Phân tích 10 tác hại của stress trong công việc cần cẩn trọng

Có rất nhiều tác hại của stress trong công việc có thể xảy ra như đau dạ dày, tăng huyết áp, da dẻ nổi mụn, dễ cáu gắt hay không kiểm soát được cảm xúc. Đây là một trong những vấn đề sức khỏe tinh thần đang gặp phải ở rất nhiều người trưởng thành hiện nay làm suy giảm trực tiếp đến chất lượng cuộc sống nên cần nhanh chóng tìm hướng giải quyết. 

 10 Tác hại của stress trong công việc tuyệt đối không chủ quan

Stress tưởng chừng chỉ là một trạng thái bình thường mà ai cũng từng trải qua nên hầu hết mọi người đều có xu hướng chấp nhận cùng “chung sống” thay vì tìm cách loại bỏ nó. Tuy nhiên stress kéo dài có thể gây ra rất nhiều hệ lụy nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thể chất, tinh thần, các mối quan hệ, chất lượng đời sống của từng người nên tuyệt đối không được chủ quan.

1. Cảm giác kiệt sức mỗi ngày

Mỗi ngày thức dậy, sự tỉnh táo và sảng khoái vì được nạp năng lượng của chúng ta không hề xuất hiện mà thay vào đó là cảm giác mệt mỏi, chán nản, lo âu khi chuẩn bị phải đi làm. Sự kiệt sức xuất hiện trong mọi thời điểm, từ khi thức giấc đến lúc vào công ty, khi kết thúc giờ làm bạn cũng không hề cảm thấy sự thoải mái. Đây chính là những tác hại của stress trong công việc thường gặp phổ biến nhất.

tác hại của stress trong công việc
Stress trong công việc khiến chúng ta luôn mệt mỏi, kiệt sức khi bắt đàu ngày mới và nghĩ đến việc phải đi làm

Trạng thái kiệt sức, không có tinh thần khiến bạn không thể hoàn thành việc đúng tiến độ, kết quả không tốt và điều này đồng nghĩa với việc mức độ stress càng gia tăng. Tâm trí bạn luôn trong trạng thái lơ đãng, không thể tập trung, làm việc dễ có sai sót, ăn uống không ngon miệng, thậm chí có thể đổ gục bất cứ lúc nào vì quá kiệt sức.

2. Tăng nguy cơ các bệnh đường tiêu hóa

Một trong những tác hại của stress trong công việc kéo dài thường gặp chính là những vấn đề về tiêu hóa, chẳng hạn như ăn uống không ngon miệng, bị đầy hơi, khó tiêu, ợ chua,  thậm chí có thể tiến triển thành viêm loét dạ dày cùng nhiều vấn đề nguy hiểm khác. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do thói quen ăn uống thiếu khoa học cùng các hormone được sản sinh dư thừa từ stress.

Chẳng hạn như thói quen bỏ bữa sáng, ăn uống qua loa, thường xuyên sử dụng bia rượu, ăn quá khuya, sử dụng các thức ăn nhanh thường xuyên sẽ làm tổn thương trực tiếp đến dạ dày. Stress nặng làm hệ thần kinh trung ương ngừng lưu thông và gây ra các hiện tượng co cơ, khó tiêu. Dạ dày và ruột cũng được chứng minh là chứa nhiều tế bào thần kinh nên căng thẳng cũng sẽ làm giảm hoạt động của các cơ quan này.

Bên cạnh đó, stress cũng có thể thúc đẩy cảm giác thèm ăn do cơ thể sản sinh hormone cortisol nhiều hơn nên cần chuyển hóa  Carbohydrate và chất béo liên tục. Việc tăng cân hay giảm cân đột ngột đều gây ra những ảnh hưởng không tốt cho hệ tiêu hóa và cơ thể nên bạn cần kiểm soát kỹ.

3. Tác hại của stress trong công việc – ảnh hưởng đến hệ tim mạch

Các nghiên cứu đã chỉ ra stress và bệnh tim mạch có mối liên quan mật thiết với nhau nên tuyệt đối không được chủ quan. Hút thuốc lá, lười vận động, tăng huyết áp, ăn quá nhiều được cho là các yếu tố làm tăng nguy cơ các tác hại nghiêm trọng về tim mạch của những người bị stress trong công việc.

Theo đó, các nghiên cứu chỉ ra có sự gia tăng bất thường hoạt động của hạch hạnh nhân – cơ quan xử lý cảm giác căng thẳng, lo âu. Điều này dẫn tới sự gia tăng hoạt động sản xuất các tế bào bạch cầu tại tủy xương và dẫn tới các nguy cơ như động mạch, đau thắt ngực hay thậm chí là đột quỵ.

4. Stress và bệnh tiểu đường

Một thực tế có thể thấy rõ, những người làm việc văn phòng rất thường xuyên ăn vặt, uống nước ngọt, trà sữa hay nói chung là thèm đồ ngọt. Công việc càng căng thẳng, càng stress mức độ thèm ngọt càng gia tăng. Thậm chí có những người thường xuyên dùng trà sữa, bánh kẹo ngọt, đồ ăn vặt để thay thế cho bữa ăn chính. Tác hại của tình trạng stress trong công việc này chính là bệnh tiểu đường.

tác hại của stress trong công việc
Thói quen lạm dụng đồ ngọt hằng ngày khiến không ít dân công sổ mắc bệnh tiểu đường

Stress làm tăng đường huyết do chính là do ảnh hưởng từ sự sản sinh quá mức của hormone adrenaline và cortisol ( chính là các hormon có liên quan đến căng thẳng) khiến cho lượng đường buộc phải tăng cao để duy trì năng lượng cho các hoạt động thường ngày. hormone cortisol cũng có thể dẫn đến tình trạng kháng insulin và thèm ăn quá mức dẫn tới bệnh tiểu đường.

5. Tăng nguy cơ ung thư

Stress tưởng chừng chỉ là một trạng thái cảm xúc bình thường nhưng rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra căng thẳng stress kéo dài có thể gây ung thư cùng rất nhiều biến chứng nguy hiểm khác.  Đây chính là những tác hại của stress vì công việc tiềm ẩn rất nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng nếu không sớm được phát hiện và điều trị.

Các nhà khoa học đã chỉ ra, stress mãn tính làm suy giảm hàng rào phòng ngự của cơ thể, đồng thời tăng cường sản xuất các hormone làm bất hoạt quá trình anoikis ( quá trình ức chế các tế bào ung thư phát triển). Hormone gây stress – epinephrine cũng được chứng minh là có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ.

6. Tác hại của stress trong công việc – tăng nguy cơ vô sinh

Căng thẳng, stress có thể làm tăng nguy cơ vô sinh ở nam giới chính là những nghiên cứu khoa học được công bố trong thời gian gần đây. Nguyên nhân được lý giải là do hormone cortisol goa tăng khi bị stress sẽ làm ức chế sản xuất testosterone – hormone nam giới khiến lượng tinh trùng thấp hoặc kém chất lượng. Bên cạnh đó, sự bất thường trong hoạt động tại hạch hạnh nhân còn làm tăng nguy cơ rối loạn cương dương và rối loạn tình dục khác.

Khả năng sinh sản của nữ giới cũng bị ảnh hưởng cũng là tác hại từ stress trong công việc kéo dài. Rối loạn nội tiết xảy ra do stress khiến các chị em bị mất kinh nguyệt trong thời gian dài. Nồng độ Cytokine tăng cao làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở cả hai giới, giảm khả năng thành công nếu thực hiện các phương pháp hỗ trợ sinh sản.

Mặt khác, ở những người đi làm trong các môi trường ô nhiễm, công việc có tính chất sử dụng rượu bia nhiều để tiếp khách, phải sử dụng các thiết bị điện tử quá nhiều kết hợp với stress nặng cũng được đánh giá có nguy cơ gặp các vấn đề về sinh sản cao hơn.

7. Stress trong công việc làm ảnh hưởng đến ngoại hình

Quay cuồng với hàng tá công việc khiến chúng ta chẳng còn thời gian nghỉ ngơi và chăm sóc cho chính mình. Tóc rụng, nổi mụn, tăng/ giảm cân, da sạm đi, mắt thâm quầng, đầu tóc bù xù chính là những tác hại của stress trong công việc kéo dài gây ra. Điều này khiến bạn trở nên mất tự tin hơn trong cuộc sống, đặc biệt với phái nữ.

tác hại của stress trong công việc
Rụng tóc khiến các cô nàng lại càng thêm stress, mất tự tin về bản thân

Nguyên nhân khiến bạn dễ bị rụng tóc khi stress chính là ảnh hưởng bởi các gốc tự do làm nang tóc không nhận đủ dinh dưỡng để nuôi hay làm mọc tóc. Trong khi đó sự thay đổi nội tiết tố do stress quá nhiều, lối sinh hoạt không lành mạnh hay thường xuyên ăn các loại đồ ăn nhanh chính là nguyên nhân hàng đầu làm da dẻ xuống sắc, nổi nhiều mụn.

8. Gia tăng nguy cơ mắc các vấn đề tâm lý

Tác hại của stress, căng thẳng trong công việc kéo dài và không tìm cách giải quyết khiến không ít người trưởng thành mắc trầm cảm, rối loạn lo âu, Hội chứng Burnout – hội chứng kiệt sức nơi làm việc.. Đây là một trong những vấn đề đang có tỷ lệ ngày càng gia tăng, đặc biệt ở những ngành nghề chịu áp lực lớn như bác sĩ, lính cứu hỏa, sales, chăm sóc khách hàng..

Một thống kê chỉ ra có đến 25% dân văn phòng có đầy đủ các triệu chứng của trầm cảm nhưng lại không được phát hiện và điều trị. Không ít trong số đó có có hành vi sự sát vì quá áp lực, mất niềm tin vào bản thân hoặc bị bóc lột sức lao động. Các vấn đề tâm lý cũng để lại rất nhiều hậu quả nghiêm trọng liên quan trực tiếp đến chất lượng đời sống của mỗi người nếu không có hướng can thiệp đúng cách.

9. Tác hại của stress trong công việc – Ảnh hưởng đến các mối quan hệ

Stress trong công việc dẫn đến những tác hại như không kiểm soát được cảm xúc của bản thân và dễ trở nên cáu giận, kích thích, khó chịu hơn với tất cả mọi thứ xung quanh. Tinh thần chúng ta tựa như một quả bóng bay đầy khí có thể phát nổ bất cứ lúc nào. Trạng thái cảm xúc tiêu cực này khiến bạn hoàn toàn có thể vô cớ nổi nóng, nói ra những lời làm tổn thương người khác vì không thể kiểm soát.

tác hại của stress trong công việc
Tâm lý bất ổn, tiêu cực do stress khiến chúng ta dễ thực hiện các hành vi bốc đồng hơn

Bên cạnh đó, nhiều người dành quá nhiều thời gian để làm việc đến mức không có thời gian dành cho gia đình, bạn bè hay những người thân yêu. Những xung đột, mâu thuẫn dần xuất hiện bởi lúc nào bạn cũng chỉ có công việc hoặc dễ dàng tức giận. Trạng thái stress làm triệt tiêu hết những cảm xúc tích cực khiến bất cứ điều gì cũng làm bạn cảm thấy “ngứa mắt”.

Thực tế có không ít trường hợp các cặp đôi chia tay vì người kia lúc nào cũng chìm đắm trong công việc; hay có những đột nhiên có những hành vi bốc đồng, bạo lực với đồng nghiệp chỉ bởi họ quá stress mà không có cách nào giải tỏa.

10. Stress làm giảm chất lượng cuộc sống

Ở độ tuổi trưởng thành, làm việc chiếm hầu hết thời gian trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Công việc không chỉ mang đến nguồn thu nhập mà còn là cơ hội để chúng ta phát triển và hoàn thiện bản thân hơn mỗi ngày. Công việc mang đến niềm vui có thể khiến chúng ta hạnh phúc và ngược lại, nếu công việc chỉ đem lại stress sẽ kéo theo chất lượng cuộc sống suy giảm.

Có vô vàn các vấn đề gây ra bởi stress khiến cuộc sống hằng ngày đi xuống. Việc ăn không ngon, ngủ không đủ, tinh thần suy kiệt, xa rời các mối quan hệ, ngoại hình ngày càng tệ đi, sếp khiển trách khiến chúng ta cứ đi tới đi lui trong một vòng luẩn quẩn với đầy rẫy sự tiêu cực. Chúng ta muốn thoát ra, muốn tích cực nhưng mỗi khi bắt đầu làm việc, cảm giác kiệt sực lại xuất hiện.

Tác hại của stress trong công việc chính là làm đánh mất sự tự tin về bản thân, đặc biệt là khi sự cố gắng hằng ngày lại không được công nhận. Dù chán nản nhưng nỗi lo về tài chính khiến đa số mọi người đều không dám nghỉ việc. Những căng thẳng nơi làm việc không được giải tỏa lại thiếu đi thời gian chăm sóc cho sức khỏe tinh thần khiến chúng ta lúc nào cũng trong trạng thái như một quả bom nổ chậm.

Stress trong công việc – nguyên nhân vì đâu?

Stress là trạng thái căng thẳng thần kinh mà hầu như ai cũng từng gặp phải, từ trẻ em cho tới người lớn, từ học sinh cho tới người đã đi làm. Chẳng hạn học sinh stress vì lượng bài vở quá nhiều, kiến thức quá nặng; người đi làm stress vì áp lực công việc, deadline ngày càng nhiều; phụ nữ bị stress vì gia đình luôn thúc giục lấy chồng, sinh con..

Trong đó, stress trong công việc là một thực trạng cực kỳ phổ biến hiện nay của người trưởng thành có đi kèm nhiều tác hại nghiêm trọng. Một khảo sát được thực hiện năm 2022 trên 60.000 người lao động cho thấy, có đến 42% người cảm thấy stress, căng thẳng với tần suất thường xuyên và rất thường xuyên. Đây là một con số khá cao cho thấy tình trạng sức khỏe tinh thần của người dân đang xuống dốc.

tác hại của stress trong công việc
Người trưởng thành hầu như đã từng rơi vào trạng thái stress trong công việc ở một giai đoạn nào đó

Một số nguyên nhân gây ra stress trong công việc phổ biến hiện nay như

  • Tính chất công việc: Thống kê chỉ ra một số ngành nghề có số lượng người lao động bị stress cao nhất thường là  Sản xuất vật liệu xây dựng, ngân hàng, hóa dược, chăm sóc sức khỏe.. Các công việc càng có tính chất quan trọng, chiếm nhu cầu cao trong đời sống thì người làm việc càng dễ rơi vào trạng thái căng thẳng thần kinh bởi khối lượng công việc quá tải diễn ra hằng ngày. Bên cạnh đó các ngành Marketing, quảng cáo hiện nay luôn đòi hỏi sự đổi mới, nắm bắt xu hướng, không cố định nên cũng có nguy cơ gây ra stress rất cao.
  • Thời gian làm việc: theo quy định ban hành của nhà nước, thời gian làm việc tiêu chuẩn là 8 tiếng/ ngày. Tuy nhiên vẫn có vô vàn các công việc không thể hoàn thành đúng theo khuôn khổ, các công việc có tính chất không cố định khiến người lao động phải tốn thời gian, sức lực hơn. Chẳng hạn như bác sĩ, y tá có thể phải làm việc đến 16 tiếng/ ngày; hay người làm Sale phải đi tiếp khách bất cứ lúc nào; người làm báo chí cần phải làm việc ngay giữa đêm nếu có tin tức hot. Tình trạng này kéo dài khiến không ít người rơi vào trạng thái stress trong công việc cùng nhiều tác hại khác.
  • Cảm xúc với công việc: nếu bạn làm một công việc nhưng không hề đặt đam mê vào nó, không đúng định hướng của bản thân, chỉ làm vì tình thế ép buộc, không có hứng thú nhưng lại lặp đi lặp lại mỗi ngày thì sẽ luôn trong trạng thái bị stress, chán nản, nên mới dẫn đến các tác hại tiêu cực khác.
  • Môi trường làm việc: những công việc có tính chất cạnh tranh cao; không hòa hợp với sếp hay đồng nghiệp, yêu cầu công việc quá cao so với năng lực; ôm đồm hay bị chỉ định làm quá nhiều việc.. Ngoài ra những người phải làm việc trong văn phòng tù túng, đông người, ồn ào cũng rất dễ dẫn đến nguy cơ stress, mệt mỏi cao, cảm thấy không còn sức lực sau mỗi giờ làm.
  • Thiếu kỹ năng: thực tế cho dù bạn yêu thích hay có thể làm tốt một công việc nào đó nhưng thiếu mất các kỹ năng cần thiết, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình thì cũng rất khó để có cảm giác vui vẻ, tích cực hoàn toàn khi làm việc.
  • Công ty không chuyên nghiệp: stress trong công việc hoàn toàn có thể bắt nguồn từ chính các vấn đề từ công ty. Chẳng hạn lương quá thấp nhưng yêu cầu công việc cao; sếp bảo thủ, bóc lột sức lao động, thường xuyên dùng những khuyết điểm của nhân viên ra khiển trách, chê bai; quản lý chuyên quyền, lộng hành; nhân viên luôn bị đe dọa; công ty thường chậm lương, giam lương hay có nguy cơ phá sản cao; công việc không có cơ hội thăng tiến..
  • Lối sống thiếu lành mạnh: Công việc có thể làm ảnh hưởng lớn đến chế độ sinh hoạt của mỗi người lao động. Nhiều người thậm chí còn không có thời gian nghỉ ngơi vì luôn quay cuồng với công việc. Một số khác thường xuyên phải di chuyển đi xa, phải tiếp khách hàng ăn uống dẫn đến lịch sinh hoạt bị xáo trộn, ăn uống nghỉ ngơi không đầy đủ. Thể chất và tinh thần không ổn định cũng là nguyên nhân dễ làm stress trong công việc cùng rất nhiều các tác hại về sức khỏe của rất nhiều người lao động.

Có vô vàn nguyên nhân khiến chúng ta rơi vào stress trong công việc nhưng lại chẳng hề nhận ra. Cảm giác kiệt sức sau giờ làm, mỗi sáng thức dậy đều không muốn đến công ty, mất dần sự tự tin hay cảm giác hạnh phúc mỗi khi đi làm, luôn đặt ra cho mình hàng trăm câu hỏi rằng mình có thực sự phù hợp với công việc này hay không chính là các dấu hiệu rõ ràng nhất bạn đang bị stress.

Loại bỏ các tác hại của stress trong công việc

Một thực tế là hầu hết những người lao động đều từng rơi vào stress, căng thẳng, kể cả cho dù môi trường làm việc thoải mái hay họ có sự yêu thích với công việc bản thân đang làm. Tuy nhiên tùy theo cách chúng ta đón nhận và giải quyết, stress có thể biến mất nhanh chóng mà không để lại quá nhiều hệ lụy tiêu cực. Chăm sóc sức khỏe tinh thần cũng là một công việc quan trọng mà chúng ta cần phải học và thực hành mỗi ngày.

tác hại của stress trong công việc
Hiểu rõ bản thân thích công việc gì, cân bằng thời gian nghỉ ngơi hợp lý chính là cách để vượt qua stress trong công việc

Vậy làm thế nào để loại bỏ các tác hại của stress trong công việc hiệu quả?

  • Cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi phù hợp, tránh làm việc quá sức. Nếu tính chất công việc dày đặc bắt buộc bạn phải tăng ca, phải làm việc liên tục cũng nên đảm bảo ngủ đủ 7 tiếng/ ngày hoặc có ít nhất 1 ngày trong tuần để phục hồi năng lượng. Hãy trao đổi với công ty để sắp xếp lịch trình và đảm bảo sức khỏe phù hợp cho chính bạn
  • Bổ sung chế độ dinh dưỡng khoa học, đầy đủ để đảm bảo thể trạng luôn ở trạng thái tốt nhất. Các tác hại của sức khỏe do stress trong công việc gây ra có thể được cải thiện khi bổ sung các nhóm thực phẩm lành mạnh như ngũ cốc nguyên hạt, các loại cá béo, rau xanh, trái cây, chất đường bột, các loại hạt, các loại sữa.. Nên hạn chế việc lạm dụng nước ngọt, nước tăng lực, cà phê, thức ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn..
  • Duy trì thói quen vận động hằng ngày – đây là một trong những vấn đề những người làm văn phòng thường bỏ qua. Các nghiên cứu cũng chỉ ra tập thể dục buổi sáng có thể kích thích cơ thể sản sinh ra rất nhiều hormone tích cực cần thiết để bạn cảm thấy hạnh phúc, tập trung hơn vào ngày mới cũng như hạn chế một số bệnh lý về xương khớp cho dân văn phòng. Nếu quá bận rộn và không thể đi tập thể dục, bạn có thể chọn cách đi bộ trong văn phòng, leo cầu thang về nhà thay vì đi thang máy, đi dạo trong khuôn viên công ty..
  • Yoga được đánh giá là một trong những liệu pháp đem đến rất nhiều lợi ích, loại bỏ đáng để các tác hại của stress trong công việc nếu có thể duy trì hằng ngày. Yoga được chứng minh vừa giúp duy trì vóc dáng thon gọn, giảm đau lưng, xoa dịu và cân bằng tâm trí để tinh thần phấn chấn, lạc quan, nâng cao chất lượng giấc ngủ mỗi ngày.
  • Với những người đang rơi vào stress trong công việc cũng có thể tham khảo liệu pháp thiền định để xoa dịu sự bức bối, cân bằng cảm xúc, hướng tới sự khoáng đạt, bình an của tâm hồn để loại bỏ tác hại cả về thể chất lẫn tinh thần. Nghiên cứu còn cho thấy thực hành thiền 15 phút có thể đem lại nguồn năng lực tương tự như một giấc ngủ trưa
  • Thực hành các biện pháp thư giãn mỗi ngày, chẳng hạn như tắm nước ấm, nghe nhạc, đọc sách, đi dạo, thiền với nến thơm, xem một bộ phim yêu thích, đọc sách, massage cho cơ thể..  Đôi khi chỉ cần ăn một món ngon cũng có thể khiến bạn hạnh phúc và lấy lại tinh thần để bắt đầu một ngày mới tràn đầy năng lượng
  • Giải quyết các vấn đề tồn đọng khiến bạn cảm thấy stress, không có động lực đi làm. Chẳng hạn như stress do năng lực bạn không phù hợp với công ty thì cần cố gắng học hỏi hơn, nâng cao kiến thức hơn; giải quyết những vấn đề bất hòa với đồng nghiệp; lập kế hoạch làm việc chuyên nghiệp; tìm  hiểu về ngành nghề để tạo thêm hứng thú và động lực cố gắng; trao đổi với cấp trên về những khó khăn bạn đang gặp phải để được hỗ trợ
  • Tìm kiếm sự hứng thú trong công việc là cách giúp bạn thoát khỏi stress hiệu quả. Bởi khi chúng ta sống trong đam mê, mọi sự mệt mỏi cũng đều tan biến, đặc biệt khi đạt được những thành tích tốt với chúng. Đừng chờ đợi sự mới mẻ tự xuất hiện, mà chính bản thân bạn phải chủ động tìm kiếm, học hỏi, phân tích nhiều vấn đề xoay quanh công việc.
  • Không ngừng trau dồi và nâng cao kiến thức, kỹ năng cần thiết trong công việc, đời sống. Học hỏi chưa bao giờ là dư thừa và khi bạn có thêm một kiến thức nào đó chắc chắn sẽ giúp ích trong quá trình hoàn thiện bản thân cũng như tạo thêm nhiều cơ hội để bạn phát triển hay tìm kiếm các công việc mới nếu cần thiết.
  • Với các tác hại của stress trong công việc liên quan đến thể chất, nên sớm đến bệnh viện thăm khám để biết chính xác và có hướng điều trị phù hợp, tránh để gây ra các biến chứng nguy hiểm
  • Chia sẻ với bạn bè, người thân thiết về trạng thái stress để để giải tỏa cảm xúc tiêu cực. Tất nhiên không phải lúc nào bạn cũng có thể tìm kiếm được lời khuyên hay hướng giải quyết hữu ích, nhưng việc chia sẻ, nói ra sự mệt mỏi, bức bối của bản thân sẽ làm bạn cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn
  • Dành thời gian cho bản thân sau những giờ làm việc căng thẳng, mệt mỏi. Mục đích của đi làm vẫn là để bản thân có chất lượng cuộc sống tốt hơn, vì thế đừng quên dành cho những phần thưởng xứng đáng cho sự cố gắng của bản thân trong suốt thời gian qua. Đi shopping, làm đẹp, đi du lịch cũng chính là động lực để bạn vượt qua stress, có động lực làm việc hơn mỗi ngày.
  • Xem xét thay đổi công việc nếu thực sự cần thiết. Sức khỏe và tinh thần, sự hạnh phúc của bản thân mới là điều quan trọng nhất và nếu công việc đó chỉ “vắt kiệt” sức lực của bạn thì đừng nên cố chấp níu kéo. Vẫn luôn có vô vàn các cơ hội tuyệt vời đang đón chờ bạn, hãy bước ra vùng an toàn và khám phá những điều thú vị phía trước. Cần trải nghiệm, cần khám phá bạn mới thực sự hiểu rõ được bản thân là ai, mình cần gì, mình muốn gì, thế mạnh của bản thân là gì để có lựa chọn đúng đắn nhất.

Với những người bị stress nặng kéo dài và bản thân họ không thể tự vượt qua, luôn cảm thấy ám ảnh quá nhiều với công việc nên tham khảo các liệu pháp chăm sóc tâm lý chuyên môn để tránh các tác động tiêu cực về mặt tâm lý. Nhà trị liệu sẽ giúp bạn hiểu rõ vấn đề mà bản thân đang gặp phải, điều chỉnh tư duy phù hợp với thực tế đồng thời hướng dẫn các biện pháp thư giãn để phục hồi trạng thái tốt nhất cho tinh thần.

Duy trì một lối sống lành mạnh cũng có thể ngăn chặn đáng kể những tác hại của stress trong công việc. Mục đích của làm việc chính là để có cuộc sống tốt hơn, vì thế hãy luôn đặt sức khỏe, trạng thái của bản thân lên hàng đầu. Khi có sức khỏe tốt, tinh thần phấn chấn, tích cực thì việc giải quyết các vấn đề, chất lượng công việc sẽ tự động đi lên.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *