Nhận diện 6 loại trầm cảm thường gặp

5/5 - (1 bình chọn)

Theo thống kê, tỉ lệ người mắc bệnh trầm cảm đang ngày càng tăng cao và để lại rất nhiều hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và cả tính mạng của con người. Do đó, việc có thể nhận diện được các loại trầm cảm thường gặp sẽ giúp ích rất nhiều cho việc phòng chống và điều trị, ngăn chặn được các hệ lụy nguy hiểm có thể xảy ra. 

loại trầm cảm thường gặp
Trầm cảm được phân chia thành rất nhiều loại khác nhau

Nhận diện 6 loại trầm cảm thường gặp

Trầm cảm có thể khởi phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau và không phân biệt bất kì đối tượng nào. Đây được đánh giá là một trong các bệnh lý cực kì nguy hiểm và có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đời sống sinh hoạt và cả tính mạng của người bệnh. Do đó việc kịp thời phát hiện và áp dụng đúng các biện pháp phù hợp đóng vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát và cải thiện bệnh.

Trong thực tế, bệnh trầm cảm được chia thành nhiều loại khác nhau. Các nhà khoa học chủ yếu sẽ dựa vào nguyên nhân gây ra bệnh, các triệu chứng của bệnh để phân loại chúng. Việc có thể nắm được các triệu chứng nhận diện của từng loại trầm cảm phổ biến hiện nay sẽ giúp cho bạn ngăn chặn và cải thiện sức khỏe tốt hơn.

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý

1. Trầm cảm ẩn

Trầm cảm ẩn còn có tên gọi khác là trầm cảm che giấu, tên khoa học là Masked Depression. Đây là một trong các loại trầm cảm phổ biến và khó nhận biết nhất hiện nay. Những đối tượng mắc bệnh trầm cảm ẩn thường không có quá nhiều các biểu hiện bất thường ở bên ngoài, thay vào đó họ có thể đối diện với một số vấn đề về cơ thể. Đôi lúc ngay cả bản thân họ cũng không thể nhận biết được những vấn đề mà mình đang gặp phải.

Một số triệu chứng thường gặp ở người bệnh trầm cảm ẩn như:

  • Thường xuyên có những lời nói, cử chỉ than vãn về tình trạng đau nhức, mệt mỏi của cơ thể như đau lưng, đau đầu, nhức mỏi tay chân, đau răng,…
  • Nhạy cảm, dễ xúc động và có thể bật khóc bất cứ lúc nào, không thể xác định được cụ thể nguyên nhân.
  • Bắt đầu hay nói về những sự tương quan trong cuộc sống, triết lý hoặc cái chết và chia sẻ rằng bản thân cảm thấy bình thản với những vấn đề đó.
  • Luôn biểu hiện ra bên ngoài bằng vẻ mặt hạnh phúc, vui vẻ, hưng phấn.
  • Cố gắng che giấu mọi chuyện vào trong và thể hiện như không có chuyện gì đang xảy ra.
  • Đánh giá và nhìn nhận mọi thứ theo hướng tiêu cực, bi quan.
  • Bản thân luôn phải đối mặt với những tổn thương trong tâm trí nhưng luôn tự nhủ rằng mình đang ổn.
  • Suy nghĩ nhiều về cái chết.
  • Khi người bệnh bắt đầu tìm kiếm những sự giúp đỡ từ xung quanh chứng tỏ rằng họ đang thực sự bế tắc và tình trạng bệnh đang rơi vào mức báo động.

Do những triệu chứng của bệnh không được thể hiện cụ thể ra bên ngoài, người bệnh cố gắng che giấu chúng vào trong nên việc nhận biết và điều trị gặp rất nhiều cản trở. Tình trạng bệnh nếu kéo dài dai dẳng sẽ khiến cho những nỗi tổn thương, u ám, bi quan bám chặt lấy người bệnh và dần làm cho cơ thể họ bị suy kiệt, nguy cơ tự sát tăng cao.

loại trầm cảm thường gặp
Trầm cảm ẩn có tên khoa học là tên khoa học là Masked Depression

2. Trầm cảm sau sinh

Nhắc đến những loại trầm cảm phổ biến hiện nay thì không thể bỏ qua trầm cảm sau sinh. Đây là một trong các loại bệnh mang tính chất rất nguy hiểm và có thể đe dọa trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của cả mẹ lẫn bé. Tuy hiện nay tình trạng này đã cảnh báo và tuyên truyền phòng tránh rất nhiều nhưng tỉ lệ phụ nữ sau sinh mắc bệnh trầm cảm cũng không có dấu hiệu suy giảm.

Trầm cảm sau sinh có thể khởi phát ở bất kì người phụ nữ nào, đặc biệt là những người lần đầu sinh con, có con khi còn quá trẻ, chịu nhiều áp lực công việc, tài chính, đã từng bị nhiều tổn thương trong quá khứ,….Nguyên nhân chủ yếu gây ra căn bệnh này đó chính là sự thay đổi về nồng độ hormone, không nhận được sự giúp đỡ hay quan tâm của người thân, đặc biệt là người chồng,…

Một số triệu chứng giúp bạn nhận biết sớm được trầm cảm sau sinh như:

  • Khí sắc trầm buồn, chán nản, tuyệt vọng hay khóc lóc không rõ nguyên nhân.
  • Suy nghĩ mơ hồ, đầu óc trống rỗng, di chuyển chậm chạp và có xu hướng không muốn vận động.
  • Mất tập trung, giảm chú ý, không thể hoàn thành tốt công việc hàng ngày cũng như việc chăm con, thường ngồi lơ đãng, bần thần, nhìn xa xăm.
  • Luôn cảm thấy cô đơn, không được ai quan tâm, thấu hiểu, cảm giác bị mọi người chán ghét.
  • Luôn trong trạng thái hồi hộp, căng thẳng, lo lắng, bồn chồn về một vấn đề nào đó rất mơ hồ.
  • Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, thiếu sức sống.
  • Có xu hướng tự cô lập bản thân, không muốn giao tiếp với mọi người.
  • Rối loạn giấc ngủ, thường xuyên mất ngủ, ngủ không sâu giấc, hay mơ gặp ác mộng hoặc buồn ngủ liên tục, không kiểm soát được các cơn buồn ngủ.
  • Dễ kích động, nóng giận, cáu gắt với mọi người.
  • Rối loạn ăn uống, chán ăn, ăn không ngon miệng hoặc ăn quá nhiều.
  • Không có cảm giác gần gũi với con, không quan tâm đến con.
  • Mất dần các hứng thú đối với những hoạt động xảy ra xung quanh.
  • Có suy nghĩ về cái chết và muốn thực hiện ý định tự sát hoặc giết hại con mình.
loại trầm cảm thường gặp
Bất kì người phụ nữ nào cũng có nguy cơ mắc phải chứng trầm cảm sau sinh

Trong thực tế, đã có rất nhiều các trường hợp trầm cảm sau sinh tự giết hại con mình sau đó thực hiện hành vi tự sát. Người bệnh giết hại con vì cho rằng đây chính là lý do khiến họ phải rơi vào bế tắc, tuyệt vọng. Tuy nhiên cũng có vài trường hợp cảm thấy quá thương con và sợ rằng con không thể sống thiếu mẹ nên muốn “đưa” con cùng đi.

Thông thường các triệu chứng của bệnh sẽ khởi phát ngay sau sinh con hoặc sau đó vài tuần, vài tháng. Tuy nhiên mức độ nguy hiểm của loại trầm cảm này rất cao nên cần được chú ý và phát hiện sớm để hạn chế những hệ lụy nghiêm trọng. Ngay khi nhận thấy các biểu hiện bất thường ở người mẹ cần nhanh chóng đưa họ đến thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

3. Trầm cảm theo mùa

Trầm cảm theo mùa hay còn được nhiều người biết với tên gọi là rối loạn cảm xúc theo mùa, thường được viết tắt là SAD – Seasonal Affective Disorder. Loại bệnh này thường xuất hiện vào những thời điểm giao mùa, chủ yếu là vào mùa thu và mùa đông, rất ít người khởi phát bệnh vào mùa hè và mùa xuân nên nhiều người còn gọi là trầm cảm mùa đông.

Sau nhiều lần nghiên cứu, các nhà khoa học cũng đã tìm ra được nguyên nhân chủ yếu của căn bệnh này. Khi vào mùa đông hay mùa thu thì thời tiết sẽ bắt đầu thay đổi, thời gian ban ngày ngắn hơn nên ánh sáng mặt trời bị thiếu hụt. Điều này làm cho đồng hồ sinh học bị thay đổi nghiêm trọng, não bộ của con người cũng mất dần lượng melatonin hormone tự nhiên, nồng độ serotonin cũng bị suy giảm đáng kể. Tình trạng này gây ảnh hưởng rất lớn đối với sức khỏe của hệ thần kinh và tác động xấu đến tâm trạng của con người.

loại trầm cảm thường gặp
Trầm cảm theo mùa thường sẽ khởi phát vào mùa đông hoặc mùa thu

Những triệu chứng thường gặp đối với người bệnh trầm cảm theo mùa như:

  • Tâm trạng buồn bã, chán chường, giảm tập trung, tư duy chậm chạp, tốc độ xử lý vấn đề bị suy giảm.
  • Cơ thể thiếu sức sống, ủ rũ, không muốn thực hiện bất cứ việc gì.
  • Trở nên nhạy cảm hơn, dễ khóc lóc, giận dữ vô cớ.
  • Rối loạn giấc ngủ, thông thường người bệnh sẽ có xu hướng buồn ngủ nhiều hơn vào mùa đông.
  • Rối loạn ăn uống, bệnh nhân có thể chán ăn hoặc ăn uống không kiểm soát, kéo theo là tình trạng thay đổi cân nặng bất thường.
  • Muốn sử dụng rượu bia, các chất kích thích để giải tỏa tâm trạng.
  • Một số trường hợp trầm cảm vào mùa hè và mùa xuân sẽ có xu hướng chán ăn, gia tăng ham muốn tình dục xen lẫn với những trạng thái hưng cảm.

Loại bệnh này sẽ khởi phát theo chu kì, thường chỉ xuất hiện vào một thời điểm cố định trong năm và tái đi tái lại rất nhiều lần. Đặc biệt, nếu trong thời gian diễn ra các triệu chứng bệnh nhưng không thể phát hiện và điều trị kịp thời cũng có nhiều nguy cơ dẫn đến tự sát hoặc khiến người bệnh thực hiện các hành vi tự làm hại bản thân.

4. Hội chứng trầm cảm cười

Hội chứng trầm cảm cười có tên khoa học là Smiling Depression thường sẽ có xu hướng khởi phát ở những người bệnh đã mắc trầm cảm trong một khoảng thời gian dài. Những người xung quanh khó có thể phát hiện ra những vấn đề trong tâm lý của người bệnh. Thông thường bệnh nhân không thể hiện các trạng thái buồn bã, chán nản ra bên ngoài, những cảm xúc đó sẽ được thay thế bằng nụ cười.

Hiện nay vẫn chưa thể xác định được cụ thể nguyên nhân gây ra bệnh. Tuy nhiên các nhà khoa học cũng tìm thấy sự liên quan giữa trầm cảm cười và các yếu tố gây sang chấn tâm lý, áp lực căng thẳng, ảnh hưởng từ môi trường. Người bệnh sẽ biết rõ được những vấn đề của bản thân và cảm nhận được những tổn thương, nỗi đau trong lòng nhưng không muốn cho những người bên cạnh biết được, vì thế họ cố che giấu chúng bằng nụ cười.

loại trầm cảm thường gặp
Những người trầm cảm cười luôn cố gắng che giấu nỗi buồn bằng nụ cười vui vẻ, hạnh phúc.

Người bị trầm cảm cười sẽ có các triệu chứng như sau:

  • Không muốn giao tiếp với bất kì ai, chỉ muốn ở một mình.
  • Luôn thể hiện ra bên ngoài bằng sự vui vẻ, hay cười nói, năng động vào ban ngày nhưng khi ở một mình lại rơi vào trạng thái buồn chán, đầu óc trống rỗng, khóc nhiều.
  • Khi tham gia vào các buổi tiệc, hoạt động đông người thường có cảm giác cô đơn, lạc lõng, không thể hòa nhập tốt được.
  • Thường xuyên miễn cưỡng trong việc thực dậy hoặc tham gia vào các hoạt động bên ngoài.
  • Khó ngủ, ngủ không đủ giấc, giấc ngủ chập chờn, không còn nhiều năng lượng vào cuối ngày.
  • Đôi lúc họ cũng thể hiện những sự tức giận, cáu gắt dữ dội với những người bên cạnh.

Những đối tượng khi rơi vào tình trạng bệnh trầm cảm cười thường phải liên tục đấu tranh giữa hai trạng thái đối lập nhau. Họ cảm thấy mệt mỏi và chán chường như không còn là chính bản thân mình. Khi các triệu chứng của bệnh liên tục kéo dài và không được can thiệp kịp thời sẽ khiến cho người bệnh dần buông bỏ tất cả. Đến một thời điểm nào đó vượt ra khỏi mức chịu đựng của mình, họ sẽ lựa chọn cái chết để giải thoát bản thân.

5. Rối loạn cảm xúc lưỡng cực (RLLC)

Rối loạn cảm xúc lưỡng cực là một trong các loại trầm cảm thường gặp nhất hiện nay. Loại bệnh này được đặc trưng bởi chứng rối loạn cảm xúc, người bệnh sẽ trải qua đồng thời cả hai trạng thái hưng cảm và trầm cảm. Những cảm xúc vui buồn sẽ xuất hiện xen kẽ với nhau và thường được biểu hiện một cách thái qua khiến cho người bệnh không thể tự kiểm soát được.

RLLC có thể khởi phát bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau, điển hình như sự biến đổi về nội tiết tố, các rối loạn sinh học diễn ra trong cơ thể, các chất dẫn truyền thần kinh bị thay đổi. Căn bệnh này có nguy cơ tự sát rất cao, những đối tượng mắc phải chứng rối loạn lưỡng cực sẽ có khả năng tự tử cao gấp 15 lần so với những người bình thường. Đặc biệt hơn nếu không được can thiệp sớm sẽ khiến cho người bệnh gặp phải các chứng rối loạn tâm thần nguy hiểm hơn.

loại trầm cảm thường gặp
Rối loạn lưỡng cực là một loại trầm cảm phổ biến và rất nguy hiểm

Triệu chứng của người bệnh khi ở giai đoạn trầm cảm:

  • Luôn cảm thấy buồn bã, u sầu, tuyệt vọng, bi quan, chán chường.
  • Tự cô lập chính mình, không muốn trò chuyện, giao tiếp với những người xung quanh.
  • Mất dần hứng thú đối với các hoạt động xung quanh, ngay cả những việc mà bản thân từng yêu thích.
  • Trở nên cáu gắt, dễ kích động, giận dữ vô cớ.
  • Khó ngủ, ngủ không sâu giấc, hay tỉnh giấc lúc nửa đêm và không ngủ lại được.
  • Thay đổi khẩu vị, chán ăn, ăn không ngon miệng hoặc ăn quá mức.
  • Mất tập trung, suy giảm trí nhớ.
  • Luôn cảm thấy bản thân tội lỗi, vô dụng.
  • Khó khăn trong việc đưa ra quyết định, lựa chọn hàng ngày.
  • Suy nghĩ về cái chết và có ý định muốn tự sát.

Các dấu hiệu nhận biết khi ở giai đoạn hưng cảm:

  • Cảm thấy vui vẻ, năng động quá mức.
  • Nói nhiều, nói liên tục, nói nhanh hoặc nói những câu vô nghĩ, trống rỗng, lộn xộn.
  • Cảm thấy hưng phấn, gia tăng ham muốn tình dục.
  • Cơ thể tràn đầy năng lượng, muốn làm nhiều việc thế nhưng chất lượng công việc lại không được như mong muốn.
  • Có xu hướng tìm đến các chất kích thích để giải tỏa cảm xúc, năng lượng.

6. Trầm cảm tình huống

Sau những căng thẳng, sự kiện khó khăn trong cuộc sống khiến bạn không thể vượt qua được sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc phải chứng trầm cảm tình huống (hiện nay đã được thay thế bằng thuật ngữ hội chứng đáp ứng stress). Những đối tượng mắc phải loại trầm cảm này thường sẽ luôn trong trạng thái mệt mỏi, chán nản, suy sụp, buồn bã, luôn suy nghĩ đến những điều đau khổ.

loại trầm cảm thường gặp
Trầm cảm tình huống có thể khởi phát sau các sang chấn hoặc tổn thương về tâm lý.

Một số tình huống có thể khiến bạn rơi vào trạng thái trầm cảm tình huống như sự mất mát của người thân, ly hôn, mâu thuẫn trong gia đình, phá sản, bị lạm dụng tình dục,….Sau đây là một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết được căn bệnh trầm cảm tình huống:

  • Cảm thấy buồn bã, tuyệt vọng, hay khóc lóc không rõ nguyên do.
  • Dễ kích động, xúc động quá mức.
  • Khó ngủ, thường xuyên mơ gặp ác mộng hay liên tưởng về những sự việc đau buồn đã xảy ra.
  • Hay mơ màng, ngồi suy nghĩ, thẩn thờ và nhìn về một hướng vô định.
  • Lười vận động, không muốn ra ngoài, chỉ muốn nằm yên một chỗ và không tiếp xúc với bất kì ai.
  • Suy nghĩ nhiều về cái chết và có ý định muốn tự sát.

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu

Bài viết trên đây đã tổng hợp thông tin và hướng dẫn cách nhận diện các loại trầm cảm phổ biến nhất hiện nay. Ngay khi nhận thấy các triệu chứng của bệnh, bạn cần chủ động trong việc thăm khám và điều trị tại các cơ sở chuyên khoa để hạn chế những hệ lụy nguy hiểm có thể xảy ra.

Tham khảo thêm:

ArrayArray
5/5 - (1 bình chọn)
Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *