Nghiện điện thoại thông minh gây ra vô vàn hệ lụy xấu

5/5 - (1 bình chọn)

Nghiện điện thoại thông minh có thể gây ra hàng loạt những hệ lụy tiêu cực đến sức khỏe thể chất lẫn tinh thần như mắt yếu, đau nhức tay, đau đầu, dễ cáu gắt khó chịu, dễ có những suy nghĩ lệch lạc. Thực trạng lạm dụng điện thoại quá mức đang ảnh hưởng đến rất nhiều người hiện nay, từ trẻ nhỏ, thanh thiếu niên, thậm chí là người già nhưng không hề dễ dàng để kiểm soát.

Thực trạng nghiện điện thoại

Sự ra đời của điện thoại thông minh thực sự là một bước tiến mới trong công nghệ đem đến cho nhân loại vô vàn các tiện nghi. Giờ đây chỉ với một chiếc smartphone được kết nối với internet, bạn có thể nhanh chóng nắm bắt thông tin ở khắp nơi trên thế giới, có thể giải quyết rất nhiều công việc, có thể mua sắm hàng loạt thứ được giao tới tận nhà mà không phải ra ngoài như trước đây.

Nghiện điện thoại
Nghiện điện thoại là một thực trạng phổ biến có thể gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm đến mức báo động

Thậm chí có nhiều công việc hoàn toàn có thể được theo dõi và thực hiện trên điện thoại, chẳng hạn như live stream bán hàng, quay vlog, telesale.. Chính những tiện nghi tuyệt vời này mà con người ngày càng có xu hướng phụ thuộc vào điện thoại, thậm chí là một bộ phận dân số không hề nhỏ đã “nghiện” điện thoại, coi thiết bị này như mạng sống của mình.

Nomophobia – chứng lo sợ không có điện thoại ở bên chính là một thuật ngữ thường dùng để mô tả những người trở nên phụ thuộc vào chiếc điện thoại quá mức. Họ trở nên lo lắng, căng thẳng tột độ khi không được cầm điện thoại, mặc dù đôi khi họ có thể không biết mình cầm điện thoại làm gì. Đa phần những người này đều gặp các vấn đề tâm lý sau một thời gian.

Một số thống kê rõ ràng nhất về thực trạng nghiện điện thoại trong suốt nhiều năm nay như sau

  • Một thống kê được Tổ chức phi lợi nhuận Common Sense Media Hoa Kỳ cho thấy, có đến hơn 50% thanh thiếu niên tham gia khảo sát đều thừa nhận mình nghiện điện thoại và có tranh cãi với phụ huynh do luôn chăm chăm vào thiết bị này.
  • 53% người trưởng thành tại Anh sẽ rơi vào trạng thái khó chịu, lo âu nếu không có điện thoại trong người. Thậm chí trung bình cứ 5 người thì lại có 1 người sử dụng điện thoại cả khi .. quan hệ tình dục
  • Thống kê Cơ quan Thông tin Xã hội Quốc gia (NIA) tại Hàn Quốc tại 2016 thì cứ 4 học sinh thì có 1 học sinh trung học nghiện điện thoại di động, con số này đã tăng lên 11%.

Kết quả dựa trên Thang điểm nghiện điện thoại thông minh (SAS) được thực hiện từ 2016 – 2020 cho thấy xếp hạng đầu là Trung Quốc với 36/60 điểm, tiếp theo là Malaysia với 35,43/60 điểm, thứ tự tiếp theo là Brazil và Hàn Quốc với số điểm lần lượt là 32 và 31,62. Con số này trong 2 năm qua hoàn toàn đã được tăng vọt khi mà những tiện nghi trong chiếc điện thoại ngày càng phát triển hơn.

Cần chú ý rằng tình trạng nghiện điện thoại thông minh sẽ luôn song hành với việc nghiện internet vì nếu chỉ là một chiếc điện thoại đơn thuần chỉ có chức năng nghe – gọi thì hầu như không có gì quá thu hút đến mức nghiện. Vì chiếc điện thoại có thể chơi game, có thể xem tin tức, có thể xem phim, có thể mua sắm nên mới khiến người khác dễ phụ thuộc vào.

Có những người một ngày 24 tiếng thì đã có đến 20 tiếng họ dán mắt vào điện thoại, chỉ trừ thời ngủ bởi lúc tắm, lúc đi vệ sinh họ cũng mang điện thoại theo mình. Thậm chí ở một số quốc gia, chẳng hạn như Hàn Quốc, Trung Quốc đã phải thành lập các trại cai nghiện điện thoại bởi tỷ lệ người mắc chứng Nomophobia ngày càng tăng một cách báo động.

Dù đã được các cấp chính quyền đưa ra rất nhiều cảnh báo nhưng tỉ lệ số người nghiện smartphone vẫn đang không ngừng tăng cao mỗi ngày. Bất ngờ hơn trước đây tình trạng này chủ yếu gặp ở người trẻ, thanh thiếu niên thì hiện nay gặp ở cả những người già và trẻ em kèm theo rất nhiều hệ lụy xấu đến sức khỏe, tinh thần, suy giảm chất lượng xã hội.

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý

Những hệ lụy nghiêm trọng từ nghiện điện thoại không ai ngờ tới

Các nghiên cứu chỉ ra, người nghiện điện thoại thường do các nguyên nhân như cô đơn, không muốn bỏ lỡ mất thông tin hoặc cũng có thể vì tính chất công việc khiến họ dần bị ám ảnh với chiếc điện thoại. Tuy nhiên bất cứ thứ gì lạm dụng quá mức cũng đều không tốt, việc lạm dụng điện thoại cũng hoàn toàn tương tự.

Những hệ lụy nghiêm trọng tiêu cực từ việc nghiện điện thoại thông minh quá mức như

Ảnh hưởng tới mắt

Rõ ràng bạn chỉ cần nhìn điện thoại trong một thời gian ngắn nhưng liên tục sẽ đều có cảm giác khô mắt, muốn dụi mắt, mỏi mắt. Nguyên nhân chính là từ ánh sáng xanh (hay  bức xạ HEV ) từ điện thoại có thể làm giảm tần số chớp mắt so với bình thường và khiến chúng ta có cảm giác khô, khó chịu ở mắt. Chưa kể chúng ta thường nhìn điện thoại gần hơn với máy tính nên mức độ này sẽ càng tăng.

Nghiện điện thoại
Thường xuyên coi điện thoại trong tình trạng thiếu ánh sáng và đặt quá sát là nguyên nhân hàng đầu làm giảm thị lực ở nhiều người

Nghiên cứu còn chỉ ra  bức xạ HEV  chính là nguyên nhân hàng làm suy giảm tuổi thọ các mô võng mạc, làm mắt yếu dần đi. Nghiện điện thoại và thường xuyên sử dụng trong bóng tối, thường xuyên coi điện thoại trong tư thế nằm chính là yếu tố hàng đầu khiến mắt yếu, cận thị, loạn thị đỏ mắt, mỏi mắt, suy giảm thị lực.

Đau nhức xương khớp

Nghe thì có vẻ lạ vì nghiện điện thoại lại gây đau nhức xương khớp nhưng nếu chú ý, nếu bạn đã từng cầm điện thoại chơi suốt ngày thì sẽ cảm giác tê mỏi hai cánh tay và cột sống rất nhiều. Những người cầm điện thoại trong tư thế nằm sẽ có cảm giác đau nhức, tê mỏi ở bắp tay có thể kéo dài đến vài ngày mà không dứt. Đó chính là những minh chứng rõ ràng nhất.

Nghiên cứu cũng cho thấy, sử dụng điện thoại quá nhiều còn làm ảnh hưởng đến cột sống cổ do khi dùng điện thoại chúng ta thường có xu hướng phải cúi đầu xuống, đồng thời khi ngồi lâu tư thế lưng cũng không thẳng mà thường gù xuống hay cong về một bên. Về lâu về dài sẽ làm mất độ cong tự nhiên của cột sống gây thoái hóa cột sống, đau dây thần kinh và hàng loạt vấn đề khác.

Đặc biệt trẻ em chính là đối tượng rất dễ gặp các vấn đề về cột sống, chẳng hạn như cong vẹo cột sống do hệ thống xương khớp của trẻ chưa hoàn thiện, còn mềm nên dễ bị biến dạng hơn. Các cơn đau từ cổ tay, ngón tay, khớp tay cũng là vấn đề rất nhiều người gặp phải khi phải cầm và lướt điện thoại quá nhiều.

“Text neck”  cũng là thuật ngữ về cơn đau cổ do nghiện điện thoại gây ra. Các cơn đau ban đầu chỉ dừng ở mức cấp tính nhưng nếu không được phát hiện kịp thời sẽ ngày càng nặng hơn thành mãn tính. Bởi nhiều người thường không ngờ rằng nghiện điện thoại có thể gây ra cơn đau xương khớp nghiêm trọng này nên thường chủ quan bỏ qua chứ ít đi thăm khám.

Nghiện điện thoại làm suy giảm chất lượng giấc ngủ

Một thực tế bạn cũng có thể thấy chính là khi bạn sử dụng điện thoại cả ngày thì cho dù bạn có cảm thấy rất mỏi mắt, nhức mắt, uể oải nhưng lại không thể nào ngủ được. Tình trạng này kéo dài khiến bạn cứ thao thức cả đêm làm toàn thân rã rời, mắt “gấu trúc” khiến cả ngày hôm sau cực kỳ uể oải, mất tập trung, làm việc gì cũng không hiệu quả.

Nghiện điện thoại
Càng lướt điện thoại nhiều người lại càng thấy tỉnh táo và không ngủ được

Nguyên nhân gây ra tình trạng này chính là do  bức xạ màn hình có thể làm giảm khả năng tiết hormone melatonin – hormone điều hòa giấc ngủ ở não bộ. Kho không ngủ được chúng ta lại càng có xu hướng lạm dụng điện thoại nhiều hơn và gây mất ngủ nghiêm trọng hơn, dần dần làm thay đổi giấc ngủ sinh học khiến chúng ta mất ngủ mỗi ngày.

Nghiện điện thoại thông minh gây mất ngủ sẽ dẫn tới các hệ lụy kèm theo như suy giảm trí nhớ, giảm chức năng não bộ, giảm sức đề kháng, da dẻ xám xịt, thiếu sức sống. Hơn hết giấc ngủ rất cần thiết để cơ thể hồi phục lại những năng lượng đã mất nên việc thiếu ngủ sẽ khiến sức khỏe dần sa sút, tăng nguy cơ gặp vấn đề về gan, thận, dạ dày cùng hàng loạt tổn thương khác.

Tăng cân, béo phì

Một điều thú vị là khi chơi điện thoại, chúng ta cũng thường có xu hướng muốn ăn vặt hay ăn gì đó cho đỡ “buồn miệng, đặc biệt là các loại đồ ngọt, đồ chiên rán, nước ngọt, trà sữa. Tuy nhiên khi dùng xem điện thoại hay chơi game chúng ta lại không vận động hay chỉ nằm một chỗ, đây chính là nguyên nhân khiến những người nghiện điện thoại thường có xu hướng tăng cân.

Một nghiên cứu đã chỉ có có đến 43% người béo phì do nghiện điện thoại thông minh kéo dài, đây thực sự là một con số không hề nhỏ. Mặt khác càng béo thì họ lại càng lười vận động, càng ù lì, càng có xu hướng ngồi một chỗ là sử lướt điện thoại nhiều hơn. Béo phì cũng là yếu tố tiền đề làm tăng nguy cơ các vấn đề về tim mạch, mỡ trong máu, thoái hóa khớp hay đái tháo đường.

Tăng nguy cơ về các bệnh nhiễm khuẩn, bệnh ngoài da

Có thể bạn không biết nhưng rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh, điện thoại di động có chứa lượng vi khuẩn gấp 7 lần trên bồn cầu. Một nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Arizona được thực hiện trên 27 học sinh trung học, kết quả cho thấy có đến 17000 gen vi khuẩn. Thậm chí các nhóm vi khuẩn như streptococcus, MRSA và E.coli cũng đều có mặt tại đây.

Người bị nghiện điện thoại thường đem theo điện thoại đi khắp mọi nơi, có thể đặt trong mọi vị trí từ túi xách, túi quần áo, trên bàn ăn, vào nơi làm việc, nhà vệ sinh khiến cho vô tình rất nhiều vi khuẩn bám vào mà việc lau thông thường có thể không loại bỏ hết. Từ các vi khuẩn bụi bẩn bên ngoài, trong nhà, nơi ô nhiễm gây hại cho sức khỏe con người.

Theo chuyên gia Karen WeiRu Lin tại Trường Y Rutgers Robert Wood Johnson cho biết, các vi khuẩn trên điện thoại sẽ không gây nguy hiểm nếu không tiếp xúc gần, tuy nhiên hầu hết người nghiện điện thoại luôn đặt nó rất gần mặt và hệ hô hấp dẫn tới các bệnh nhiễm khuẩn, giảm sức đề kháng. Những người có da nhạy cảm cũng có thể bị dị ứng, mắc bệnh vì nguyên nhân này.

Nghiện điện thoại làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến não

Điện thoại thông minh là một thiết bị điện tử đã được chứng minh có thể gây hại cho não bộ và điều này hoàn toàn có thể nhìn thấy được. Nguyên nhân chính là do sóng và bức xạ điện thoại khi đặt gần tai sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến não bộ. Thậm chí nghiên cứu trên một số bệnh nhân đã cho thấy những người nghiện điện thoại có hiện tượng bị co não.

Nghiện điện thoại
Não bộ có sự thay đổi bất thường sau một thời gian sử dụng điện thoại quá mức

Thực hiện chụp hình ảnh não bộ trong y tế cũng cho thấy não của những người sử dụng điện thoại quá mức được có hình ảnh tương tự như người nghiện ma túy. Một số nghiên cứu cũng cho thấy một người cứ 100 giờ nói chuyện trên điện thoại thông minh thì tăng đến 5% nguy cơ ung thư não, u thần kinh đệm thậm chí là mất trí nhớ nên cực kỳ nguy hiểm.

Một số nghiên cứu khác cũng được thực hiện để chứng minh về những hệ lụy của việc nghiện điện thoại lên não bộ như tăng kích thước não lên 7% khi thực hiện máy quét PET ở những người sử dụng điện thoại nhiều nhưng chưa thể xác định được nguyên nhân và hệ quả chính xác. Nói chung rất nhiều các nghiên cứu đều khẳng định chung các tổn thương tại não với người sử dụng điện thoại quá nhiều.

Mặt khác cũng có thể thấy nếu chúng ta sử dụng điện thoại thông minh vượt thời gian so với bình thường sẽ cảm thấy đầu óc choáng váng, nhức đầu, nặng đầu. Tình trạng suy giảm trí nhớ cũng xuất hiện chính là hệ quả của mất ngủ kéo dài, thiếu máu lên não, thiếu vận động mà chính những người thường xuyên chơi điện thoại gặp phải.

Nghiện điện thoại gây ra các vấn đề về tình dục

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng ở nam giới, việc thường xuyên bỏ điện thoại vào túi quần chính là nguyên nhân hàng đầu gây giảm chất lượng tinh trùng, khiến ADN tinh trùng bị phân mảnh và làm tăng nguy cơ khó có con, thậm chí là vô sinh ở nam giới.

Hơn hết việc nghiện điện thoại di động cũng được cho là có liên quan đến các yếu tố suy giảm khả năng tình dục, giảm nhu cầu sex hoặc rối loạn tình dục khi tiếp xúc với các thông tin, kiến thức thiếu lành mạnh. Trẻ nhỏ nếu tiếp xúc với các kiến thức này từ quá sớm cũng có các suy nghĩ lệch lạc về tình dục và có thể gây hại đến cả những người xung quanh.

Tăng nguy cơ các rối loạn tâm thần

Người nghiện điện thoại thường có xu hướng nóng nảy hơn, cáu kỉnh hơn, dễ kích động hơn, không làm chủ được cảm xúc của bản thân. Đặc biệt nếu có ai đó cấm không cho họ sử dụng điện thoại, chẳng hạn như cha mẹ không cho con cái sử dụng thì mức độ kích động của trẻ thường tăng rất cao, thậm chí có các hành vi phản kháng bằng cách tấn công cha mẹ.

Nghiện điện thoại
Nhiều người đã bị trầm cảm và các rối loạn tâm thần khác vì nghiện điện thoại

Thực tế cho thấy có rất nhiều người có những suy nghĩ, hành vi lệch lạc, xa rời thực tế được phát sinh chính từ việc nghiện điện thoại. Chẳng hạn một đứa trẻ thường xuyên chơi game online, các trò chơi mang tính chất bạo lực sẽ dần có xu hướng bạo lực theo, có suy nghĩ dùng bạo lực để giải quyết xung quanh như trong game. Bởi thế mà nhiều chuyện về việc cháu giết bà, bạn học đánh nhau vì ảnh hưởng bởi game đã diễn ra trong thực tế.

Hay việc lướt internet sẽ thấy không hề ít các video, clip nói về giang hồ nghĩa khí, sẵn sàng xả thân vì bạn bè, không cần học tập tốt vẫn có thể giàu… Thực tế điều này không phải không đúng nhưng vô tình nó khiến cho lớp trẻ chưa được tiếp xúc nhiều với môi trường bên ngoài có những tư tưởng sai lệch, không có ước mơ mà chỉ thực hiện theo những gì xem được trên điện thoại.

Nghiện điện thoại cũng chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra các rối loạn tâm lý nghiêm trọng khác như trầm cảm, rối loạn lo âu..Đặc biệt với những người bị khủng bố, bạo lực mạng, thường xuyên phải tiếp xúc với các thông tin tiêu cực từ điện thoại càng tăng nguy cơ này.

Những người này trốn tránh hiện thực bằng các núp sau chiếc điện thoại và nếu không sớm được kiểm soát, bị kích động thì nguy cơ thực hiện các hành vi tiêu cực, thậm chí là tự tử tăng lên rất cao. Tỷ lệ này rất thường gặp ở lứa tuổi học sinh, có tâm lý yếu, chưa biết cách giải quyết các xung đột bên trong tâm lý nên dễ có các hành vi bốc đồng, thiếu kiểm soát hơn.

Tăng nguy cơ xa rời các mối quan hệ

Một thông báo của South China Morning Post cũng chỉ ra rằng có đến 30% các cặp vợ chồng ly hôn có liên quan đến việc một trong hai hoặc cả hai người nghiện điện thoại quá mức. Bởi khi cả hai cùng xem điện thoại sẽ chẳng còn tương tác hay giao tiếp với nhau. Cùng ngồi ăn cơm nhưng mỗi người đều cầm 1 chiếc điện thoại, chìm đắm vào thế giới riêng thì chắc chắn sẽ không thể là gia đình.

Rõ ràng việc nghiện điện thoại chính là nguyên nhân khiến chúng ta ngày càng xa cách nhau. Lướt các trang mạng xã hội như Facebook, Tiktok có vô cùng nhiều điều thú vị, thậm chí chúng ta có cảm giác lướt cả ngày không chán. Chính vì thế nhiều người có xu hướng không cần ra ngoài, không cần có xu hướng kết giao bạn bè, chỉ cần có nhu cầu kết giao bạn bè.

Chính việc dành thời gian quá nhiều vào điện thoại cũng tự làm chúng ta cảm thấy cô đơn hơn rất nhiều. Những người tiếp xúc quá nhiều với các thông tin tiêu cực trên mạng cũng có xu hướng sợ hãi xã hội, không muốn ra ngoài và giao tiếp, tự bó buộc việc nhìn nhận thế giới qua một chiếc điện thoại bé nhỏ.

Phòng tránh nguy cơ nghiện điện thoại

Để giải quyết tình trạng nghiện điện thoại đang ngày càng gia tăng kèm theo nhiều hệ lụy nghiêm trọng khiến chất lượng cuộc sống, xã hội ngày càng đi xuống, một số nước đã phải thành lập các trung tâm, chương trình giúp cai nghiện điện thoại, cai nghiện internet. Hay với những người bị rối loạn tâm thần cần phải tham gia điều trị y tế, chăm sóc phục hồi tâm lý để cải thiện tình trạng.

Nghiện điện thoại
Dành thời gian làm những việc có ích, học tập sẽ khiến bạn dần quên đi việc phải sử dụng điện thoại

Thực tế thì hiện nay một chiếc điện thoại thông minh đóng vai trò rất quan trọng. Nó không chỉ là thiết bị để liên lạc mà còn cung cấp thông tin đưa ta gần hơn với thế giới, dùng để làm việc, thư giãn, học tập. Thậm chí một số trường học cũng yêu cầu học sinh sử dụng điện thoại để tiện cho học tập. Hay nhiều phụ huynh vì quá bận rộn nên cũng để mặc con với điện thoại để có thời gian làm việc.

Tuy nhiên tất cả những lợi ích của điện thoại di động không có nghĩa là chúng ta phải phụ thuộc hoàn toàn vào nó. Để phòng tránh nguy cơ nghiện điện thoại và các hệ lụy liên quan, mỗi người cần có ý thức phòng tránh vấn đề này từ sớm. Cụ thể như sau

  • Tự quy định thời gian sử dụng điện thoại hằng ngày, trừ những người phải làm các công việc cần tiếp xúc với điện thoại quá nhiều.
  • Tự khiến bản thân bận rộn, tránh rơi vào cảm giác quá rảnh rỗi sẽ càng muốn sử dụng điện thoại nhiều hơn. Chẳng hạn đọc sách, làm việc, dọn dẹp nhà cửa, nấu ăn, làm đẹp… Khi bản thân bận rộn bạn sẽ dần quên mất việc phải sử dụng điện thoại hay lướt web
  • Vận động, tập thể dục cũng là một cách giúp chúng ta giảm tần suất sử dụng điện thoại đáng kể, đồng thời tăng cường sức khỏe, thể chất, nâng cao chất lượng giấc ngủ mỗi ngày
  • Người nghiện điện thoại cần tìm cách để hạn chế tối đa việc phụ thuộc vào điện thoại thông minh. Chẳng hạn thay vì phải đặt báo thức bằng điện thoại và phải để gần đầu mỗi tối thì bạn có thể đặt bằng đồng hồ báo thức và để điện thoại xa cơ thể khi ngủ
  • Cài đặt các thông báo hay ứng dụng nhắc nhở về thời gian sử dụng điện thoại đã đi quá giới hạn cũng là cách để bạn kiểm soát thời gian tốt hơn
  • Ra ngoài gặp gỡ bạn bè, kết bạn hay vì chỉ tìm kiếm những mối quan hệ ảo trên mạng xã hội. Hãy tạo dựng cho mình những giá trị “thật”, mối quan hệ “thật”, công việc thật thay vì chỉ giới hạn nó trong một chiếc điện thoại nhỏ bé
  • Khi đi ngủ, bật chế độ máy bay để bạn chế những thông báo hay tin nhắn làm phiền không mong muốn có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ
  • Hay gỡ bỏ các ứng dụng không cần thiết có thể làm bạn phân tâm và muốn dùng điện thoại
  • Hãy đặt ra một mục tiêu mỗi ngày, nếu hoàn thành tốt thì cho phép bản thân sử dụng điện thoại
  • Người nghiện điện thoại cũng nên hạn chế xem điện thoại trong bóng tối với ánh sáng quá yếu sẽ làm mắt yếu đi
  • Kiểm soát các thông tin được tiếp nhận trên điện thoại thông qua các trang mạng xã hội để tránh tinh thần có cảm giác tiêu cực, dễ kích động, đặc biệt phụ huynh cần lưu ý điều này với con cái

Để phòng tránh nguy cơ nghiện điện thoại ở thanh thiếu niên thì chính phủ Hàn Quốc thậm chí còn từng đưa ra  “lệnh giới nghiêm” nhằm bắt buộc trẻ dưới 16 tuổi không được dùng điện thoại thông minh sau 12h đêm. Tất nhiên cũng có rất nhiều giải pháp được đề ra nhưng để thực sự hiệu quả còn phải phụ thuộc vào ý thức từng người.

&nads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệubsp;

Nghiện điện thoại là một thực trạng có thể thấy rất phổ biến trong hiện nay, thậm chí bắt gặp ở mọi lứa tuổi cùng rất nhiều hệ lụy tiêu cực khác xuất hiện. Mỗi người cần có ý thức trong việc kiểm soát thời gian sử dụng điện thoại di động để bảo vệ sức khỏe chính bản thân chứ không phải vì điều gì khác.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận

  1. Huỳnh Văn Tất says: Trả lời

    Nói thật họ muốn cô lập tôi. Để nói tôi bị điên giống thằng tây mê điện thoại. Hồn nó ám vào tôi đó

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *