói hư tật xấu từ bạn bè.

2. Tôn trọng sự riêng tư của con cái

Cha mẹ nên hiểu rằng, con cái có thể không thoải mái khi chia sẻ một số vấn đề như mâu thuẫn với bạn bè, tình cảm,… Vì vậy, thay vì liên tục đặt câu hỏi, hãy tôn trọng sự riêng tư của con. Bởi giữa cha mẹ và con cái luôn tồn tại khoảng cách giữa hai thế hệ.

Để hiểu hơn về cuộc sống của con, bố mẹ nên quan sát biểu cảm, lời nói và hành vi. Thông qua những biểu hiện này, gia đình sẽ nắm bắt kịp thời những bất thường của con trẻ. Ngoài ra, nên phối hợp chặt chẽ với nhà trường để phát hiện sớm các vấn đề trẻ đang phải đối mặt.

Bố mẹ cần tránh tuyệt đối những hành vi xâm phạm vào quyền riêng tư của con như đọc tin nhắn, đăng nhập vào mạng xã hội, đọc nhật ký, kiểm tra lịch sử cuộc gọi,… Thay vào đó, nên trò chuyện với con nhiều hơn để xây dựng mối quan hệ thân thiết. Khi thân thiết với bố mẹ, con sẽ chủ động chia sẻ những vấn đề bản thân đang phải đối mặt.

3. Tìm ra phương pháp giáo dục đúng đắn

Kiểm soát con cái quá mức gây ra nhiều hậu quả về lâu dài. Do đó, bố mẹ cần thay đổi phương pháp giáo dục để con hình thành những tính cách tốt và có cơ hội phát huy năng lực của bản thân.

Trong quá trình trưởng thành, trẻ sẽ gặp phải không ít vấn đề và đôi khi phạm phải những lỗi lầm nghiêm trọng. Tuy nhiên, bố mẹ không nên kiểm soát con cái thái quá. Thay vào đó, nên hỗ trợ con vượt qua khó khăn bằng cách khích lệ và động viên trẻ.

Trong trường hợp trẻ có lỗi, nên có những hình phạt phù hợp và răn đe giúp trẻ điều chỉnh lại hành vi, lời nói. Nếu cần thiết, gia đình cũng có thể tham vấn tâm lý học đường để hiểu rõ hơn tâm lý của con trẻ, từ đó có biện pháp giáo dục đúng đắn.

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu
Kiểm soát con cái quá mức chưa bao giờ là cách giáo dục đúng đắn. Tình trạng này sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy về tâm lý, tính cách và cuộc sống của trẻ trong tương lai. Hy vọng qua những chia sẻ trong bài viết, bố mẹ đã hiểu hơn về hậu quả của việc quản lý con cái thái quá và kịp thời điều chỉnh cách giáo dục phù hợp hơn.

Tham khảo thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận

  1. Trần Sáng says: Trả lời

    Tôi năm nay 26 tuổi, đã lập gia đình, nhưng vẫn phải sống chung với bố mẹ (vì là con trai một gia đình làng xóm bắt phải thế) và bị bố mẹ kiểm soát. Vì từ nhỏ đến lớn tôi đã bị bố mẹ kiểm soát rồi nên bây giờ tôi không biết làm thế nào để thoát ra khỏi sự kiểm soát đó. Hi vọng các chuyên gia có thể giúp tôi.

  2. Vương Kim Ngọc says: Trả lời

    Tôi năm nay 19t và hầu như mọi hoạt động của tôi đềi bị mẹ tôi kiểm soát từ học tập bạn bè hay những mối quan hệ xung quanh tôi đều bị kiểm soát, tôi ko đc đi chơi cũng ko dc kết bạn với bất kì ai. Bây giờ tôi phải làm sao

  3. Anh says: Trả lời

    Mình 22 tuổi rồi, nhưng bố mẹ vẫn kiếm soát mình hết mức. Từ mình đi đâu, làm gì, chơi với ai,.. bố mẹ đều kiểm soát mình. Mình thực sự rất stress, dần dần các mối quan hệ bạn bè của mình cũng ít dần đi do ảnh hưởng từ bố mẹ mình tới mình. Mình không biết phải làm sao cả.

  4. Phương Dung says: Trả lời

    Tôi năm nay 14t và bị bố kiểm soát quá nhiều bao gồm từ giờ giấc ví dụ: mỗi ngày tôi phải dậy sớm từ 5h sáng bao gồm ngày nghỉ. Không dám xem ti vi quá 1 tiếng. Tuy điện thoại có 1 nửa số tiền của tôi để mua nhưng bố không cho tôi lướt mạng xã hội, không cho giữ điện thoại, không cho để điện thoại trong phòng riêng. Nếu bố tôi đang cầm điện thoại mà tôi có tin nhắn bố tôi cũng không ngần ngại mà mở ra đọc. Không cho học bài trong phòng dù có phòng và bàn học riêng. Đã từng không cho tôi nhắn tin với mọi người. Đôi khi, không phạm lỗi nhưng lại bị đánh và bắt nhận. Mẹ tôi từng bị bố bạo lực, đánh đập khi không vừa ý 1 thời gian. Tuy bây giờ đã giảm nhưng khi say mà nhà không có khách, chỉ cần mẹ tôi làm trái ý cũng sẽ bị đánh và chửi nhục mạ.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *